Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ASEAN và vấn đề GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG với TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 91 trang )

’’’’’’’’’’’’’’’’’’


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG HÀ NỘI
KHOA:………………………………..

======

TÁC GIẢ

ASEAN VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN
BIỂN ĐƠNG VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN
(1992 – 2012)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH:………………………….
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH – 20…………………

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:………………………………………..

Hà Nội, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm TS. …………… đã tận tình chỉ bảo, góp ý
và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Để có thể hồn thành chương trình đại học tại trường đại học khoa học xã hội
và nhân văn, ĐHQG Hà Nội với luận văn tốt nghiệp “ASEAN và vấn đề giải quyết
tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc (giai đoạn 1992 – 2012)”, ngoài những
nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân trong suốt q trình học tập, tôi xin gửi lời tri


ân trước hết đến những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những người đã tận
tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong hai năm học cao học vừa qua. Sau cùng, tác
giả xin chân thành cám ơn đến các bạn bè thân thiết của lớp và các cộng tác viên đã
giúp đỡ tơi có số liệu hồn thành tốt luận văn này.
Dù đã rất cố gắng, xong bài khoa luận của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Mong được sự góp ý tận tình của các thầy cơ cùng tồn thể các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

………………………


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
1
ADMM

Tên tiếng Việt
Tên tiếng Anh
Hội nghị Bộ trưởng Bộ ASEAN Defence
Quốc phòng ASEAN
Meeting

Ministers

2


ADMM +

Hội nghị Bộ trưởng Bộ ASEAN Defence
Quốc phòng ASEAN mở Meeting Plus
rộng

3

AMM

Hội nghị
ASEAN

4

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Association of Southeast Asian
Đông Nam Á
Nations

5

COC

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển The Code of Conduct for the
Đông
South China Sea


6

DOC

Tuyên bố về ứng xử của Declaration on the Conduct of
các bên ở Biển Đông
Parties in The South China Sea

7

EAS

Thượng đỉnh Đông Á

East Asia Summit

8

EEZ

Vùng đặc quyền kinh tế

Economic Exclusion Zone

EIA

Cơ quan thông tin năng U. S Energy
lượng Hoa Kỳ
Administration


9

FTA

Free Trade Aria

10

TAC

Hiệp ước Thân thiện và Treaty of Amity & Cooperation
Hợp tác Đông Nam Á
in Southeast Asia.

Bộ

Ministers

trưởng ASEAN Ministerial Meeting

Information

Khu vực mậu dịch tự do


11

UNCLOS
1982


Công ước của Liên Hợp United Nation Convention on
Quốc về Luật biển năm
the Law of the Sea 1982
1982



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 4
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 9
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 12
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 19
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 20
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20
6. Bố cục khóa luận ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 21
TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐƠNG ......................................... 21
1.1. Vị trí địa chính trị và tiềm năng kinh tế của biển Đông ......................................... 21
1.1.1. Một vài nét chính về biển Đơng. ............................................................................. 21
1.1.2. Vị trí địa chính trị .................................................................................................... 26
1.1.3. Tiềm năng kinh tế của biển Đông (Các nguồn tài nguyên thiên nhiên) .................. 33
1.2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với các nước trong và ngồi khu
vực Đơng Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương .......................................................... 35
1.2.1. Với các nước trong khu vực Đông Nam Á.............................................................. 36
1.2.2.Đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các nước lớn ngoài
khu vực .............................................................................................................................. 38

CHƯƠNG 2 ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN
ĐÔNG VỚI TRUNG QUỐC. ......................................................................................... 42
2.1. Về hiện trạng tranh chấp biển Đông giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc
(giai đoạn 1992 – 2012) ................................................................................................. 42
2.2. Tư cách pháp lý của ASEAN ................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 62


VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VỚI
TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN 1992 – 2012) ................................................................. 62
3.1. Vai trị và nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp ở
biển Đông .......................................................................................................................... 64
3.2. Giải pháp về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông trong quan hệ Asean Trung quốc ......................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 78
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 84
........................................................................................................................................... 85


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng là vấn đề hết sức nóng hổi thu hút sự
quan tâm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc nghiên cứu Asean và
vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển đông với Trung Quốc giai đoạn (1992 – 2012)
có ý nghĩa khoa học trong việc tập hợp nghiên cứu các tài liệu để củng cố tính pháp
lý khách quan cho việc giải quyết tranh chấp này.
Vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích
của Biển Đơng bằng việc thông qua Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của CHND
Trung Hoa. Khu vực Bắc Kinh khẳng định chủ quyền này chồng lấn và mâu thuẫn

với các tuyên bố của bốn trên tổng số sáu thành viên ASEAN vào thời điểm đó là
Brunei, Philippines, Malaysia và Indonesia. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc lại cấp
phép cho cơng ty Mỹ Crestone Energy Corporation tiến hành thăm dò hydrocarbon
ngay trong thềm lục địa của Việt Nam. Dựa vào lịch sử quan hệ hời hợt giữa Bắc
Kinh và đa số thành viên ASEAN khi đó, hiệp hội đã nhanh chóng đáp lại bằng
Tun bố Biển Đơng năm 1992 của mình. Tun bố đã viện dẫn đến các nguyên tắc
cốt lõi của khối, được nêu cụ thể hơn trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC),
và thúc giục “tất cả các bên liên quan” cùng giải quyết “các vấn đề chủ quyền và tài
phán” trong tranh chấp này thông qua “các biện pháp hịa bình” và “khơng sử dụng
vũ lực”. Điều khoản ý nghĩa nhất trong Tuyên bố đã kêu gọi các bên cùng thiết lập
một “Bộ quy tắc ứng xử quốc tế trên Biển Đơng” có tính ràng buộc cao.[1]
Chính sách ngoại giao chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông trở nên rõ
ràng hơn do sự kiện Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm


1994 (và bị phát hiện vào năm 1995). Dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển (UNCLOS), Philippines là nước có chủ quyền pháp lý rõ ràng đối với các nguồn
tài nguyên tự nhiên trong khu vực bãi đá, ví dụ như thủy hải sản, do nó nằm hồn
tồn trong vùng 200 hải lý của vùng Đặc quyền Kinh tế của nước này (cụ thể hơn
Đá Vành Khăn cách địa phận đảo Palawan 127 hải lý).
Vào tháng 3/1995, các ngoại trưởng của ASEAN cùng lên án Trung Quốc qua
một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến trên Biển Đông;
hiệp hội đã viện dẫn đến tinh thần của “Tuyên bố ASEAN về Biển Đông” năm 1992
để củng cố lời kêu gọi các bên kềm chế tiến hành những hành động gây mất ổn định.
Mặt khác, ASEAN cũng khuyến khích Trung Quốc tham gia vào “một mạng lưới
các tổ chức khu vực” .Nhưng gạt bỏ mọi nỗ lực nêu trên, Bắc Kinh vẫn duy trì lập
trường lâu nay rằng họ sẵn sàng tham dự các cuộc thảo luận song phương với các
bên tranh chấp khác, nhưng sẽ không ngồi vào bàn đàm phán đa phương với
ASEAN. Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu nhìn nhận các nước ASEAN cùng những
phương thức thể chế của tổ chức này bằng một con mắt khác và đẩy mạnh đầu tư

thêm nguồn lực vào việc triển khai sức mạnh mềm ở mức độ cao hơn
Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995 đã chứng kiến đỉnh cao của tinh thần đoàn kết
ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, trong khi lập trường thống
nhất của ASEAN giúp giảm nhiệt các căng thẳng cơng khai và chính thức về cuộc
tranh chấp, Trung Quốc mặt khác vẫn tiếp tục tiến hành chiến lược “quyết liệt từng
bước và đến năm 1999 nước này đã mở rộng mạng lưới các cơng trình cấu trúc của
mình trên những vùng lãnh hải tranh chấp, trong đó có cả đảo Vành Khăn. Kể từ đó,
khả năng triển khai một “tiếng nói ngoại giao” chung của ASEAN về vấn đề Biển
Đơng cũng dần suy yếu đáng kể.
Tình trạng bất lực này trở nên phức tạp hơn khi trong nội bộ của khối vẫn còn
tồn tại những chia rẽ xuất phát từ tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn của các thành viên.
Khơng chỉ vậy, vấn đề cịn trở nên trầm trọng hơn khi tổ chức mở rộng số lượng


thành viên, đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á cũng gây ảnh hưởng lên
các quan hệ trong khu vực và cả sự tự tin của ASEAN. Hệ quả là Philippines đã
khơng thể đạt được mức độ đồn kết cần thiết để tiến hành bước tiến mới (năm 1999)
cho việc hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc cao. Mức độ thỏa
hiệp cao nhất chỉ dừng ở bản “Tuyên bố DOC” lỏng lẻo được ký vào năm 2002.
Trong vòng 1 năm, Bắc Kinh đã chứng tỏ được tính chất thiếu hiệu quả của DOC
khi đàm phán và đi đến một thỏa thuận khai thác chung với Philippines – và sau đó
là Việt Nam – và từ đó gây chia tách họ với các nước tranh chấp còn lại của ASEAN.
Vai trò của ASEAN được giới hạn trong các biện pháp xây dựng lòng tin và nỗ
lực hạn chế leo thang căng thẳng giữa các bên tranh chấp. Tuyên bố về Quy tắc ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là một thỏa thuận có tính ràng buộc để ổn định
các mối quan hệ trên Biển Đông, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại như một tài liệu chính
trị. Kể từ khi DOC được ký kết vào năm 2002, đã có 17 nhóm cơng tác chung và 12
cuộc họp quan chức cấp cao về việc thực hiện DOC, nhưng những nỗ lực này vẫn
chưa đem đến kết quả như mong đợi.
ASEAN cũng đã chứng minh mình là một chủ thể của luật pháp quốc tế, có đầy

đủ tư cách pháp lý và năng lực pháp lý, được hệ thống luật pháp quốc tế cơng nhận,
hồn tồn có quyền tham gia giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc, khẳng định
vai trị điều phối của mình trong các cơ chế hợp tác, trong vấn đề giải quyết tranh
chấp biển Đơng nói riêng và các vấn đề an ninh khu vực nói chung. Tuy nhiên, trong
q trình này, ASEAN đã gặp phải rất nhiều hạn chế, bị cản trở bởi nhiều yếu tố đến
từ bên trong lẫn bên ngoài như sự thiếu đoàn kết của các nước thành viên, các thủ
đoạn chia rẽ nội bộ đến từ Trung Quốc… khiến cho các chính sách, các quyết định
khơng được đưa ra kịp thời hoặc không mang lại hiệu quả
Việc nghiên cứu, làm rõ những bước phát triển trong quan hệ chính trị, an ninh
giữa ASEAN với Trung Quốc, luận giải những nhân tố tác động, đánh giá và kiến
giải về những thành công, hạn chế của Asean và vấn đề giải quyết tranh chấp trên


biển đơng với Trung Quốc cũng góp phần nhận diện rõ ràng và đầy đủ hơn khơng
chỉ tiến trình giải quyết mà cả những kinh nghiệm cũng như tác động của nó đến tình
hình khu vực. Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, tôi đã chọn vấn đề
“Asean và vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển đông với Trung Quốc giai
đoạn(1992 – 2012)” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kế thừa những thành tựu của các giai đoạn trước, bước vào thập niên cuối cùng
của thế kỉ XX và thập niên đầu của thế kỉ XXI, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy
mạnh mẽ của các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á. Trung Quốc sau thời
gian cải cách mở cửa, nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã gặt hái những
thành cơng, phát triển nhanh chóng như “người khổng lồ vươn vai dậy sau một giấc
ngủ dài”. ASEAN đến cuối thế kỷ XX đã mở rộng thành phần bao gồm hầu hết các
quốc gia tại Đông Nam Á, được coi là tổ chức khu vực thành công nhất sau Liên
minh châu Âu (EU). Với vị thế trên, cả ASEAN, Trung Quốc đều là những nhân tố
chủ chốt có ảnh hưởng quan trọng, thậm chí đang tạo ra sự dịch chuyển trên cả bàn
cờ quan hệ khu vực lẫn quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu Asean và vấn đề giải quyết
tranh chấp trên biển đông với Trung Quốc nhằm kiến giải sự vận động hiện nay của

Đông Á, trên cơ sở đó có cái nhìn về tương lai châu Á – Thái Bình Dương được giới
chính trị và học giả quan tâm. Bởi thế, trong khi tiến hành đề tài tác giả khóa luận
đã tiếp cận được những nguồn tài liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về
nội dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Để
tiện cho việc nhận xét, tác giả khóa luận trình bày theo thực trạng nghiên cứu trong
nước và ngồi nước.
2.1.

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồ

Trước hết là cơng trình Chinese Debates of South China Sea Policy:
Implications for Future Developments (2012) của Mingjiang Li – một học giả người
Trung Quốc. Công trình này đã cung cấp cái nhìn tổng quan, đa chiều về những tranh


luận ở Trung Quốc liên quan đến Biển Đông; trong đó làm rõ các quan điểm tư tưởng
khác nhau về tranh chấp ở Biển Đơng, về những dạng chính sách tiếp cận giải quyết,
về những vấn đề đồng thuận và gây bất đồng trong dư luận xã hội Trung Quốc. Tác
giả đã dẫn lại quan điểm chính thống từ Nhân dân Nhật báo về ba nhân tố làm gia
tăng căng thẳng ở Biển Đơng trong những năm gần đây. Đó là việc các quốc gia lân
cận ngày càng chú ý khai thác nguồn lợi kinh tế, đặc biệt là tài nguyên năng lượng
ở Biển Đông, là sự dịch chuyển chiến lược sang Đông Á của Mỹ và sự trỗi dậy nhanh
chóng của Trung Quốc đã khiến cho các quốc gia láng giềng tìm cách lơi kéo Mỹ
nhằm cân bằng quyền lực tại khu vực. Những nhân tố làm gia tăng căng thẳng ở
Biển Đông cũng được nghiên cứu trong The South China Sea: Oil, Maritime Claims,
and U.S - China Strategic Rivalry (2012) của Leszek Buszynski. Leszek Buszynski
coi vấn đề dầu mỏ, lợi ích hàng hải là hai nhân tố chủ chốt trong chiến lược cạnh
tranh của Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông. Theo tác giả, trong bối cảnh Mỹ xoay
trục về Đơng Nam Á thì hành động cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông đã đẩy
các thành viên ASEAN có tranh chấp tăng cường chạy đua vũ trang và đứng về phía

Mỹ.
Nghiên cứu mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc cịn có cơng trình China –
ASEAN (2005) của Lai Foon Wong. Cơng trình này đã phân tích sự tiến triến của
mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc từ 1992 đến 2005 trên cơ sở đối sánh
chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh. Theo nghiên
cứu trên, mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN trải qua biến đổi lớn trong năm 1997
và phát triển nhanh chóng trong các năm tiếp. Giải thích hiện tượng này, Lai Foon
Wong cho rằng sự thống nhất về chính sách hội nhập khu vực của ASEAN và Trung
Quốc và những mâu thuẫn của chính sách hội nhập khu vực là yếu tố quan trọng
trong tốc độ tương phản của sự phát triển quan hệ song phương của họ
Trong vòng vài ba thập kỷ trở lại đây, tranh chấp biển Đông nổi cộm lên và
là vấn đề được các học giả quốc tế hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến


lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới. “Asia Water: The struggle over the South
China Sea & The strategy of Chinese Expansion” của phóng viên kỳ cựu thuộc đài
BBC của Anh – Humphrey Hawksley. Bằng kinh nghiệm nhiều năm công tác và
nghiên cứu tại các nước Đông Á và Đông Nam Á, ông đã đưa ra những đánh giá có
chiều xâu về tình hình tranh chấp trên biển Đơng, sự bành chướng quyền lực của
Trung Quốc và sự phản ứng lại của các quốc gia trong khu vực. Ông nhận xét rằng,
không một nước nào trong số các nước đang tranh chấp với Trung Quốc có đủ năng
lực chống lại sự lan tỏa quyền lực trên biển của Trung Quốc và điều đó buộc họ tìm
đến sự bảo trợ của Mĩ. Ơng cũng đưa ra những phân tích và dự đốn về viễn cảnh
tương lai của biển Đơng, một khu vực sẽ tiếp tục hịa bình hay sẽ là nguồn cơn của
một cuộc chiến tranh thế giới mới.
“Great power, grand Strategies: The new game in the south china sea” do
Anders Corr chủ biên cũng là một cơng trình nghiên cứu đáng chú ý về các tranh
chấp trên biển Đông. Cuốn sách nghiên cứu về chiến lược và chính sách của các
cường quốc trên thế giới, của EU và ASEAN đối với biển Đơng nhằm bảo vệ lợi ích
của họ. Cuốn sách cung cấp những quan điểm đánh giá quan trọng về chính sách và

chiến lược của các bên góp mặt trong các mối quan hệ lợi ích trên biển Đơng, đóng
góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh của các cường quốc trên biển
Đông.
Bên cạnh những ấn phẩm đã được xuất bản, một lượng lớn các bài viết của
các học giả nước ngoài được in trên nhiều báo, tạp chí khoa học cũng cung cấp nhiều
ý kiến đánh giá về tình hình tranh chấp trên biển Đông. Bài viết “ASEAN, China
and the Code of Conduct in the South China Sea” của tác giả Carlyle A. Thayer đã
cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của
ASEAN với Trung Quốc từ năm 1992 khi Trung Quốc ra “Tuyên bố về Lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đến năm 2013 khi
những cuộc tham vấn chính thức về COC được tổ chức. Tác giả thể hiện cái nhìn


khơng mấy lạc quan về qua trình giải quyết các tranh chấp trên biển Đông giữa
ASEAN và Trung Quốc, từ đó có thể thấy tác giả khơng hề đánh giá cao vai trò của
Hiệp hội.
2.2.

Nghiên cứu trong nước

Quan hệ ASEAN – Trung Quốc, trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các học
giả trong nước. Có thể liệt kê những cơng trình tiêu biểu sau:
Vũ Dương Hn (2007) Quan hệ đối tác đối thoại ASEAN – Trung Quốc
Nguyễn Thu Mỹ (2006), Quan hệ ASEAN – Trung Quốc 15 năm nhìn lại (,
Hợp tác Trung Quốc – ASEAN trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2010),
Quan hệ ASEAN - Trung Quốc ở thời kì hậu Chiến tranh lạnh (2010). Trong các
cơng trình này, quan hệ song phương giữa ASEAN với Trung Quốc được các tác giả
nghiên cứu trên tất cả các bình diện từ kinh tế, văn hóa, du lịch đến chính trị; vấn đề
giải quyết tranh chấp biển đơng có được đề cập nhưng chỉ là những phác thảo đơn
giản.

Bộ Quốc sử gồm 30 tập do Giáo sư Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên đã đưa vấn
đề chủ quyền với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào làm một
phần nội dung của bộ sách với những chứng cứ lịch sử xác thực nhằm khẳng định
chủ quyền, quyền chủ quyền đối với biển và đảo của nước ta. Ngoài ra, ngày
20/6/2019, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã giới thiệu sách “Nghiên cứu và tuyên
truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, là tập hợp bài viết của cố Giáo sư Phan
Huy lên cùng 31 tác giả về chủ quyền biển, đảo cũng như phát động, đẩy mạnh
phong trào nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong lịch sử.
Một tài liệu khác trở thành chứng cứ lịch sử chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là Châu bản triều Nguyễn. Đây là loại tài
liệu độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Trong 773 châu bản được lưu giữ lại, có 19 châu
bản liên quan đến hoạt động của đội Hoàng Sa trên hai quần đảo, những chỉ dụ của


vua, những báo cáo của quan lại địa phương liên quan đến tình hình của vùng biển
xung quanh. Giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét “Châu bản triều Nguyễn là di sản
vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”[1].
Sách “Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Việt Nam” của PGS. TS. Trần Nam Tiến, xuất bản năm 2014 đã đưa ra những bằng
chứng lịch sử xác thực về những hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử, từ thời các Chúa Nguyễn, qua thời
Tây Sơn và nhà Nguyễn. Cuốn sách đã đưa ra và phân tích chứng cứ lịch sử quan
trọng nhằm chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Về việc
chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo bằng các chứng cứ lịch sử, nhiều hội
thảo khoa học đã được tổ chức và nhiều ấn phẩm đã được phát hành, nhiều bài viết
được dăng trên các báo và tạp chí. Hội thảo “Luận cứ Khoa Học Lịch Sử, Địa Lý và
Pháp Lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại Hà Nội
ngày 18/01/1996. “Hội thảo khoa học đầu tiên của Việt Nam về Biển Đông” vào
ngày 17/3/2009 tại Hà Nội… Hồng Sa và Trường Sa ln được nhắc đến là một

phần của đất nước từ trong các tác phẩm lâu đời như “Phủ biên tạp lục” của Lê Q
Đơn, “Dư địa chí” của Phan Huy Chú… được xem là chứng cứ lịch sử không thể
chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.
Năm 2012, ngay sau khi Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua, Nhà xuất
bản Thông tin và Truyền thông đã xuất bản cuốn sách “Dấu Ấn Việt Nam trên biển
Đông” do TS. Trần Công Trục làm chủ biên. Cuốn sách đã nêu lên được vai trò quan
trọng của biển đối với nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của nước ta, những cơ sở
pháp lý, bằng chứng lịch sử, những thực trạng và giải pháp xung quanh việc giải
quyết tranh chấp biển Đông.
Sách chuyên khảo “Bảo vệ chủ quyền và quản lý - khai thác biển đảo Việt Nam
1975 - 2014” của TS. Phạm Ngọc Trâm xuất bản năm 2016 chứa đựng nhiều thông


tin chi tiết về đặc điểm, điều kiện tự nhiên của biển Đơng Việt Nam, q trình xác
lập chủ quyền từ trong lịch sử và chủ chương, chính sách của Đảng trong quản lý,
khai thác và bảo vệ biển đảo đất nước.
Tranh chấp Biển Đông cũng là chủ đề được lĩnh vực luật pháp khai thác khá
nhiều. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến các thiết chế tài phán quốc tế như Tịa án
Cơng lý Quốc tế, Tồn án Quốc tế về luật biển, Trọng tài Quốc tế thường trực, Trọng
tài Quốc tế được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS. Giải quyết tranh chấp
bằng phương thức tài phán luôn mang lại kết quả là một phán quyết của cơ quan xét
xử có giá trị pháp lý ràng buộc với các bên tranh chấp[16, tr. 24]. Sách chuyên
khảo “Các án lệ quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo và kinh nghiệm ứng dụng
đối với khu vực biển Đông” do GS. TS. Phan Bá Diến làm chủ biên xuất bản năm
2016 nghiên cứu xâu về cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, cơ chế giải quyết
tranh chấp của các thiết chế trên, đồng thời phân tích những án lệ tiêu biểu về tranh
chấp biển do các thiết chế tài phán quốc tế này giải quyết.
Tranh chấp biển Đông và các vấn đề liên quan cũng là đề tài của nhiều luận văn,
luận án. Luận văn Thạc sĩ Chính trị học “Tranh chấp biển Đơng dưới góc nhìn địa
chính trị” của tác giả Nguyễn Bá Phúc đi vào phân tích các chính sách, động thái,

toan tính của các nước đối với biển Đơng thơng qua lăng kính của lý thuyết địa chính
trị. Dưới góc độ luật pháp có Luận văn Thạc sĩ Luật học “Giải quyết tranh chấp biển
Đông theo phương thức phi tài phán” của tác giải Nguyễn Thị Hải Yến, tập chung
vào nghiên cứu, xác định một phương thức – phương thức phi tài phán giúp các quốc
gia tìm kiếm giải pháp tranh chấp trên biển Đơng một cách có hiệu quả.
Các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông tổ chức hàng năm tại Việt
Nam (bắt đầu từ năm 2009) tập hợp các bài viết, ý kiến của nhiều học giả trong nước
và quốc tế. “Biển Đơng: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực.” là kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ nhất được đồng tổ chức bởi Học
viện Ngoại giao và và Hội Luật gia vào tháng 11/2009. Đây là tập hợp những bài


viết của các học giả tham dự hội thảo, tập trung vào các khía cạnh là tầm quan trọng
của biển Đơng trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, ý nghĩa của biển Đông ở
cấp độ khu vực, những diễn biến trong khoảng thời gian gần thời điểm diễn ra hội
thảo và các khuôn khổ hợp tác trên biển Đông cũng như rút ra những kinh nghiệm
và triển vọng về hợp tác. Về vai trò của ASEAN trong quá trình thúc đẩy hợp tác
trong khu vực, những thành tựu mà ASEAN đạt được trong q trình giải quyết đã
góp phần xoa dịu căng thẳng trên biển thông qua ký kết các hiệp ước hợp tác trên
nhiều lĩnh vực.
“Biển Đông: Hướng tới một khu vực hịa bình, an ninh và hợp tác” là kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 2 được tổ chức tại Thành phố Hồ
Chí Minh tháng 11/2010, phần lớn bài viết của các học giả đều tập trung phân tích
những ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động của trên biển Đông của Trung Quốc gây
ra, kiến nghị các giải pháp giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột, đưa ra các giải
pháp thúc đẩy hợp tác vì an ninh và phát triển trên biển Đông. Cuốn sách cũng đã có
phần đánh giá vai trị và năng lực của ASEAN trong các thoản thuận hợp tác trên
biển Đông, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm
“Tranh chấp trên biển Đơng: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế” là kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội tháng

11/2011, bao gồm các bài viết đánh giá tầm quan trọng của biển Đơng, lợi ích của
các nước liên quan, những diễn biến chính, thảo luận về các khía cạnh pháp lý cụ
thể cũng như đề xuất các giải pháp giải quyết, thúc đẩy hợp tác. Vai trò của ASEAN
được nhắc đến là đã thành công quốc tế hóa các tranh chấp trên biển Đơng, đồng
thời xũng nêu lên những hạn chế và thách thức đối với Hiệp hội trong việc thúc đẩy
hợp tác trên biển nằm xoa dịu các tranh chấp.
“Biển Đơng: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên
quan” tập hợp các bài viết của các học giả tham gia hội thảo khoa học quốc tế về
biển Đông lần thứ tư được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2012, đưa


ra các quan điểm nhất quán về tầm quan trọng địa chính trị của biển Đơng, những
tính tốn, bước đi trong chính sách của các quốc gia liên quan trong và ngồi khu
vực nhằm đạt được lợi ích. Trong cuốn sách này, ASEAN được nhắc đến nhiều với
tư cách là một thành tố quan trọng trong chính sách của nhiều quốc gia trên biển
Đông và thể hiện được một số vai trị nhất định trong việc thơng qua hợp tác với các
nước đưa ra những chính sách và phương hướng cho tình hình trên biển Đơng, bên
cạnh đó cịn có ý kiến phê phán sự cố kết không chặt chẽ giữa các thành viên trong
hiệp hội.
Bên cạnh đó cịn có hàng trăm bài viết, bài nghiên cứu của các học giả trong
nước và quốc tế. Các bài đăng trên các tạp chí lớn như tạp chí Thơng tin Khoa học
xã hội, Nghiên cứu Châu Âu, Lý luận chính trị… cũng chứa nhiều thông tin quan
điểm, đánh giá của các học giả về vấn đề này.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, tất cả những cơng trình nghiên cứu, bài viết
trên mặc dù đưa ra nhiều ý kiến, phân tích tranh chấp biển Đơng dưới nhiều góc độ
khác nhau nhưng lại không thực sự đánh giá đúng và đầy đủ vai trò của ASEAN với
tư cách là một chủ thể, một bên trong tranh chấp với Trung Quốc. Đây là khoảng
trống cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có thể đưa ra được những đánh giá
chính xác và khách quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của biển Đông về các mặt địa kinh tế,
địa an ninh chính trị đối các nước Đơng Nam Á và các nước lớn ngồi khu vực.
Phân tích, đánh giá q trình, vai trị ASEAN thơng qua các cơ chế hợp tác giải
quyết các tranh chấp, xung đột trên biển Đông với Trung Quốc với tư cách là một
chủ thể có tư cách pháp lý hồn chỉnh.


Trên cơ sở tổng kết, nhìn nhận lại cả quá trình hơn hai mươi năm ASEAN giải
quyết các tranh chấp trên biển, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần
khắc phục, từ đó đề xuất những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là q trình ASEAN thông qua các cơ
chế hợp tác giải quyết các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, với tư cách là
một chủ thể pháp lý được pháp luật quốc tế cơng nhận
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Khóa luận nghiên cứu hai chủ thể là ASEAN, Trung
Quốc và tập trung vào các tranh chấp, giải quyết tranh chấp trên các đảo, vùng đặc
quyền kinh tế, vùng chồng lấn giữa các quốc gia.
Phạm vi thời gian: giai đoạn 1992 – 2012 là khoảng thời gian tranh chấp trên
biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, căng thẳng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, các phương pháp được sử dụng
chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành khoa học xã hội như
phương pháp nghiên cứu tư liệu; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh, đối
chiếu; phương pháp phân tích – tổng hợp. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương
pháp lo-gic là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu, đặt các sự kiện lịch sử trong
hoàn cảnh lịch sử nhất định, giữa những mối quan hệ để làm sáng tỏ vấn đề, ở đây
là q trình và vai trị của ASEAN khi giải quyết các tranh chấp trên biển.
6. Bố cục khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục khóa luận
gồm ba chương:


Chương 1: Tầm quan trọng chiến lược của biển Đông
Chương 2: Tư cách pháp lý của ASEAN trong giải quyết tranh chấp biển Đơng
với Trung Quốc.
Chương 3: Vai trị của ASEAN trong giải quyết tranh chấp biển Đông với Trung
Quốc giai đoạn 1992 – 2012.

CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐƠNG

1.1. Vị trí địa chính trị và tiềm năng kinh tế của biển Đơng
1.1.1. Một vài nét chính về biển Đơng.
Biển Đơng có nhiều tên gọi khác nhau. Việt Nam gọi là Biển Đông, Philipin gọi
là biển Tây Philipin, Trung Quốc và Đài Loan gọi là biển Nam Hải, quốc tế nói
chung gọi là “The South China Sea”, khu vực gọi là Biển Đông Nam Á (The
Southeast Asia Sea).
Biển Đơng có vị trí từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh
độ 121° Đông, khoảng 3,5 triệu km². Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt
nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Thái


Lan, Căm-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông có một tầm quan trọng
chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và
các quốc gia khác trên Thế giới nói chung.
Biển Đơng là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương
với Ấn Độ Dương; Châu Âu – Châu Á; Trung Đông với Châu Á. Đây là tuyến đường
nhộn nhịp thứ hai của Thế giới (Mỗi ngày có khoảng 150 đến 200 tầu các loại qua

lại trên Biển Đơng, có khoảng 50% số tàu có trọng tải 5.000 tấn, hơn 10% là tầu có
trọng tải 30.000 tấn trở lên). Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền
kinh tế phụ thuộc sống cịn vào con đường trên biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Xinh-ga-po và cả Trung Quốc. Đây còn là con đường huyết mạch vận
chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam
Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% thương mại được vận chuyển
bằng đường biển của Thế giới thì có đến 45% trong số đó phải đi qua Biển Đơng.


Bản đồ Biển Đơng
Khu vực Biển Đơng có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó
có eo biển Ma-lắc-ca, do vậy vùng biển này hết sức quan trong đối với các nước
trong và ngoài khu vục về địa -chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
Các đảo và quần đảo trên Biển Đơng có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng
đối với nhiều nước ven biển, trong đó 2 quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nằm ở
trung tâm Biển Đông thuận lợi cho việc bắp đặt các trạm thông tin, trạm dừng chân,
tiếp nhiên liệu cho tầu bè phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đơng.
Biển Đơng cịn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng
cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài
nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khống sản). Biển Đông được coi
là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Ngồi ra Biển Đơng cịn


là một vùng biển nước sâu thuận lợi cho việc tạo thành và tích tụ băng cháy (khí
hydrat).
Biển Đơng là vùng biển với đa dạng sinh học với khoảng 11.000 lồi sinh vật
cư trú, trong đó có 6.000 lồi động vật đáy biển, 2.400 lồi cá ( trong đó có 130 loài
cá kinh tế) 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du,
225 lồi tơm biển…Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1->4,1 triệu tấn, khả
năng khai thác là 1,4 ->1,6 triệu tấn, đen lại giá trị xuất khẩu đứng thứ ba các ngành

kinh tế trong nước.
Về an ninh quốc phòng, Biển Đơng có một vị trí vơ cùng quan trọng, là tuyến
phịng thủ hướng đơng của đất nước, các đảo, quần đảo trên Biển Đơng, đặc biệt là
quần đảo Hồng Sa và Trường Sa khơng chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm sốt các
tuyến đường biển qua lại trên Biển Đơng mà cịn là các trạm chốt tiền tiêu có ý nghĩa
phòng thủ chiến lược quan trọng đối với đất nước.
Nằm ở trung tâm biển Đơng là hai quần đảo Hồng Sa (Paracels Island) và quần
đảo Trường Sa (Spratly Island).
Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo và các bãi đá cạn nằm trong vùng diện tích
khoảng 14.000 km2, cách Cù Lao Ré (Lý Sơn, Quảng Ngãi - Việt Nam) 120 hải lý,
gồm hai nhóm đảo phía Đơng và phía Tây. Đảo Linh Cơn và Phú Lâm là hai đảo có
diện tích lớn nhất, khoảng 1,6 Km.[17, tr. 14]
Quần đảo Trường Sa có diện tích khoảng 160.000 đến 180.000 Km2, cách Cam
Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách quần đảo Hoàng Sa 300 hải lý về phía Đơng Nam
có tổng diện tích các đảo là 10Km2. Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, bãi cạn,
bãi ngầm, rạn san hô được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết,
Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. [17, tr.15]
Về phía Tây Nam biển Đơng, nằm trên vùng biển Việt Nam cịn có nhiều
quần đảo nhỏ nhưng có vị trí quan trọng và được tự nhiên ưu ái nhiều điều kiện thuận


lợi như quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu – Việt Nam), quần đảo Phú Quốc,
An Thới, Bà Lụa, Thổ Chu, Hà Tiên, Nam Du đều thuộc tỉnh Kiên Giang (Việt
Nam). Những quần đảo này đều nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, nhiều đảo
trong số đó là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc
tế.
Biển Đơng cịn tồn tại một vài quần đảo khác. Bãi cạn Scarborough
(Scarborough Reef/ Shoal) là một chuỗi các rạn san hơ và đảo hình tam giác bao
quanh một đầm phá có diện tích 150km2. Phần lớn diện tích của bãi cạn đều chìm
dưới biển khi thủy triều lên, trừ một vài hòn đảo, đá cao hơn mực nước biển, ví dụ

như đá South Rock cao 1,8m so với mặt nước biển khi thủy triều lên[34].
Quần đảo Natuna (Natuna Islands) ở phía Tây Nam biển Đông, nằm trọn trong
vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, là vùng đảo khơng có tranh chấp giữa các
nước.
Biển Đơng mang lại nhiều lợi ích cho các nước trực tiếp sở hữu và cả các quốc
gia không sở hữu hay tiếp giáp. Những nguồn lợi đó được xem là nguyên nhân trực
tiếp gây ra những tranh chấp trên vùng biển này.


×