Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Các trận đánh trên đường HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.16 KB, 81 trang )

Chiến dịch Lam Sơn 719
Chiến dịch Lam Sơn 719 hay Cuộc Hành quân Hạ Lào
(cách gọi của Việt Nam Cộng hòa) hay Chiến dịch đường 9 Nam Lào (cách gọi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) là một
chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam, do Quân lực Việt Nam
Cộng hịa (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ của khơng
qn và pháo binh Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ
thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN)
tại Lào và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Xê-pơn
nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây.
Chiến dịch này cịn là một thử nghiệm về khả năng Quân lực
Việt Nam Cộng hòa có thể tự chiến đấu trong tình huống Mỹ
tiếp tục rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam,
một thử nghiệm về chiến lược và năng lực hoạt động độc lập
một cách hiệu quả của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Do những sai lầm cố hữu trong hệ thống chỉ huy của Việt Nam
Cộng hòa, nhu cầu bảo mật làm hạn chế việc lập kế hoạch kĩ
càng, và sự bất lực của các chỉ huy quân sự và chính trị của
Mỹ và Việt Nam Cộng hòa khi đối mặt với thực tế chiến sự, và
do sự thi hành kém, Chiến dịch Lam Sơn 719 đã sụp đổ khi
đối mặt với sự phản kháng kiên quyết và khéo léo của đối
phương. Chiến dịch này đã là một thảm họa đối với Quân lực
Việt Nam Cộng hòa, làm tiêu tan những đơn vị thiện chiến
nhất của quân đội này, và phá tan sự tự tin đã được xây dựng
trong ba năm trước đó. Việt Nam hóa chiến tranh, chiến lược
mà nhiều quan chức dân sự và quân sự Mỹ coi là phương cách
tốt nhất để cứu Việt Nam Cộng hòa và để Mỹ hoàn thành việc
rút quân, đã thể hiện sự thất bại.
Chiến dịch này còn đánh dấu bước phát triển mới của Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Chiến sự bùng nổ ở Hạ Lào không
giống như bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh
Việt Nam. Đây là lần đầu tiên QĐNDVN bỏ chiến thuật cũ và


tiến hành phản cơng theo kiểu chiến tranh chính quy truyền
thống, lần đầu tiên QĐNDVN mở các đợt tấn công lớn bằng
bộ binh với yểm trợ của thiết giáp và pháo binh hạng nặng để
đè bẹp các vị trí của QLVNCH tại các cánh sườn của tiền đội
chính. Sự hiệp đồng tác chiến của hỏa lực phịng khơng đã làm
cho yểm trợ khơng quân chiến thuật và tăng viện bằng không
quân của Mỹ trở nên khó khăn và chịu nhiều thiệt hại.


Quân đội Nhân dân Việt Nam dự đoán sẵn một nỗ lực quân sự
tiếp theo tất yếu của sự Việt Nam hóa chiến tranh và bày sẵn
thế trận tiêu hao đối thủ. Trong thời gian đầu của chiến dịch
Quân đội Nhân dân Việt Nam cố gắng tìm cách giấu lực lượng
để địch tiến về phía tây, chỉ đến khi khơng cịn giữ được bí
mật, mới tiến hành trận đánh Đại phá bản Đơng, cho thấy
Qn lực Việt Nam Cộng hịa thất bại "từ trong trứng". Hoặc
một cách lập luận khác, Việt Nam Cộng hòa đã biết chắc thất
bại nhưng vẫn tiến hành chiến dịch đẫm máu vì những lý do
chính trị, như lời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "chỉ cần
đến Xê-pơn rồi rút về".
Hồn cảnh
Trong thời kỳ 1959-1970, đường Trường Sơn đã trở thành
tuyến hậu cần quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam cho nỗ lực của họ
nhằm thực hiện các hoạt động quân sự để lật đổ chính phủ Việt
Nam Cộng hòa do Mỹ hỗ trợ và thống nhất đất nước. Chạy từ
phía tây Bắc Trung Bộ qua vùng Đơng Nam Lào và đi vào
một số vùng phía Tây của miền Nam, hệ thống đường
Trường Sơn đã là mục tiêu của các nỗ lực đánh phá ngăn
chặn liên tục của Mỹ suốt từ năm 1966. Tuy nhiên, hỗ trợ các

chiến dịch khơng kích, các hoạt động ngầm mới chủ được thực
hiện ở quy mô nhỏ trong địa phận của Lào nhằm ngăn chặn
dòng người và hàng trên đường Trường Sơn.
Kể từ năm 1966, trên 630.000 người, 100.000 tấn lương
thực, 400.000 vũ khí, và 50.000 tấn đạn dược đã di chuyển
qua mê cung của những con đường đất, đường rải đá,
đường mòn, và các hệ thống vận chuyển đường sông dọc
ngang vùng Đông Nam Lào, nối với một hệ thống hậu cần
tương tự tại nước láng giềng Campuchia - Đường mòn
Sihanouk. Tuy nhiên, từ sau khi Norodom Sihanouk bị lật đổ
năm 1971, chính quyền Lon Nol thân Mỹ đã không cho lực
lượng Cộng sản tiếp tục sử dụng cảng Sihanoukville để nhận
hàng. Về năm chiến thuật, đây là một đòn nặng đối với nỗ lực
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do 70% hàng quân sự cho
miền Nam đã được chuyển đến qua cảng này. Cú đòn tiếp theo
vào hệ thống hậu cần đặt tại Campuchia đã được thực hiện vào
mùa xuân và mùa hè năm 1970, khi quân Mỹ và Việt Nam
Cộng hòa vượt qua biên giới và tấn công các khu căn cứ của


Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam trong chiến dịch
Campuchia.
Hoàn thành việc phá hủy các thánh địa Cộng sản tại
Campuchia, các sở chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn quyết định rằng
thời gian đang thuận lợi cho một chiến dịch tương tự tại
Lào. Các tướng lĩnh Mỹ tin rằng, nếu thực hiện một chiến
dịch như vậy, tốt nhất là làm thật nhanh, trong khi các
phương tiện chiến tranh của Mỹ vẫn cịn sẵn có tại miền
Nam Việt Nam. Một chiến dịch như vậy sẽ gây ra sự thiếu
thốn đạn dược vũ khí cho Giải phóng qn và Qn đội

Nhân dân Việt Nam sau 12 đến 18 tháng khi quân đội rút
dần ra khỏi Việt Nam Cộng hịa, và nhờ đó trì hỗn một
cuộc tấn cơng lớn của qn Cộng sản vào các tỉnh phía Bắc
Việt Nam Cộng hịa trong vịng 1 năm, thậm chí có thể 2
năm.
Khi đó đang có các dấu hiện ngày càng tăng của hoạt động hậu
cần tại miền Đông Nam Lào, hoạt động này báo hiệu một cuộc
tấn công lớn của quân đội Cộng sản. Các cuộc tấn công này
thường xảy ra vào gần cuối mùa khô tại Lào (từ tháng 10 đến
tháng 3), mùa các lực lượng hậu cần của Quân đội Nhân dân
Việt Nam hoạt động mạnh nhất. Một báo cáo tình báo Mỹ
ướng tính khoảng 90% lượng quân nhu của Quân đội Nhân
dân Việt Nam chuyển dọc đường Trường Sơn đang được điều
vào 3 tỉnh cực Bắc của Việt Nam Cộng hòa, hiện tượng này
cho thấy sự chuẩn bị cho một cuộc tấn cơng lớn. Đây là một
tín hiệu cảnh báo cho cả Washington và chỉ huy Mỹ tại Việt
Nam, hối thúc về sự cần thiết của một cuộc tấn công ngăn chặn
để làm trật bánh các mục tiêu của quân đội Cộng sản trong
tương lai.
Lực lượng tham chiến
Quân lực Việt Nam Cộng hịa:
3 sư đồn: Sư đồn Dù (gồm 3 lữ đồn 1,2,3), Sư đoàn Thuỷ
quân Lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh
3 lữ đoàn: Liên đoàn 1 Biệt động quân, trung đoàn 4 và trung
đoàn 5 - sư đoàn bộ binh số 2
4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: trung đoàn 17,11,7, 4
(trang bị xe tăng M-41)


13 tiểu đoàn pháo binh

Quân Mỹ:
12 tiểu đoàn bộ binh: 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101, 4 tiểu
đoàn lữ 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn
Americal
8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ pháo từ 155 đến 203 mm)
1200 máy bay: 800 trực thăng, 300 máy bay phản lực, 50 máy
bay vận tải cỡ lớn và 50 máy bay chiến lược B-52
Quân đội Hoàng gia Lào
2 binh đoàn cơ động GM30 và GM33
Quân đội Nhân dân Việt Nam, với chỉ huy là Bộ tư lệnh Mặt
trận Đường 9 - Nam Lào (mật danh là "Bộ tư lệnh 702").
Các sư đoàn bộ binh: 2, 304, 308, 320 và 324
Ba tiểu đoàn tăng, thiết giáp: 297, 397, 198, với 88 xe tăng T34, T-54, PT-76
Một số tiểu đồn đặc cơng
Ba trung đồn pháo binh cơ giới: 368, 38, 45
Trung đoàn pháo mang vác 84
Ba trung đồn pháo phịng khơng: 230, 241, 591
Ba trung đồn cơng binh: 219, 83, 7
Bảo vệ hậu phương chiến lược, trực tiếp của chiến dịch là Sư
đồn phịng khơng 367 gồm 3 trung đồn pháo phịng khơng
282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237
Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559
Chiến lược và kế hoạch
Mục tiêu của QLVNCH là xâm chiếm phần lãnh thổ Lào
quanh đường 9, kéo dài từ biên giới tới thị trấn Xêpơn; tiêu
diệt lực lượng đối phương đóng trong vùng; phá hủy tất cả


các kho xăng dầu và hậu cần; kiểm soát mọi sự thâm nhập
dọc theo đường mịn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam.

Đối với QLVNCH, chiến thuật cơ bản của Lam Sơn 719 là
đánh-và-rút. Trên kế hoạch điều này là khả thi do yểm trợ về
không quân và khả năng di chuyển bằng máy bay. Để gây
thiệt hại về người cho QĐNDVN, QLVNCH sẽ tiến công và
thiết lập các cứ điểm mạnh, kéo đối phương vào các vùng
trống, tạo điều kiện cho hỏa lực mạnh hơn của không quân
và pháo binh Mỹ.
Ngày 7 tháng 1 năm 1971, MACV nhận được thẩm quyền lập
kế hoạch chi tiết cho cuộc tấn công vào các khu căn cứ 604 và
611 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tướng James W.
Sutherland, được giao nhiệm vụ lập kế hoạch để MACV thông
qua.
Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ bao gồm 4 pha;
Trong pha đầu tiên, quân Mỹ sẽ chiếm vùng sát biên và thực
hiện các hoạt động nghi binh.
Tiếp theo, đội hình dù phối hợp tăng thiết giáp của VNCH sẽ
tấn công dọc theo đường 9 về phía thị trấn Xê-pơn của Lào căn cứ hậu cần 604 của QĐNDVN. Đội hình tiến cơng sẽ được
bảo vệ bởi các đơn vị dù và biệt động quân ở sườn phía bắc và
Sư đồn 1 Bộ binh ở sườn phía Nam.
Trong pha thứ 3, các hoạt động tìm diệt tại Xê-pôn sẽ được
thực hiện.
Cuối cùng, các lực lượng của VNCH sẽ rút ra dọc theo đường
9 hoặc qua căn cứ 611 và ra khỏi địa phận Lào qua thung lũng
A Sầu. Những người lập kế hoạch đã hy vọng rằng quân đội
của VNCH có thể trụ lại Lào cho đến khi mùa mưa đến vào
đầu tháng 5.
Phần chiến dịch do Mỹ thực hiện được đặt tên Dewey Canyon
II, lấy tên theo chiến dịch Dewey Canyon do thủy quân lục
chiến Mỹ thực hiện tại vùng Tây Bắc Việt Nam Cộng hòa năm
1969, với hy vọng rằng sự trùng tên này sẽ làm Hà Nội nhầm

lẫn về mục tiêu chính của cuộc tấn công. Phần của Quân lực
Việt Nam Cộng hòa được đặt tên Lam Son 719, con số 719


được ghép từ năm 1971 và Đường 9 trục chính của cuộc tấn
công.
Ngày 29 tháng 1, Tổng thống Mỹ Nixon phê chuẩn lần cuối
đối với chiến dịch. Ngày hôm sau, chiến dịch Dewey Canyon
II bắt đầu. Việt Nam Cộng hòa sắp bước vào chiến dịch lớn
nhất, phức tạp nhất, và quan trọng nhất của họ trong cuộc
chiến tranh.
Diễn biến
Đầu tháng 2 năm 1971, 16.000 (sau tăng lên 20.000) quân
VNCH vượt biên giới với Lào đi theo đường 9 và hướng về
trung tâm hậu cần của QĐNDVN tại Xê-pôn. Chiến dịch Lam
Sơn 719, cuộc tấn cơng vào hệ thống đường mịn Hồ Chí Minh
và cuộc thử nghiệm lớn chính sách Việt Nam hóa chiến tranh
của Mỹ, đã bắt đầu.Theo luật, quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn
vị không quân, pháo binh, và trực thăng) không được phép
tham gia cuộc xâm lấn.
QLVNCH đã tấn cơng, tiến đến các vị trí đã định trong kế
hoạch. Nhưng không chốt giữ được lâu để thực hiện mục đích
ngăn cản sự tiếp tế. QDNDVN đã dự đốn trước được hướng
tiến cơng nên đã chủ động thực hiện phịng ngự - phản cơng,
gây thiệt hại lớn và ngăn chặn được ý đồ chia cắt của
QLVNCH.
Đợt 1 (31/1 - 7/2)
Đây là giai đoạn bên tấn công chuẩn bị hậu cần, chuyển quân.
Sở chỉ huy chiến dịch (Quân đoàn 1 QLVNCH) chuyển từ Đà
Nẵng tới Đông Hà, chuẩn bị hậu cần để tiếp nhận lực lượng

tăng cường từ Sài Gòn. QLVNCH thực hiện các hoạt động
nghi binh như thể sắp vượt giới tuyến 17 đánh ra Bắc. Cuối
cùng, sở chỉ huy chuyển về đặt tại Khe Sanh.
Đầu tháng 2 năm 1971, trên hướng phối hợp đông đường 9
gồm các huyện Gio Linh,Cam Lộ, Hướng Hóa do Mặt trận
đường 9 - bắc Quảng Trị chỉ huy, từ ngày 1 đến 5 tháng 2 năm
1971, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 27), Tiểu đồn 3 (Trung đồn
84 pháo binh) tiến cơng chế áp quân QLVNCH ở khu vực Tân
Lâm, Sa Mưu; Tiểu đồn 3 độc lập tập kích qn QLVNCH ở
tây Đầu Mầu, Tiểu đồn 15 đánh cắt giao thơng từ Bồng Kho
đi Rào Quán. Trong hai ngày 6 và 7 tháng 2 năm 1971, Tiểu


đoàn 3 (Trung đoàn 84 pháo binh) bắn 200 viên đạn pháo các
loại vào căn cứ Đông Hà và Sở chỉ huy tiền phương Sư Đoàn 1
Bộ Binh QLVNCH ở điểm cao 241...
Trên hướng tây đường 9 bao gồm các khu vực Đồng Hến, Pha
Lan, Mường Phìn (Lào),Trung đồn 48 (Sư đồn 320) phối
hợp với Qn Giải phóng Nhân dân Lào, trong hai ngày (25 và
26 tháng 1 năm 1971) đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn đặc nhiệm
(thuộc Binh đoàn GM 33) ở Pha Lan.
Ngày 6 tháng 2, Bộ Quốc phòng VNDCCH ra quyết định
thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào với mật
danh "bộ tư lệnh 702". Một lực lượng lớn gồm bộ binh, pháo
binh và thiết giáp, phịng khơng tên lửa được đặt dưới sự chỉ
huy của Bộ tư lệnh mặt trận sẵn sàng đợi lệnh.
Tấn công
8 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1971, Tống thống VNCH Nguyễn
Văn Thiệu tuyên bố mở cuộc tiến cơng nhằm cắt đứt đường
mịn Hồ Chí Minh. Chính quyền Sài Gịn tun bố: "Sẽ đón

các nhà báo quốc tế tại Xê-pơn"...
Đầu năm 1971, tình báo Mỹ ước tính lực lượng QĐNDVN tại
Căn cứ 604 là 22.000 người, gồm 7.000 lính chiến đấu, 10.000
người trong các đơn vị hậu cần và hỗ trợ, và 5.000 quân Pathet
Lao, tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Mặt trận 702 mới được
thành lập Đã có nhiều quan điểm khác nhau về phản ứng có
thể của QĐNDVN đối với cuộc tấn cơng. Tướng Abrams tin
rằng, không như ở Campuchia, tại các căn cứ ở Lào,
QĐNDVN sẽ trụ lại và chiến đấu. Ngay từ ngày 11 tháng 12,
ông đã báo cáo với Đô đốc McCain rằngcác đội hình bộ binh,
thiết giáp, và pháo mạnh đã có mặt ở Nam Lào ... các tuyến
phịng khơng ghê gớm đã được triển khai... địa hình rừng núi
là một trở ngoại bổ sung. Các bãi trống tự nhiên cho trực thăng
hạ cánh hiếm và khả năng lớn là đã được phòng thủ chặt chẽ.
Các khối lớn các đơn vị chiến đấu của địch đang ở trong vùng
lân cận Xê-pôn, và QĐNDVN chắc sẽ bảo vệ các căn cứ và
các trung tâm hậu cần của mình trước bất kì hoạt động quân sự
nào của đồng minh.
Tuy nhiên, tình báo MACV đã tin rằng cuộc xâm nhập sẽ chỉ
bị chống cự nhẹ. Các cuộc khơng kích chiến thuật và pháo sẽ
làm mất tác dụng của số lượng vũ khí phịng không trong khu


vực được ước tính là từ 170 đến 200 khẩu, và mối đe dọa từ
các đơn vị thiết giáp QĐNDVN được coi là tối thiểu. Khả
năng tăng viện của QĐNDVN được xác định là từ hai sư đồn
đóng phía bắc Khu Phi Quân sự sẽ đến sau 14 ngày, và MACV
hy vọng rằng các hoạt động nghi binh sẽ giữ chân các đơn vị
này trong thời gian xảy ra chiến dịch.Tuy nhiên, khi viện binh
của QĐNDVN đến nơi, họ lại khơng đến từ phía bắc như

MACV dự đốn, mà lại từ Căn cứ 611 và thung lũng A Sầu ở
phía nam, nơi 8 trung đồn, tất cả đều có các đợn vị pháo binh
hữu cơ, đang ở trong tầm 2 tuần hành quân.
Ngay từ ngày 26 tháng 1, QĐNDVN đã đang chờ đợi một
cuộc tấn công.
Sau các đợt bắn phá dữ dội của hàng chục trận địa pháo gồm
hàng trăm khẩu từ 105 mm tới 175 mm bố trí dọc biên giới
Việt - Lào trên một chính diện 30 km; và các phi vụ ném bom
B-52 dọc hai bên Đường 9 - Nam Lào, cuộc hành quân Lam
Sơn - 719 bắt đầu vào ngày 8 tháng 2
Nhiệm vụ của đội hình chính là tiến theo thung lũng sơng Xêpơn, một dải đất tương đối bằng phẳng với cây bụi xen lẫn
rừng thưa, phía Bắc và phía Nam là núi cao. Gần như ngay lập
tức, các trực thăng tiếp vận chịu hỏa lực từ các đỉnh cao, nơi
các tay súng Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể dùng súng
máy và súng cối bắn xuống máy bay. Thêm vào đó, đường 9
xấu đến mức chỉ có xe bánh xích và xe jeep có thể đi được về
phía Tây. Điều này đặt gánh nặng tăng viện và hậu cần cho
máy bay. Các đơn vị trực thăng trở thành hình thức hậu cần
sống còn, một vai trò trở nên ngày càng nguy hiểm do trần
mây thấp và hỏa lực phịng khơng khơng dứt.
Ngày 10 tháng 2, lực lượng thiết giáp QLVNCH kiểm soát
được Đường 9 cho đến Bản Đông, nằm sâu 20km trong địa
phận Lào và ở khoảng giữa đường tới Xê-pôn. Đến 11 tháng 2,
Bản Đông trở thành căn cứ và là trung tâm chỉ huy chiến dịch.
Theo kế hoạch, cần tấn cơng mạnh để chiếm giữ mục tiêu
chính, nhưng Qn lực Việt Nam Cộng hịa lại dừng lại ở Bản
Đơng để chờ lệnh tiến của tướng Lãm. Hai ngày sau, tướng
Abrams và Sutherland bay đến sở chỉ huy tiền phương của
Hoàng Xn Lãm tại Đơng Hà để đẩy nhanh lịch trình. Nhưng
tại cuộc họp, thay vào đó, các tướng đã quyết định đẩy các tiền

đồn của Sư đoàn 1 Bộ binh ở phía Nam đường 9 về phía Tây
để bảo vệ sườn cho hướng tiến quân theo kế hoạch. Việc


chuyển quân này tốn thêm 5 ngày nữa. Trong khi đó, Quân đội
Nhân dân Việt Nam đã tổ chức vây hãm Bản Đơng từ nhiều
phía, khơng để cho cánh qn chính của Việt Nam Cộng hịa
theo đường 9 tiến lên Xê-pơn.
Tại Washington, Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ Melvin Laird phủ
nhận khẳng định của các nhà báo rằng cuộc tiến công của
VNCH đã đình trệ. Tại một cuộc họp báo, Laird tuyên bố rằng
A Loui (Bản Đông) chỉ là một điểm tạm dừng để các chỉ huy
QLVNCH có cơ hội "quan sát và đánh giá các di chuyển của
đối phương.... Chiến dịch đang tiến triển theo kế hoạch."
Về phía QĐNDVN, sáng 9 tháng 2, Trung đoàn 24 (Sư đoàn
304) tăng cường cho Sư đoàn 308 liên tiếp đánh bại 5 đợt tiến
cơng của chiến đồn đặc nhiệm dù tại chốt 351 cầu Cha Kỵ,
diệt gần hai đại đội. Cùng ngày, tại đường 16, Tiểu đoàn 6,
Trung đoàn 88 (Sư đoàn 308) đánh thiệt hại nặng Đại đội 2
(Tiểu đoàn 21 Biệt động quân) bảo vệ an toàn trận địa pháo
Làng Sen. Đêm 11 tháng 2, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 88) và
Tiểu đồn 7 (Trung đồn 64) tập kích Tiểu đồn 2 dù ở bắc Sê
Num. Từ ngày 11 đến 13 tháng 2, Trung đoàn 64 (Sư đoàn
320) liên tiếp đánh thắng hai trận ở khu vực điểm cao 456 và
đồi Khơng tên, tiêu diệt 3 đại đội của Tiểu đồn 3 và Tiểu đoàn
6 (Lữ đoàn dù 3) chốt giữ căn cứ 31 (điểm cao 543) bắc Bản
Đông 7 km. Cùng thời gian này, trên hướng nam và tây Bản
Đông, các mũi tiến công của QLVNCH đều bị chặn đánh quyết
liệt.
Phản công

Phản ứng của QĐNDVN đối với cuộc xâm nhập phát triển dần
dần. Ban đầu Hà Nội tập trung chú ý vào một hoạt động nghi
binh cho Hải quân Mỹ thực hiện ở ngoài khơi VNDCCH. Lực
lượng này thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết cho việc đổ
bộ vào một địa điểm chỉ cách thành phố Vinh 20 km. Nhưng
sự chú ý này khơng kéo dài, Binh đồn 70 QĐNDVN đã lệnh
cho 3 sư đoàn 304, 308, và 320 vào vùng chiến sự ở Nam Lào.
Sư đoàn 2 cũng đã hành quân từ phía Nam tới phu vực Sê-pơn
và bắt đầu tiến về phía đơng để đón mối đe dọa của VNCH.
Đến đầu tháng 3, Hà Nội đã có 36.000 qn trong khu vực,
gấp đơi qn số của VNCH.Trung tuần tháng 2 năm 1971, sau
khi chiến dịch mất tính bất ngờ, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Mặt
trận Đường 9 - Nam Lào (QĐNDVN) chỉ thị cho các đơn vị


trong Binh đoàn 70 trên hướng chủ yếu của chiến dịch chuyển
sang tiến công.
Phương pháp mà QĐNDVN chọn để đánh bại cuộc xâm lấn là:
Trước hết, pháo phịng khơng được sử dụng để cô lập các căn
cứ hỏa lực ở phía bắc. Các vị trí vịng ngồi sẽ bị giã suốt ngày
đêm bằng pháo, rốc-két, và súng cối. Tuy các căn cứ hỏa lực
của QLVNCH được trang bị pháo, nhưng các khẩu pháo của
họ dưới tầm các khẩu pháo Liên Xô cỡ 122 li và 130 li của
QĐNDVN, các khẩu này chỉ cần đứng một chỗ và nã đạn tùy ý
vào các vị trí này. Vành phịng thủ mà đáng ra đã có thể được
thiết lập bằng cách sử dụng B-52 chiến thuật đã bị vơ hiệu hóa
bởi các chiến thuật đánh gần của QĐNDVN.Tiếp theo, các
cuộc tấn công tập trung bằng bộ binh với yểm trợ bằng pháo
và tăng sẽ kết thúc việc đánh chiếm.
Tại hướng bắc Đường 9 - Nam Lào, từ ngày 16 tháng 2,

QĐNDVN đã bắt đầu tấn công các cứ điểm Rangers North và
Rangers South. Ngày 19, các cuộc tấn công tập trung vào
Ranger North (điểm cao 500) - vị trí do Tiểu đồn 39 (Liên
đoàn 21 biệt động quân) chiếm giữ. Lực lượng tấn cơng trên
bộ là Trung đồn 102 Thủ Đơ của Sư đồn 308, do Trung đồn
trưởng Hồng Ngọc Tý và Chính ủy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy,
hỗ trợ bởi các xe tăng PT-76 và T-54. Đến chiều ngày 20, tuy
có sự hỗ trợ của B-52 và pháo, quân số của Tiểu đồn 39 đã
giảm từ 500 tay súng xuống cịn 323, họ và bắt đầu rút về phía
Ranger South cách đó 6 km. Đến đêm, chỉ có 109 người đến
được Ranger South. Trong nỗ lực hỗ trợ Tiểu đoàn 39, 10 máy
bay Mỹ, trong đó có 6 máy bay trực thăng, đã bị bắn rơi. Mỹ
ước tính QĐNDVN đã mất khoảng 600 binh sĩ trong trận này.
Ngày 21 tháng 2, đến lượt Ranger South, nơi có 400 quân của
VNCH với hơn 100 quân từ Ranger North đến, bị tấn công.
Lực lượng này giữ vị trí thên 2 ngày trước khi tướng Lãm ra
lệnh rút về Cứ điểm 30 cách đó 5 km về phía đơng nam.
Ngày 23 tháng 2, cứ điểm Hotel 2 ở phía nam Đường 9 bị tấn
cơng dữ dội bằng pháo binh và bộ binh. Hôm sau, lực lượng
QLVNCH tại đây rút khỏi cứ điểm. Từ ngày 26 đến 28 tháng
2, được sự hỗ trợ đắc lực của các đơn vị tại chỗ của Đoàn 559,
phối hợp với Sư đoàn 308 và Sư đoàn 320 hoạt động ở hướng
bắc, các Sư đoàn 304, 324, 2 ở hướng nam và tây nam Đường
9 chuyển từ chốt chặt sang tiến cơng, đánh thiệt hại nặng 3
trung đồn của Sư Đồn 1 Bộ Binh và Sư đồn lính thủy đánh


bộ QLVNCH, phá tan các đợt "nhảy cóc" lùng sục đánh phá
kho tàng.
Căn cứ 31 (điểm cao 543) - vị trí then chốt 2 ở phía bắc là cứ

điểm tiếp theo bị đánh chiếm. Căn cứ này đã bị Trung đoàn 64
(Sư đoàn 320 QĐNDVN), do Trung đoàn trưởng Khuất Duy
Tiến và Chính ủy Đặng Văn Trượng chỉ huy, bao vây tiến cơng
từ ngày 21 tháng 4. Hỏa lực phịng không dữ dội của
QĐNDVN làm cho việc tăng viện và hậu cần cho căn cứ 31
trở nên bất khả thi. Tướng Đơng, chỉ huy Sư đồn Dù VNCH
khi đó đã lệnh cho các đơn vị của Thiết đoàn 17 từ Bản Đơng
tiến về phía bắc để tăng cường cho căn cứ. Nhưng lực lượng
này đã không bao giờ tới nơi do các mệnh lệnh mâu thuẫn của
tướng Lãm và và tướng Đơng. Trong khi đó, bằng chiến thuật
vây lấn, từ ngày 21 đến 24 tháng 2, các đơn vị của Trung đoàn
64 QĐNDVN đã lần lượt tiêu diệt các trận địa hỏa lực và trận
địa phịng ngự vịng ngồi, cắt đường bộ từ Bản Đông lên căn
cứ 31. Trưa 25 tháng 2, bằng trận tiến công hiệp đồng binh
chủng, Trung đoàn 64 đã làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt Tiểu
đoàn 3 dù, bắt sống đại tá Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Thọ và
toàn bộ Ban tham mưu lữ đoàn. Lữ đoàn 1 Dù và Lữ đoàn 1
Thiết giáp tại các căn cứ 30 và Bản Đơng khi đó cũng đang bị
Qn giải phóng tấn cơng nên đã khơng thể hỗ trợ. Thiệt hại
của QĐNDVN được ước tính là 250 người chết, 11 xe tăng
PT-76 và T-54 bị diệt, QLVNCH có 155 người chết, 100 bị bắt.
Cứ điểm 30 chỉ trụ được thêm khoảng 1 tuần. Tuy độ dốc của
ngọn đồi mà cứ điểm đặt trên đó đã loại trừ khả năng tấn công
bằng xe tăng, sự bắn phá của pháo binh QĐNDVN đã rất hiệu
lực. Đến ngày 3 tháng 3, 6 khẩu lựu pháo 105 li và 155 li của
cứ điểm đã bị phá hỏng.
Để cứu trợ cứ điểm 30, Thiết đồn 17 QLVNCH đã tiến về
phía căn cứ này. Xe tăng của QĐNDVN và QLVNCH đã giáp
chiến lần đầu trong Chiến tranh Việt Nam tại phía bắc Đường
9. Trong 5 ngày từ 25 tháng 2, khi cứ điểm 31 bị đánh bại, đến

1 tháng 3, 3 trận đánh lớn đã xảy ra, trong đó QLVNCH được
sự hỗ trợ của máy bay. Thiệt hại của QĐNDVN là 17 xe tăng
PT-76 và 6 xe T-54 bị bắn cháy. Còn QLVNCH mất 5 xe tăng
M-41 và 25 xe bọc thép chở quân (APC).
Trong các cuộc tấn công kể trên vào các căn cứ hỏa lực và các
đội quân cứu viện, các đơn vị của QĐNDVN đã chịu thương
vong rất lớn từ bom, pháo, tấn công từ trực thăng trang bị


súng, và hỏa lực nhỏ. Tuy nhiên, họ luôn thể hiện sự thiện
chiến và quyết tâm cao làm đối phương sửng sốt và ấn tượng
Các chiến thắng phá tung cánh cung hướng bắc và chiến thắng
ở hướng nam đường 9 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
QĐNDVN triển khai lực lượng tiến cơng đội hình cơ bản của
QLVNCH từ Lao Bảo đến Bản Đông.
Đến Xê-pôn
Ngày 2 tháng 3, cho rằng thời cơ đã đến, Quân ủy Trung ương
QĐNDVN đã chỉ thị cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận 702
"Tập trung tiêu diệt địch trong khu vực Bản Đông" với thời
gian càng nhanh càng tốt. Sư đoàn 308 và các Trung đoàn 64
(Sư đoàn 320), Trung đoàn 66 (Sư đồn 304) được lệnh tập
trung bao vây tiến cơng tập đồn cứ điểm Bản Đơng. Sư đồn
2 (Qn khu 5) hoạt động ở hướng nam bao vây kìm chân hai
trung đồn của Sư đồn 1 bộ binh VNCH, ngăn khơng cho chi
viện Bản Đơng. Trung đồn 24 (Sư đồn 304) và một số tiểu
đoàn của Mặt trận chốt giữ đường 9 giữa Bản Đông và Lao
Bảo, quyết chặn không cho đối phương chạy thốt.
Trong khi đội hình chính của QLVNCH đang dậm chân tại
Bản Đơng đã được 3 tuần, cịn các đơn vị Dù và Biệt động
quân đang chiến đấu để sống sót, Tổng thống Thiệu và tướng

Lãm quyết định thực hiện một cuộc tấn cơng trực thăng vận
xuống chính Xê-pơn. Mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ và các
phóng viên đã tập trung vào thị trấn bỏ hoang này như là một
trong các mục tiêu chính của Lam Sơn 719, nhưng nơi mà hệ
thống hậu cần của QĐNDVN đi qua thực ra lại nằm ở phía
Tây của thị trấn bị tàn phá. Tuy nhiên, nếu các lực lượng của
VNCH có thể chiếm giữ Xê-pơn thì Nguyễn Văn Thiệu sẽ có
được một lí do chính trị để tun bố "chiến thắng" và rút quân
về Nam Việt Nam.
Cuộc tấn công này đã giao cho Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH
đang chiếm giữ các căn cứ phía nam Đường 9 thực hiện, chứ
khơng phải cho đội hình chính với thiết giáp yểm trợ hiện đang
ở Bản Đông, cũng không phải lực lượng Thủy qn lục chiến
dự phịng. Điều đó có nghĩa là, trước hết, Thủy quân lục chiến
phải được đưa vào thay chân Sư đồn 1 ở phía nam đường 9,
việc này làm chậm thêm quá trình tiến quân. Bộ chỉ huy
QLVNCH quyết định đưa thê đội 2 gồm Lữ đoàn 2 Dù, Trung
đồn 147 và 258 Lính thủy đánh bộ tham chiến.


Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 3 tháng 3, khi các đơn vị của
Sư đoàn 1 Bộ binh được không vận tới 2 căn cứ hỏa lực (Lolo
và Sophia) và bãi đổ bộ Liz, tất cả đều ở phía nam Đường 9.
11 chiến trực thăng đã bị bắn rơi và 44 chiến khác bị bắn hỏng
khi chở 1 tiểu đoàn tới căn cứ Lolo.Ba ngày sau, 276 trực
thăng UH-1 được bảo vệ bởi các máy bay Cobra mang súng và
máy bay tiêm kích đã đưa các tiểu đồn 2 và 3 của Trung đồn
2 từ Khe Sanh tới Xê-pơn. Đây là cuộc đổ quân bằng trực
thăng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Chỉ có 1 trực
thăng bị hỏa lực phịng khơng bắn rơi khi qn đổ xuống bãi

đổ bộ Hope, cách Xê-pơn 4 km về phía đơng bắc.Trong hai
ngày, các đội trinh sát của hai tiểu đoàn này lùng sốt Xê-pơn
và khu vực xung quanh nhưng khơng đến gần vùng đồi núi ở
phía Tây thị trấn. Họ khơng tìm thấy gì ngồi xác những người
lính QĐNDVN bị chết bom. QĐNDVN đã phản ứng bằng
cách tăng cường bắn phá hàng ngày vào các cứ điểm, đặc biệt
là Lolo và Hope.
Trong khi đó, phối hợp với lực lượng tại Mặt trận Đường 9 Bắc Quảng Trị ở hướng đông, từ ngày 5 đến 10 tháng 3,
QĐNDVN trên hướng chủ yếu liên tục đánh các lực lượng tiếp
viện của QLVNCH đến giải tỏa cho Bản Đơng, đánh thiệt hại
nặng Trung đồn 1 (Sư đồn 1 Bộ binh VNCH), chia cắt đội
hình QLVNCH ở Đường 9 - Bản Đông và các đơn vị bảo vệ
hướng nam.
Rút lui
Mục tiêu tại Lào có vẻ như đã đạt được, Tổng thống Thiệu và
tướng Lâm ra lệnh rút quân, cuộc rút lui bắt đầu ngày 9 tháng
3 và sẽ kéo dài cho đến hết tháng, phá hủy Căn cứ 604 và các
kho hàng gặp trên đường. Tướng Abrams khuyên Nguyễn Văn
Thiệu nên tăng cường quân tại Lào để họ tiếp tục gây rối khu
vực cho đến khi mùa mưa bắt đầu.Tuy nhiên, chiến trận đã
chuyển sang hướng có lợi cho Hà Nội. Hỏa lực phịng khơng
vẫn có sức hủy diệt mạnh, và QĐNDVN khơng gặp khó khăn
trong việc hậu cần và tiếp viện cho các đơn vị tham gia chiến
đấu. Ngay khi thấy dấu hiệu rằng quân đội Sài Gòn đã bắt đầu
rút lui, QĐNDVN tăng cường nỗ lực nhằm tiêu diệt lực lượng
này trước khi nó có thể về đến Nam Việt Nam. Hỏa lực phịng
khơng được tăng cường để chặn đứng hoặc làm chậm các nỗ
lực hậu cần và sơ tán của trực thăng, các căn cứ hỏa lực thiếu



người bị tấn công, và các đơn vị trên bộ của QLVNCH phải đi
qua một chuỗi đầy các ổ phục kích suốt dọc Đường 9.
Trên đà thắng, từ ngày 12 đến 17 tháng 3, các Trung đoàn 36
(Sư đoàn 308), 64 (Sư đoàn 320), 66 (Sư đoàn 304) và các đơn
vị hỏa lực xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ của Qn giải
phóng đã tiến cơng dồn dập tập đồn cứ điểm Bản Đơng do 1
lữ đồn dù và 2 thiết đồn đóng giữ. Trước sức tiến cơng mãnh
liệt của QDNDVN, ngày 18 tháng 3, do đã bị thiệt hại quá
nặng, QLVNCH bắt đầu rút khỏi Bản Đông. Đến 20 tháng 3,
QDNDVN tuyên bố đã diệt 1.762 quân VNCH, bắt sống 107
lính, thu và phá hủy 113 xe quân sự, 24 khẩu pháo, bắn rơi
52 máy bay trực thăng. Lữ đồn dù 3 bị xóa sổ, bắt sống đại
tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đồn trưởng. Trận đánh cịn được
gọi: Đaị phá bản Đông, mấu chốt chiến dịch, theo lời đề tựa
của một bức ảnh.
Chỉ có một quân đội kỉ luật cao và hiệp đồng tốt mới có thể
thực hiện được một cuộc lui quân có trật tự khi phải đối mặt
với một đối phương quyết chiến, nhưng QLVNCH khơng có
đặc điểm nào trong hai điều trên. Cuộc rút quân nhanh chóng
biến thành một sự thảm bại hỗn loạn. Những giờ phút bi thảm
nhất của đạo quân chủ lực tinh nhuệ, thực hiện cuộc hành quân
Lam Sơn - 719 đã diễn ra.
Hàng trăm binh sĩ QLVNCH vứt bỏ súng đạn, chạy cắt rừng
hịng thốt thân đã bị bắt làm tù binh. Ngày 20 tháng 3,
QLVNCH đã hoàn toàn rút khỏi khu vực Bản Đông - nơi đã
được chọn làm khu vực đánh trận then chốt. Từng cứ điểm
đơn độc bị QĐNDVN tiêu diệt hoặc đánh bại, và mỗi chuyến
rút quân đều phải trả giá đắt. Ngày 21 tháng 3 Thủy quân lục
chiến tại cứ điểm Delta phía nam Đường 9 bị tấn công dữ dội
bằng pháo binh và bộ binh. Trong một cố gắng rút quân không

thành, 7 trực thăng bị bắn rơi và 50 chiếc khác bị trúng đạn.
Cuối cùng, lực lượng Thủy quân lục chiến tại đây đã phá vây
và di chuyển đến nơi an toàn tại cứ điểm Hotel rồi cũng nhanh
chóng rời bỏ cứ điểm này. Trong khi rút Trung đoàn 2
QLVNCH, 28 trong số 40 trực thăng tham gia đã bị trúng đạn
và hư hại.
Trên Đường 9 - Nam Lào, đoạn từ Bản Đông về Lao Bảo,
hơn 100 xe tăng, xe thiết giáp QLVNCH bị chặn đánh. Lực
lượng tăng thiết giáp này đã mất 60% số xe tăng và một nửa
số xe bọc thép (APC), bỏ lại 54 khẩu lực pháo 105mm and


28 khẩu 155mm. Máy bay Mỹ lại phải phá hủy số xe pháo
này để tránh bị đối phương chiếm và tái sử dụng. Nhiệm vụ
bọc hậu trên Đường 9 trước được giao cho Sư đoàn Dù VNCH
nay thuộc về Lữ đoàn 1 Thiết giáp. Khi được tù binh báo rằng
trước mặt có 2 trung đồn QĐNDVN đang mai phục, chỉ huy
lữ đoàn, Đại tá Nguyễn Trọng Luật báo cáo cho Tướng Đông.
Tư lệnh quân Dù điều lực lượng giải tỏa được đoạn đường
nhưng lại không báo lại cho Đại tá Luật. Để tránh bị tiêu diệt
trên Đường 9, Đại tá Luật đã lệnh cho đội hình bỏ đường chính
khi chỉ còn cách biên giới 5km để đi vào đường mòn trong
rừng. Tuy nhiên, con đường mòn lại dẫn đến ngõ cụt bên bờ
dốc của sơng Xê-pơn, đội hình bị tắc lại ở đây, trong khi
QĐNDVN áp sát và tấn công dữ dội từ phía sau. Cuối cùng,
hai xe ủi đất phải được trực thăng cẩu vào để QLVNCH tạo
một đoạn sơng cạn để lội qua. Những người sống sót về được
Việt Nam vào ngày 23 tháng 3. Đến ngày 25, 45 ngày kể từ
khi bắt đầu chiến dịch, lực lượng cịn sống sót của
QLVNCH đã về được đến Việt Nam. Căn cứ tiền phương tại

Khe Sanh cũng bị tấn công ngày càng mạnh bởi pháo và đặc
công. Ngày 6 tháng 4 đến lượt căn cứ này bị bỏ lại, các lực
lượng của VNCH và Mỹ rút hết, Chiến dịch Lam Sơn 719
kết thúc.
Kết quả
Tuy một đợt tấn công bằng trực thăng đã chiếm được được
một phần Xê-pơn, nhưng đó là một thắng lợi phải trả bằng giá
đắt, vì QLVNCH chỉ giữ thị trấn trong một thời gian ngắn ngủi
trước khi phải rút lui do các cuộc tấn công vào đội hình chính.
Theo QDNDVN, chiến dịch phản cơng của họ kết thúc
thắng lợi sau 45 ngày chiến đấu. QĐNDVN tuyên bố diệt 2
lữ đoàn (lữ đoàn dù 3 và lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến), 1
trung đoàn bộ binh (trung đoàn 1 Sư l) và 5 tiểu đoàn khác
(tiểu đoàn 39 biệt động quân, tiểu đoàn 8 dù, tiểu đoàn 2 của
trung đoàn 3, tiểu đoàn 2 và 4 của trung đoàn 2 Sư đoàn l),
4 thiết đoàn (4, 7, 11 và 17), 8 tiểu đoàn pháo (3 tiểu đoàn
pháo của Sư đoàn 1, hai tiểu đoàn pháo của Sư đoàn dù, 1
tiểu đoàn pháo của lữ 147, 1 tiểu đoàn pháo của biệt động
quân và 1 tiểu đoàn pháo của lữ đồn kỵ binh khơng vận),
đánh thiệt hại nặng Sư đoàn dù, Sư đoàn 1 bộ binh, Sư
đoàn thủy quân lục chiến, bắn rơi và phá hủy 556 máy bay
(có 505 máy bay trực thăng), 43 tàu, xà lan, 1.138 xe quân


sự (có 528 xe tăng và xe bọc thép), 112 khẩu pháo và súng
cối cỡ lớn.
Đây là cuộc hành quân thiệt hại nặng nề nhất đối với
QLVNCH. Nếu xét phương diện một thử nghiệm của Việt
Nam hóa chiến tranh, Lam Sơn 719 đã là một thất bại nặng nề.
Khoảng một nửa lực lượng xâm lấn đã bị thương vong.Lực

lượng tinh nhuệ Biệt động quân và lính dù đã bị thiệt hại nặng,
đây là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng
hòa. Nếu xét về phương diện phá hoại hậu cần, chiến dịch này
đã phá hủy được một số kho tàng và cơ sở vật chất của
QĐNDVN. Theo đánh giá của Mỹ, chiến dịch này làm kế
hoạch tấn cơng các tỉnh phía Nam giới tuyến của QĐNDVN bị
chậm lại một năm. Nhưng về cơ bản, hệ thống tiếp tế của
QDNDVN đã không bị hại. Đầu năm 1972, lực lượng
QĐNDVN đã lại tung ra một trận tổng tiến công nữa - Chiến
dịch Xuân hè 1972.
Với kỹ thuật quân sự thế giới
Trước đây, chiến thuật "trực thăng vận" đã tỏ nhược điểm,
nhưng đến nay nhược điểm thể hiện trong trận đánh lớn danh
tiếng. Lúc này đang có mâu thuẫn về xu hướng hiện đại hóa kỹ
thuật quân sự, người ta đang cãi nhau xe tăng hay trực thăng
vũ trang sẽ là bà chúa chiến trường. Chiến dịch đường 9 Nam
Lào được giới khoa học quân sự nghiên cứu kỹ càng, chứng
minh vị trí của trực thăng vũ trang. Ngày nay, trực thăng vũ
trang chỉ sử dụng ở tiền tuyến kiểu máy bay chở ít người, bọc
giáp tốt, chống tăng tốt, "trực thăng tấn công". Ngày nay
không coi trực thăng có tác dụng như xe bọc thép chở quân ở
tiền tuyến (IFV).
Cũng như vậy, chiến dịch làm nổi nên vấn đề tồn tại từ lâu,
pháo 175 mm tự hành nòng dài tầm xa (M107). Pháo được
sơn dòng "vua chiến trường" trên nịng, khơng bọc thép khi
chiến đấu, bắn rất chậm, kém chính xác do tính tốn và
định vị ngày đó q yếu. Ngày nay pháo này khơng dùng,
được coi như phát triển chưa hoàn chỉnh.
Tổn thất
Quân lực Việt Nam Cộng Hịa: 1.529 chết, 5.483 bị thương và

625 mất tích, 1.149 bị bắt. Còn theo 1 số tài liệu khác là 8.483


chết, 12.420 bị thương, 691 mất tích
Qn đồn XXIV Hoa Kỳ

các con số từ tài liệu

Quân đội Mỹ: 215 chết, 1.149 bị thương, 38 mất tích, 108 trực
thăng bị bắn rơi (chiếm 10% số máy bay Mỹ bị bắn rơi trong
cả Chiến tranh Việt Nam) và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.
Quân giải phóng: Theo số liệu của QĐNDVN, thương vong là
2.163 chết, 6.176 bị thương. Còn theo số liệu ước đốn của
Qn lực Việt Nam Cộng Hịa là 13.636 chết và bị thương.
Nguyên nhân thất bại của liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng
hòa
Cuộc hành quân này đã thất bại vì những lý do sau:
Cuộc hành qn khơng bảo đảm tính bất ngờ chiến lược.
Các căn cứ của QGP là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc
địa bàn và có bố phịng. Ngay qn đội Hoa Kỳ với sức mạnh
tổng lực như thế đã khơng thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìmdiệt, các Chiến dịch Attleboro và Junction City đều đã thất bại.
Hơn nữa, vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện
đại của qn Giải phóng Miền Nam, cịn mạnh hơn rất nhiều
các khu căn cứ khác mà Quân lực Việt Nam Cộng hịa cịn
chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.
Khi hoạch định kế hoạch, người ta chú ý nhiều đến khía cạnh
phơ trương sức mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh
được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa qn sự thì ít.
("Chỉ cốt sao đến được Xê-pôn rồi về" – Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu) Chính vì để phơ trương nên ban đầu khi gặp khó

khăn rất lớn đã khơng chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến
nhọc nhằn đến Xê-pôn rồi phải cố sức mở đường máu với thiệt
hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên giới.
Sự phối hợp của quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hịa
khơng tốt. Khơng qn Mỹ chỉ ném bom B-52 dọn đường theo
yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ
binh tác chiến gần như không làm được.
Lực lượng máy bay trực thăng vào khu vực đậm đặc phịng
khơng hiện đại đã chờ sẵn của đường mịn Hồ Chí Minh đã bị
thiệt hại q nặng nên khơng thể hoàn thành nhiệm vụ.


Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh
còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe
Sanh", là một trận chiến giữa một bên là trung đoàn 26, sau
đấy tăng cường thêm tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 Thủy quân Lục
chiến Hoa Kỳ và tiểu đoàn 37 Biệt động quân Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa (miền Nam VN) với 2 đến 3 sư đoàn của Quân
Đội Nhân dân Việt Nam. Theo Hoa Kì trận đánh diễn ra
trong suốt 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968. Tuy
nhiên đối với QDNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến
dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9-4 đến 25-7, tổng cộng 2 giai
đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mĩ cuối cùng rút
khỏi Khe Sanh, đánh dấu sự cáo chung của kế hoạch mở
rộng Hàng rào điện tử McNamara
Đây là một trong những trận chiến ác liệt và được bàn thảo
nhiều nhất. Chỉ huy căn cứ Khe Sanh lúc đó là đại tá Lownds
(TQLC/HK), gồm có 1 tiểu đồn pháo binh, 4 tiểu đồn TQLC
và sau đó nhận thêm tiểu đoàn 37 Biệt động quân Việt Nam
nâng tổng số quân tham chiến lên đến 6000 người vào cuối

tháng giêng.
Mục đích chủ yếu của QĐNDVN khi tấn cơng Khe Sanh là
nhằm "nghi binh" cho các hướng tiến công chính trong Chiến
dịch Mậu Thân 1968 nhằm:
Vị trí đặc biệt quan trọng của Khe Sanh giống như "cái mỏ
neo" trong bản đồ quân sự của Mỹ, đặc biệt là uy hiếp đường
Hồ Chí Minh và bảo vệ vùng I chiến thuật. Đây là trung tâm
chỉ huy của Hàng rào điện tử McNamara mà Mĩ đang xây
dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh.
Tập trung đánh và bao vây nhằm thu hút 1 lực lượng lớn quân
Mĩ tham chiến, thu hút cả nước Mỹ hồi hộp theo dõi trận
"Điện Biên Phủ thứ 2" có thể thay đổi cuộc chiến Việt Nam.
Tầm quan trọng của Khe Sanh
Từ năm 1962, quân Mỹ và qn Sài Gịn xây một căn cứ
khơng qn - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu
vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần
tuyến vận chuyển Đường mịn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm
1962, căn cứ này được Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh (Green
Berets) Hoa Kỳ xử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ


thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe
Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền
Bắc vào chiến trường miền Nam.
Sau thất bại trong mùa khô 1965 -1966, Mc Namara, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng
tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải
để ngăn chặn đối phương. Ý tưởng của Mc Namara đã được 47
nhà khoa học tài ba nhất nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi.
Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều

khiển của Mc Namara đã vạch ra một kế hoạch với tham vọng
lớn:
Phịng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20km, từ nam vĩ
tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100km chạy song song
với sông Bến Hải từ biển Đơng đến Sê Pơn (Lào) trong đó
hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san
bằng như một sân bóng.
Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1
tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đồn.
Bố trí một hệ thống cơng sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố,
hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều
lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn
clây-mo, mìn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức thì (Mỹ dự kiến sử
dụng 20 triệu quả mìn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt
phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây
nhiệt đới", “máy thông minh", “máy phát hiện hơi người". Đây
là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3
tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần.
Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống
hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh- Quảng Trị được Mỹ
xây dựng một tập đồn phịng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố
nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm
Làng Vây, Chi khu qn sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phịng
ngự sân bay Tà Cơn.
Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lõi của tập đồn phịng ngự Khe
Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km,
có một đường băng dã chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo
hoạt động của máy bay C-130 và một số trực thăng vũ trang.
Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn;



công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân
có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ
thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao
bọc từ 6 đến 10 hàng rào giây thép gai các loại, các bãi mìn
dày đặc, xen kẽ rải cây nhiệt đới (loại thu tin điện tử) khắp các
nơi.
Kế hoạch của hai bên
Hoa Kỳ
Ở ngưỡng cửa năm 1968, tư lệnh quân Mỹ ở Nam Việt Nam,
tướng Wesmoreland, quyết định rằng cần phải “thả mồi ngon”
lùa quân địch vào bẫy, để buộc tướng Giáp phải đánh nhau
theo cung cách quy ước, vốn là sở trường của quân Mỹ. Chiến
dịch này mang tên Operation Scotland (1-11-1967/31-3-1968),
nhận được sự tán thưởng của bộ sậu “diều hâu” ở Mỹ và Sài
Gòn, Tổng thống Johnson cho đắp sa bàn Khe Sanh ở Nhà
trắng và hằng ngày nghe “giao ban” về chiến sự ở đây. Vậy là,
trong vành đai sắt dựng trên khu vực giáp giới với miền Bắc
và Lào, ngoài hàng rào điện tử McNamara và hàng loạt căn cứ
như Cửa Việt, Cồn Tiên, Đông Hà, Cam Lộ… Khe Sanh được
kỳ vọng sẽ là “nam châm” hút quân Giải phóng, để dùng ưu
thế hỏa lực tiêu diệt trong một thế trận “Điện Biên Phủ đảo
ngược”.
Cả Nhà Trắng, Lầu Năm góc và Bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ ở
Sài Gòn (MACV) tập trung nghiên cứu chiến lệ Điện Biên Phủ
(Hồ sơ nghiên cứu trận Điện Biên Phủ phục vụ riêng cho Tổng
thống Johnson dày hàng chục trang). Cả MACV lẫn Bộ chỉ
huy tối cao Hoa Kỳ đều đã nhận thấy Khe Sanh có một thế
mạnh căn bản so với không chỉ với Điện Biên Phủ, mà với mọi
pháo đài từng có trong lịch sử. Đó là Khe Sanh được hỗ trợ bởi

hệ thống hỏa lực cực mạnh, chế áp độc lập từ bên ngoài, gồm
hàng chục lần chiếc pháo đài bay B-52 đánh phá mỗi ngày (lấy
từ Chiến dịch Arc Light, 1965-1973, theo hồ sơ mật Nhà
Trắng), gồm yểm trợ đường không cự ly gần bởi lực lượng
khoảng 2.000 máy bay chiến đấu khác của không quân chiến
thuật, không lực của hải quân, không lực của thủy quân lục
chiến, với tần suất 500 lần chiếc ngày, hoạt động được cả trong
điều kiện tầm nhìn zero (bay hồn tồn bằng khí tài) cũng như
ban đêm.


Tuy nhiên, trong số những người ở Washington tin tưởng rằng
sẽ có một “Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh, khơng phải nhân vật
nào cũng nhất quyết rằng Mỹ chắc thắng được ở đó. Theo thư
gửi Tổng thống ngày 10 tháng Giêng năm 1968, một đại diện
cho khuynh hướng ngờ vực này phát biểu: “Điều đáng lo ngại
là sự tập trung của bộ đội Việt Nam ở Lào chống lính thủy
đánh bộ đồn trú ở Khe Sanh. Tổng thống nên yêu cầu tướng
Westmoreland cân nhắc lợi hại về việc rút khỏi Khe Sanh, nhất
là khi đường 9 đã bị cắt… Tổng thống cần được yên tâm rằng,
tướng Westmoreland tuyệt đối tự tin về khả năng đương đầu ở
Khe Sanh; vì đây chính là cơ hội tốt nhất để một Điện Biên
Phủ xảy ra. Mà kẻ địch thì đang tìm kiếm một trận Điện Biên
Phủ”. Cho dù thông điệp đầu năm 1968 của Tổng thống Mỹ
đầy khích lệ, nhưng mối lo ngại về cái dớp “Điện Biên Phủ”
vẫn lơ lửng trong phòng bầu dục. Có lần, Johnson quay về
phía các trợ lý quân sự và hét to: “Quỷ tha ma bắt cái trận
Điện Biên Phủ kia đi!”.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Qua nghiên cứu tình hình cách bố trí lực lượng cuối năm 1967,

Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng VNDCCH đã vạch ra
kế hoạch chiến lược năm 1968 là: Cùng với địn tiến cơng của
bộ đội chủ lực nhằm thu hút, phân tán lực lượng, tiêu diệt địch
mà chiến trường chính là hướng Đường 9 - Khe Sanh, thực
hiện cuộc tiến công đồng loạt vào thành phố, thị xã kết hợp với
sự nổi dậy của quần chúng mở đầu cho một cuộc tổng cơng
kích, tổng khởi nghĩa lấy chiến trường chính là Sài Gịn, Nam
Bộ, Trị - Thiên - Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh sẽ thực hiện nhiệm vụ thu hút,
giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động chiến
lược của địch (chủ yếu là lính Mỹ), góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho toàn Miền thực hiện địn chiến lược tổng tiến
cơng Tết Mậu Thân 1968.
Để thực hiện quyết tâm chiến lược trên, ngày 6 tháng 12 năm
1967, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định
thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Khe
Sanh. Theo quyết định trên, Thiếu tướng Trần Quý Hai Phó
tổng tham mưu trưởng làm tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang
Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy mặt
trận.


Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, Đảng ủy Bộ tư lệnh
Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị ra nghị quyết chỉ rõ: Trong
Xuân - Hè năm 1968, toàn mặt trận phải quyết tâm thực hiện
tốt nhiệm vụ: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch,
chủ yếu là Mỹ. Khi có điều kiện thì phá vỡ một phần hệ thống
phòng ngự của địch ở đường 9 và phát triển vào Trị - Thiên Huế. Thu hút, giam chân, tiêu diệt lực lượng Mỹ - ngụy ra
đường 9 càng nhiều càng tốt.
Binh lực các bên

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325 (từ tháng 5, Sư
đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324B
và 325 đi chiến trường khác), Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và
2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, 1 đồn và 5 đại
đội đặc cơng, 5 trung đồn pháo binh (16, 45, 84 và 204), 3
trung đồn pháo phịng khơng, 1 tiểu đồn tăng - thiết giáp, 1
tiểu đồn thơng tin, 1 tiểu đồn trinh sát, 1 tiểu đồn hố học, 1
trung đồn và 2 tiểu đồn cơng binh, 1 đại đội súng phun lửa,
6 tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang các huyện Gio Linh,
Cam Lộ, Hướng Hố.
Tổng cộng lực lượng trên tồn tuyến có khoảng 40 ngàn
qn. Trong đó 2 Sư đồn 204 và sư đoàn 325 (tổng cộng
khoảng 17.000 quân) thực hiện bao vây Khe Sanh, cịn các
sư đồn 320 và 324 thực hiện cắt đường 9, chặn quân tiếp
viện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang địa phương thực hiện
đánh tập kích diệt các đoàn vận tải, tiêu hao sinh lực địch
Quân đội Hoa Kỳ
Có khoảng 45.000 qn trên tồn tuyến (trong đó có 28.000
qn Mỹ),gồm 3 trung đồn tăng cường thuộc Sư đoàn thủy
quân lục chiến 3; 4 tiểu đoàn tàu tuần tra và vận tải (5, 10, 53
và 301), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ
giới, trong q trình phịng ngự được sự chi viện mạnh của
khơng qn, pháo binh ở phía sau.
Riêng ở Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đồn thuộc Trung đồn 26, 1
tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy chiến
dịch lưu động - FOB-3 của Lục quân Mỹ (588 lính), 1 tiểu
đồn pháo 155 ly, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội chống tăng, Tiểu



đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng
cộng 6.680 lính.
Từ tháng 4 khi Mỹ mở Chiến dịch Pegasus huy động thêm Sư
đồn kỵ binh khơng vận 1 của Mỹ, Trung đoàn 1 và Trung
đoàn 26 TQLC Mĩ, Chiến đoàn dù 3 VNCH cùng nhiều đơn vị
biệt động quân và bảo an, tổng cộng 20.000 quân yểm trợ bởi
300 trực thăng, 148 khẩu pháo.
Bên cạnh đó, Chiến dịch Niagra và Chiến dịch Arc Light để
hỗ trợ không quân cho Khe Sanh cũng thu hút một lực
lượng hùng hậu: 3.300 trực thăng (nhiều hơn số trực thăng
chiến đấu của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại), không
quân Mỹ đã xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến
lược B-52, trút hơn 110.000 tấn bom các loại (gấp 6 lần quả
bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và bằng lượng
bom ném xuống Nhật suốt cả năm 1945).
Bảo đảm kỹ thuật - hậu cần cho Khe Sanh, bao gồm tải thương
bằng trực thăng (MediVac); và phương thức tiếp tế LAPES
(thả dù ở độ cao tầm thấp) thực hiện bởi một cầu hàng không
hiện đại, qui mô khổng lồ trên các máy bay trọng tải lớn C130. Mỹ có thể đáp ứng cho Khe Sanh tới 600 tấn hàng tiếp
tế/ngày (trong khi Pháp chỉ cung cấp được cho Điện Biên
Phủ 100 tấn). Từ 19 đến 25 tháng Giêng, một hệ thống cảm
biến điện tử hiện đại mang bí hiệu Muscle Shoals cũng được
triển khai quanh Khe Sanh để hỗ trợ cho các hệ thống trinh sát
đường không và trên bộ.
Quân đội Hoa Kỳ ở Khe Sanh được yểm trợ hỏa lực bởi những
vũ khí tân kỳ nhất thời đó. Các tổ hợp ra-đa phản pháo mới
như SKY SPOT; 16 bộ pháo tự hành trên xe xích “Vua Chiến
trường” 175mm bố trí tại trại Carol ở gần Cam Lộ và trận địa
trên đỉnh Rockpile, 18 lựu pháo 105mm, 8 lựu pháo 155mm
tại các căn cứ pháo binh tại Quảng Trị, pháo yểm trợ tầm trung

từ trận địa bắc đèo Hải Vân… Được đặc biệt tin tưởng cịn có
đạn pháo 105mm COFAM nổ từng tràng trên cao, văng vô vàn
mảnh bao phủ một tầm sát thương rộng lớn, giống như bom bi;
cũng như đạn pháo “tổ ong”, khi nổ bắn ra mn vàn mũi tên
thép trong một hình nón 30 độ, rất hữu hiệu chống bộ binh…
Diễn biến


Quân đội Nhân dân Việt Nam chia chiến dịch ra làm 4 giai
đoạn:
Chiến dịch diễn ra 4 đợt:
Đợt 1 (20/1-7/2), Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quận
lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24-11968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 67/2/1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Lu đến biên giới Việt Lào.
Đợt 2 (8/2-31/3): phát triển lên vây lấn và pháo kích căn cứ
Khe Sanh suốt 50 ngày đêm; bao vây Cồn Tiên, đánh một số
trận ở hướng Đông Quốc lộ 1.
Đợt 3 (1-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu trong chiến dịch
Pegasus, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc,
các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9.
Đợt 4 (8/5-15/7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh quân Mỹ
rút chạy khỏi Khe Sanh.
Đợt 1
Trận đánh mở màn nổ ra ngày 20 tháng 1/1968, xảy ra trên
Đồi 881-Nam (Có hai ngọn đồi mang tên "881", một ngọn
nằm về hướng Bắc của Khe Sanh, và ngọn kia nằm về hướng
Nam). Ngọn đồi này được phịng thủ bởi một cánh qn của
Tiểu Đồn 1/3 TQLC Hoa Kỳ, gồm Bộ Chỉ Huy của Đại Đội
M, hai trung đội bảo vệ, và toàn thể lực lượng của Đại Đội K.
Rạng sáng 20-1, Đại đội I/3/26 TQLC Mỹ bị QĐNDVN phục
kích ở gần 881 Nam, chỉ trong ít phút đã có hơn 15 lính Mỹ

chết, 21 bị thương và 19 mất tích (ngày hơm sau tìm thấy xác).
Các căn cứ hỏa lực Mỹ quanh vùng đáp trả, bom Napalm từ
phi cơ không yểm ném xuống ngăn cản được đợt xung phong
của QĐNDVN. Toán TQLC Mỹ bị thiệt hại nặng, phải rút lui
về vị trí cũ trên Đồi 881-Nam.
Trong khi ấy, hai trung đội Thủy Quân Lục Chiến của Đại Đội
M/3/26 (đọc là "Đại Đội M thuộc Tiểu Đoàn 3 của Trung Đoàn
26") được trực thăng vận đến Đồi 881-Nam. Toán quân này
chuẩn bị hợp sức với Đại Đội I/3/26 để ngày hơm sau mở cuộc
lục sốt về hướng Đồi 881-Bắc. Cuộc hành quân này đưa
đến một vụ đụng độ ác liệt dưới chân Đồi 881-Bắc với tiểu


đoàn 6, trung đoàn 95C QĐNDVN. Quân Mỹ thiệt hại 7 chết
và 35 bị thương, QĐNDVN có 15 người chết và 95 bị
thương.
Rạng ngày 21 tháng 1/1968, Sư đoàn 325 dùng tiểu đoàn 6
Trung đoàn 2 đánh điểm cao 832 (Mỹ gọi là 861, tây bắc Tà
Cơn khoảng 4 km) do đại đội K/3/26 lính thủy đánh bộ Mỹ tổ
chức phòng ngự. Mặc dù được hỏa lực pháo binh chi viện
nhưng quân Mỹ dựa vào lợi thế điểm cao, có hệ thống cơng sự
trận địa phịng ngự vững chắc, đặc biệt là được cụm pháo Tà
Cơn chi viện trực tiếp nên các đợt tấn cơng tiểu đồn 6 đều bị
đẩy lùi và bị thiệt hại lớn, 20 người chết, 68 bị thương. Quân
Mỹ có 4 chết và 11 bị thương.
Đêm ngày 20 rạng ngày 21 tháng 1, pháo binh chiến dịch và
của Sư đồn 304 phát hỏa. Địn tiến cơng bất ngờ kéo dài với
uy lực mạnh đánh vào nhiều mục tiêu quan trọng của địch ở
Khe Sanh đã “khoan" nhiều hố trên đường băng, làm cháy
kho đạn 1.500 tấn, phá một máy bay lên thẳng. Mô tả cảnh

tượng trên, nhà báo Mỹ Micheal Mclair viết: “Rạng sáng
ngày 21 tháng 1 năm 1968, pháo tầm xa của Bắc Việt Nam
mở màn cuộc bao vây ở Khe Sanh với sự chính xác tai hại,
300 quả đạn đã làm 18 lính Mỹ chết, 40 bị thương, những
quả đạn pháo ấy như rơi ngay vào Oa-sinh-tơn
Ngày 22 tháng 1/1968, tình hình Khe Sanh nguy ngập bởi kho
đạn 1.500 tấn, chiếm phần lớn dự trữ đã bị phá hủy. Tiểu Đoàn
1 thuộc Trung Đoàn 9 TQLC Hoa Kỳ cùng máy bay vận tải
chở đạn dược khẩn cấp đến tăng cường cho Khe Sanh.
Tiếp tục thực hiện ý định chiến dịch, ngày 23 tháng 1, Bộ tư
lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh hạ lệnh tiến công tiêu diệt
cứ điểm Huội San nằm sát biên giới Việt - Lào. Huội San là
khu vực phòng ngự của quân Hoàng gia Lào (6 đại đội) và một
số trung đội dân vệ, tổ chức thành 12 cứ điểm nhỏ, trung tâm
là cứ điểm Tà Mây. Để đảm bảo đánh chắc thắng, ngoài lực
lượng Trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Bộ tư lệnh đã tăng cường
thêm 1 đại đội xe tăng lội nước (11 xe PT-76) 1 đại đội công
binh, một số trung đội địa phương và một số cán bộ địch vận
của Quân giải phóng Lào.
19 giờ ngày 23 tháng 1, khi hỏa lực pháo binh bắn chuẩn bị,
các mũi tiến công của bộ binh và xe tăng QĐNDVN bắt đầu
xuất phát xung phong. Được xe tăng chi viện, các mũi tiến


×