Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHƯƠNG I LUẬT NGÂN HÀNG và THẢO LUẬN PHẦN TÌNH HUỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.26 KB, 18 trang )

Mai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT NGÂN HÀNG
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2
BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ
PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
Danh sách thành viên:
Họ và tên

Mã số sinh viên

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

Lê Thị Bích Loan

1753801011107



Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 05 /03 /2020
1


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỚP TM42A2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 3 năm 2020

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
 Thành phần: Thành viên nhóm 4


STT

Họ tên

MSSV

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

3

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

4
5
6
7

Lê Thị Bích Loan

Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011107
1753801011113
1753801011115
1753801011121

 Nội dung làm việc: Thảo luận bài thảo luận chương I của mơn Luật Ngân

hàng
Hạn chót nộp bài: 23g59 thứ ba ngày 03/3/2020
Các thành viên nộp bài cho bạn Bích Hồng qua email hoặc tin nhắn trên Group
Facebook và bạn Bích Hồng tổng hợp. Ngày 04/3/2020 bạn Bích Hồng sẽ gửi
bài hồn chỉnh lên Group cho các bạn đọc trước. 20h00 ngày 04/3/2020 thảo
luận nhóm để các bạn trình bày ý kiến và nêu thắc mắc về phần bài làm của
nhóm. Ngày 05/3/2020 Nhóm trưởng gửi bài hồn chỉnh lần cuối lên Group
cho các bạn.
STT

Họ tên

Cơng việc

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

Câu 5 Tự luận


2

Nguyễn Mai Lan Hương

Câu 6 Tự luận

3

Huỳnh Ngọc Loan

4
5
6
7

Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Câu 6 Tự luận, Câu 2 Nhận định
Câu 3 Nhận định
Câu 5 Nhận định
Tình huống 4
Tình huống 4

2



 Đánh giá kết quả làm việc

Nguyễn Thị Bích Hồng

Tham gia
nhiệt tình
A

Chất
lượng bài
A

Đúng hạn

Đã ký

Nguyễn Mai Lan Hương

A

A

Đúng hạn

Đã ký

Huỳnh Ngọc Loan

A


A

Đúng hạn

Đã ký

Lê Thị Bích Loan

A

A

Đúng hạn

Đã ký

Nguyễn Thị Thu Mai

A

A

Đúng hạn

Đã ký

Nguyễn Văn Minh

A


A

Đúng hạn

Đã ký

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

A

A

Đúng hạn

Đã ký

Họ tên

Nộp bài

Ghi chú

Ký tên

Nhóm trưởng
(Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hồng

3



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

CÂU HỎI TỰ LUẬN
4.

So sánh sự khác biệt giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác.
Phân biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
Hoạt động ngân hàng

Hoạt động kinh doanh khác

Khái niệm

Hoạt động Ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ Ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi,
và sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch
vụ thanh toán.

Kinh doanh là phương thức
hoạt động kinh tế trong điều
kiện tồn tại nền kinh tế hàng
hoá, nhằm đạt mục tiêu vốn
sinh lời cao nhất. Hoạt động

kinh doanh thường được thông
qua các thể chế kinh doanh
như cơng ty, doanh nghiệp
nhưng cũng có thể là hoạt động
tự thân của các cá nhân.

Đối tượng

Tiền tệ hoặc là dịch vụ Ngân Tài sản hồng hóa…
hàng

Nội dung

Bao gồm các hoạt động tín
dụng như nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng có dịch vụ
thanh toán nhằm thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ để sinh lợi
nhuận và ổn định lưu thông tiền
tệ trong thị trường.

Các hoạt động gồm mua bán,
trao đổi hàng hóa, các hoạt
động kinh doanh hàng hóa dịch
vụ nhằm mục đích sinh lợi
nhuận là chủ yếu.

Cơ cấu tổ chức


Cơ cấu tổ chức hoạt động ngân
hàng rất chặt chẽ, được quy
định theo luật Ngân hàng và
những người trong ngành cần
có chun mơn nghiệp vụ được
đào tạo bài bản.

Có thể có hoặc khơng tổ chức
theo một bộ máy, các mơ hình
kinh doanh thì rất đa dạng có
thể là hộ kinh doanh, thành lập
các cơng ty, doanh nghiệp.

Chủ thể thực

Hoạt động ngân hàng phải là Không bắt buộc phải là ngân
4


hiện

5.

các ngân hàng, hoặc các tổ hàng hoặc các tổ chức tín dụng,
chức tín dụng, được nhà nước có thể là các chủ thể thực hiện
cho phép hoạt động.
khác như các nhân, cơng ty, hộ
gia đình.

Có quan điểm cho rằng: “Khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá

hẹp, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình thì phải xin phép NHNN”. Anh (chị) có nhận xét gì về ý
kiến này.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung bởi Luật
số 17/2017/QH14
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân”.
Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
“Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan
ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có
trụ sở chính tại Thủ đơ Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng
của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Và theo khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước VN
“Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín
dụng”
Bởi vậy các tổ chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
thì phải xin phép NHNN. Có quy định như vậy bởi Nhà nước ta muốn có một quy chế
quản lý chặt chẽ về phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên
5



quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá,
chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh
doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ
chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước mà cơ quan chiụ trách
nhiệm là Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ø Nhận xét gì về ý kiến này

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng không dễ để định nghĩa một cách chính
xác.
Các học giả có uy tín trên thế giới đều có chung quan điểm, định nghĩa hoạt động
ngân hàng là một việc khó khăn. Do xã hội ngày càng phát triễn, hoạt động ngân hàng
ngày một đa dạng để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế. Chính vì vậy, nước mình cũng
như nhiều nước trên giới không khái niệm bằng cách miêu tả nó mà liệt kê các hoạt
động được coi là hoạt động ngân hàng.
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Thứ hai, hoạt động ngân hàng có những đặc trưng mà hoạt động kinh
doanh thơng thường khơng có.
Những đặc trưng này khơng chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới:
+ Có bản chất dịch vụ kinh doanh liên quan trực tiếp đến tiền tệ. Tiền tệ được hiểu là
tiền Việt Nam, ngoại tệ và các hình thức khác. Hoạt động ngân hàng chịu nhiều ảnh
hưởng từ chính sách tiền tệ của quốc gia phát hành đồng tiền.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Chẳng hạn khả năng rút tiền hàng loạt từ người
gửi tiền vì pháp luật cho phép họ rút tiền bất cứ lúc nào, trong khi các tổ chức tín dụng
khơng được địi nợ mà khơng có lý do chính đáng, ngồi ra cịn tỉ giá, lãi suất,…
+Địi hỏi tính chun mơn nghiệp vụ cao để hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng giám
sát của bản thân các tổ chức tín dụng cũng như cơ quan quản lý nhà nước.


6


+ Có tính hợp tác và tính quốc tế. Hoạt động ngân hàng có tính dây chuyền để đáp
ứng nhu cầu thanh toán, chuyển khoản, các ngân hàng hợp tác để tìm kiếm lợi nhuận,

Thứ ba, tổ chức tín dụng muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam phải
được cấp phép và chỉ được tiến hành các hoạt động ghi nhận trong giấy phép do
NHNN cấp. Điều này không phải gây khó khăn mà để đảm bảo Nhà nước quản lý
hiệu quả.
Thứ tư, hoạt động kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh doanh và là
cơ quan được Chính phủ giao cho nhiệm vụ cấp giấy phép hoạt động cho các tổ
chức tín dụng (TCTD). Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì khác biệt
trong việc cho phép hoạt động của các TCTD trong nước và TCTD nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam dần dần mất đi, tạo ra một sân chơi bình đẳng. Vì vậy, các điều
kiện được thành lập và mở rộng hoạt động TCTD tại Việt Nam mà NHNN đưa ra đòi
hỏi phải được mở rộng minh bạch, rõ ràng và khơng có sự phân biệt đối xử. Cụ thể là,
tổ chức hoặc cá nhân nào đáp ứng được điều kiện mà NHNN đã đưa ra thì được cấp
phép thành lập TCTD; trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định thì NHNN
có thể xem xét và áp dụng các chế tài cần thiết trong đó có việc rút giấy phép hoạt
động.
Thứ năm, quản lý hoạt động của các TCTD còn đòi hỏi NHNN ban hành
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các TCTD. Bảo đảm tính thanh
khoản của hệ thống thơng qua việc sử dụng các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ;
thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. NHNN còn phối hợp với các đơn vị khác
(như là Bảo hiểm tiền gửi, Bộ Tài chính...) trong việc xử lý các tình huống TCTD gặp
khó khăn và có nguy cơ phá sản, ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và có thể
dẫn đến biến động xã hội.

Do đó, quan điểm trên là chưa chính xác, hoạt động ngân hàng phức tạp, khó
định nghĩa. Nếu định nghĩa theo kiểu bản chất có thể dẫn đến tình trạng lách luật, các
tổ chức tín dụng chỉ cần kinh doanh trừ những điều pháp luật cấm, Nhà nước không
thể quản lý. Bên cạnh đó, liên quan tiền tệ sẽ ảnh hưởng nền kinh tế nên nhất thiết các
tổ chức tín dụng phải xin phép để hoạt động kinh doanh.
Qua đây ta có thể thấy để bắt kịp thời đại và xu hướng kinh kế của thế giới Việt
Nam ta cần mở rộng khái niệm hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức tín dụng khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì khơng nhất thiết
phải xin phép NHNN nếu đáp ứng được các điều kiện mở rộng kinh doanh,...do Chính
phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra
7


CÂU NHẬN ĐỊNH
1.

Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng
vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nhận định: Sai

Hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng không thể vừa phát hành tiền vừa
thực hiện hoạt động kinh doanh. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trị là Ngân
hàng Trung ương và cơ quan quản lý nhà nước. Chỉ Ngân hàng Trung ương mới có
chức năng phát hành tiền còn các ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh
doanh.
2.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Nhận định: Đúng


Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao, có thể đến từ người gửi
khi người thanh toán dịch vụ đặt ra ra để điều kiện để đảm bảo hoạt động của ngân
hàng.
Ví dụ: Điều kiện về vốn, người lãnh đạo điều hành,...
CSPL: Luật các tổ chức tín dụng Điều 20
3.

Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành.
Nhận định: Sai

Nguồn của Luật ngân hàng gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, điều ước quốc tế, các
văn bản dưới luật, tập quán quốc tế, thông lệ quốc tế. Vậy nên nguồn của luật ngân
hàng không chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành mà cịn cịn
có các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và thông lệ quốc tế.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1.

Tình huống 4

Cơng ty A (được thành lập theo pháp luật Hàn Quốc) muốn cung cấp một
dịch vụ thanh toán tiêu dùng ưu việt bằng cách mở tài khoản cho tồn thể nhân
viên của Cơng ty A, sau đó Cơng ty A sẽ cấp cho mỗi nhân viên 1 thẻ thanh toán.
Với thẻ thanh toán này, người lao động được quyền mua hàng hóa, dịch vụ ở bất
cứ nơi đâu có liên kết với Cơng ty A với số tiền thanh toán vượt gấp 3 lần lương
8


cơ bản hằng tháng của chủ tài khoản. Giá trị thanh tốn vượt đó được tính theo
lãi suất cơ bản do NHNNVN cơng bố.

Mục đích của Cơng ty A là khơng mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt
Nam vì những điều kiện pháp lý (như: vốn, người điều hành…). Hơn nữa, A
khơng có ý định tham gia vào tồn bộ các hoạt động như một ngân hàng tại Việt
Nam.
Hỏi:
Nếu là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh (chị) sẽ tư vấn cho khách hàng của
mình như thế nào?
Trả lời:
Chúng tôi xin phép được tư vấn cho Công ty A như sau:
Công ty A là công ty được thành lập theo pháp luật Hàn Quốc nên mang quốc tịch
Hàn Quốc theo theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015.
Cơng ty A có phải tổ chức tín dụng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2010: “Tổ chức tín dụng là
doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín
dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và
quỹ tín dụng nhân dân.”
Hoạt động mà công ty A định thực hiện: cung cấp dịch vụ thanh toán bằng cách
mở tài khoản thanh toán cho tồn bộ nhân viên cơng ty, sau đó Cơng ty sẽ cấp cho
nhân viên thẻ thanh toán và được thanh toán gấp 3 lần lương cơ bản của chủ tài khoản
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2010, thì hoạt động
ngân hàng có nghĩa là:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.”
Theo đó cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương
tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
9



nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách hàng
thơng qua tài khoản của khách hàng. (khoản 15 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2010)
Hoạt động của Cơng ty A là cung ứng dịch vụ thanh tốn cho tồn thể nhân viên cơng
ty, có nghĩa là cơng ty A đã thực hiện việc cung ứng thường xuyên nghiệp vụ cung
ứng dịch vụ thành tốn qua tài khoản. Điều đó cho thấy hoạt động của Công ty A là
hoạt động ngân hàng.
Do Công ty A không muốn thành lập ngân hàng tại Việt Nam cũng như tham gia
vào toàn bộ hoạt động như một ngân hàng tại Việt Nam nên xem xét quy định của
pháp luật, Cơng ty A có thể sẽ không thực hiện được hoạt động trên. Bởi lẽ, hoạt động
mà Cơng ty muốn thực hiện chỉ có thể thực hiện bằng hình thức là ngân hàng, các
hình thức khác của tổ chức tín dụng đều khơng được thực hiện hoạt động cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Điểm lưu ý ở đây là khi cơng ty có ý định cho phép thanh toán vượt gấp 3 lần
lương cơ bản hằng tháng của chủ tài khoản, điều này có hợp lý hay không?
Theo như ý định của công ty, thẻ thanh toán này là thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ là thẻ cho
phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu
có) trên tài khoản thanh tốn của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ. (Thông tư số
19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng). Từ quy định, ý định của
công ty là hợp lý.

10


THẢO LUẬN MƠN LUẬT NGÂN HÀNG PHẦN TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng
cấp phép thành lập và hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn
điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số
hoạt động sau:
a. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên


đến 20 tỷ đồng.
Đây là hoạt động đúng vì Luật cho phép Ngân hàng thương mại được phát
hành chứng chỉ tiền gửi. Đây là hình thức nhằm huy động vốn của ngân hàng
theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thoả
thuận. Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá có kỳ hạn ngắn hạn hoặc
dài hạn.
CSPL: Khoản 13 Điều 4, Khoản 2 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
b. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với cơng ty vận tải Đại An để cho công ty
Đại An thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong
thời hạn 10 năm.
Đây là hoạt động sai vì Ngân hàng thương mại khơng được phép trực tiếp cấp
tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính, mà muốn làm được điều đó thì ngân
hàng Đại Tây Dương phải thành lập hoặc mua lại cơng ty con, cơng ty liên kết
thì mới có thể thực hiện ký hợp đồng cho thuê tài chính với cơng ty vận tải Đại
An.
CSPL: khoản 2 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
c. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết
kiệm để thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn
các loại giấy tờ.
Hoạt động này của ngân hàng Đại Dương là sai
Vì theo khoản 1 Điều 103 Luật Các Tổ Chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung
năm 2017 thì “ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ
để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 6 Điều này”.
Mà tại khoản 3 lại quy định “ Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại
công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác
tài sản, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh tốn, phát hành thẻ tín
dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng”.
11



Mà cơng ty An Tín lại kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy không
thuộc các lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, kinh doanh ngoại
hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ
trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng được quy định tại khoản 3 Điều này
nên không được.
CSPL: khoản 1, khoản 3 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ
sung bởi Luật số 17/2017/QH14
d. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động mội
giới bất động sản.
Hoạt động này của ngân hàng Đại dương là sai
Vì ngân hàng Đại Dương khơng được kinh doanh bất động sản, trừ các trường
hợp quy định tại Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung
năm 2017. Mà những trường hợp quy định tại Điều này cho phép TCTD thành
lập lập trung tâm môi giới bất động sản để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động
nghiệp vụ của tổ chức tín dụng; Cho thuê (một phần trụ sở kinh doanh chưa sử
dụng hết); Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Nhằm đảm bảo cho các
hoạt động của ngân hàng chứ không dùng để thực hiện hoạt động mội giới bất
động sản.
CSPL: Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung bởi Luật số
17/2017/QH14
Tình huống 2: Năm 1999, cơng ty TNHH Một Thành Viên Tài Chính Prudential
Việt Nam (“Prudential”) chính thức được thành lập và hoạt động theo đúng quy
định pháp luật hiện hành, với số vốn đầu tư 15 triệu USD. Trong năm 2018,
Prudential đã tiến hành một số hoạt động như sau:
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, và tiền gửi của

các tổ chức trên địa bàn, có tổng số tiền là 50 tỷ đồng.
Sai. Đây là TCTD phi ngân hàng-Cơng ty tài chính nên khơng được nhận tiền gửi của
cá nhân theo điểm a khoản 1 Điều 108 Luật các TCTD 2010

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của tổ

chức với tổng giá trị của đợt phát hành là 60 tỷ đồng.

12


Đúng. Cơng ty tài chính được quyền huy động vốn trung, dài hạn qua phat hành
chứng chỉ tiền gửi huy động vốn của tổ chức theo điểm b khoản 1 Điều 108 Luật các
TCTD 2010
c) Cho công ty A vay 20 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hàng

xuất khẩu.
Một TCTD phi ngân hàng chỉ có thể cho cho một khách hàng vay với tổng mức dư nợ
thấp hơn 25% vốn tự có của TCTD (vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ
chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự
trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Mà
công ty A đã vay 20 tỷ đồng (thấp hơn 25% vốn tự có của cơng ty).Vì vậy, đây là hoạt
động hợp pháp của cơng ty Prudential.
Theo khoản 2 Điều 128 Luật các TCTD 2010
d) Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho công ty B.

Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động của cơng ty tài chính được
quy định tại khoản 4 Điều 111 Luật các TCTD 2010. Vì vậy đây là hoạt động hợp
pháp của cơng ty.
Tình huống 3: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ (“Công ty”) do ông
Huỳnh Nguyên làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày
02/03/2017, Cơng ty có u cầu xin vay 02 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Duyên Hải (“Ngân hàng Duyên Hải”), với thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất

là 1,5%/tháng, và mục đích sử dụng vốn vay là kinh doanh.
Hỏi:
1.Ông Nguyên và vợ là bà Thủy (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùng căn hộ
chung cư ở quận 8, TP.HCM (được định giá là 950 triệu đồng) và quyền sử
dụng của lơ đất 300 m2 ở quận Gị Vấp, TP.HCM, thuộc sở hữu của mình (được
13


định giá là 4,5 tỷ đồng), thế chấp để đảm bảo khoản vay trên của Cơng ty được
khơng? Vì sao?
Trả lời:
Ông Nguyên và bà Thủy dùng căn hộ chung cư ở quận 8, TP.HCM (được định giá là
950 triệu đồng) và quyền sử dụng lô đất 300 mét vuông ở quận Gò Vấp, TP.HCM
(được định giá là 950 triệu đồng) để thế chấp cho khoản vay của Công ty với Ngân
hàng Duyên Hải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 NĐ 163/2006/NĐ-CP quy
định về giao dịch bảo đảm, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 11/2012/NĐ-CP:” Bên bảo đảm là
bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy
tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên
thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã
hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”
Nhưng tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay của ông Nguyên thỏa mãn các điều
kiện để trở thành tài sản vay thế chấp:
Thứ nhất, tài sản là căn hộ chung cư thuộc sở hữu của vợ chồng ông và lô đất 200m2
thuộc quyền sử dụng của ông theo quy định về pháp luật về đất đai.
Thứ hai, tài sản trên được phép giao dịch, pháp luật cho phép thế chấp.
Thứ ba, tài sản trên khơng có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
CSPL: Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, đã
được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012
Ngoài ra căn hộ và mảnh đất trên được quyền thế chấp thì phải đảm bảo một số điều

kiện

sau:

- Đối với căn hộ chung cư ở quận 8 TPHCM
+ Có giấy chứng nhận theo quy định pháp luật
+ Không thuộc diện tranh chấp hay đang có khiếu nại...

14


+ Không bị kê biên thi hành án...
+ Không thuộc diện có quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước.
CSPL:khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013
- Đối với lơ đất ở Gị Vấp TPHCM
+ Đất có giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực
của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên
quan đến quyền sử dụng đất;
+ Đất nơng nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
+ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
+ Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê
+ Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
+ Đất không thuộc diện tranh chấp
CSPL:Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013
2.Giả sử đến tháng 5 năm 2017, vợ chồng ông Nguyên, bà Thủy có nhu cầu vay
vốn để cho con trai du học nước ngoài với số tiền 300 triệu đồng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam (“Ngân hàng Đông Nam”). Ông Nguyên, bà
Thủy muốn sử dụng quyền sử dụng lô đất nói trên để thế chấp ở Ngân hàng
Đơng Nam, bảo đảm cho khoản vay này. Căn cứ vào những quy định pháp luật

hiện hành, anh (chị) hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho ông Nguyên, bà
Thủy để thực hiện nguyện vọng nói trên.
Trả lời:
- Đầu điên là ông Nguyên, bà Thuỷ phải đáp ứng điều kiện để được thế chấp quyền sử
dụng

đất:

+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực
15


hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đất đai không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất khơng bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Phải còn thời hạn sử dụng đất (thế chấp trong hời hạn sử dụng đất).
+ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký
tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính
• Trong thời hạn sử dụng đất.
- Khi thực hiện nhận thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất, ngân hàng sẽ tiến hành những thủ tục sau với sự phối hợp cùng với khách
hàng là bên thế chấp:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai
2013 về “Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; Góp vốn bằng quyền sử dụng
đất”,

gồm:

• Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác quy định tại khoản 3

Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 để xác định tính xác thực của giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến
quyền

sử

dụng

đất.

• Kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất khơng có tranh chấp, quyền sử
dụng đất khơng bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
• Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản.
• Nhận bản gốc giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của
Luật Đất đai 2013.
• Lập và ký hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử
dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề cơng chứng.
• Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở
tài ngun mơi trường và Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài
16


nguyên môi trường và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. (Được
hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ tư
pháp



Bộ


Tài

nguyên

môi

trường).

- Sau khi đã đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các thủ tục
thế chấp quyền sử dụng đất vay ngân hàng đã hoàn tất.
3. Giả sử khi khoản nợ của Công ty đến hạn nhưng Công ty kinh doanh thua lỗ
không trả được nợ cho Ngân hàng Dun Hải; trong khi đó, khoản nợ của ơng
Ngun, bà Thủy chưa đến hạn, Ngân hàng Đơng Nam có được xử lý quyền sử
dụng lơ đất tại quận Gị Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ hay khơng? Tại sao?
Như đã trình bày ở trên, Căn chung cư ở Quận 8 và lơ đất ở Gị Vấp đã được thế chấp
để bảo đảm khoản vay tại Ngân hàng Dun Hải. Đồng thời, lơ đất ở Gị Vấp cũng
được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay tại Ngân hàng Đông Nam.
Hành vi thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất là trường hợp phải đăng ký giao dịch
bảo đảm – Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
83/2010/NĐ-CP và NĐ 11/2012/NĐ-CP.
Ngân hàng Đông Nam được xử lý quyền sử dụng đất đối với lơ đất tại Gị Vấp để thu
hồi nợ khi khoản nợ chưa đến hạn hay không?
Theo khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng có quyền
thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi
phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng. Trong tình huống khơng nêu rõ nên
giả sử rằng phía Cơng ty khơng cung cấp sai sự thật hay vi phạm. Từ đó Ngân hàng
Đơng Nam không thể thu hồi nợ trước thời hạn.
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định
163/2006/NĐ-CP, việc xử lý tài sản này được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo
đảm và các bên nhận bảo đảm.

Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này cũng chỉ rõ, các bên cùng nhận bảo đảm
bằng một tài sản có quyền thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho
nhau.
17


Lô đất này là tài sản cùng được thế chấp tại hai ngân hàng là Duyên Hải (đã đến hạn)
và Đông Nam (chưa đến hạn trả nợ) để bảo đảm khoản nợ đã vay. Theo quy định thì
Duyên Hải được thanh toán trước khoản nợ (xử lý tài sản để thu hồi nợ). Nhưng vì
Ngân hàng Đơng Nam muốn được xử lý tài sản khi khoản nợ chưa đến hạn nên Đơng
Nam có thể thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên với Duyên Hải. Nếu không thỏa
thuận được thì tài sản sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật và thanh toán
theo thứ tự ưu tiên thanh toán.
4. Giả sử, sau khi thế chấp căn hộ chung cư tại quận 8 để làm tài sản bảo đảm, vợ
chồng ơng Ngun bà Thuỷ có được quyền cho th căn hộ nói trên hay khơng?
Ngân hàng có quyền yêu cầu kê biên và xử lý căn hộ chung cư này để thu hồi nợ
không trong trường hợp, hợp đồng thuê có thời hạn đến 30/05/2018. Giải thích và
đưa ra cơ sở pháp lý.
Vợ chồng ơng Ngun bà Thủy được quyền cho thuê căn hộ nói trên. Tuy nhiên, nếu
việc cho thuê này không được thông báo đến Ngân hàng Duyên Hải mà gây ra thiệt
hại thì phải bồi thường – Khoản 1 Điều 23 Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Khoản nợ đến hạn xử lý vào ngày 02/3/2018, tức là tài sản thế chấp có thể bị xử lý để
thu hồi nợ. Nên mặc dù hợp đồng cho thuê có thời hạn đến 30/5/2018 thì vẫn sẽ chấm
dứt để vợ chồng ông Nguyên bà Thủy thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng – Khoản 2
Điều 23 Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Vì vậy, Ngân hàng có quyền xử lý căn chung cư
tại Quận 8 để thu hồi nợ

18




×