Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ KIM DIỆN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ CÁC VẤN ĐỀ
HƢỚNG NỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

MÃ SỐ: 8310401.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.BAHR WEISS

Hà Nội - 2022


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của khoa Các khoa học giáo
dục - trường đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các cán bộ nhà trường
đã tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới GS.TS Bahr Weiss đã nhận lời hướng dẫn em trong
quá trình làm luận văn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hồ Thu Hà và ThS.
Nguyễn Minh Hằng - hai người chị đã rất kiên nhẫn, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
cho em nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình em thực hiện nghiên cứu cũng như
viết báo cáo cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô và các bạn học sinh của
trường Tiểu học và trung học cơ sở Thái Thọ, Tiểu học và trung học cơ sở Thụy Hải,
Trung học cơ sở Đông Mỹ, và Trung học cơ sở Lê Hồng Phong đã đồng ý tham gia để
tơi có thể tiến hành khảo sát tại các trường này.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong tập thể K11- Tâm lý học lâm
sàng trẻ em và vị thành niên. Các anh chị và các bạn đã đồng hành và động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt hành trình học tập này.
Cuối cùng, với tất cả tình cảm của mình, tơi biết ơn cha mẹ và gia đình, bạn bè
ln ln ở bên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hồn thành luận văn của mình.
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu khơng nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu
cịn non trẻ nên luận văn cịn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cơ đóng góp ý kiến
giúp em có thể hoàn thành luận văn được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Phạm Thị Kim Diện

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và
các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở” là cơng trình nghiên cứu của tơi
Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả
Phạm Thị Kim Diện


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Chỉ số khối cơ thể

DASS

Thang đánh giá stress/căng thẳng, lo âu, trầm cảm

ĐCCX

Điều chỉnh cảm xúc

ĐTB (M)

Điểm trung bình

HACT

Hình ảnh cơ thể

HTXH

Hỗ trợ xã hội

SD


Độ lệch chuẩn

TH&THCS

Tiểu học và trung học cơ sở

VĐHN

Vấn đề hướng nội

VTN

Vị thành niên

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chí lựa chọn khách thể trả lời phỏng vấn sâu ...................................... 46
Bảng 2.2. Thống kê một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................... 48
Bảng 2.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của học sinh ........................................................ 50
Bảng 3.1. Cảm nhận về hình ảnh cơ thể của học sinh qua thang đo BESAA .............. 52
Bảng 3.2. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo giới tính ................................................ 55
Bảng 3.3. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo khu vực sống ........................................ 57
Bảng 3.4. Tương quan giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng ............. 58
Bảng 3.5. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo chỉ số khối cơ thể (BMI) ...................... 60
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ các vấn đề hướng nội của học sinh ........................................ 62
Bảng 3.7. So sánh ĐTB các vấn đề hướng nội theo giới tính ...................................... 63
Bảng 3.8. Tương quan giữa VĐHN theo ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng, và chỉ
số BMI .......................................................................................................................... 64

Bảng 3.9. Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội ......................... 65
Bảng 3.10. ĐTB các hỗ trợ xã hội của học sinh ........................................................... 67
Bảng 3.11. Tương quan giữa các vấn đề hướng nội và hỗ trợ xã hội .......................... 69
Bảng 3.12. Tương quan giữa hình ảnh cơ thể và hỗ trợ xã hội .................................... 71
Bảng 3.13. ĐTB và tỷ lệ tần suất các khó khăn trong ĐCCX của học sinh ................. 72
Bảng 3.14. So sánh ĐTB các khó khăn trong ĐCCX theo giới tính ............................ 76
Bảng 3.15. Tương quan giữa hình ảnh cơ thể và các khó khăn trong ĐCCX .............. 78
Bảng 3.16. Tương quan giữa các VĐHN và các khó khăn trong ĐCCX..................... 79
Bảng 3.17. Mơ hình hồi quy các vấn đề hướng nội và một số biến số ........................ 81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Cảm nhận của học sinh về ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng ...... 51

v


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ CÁC VẤN ĐỀ HƢỚNG NỘI ......................................... 7
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 7
1.1.1. Các nghiên cứu về hình ảnh cơ thể ................................................................... 7
1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm, sự phát triển hình ảnh cơ thể ........................... 7
1.1.1.2. Nghiên cứu về phƣơng pháp đo lƣờng/đánh giá hình ảnh cơ thể ........... 9
1.1.1.3. Phƣơng pháp can thiệp các vấn đề hình ảnh cơ thể ............................... 12
1.1.1.4. Đặc điểm hình ảnh cơ thể ở các nhóm đối tƣợng khác nhau ................. 13
1.1.1.5. Các yếu tố liên quan tới hình ảnh cơ thể.................................................. 17
1.1.2. Các nghiên cứu về các vấn đề hƣớng nội ....................................................... 20
1.1.2.1. Nghiên cứu về thực trạng của các vấn đề hƣớng nội .............................. 20
1.1.2.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của các vấn đề hƣớng nội ....................... 21

1.1.2.3. Nghiên cứu về yếu tố bảo vệ của các vấn đề hƣớng nội .......................... 26
1.1.3. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa HACT và các VĐHN ........................... 27
1.1.3.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hƣớng
nội.............................................................................................................................. 27
1.1.3.2. Các nghiên cứu vai trò của hỗ trợ xã hội và khả năng điều chỉnh cảm
xúc đối với mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hƣớng nội ........... 31
1.2. Khái niệm công cụ ............................................................................................... 32
1.2.1. Khái niệm hình ảnh cơ thể ........................................................................... 32
1.2.2. Khái niệm các vấn đề hƣớng nội .................................................................. 34
1.2.3. Khái niệm hỗ trợ xã hội ................................................................................ 35
1.2.4. Khái niệm điều chỉnh cảm xúc ..................................................................... 35
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS .............................................................. 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 40
2.1. Tiến trình nghiên cứu .......................................................................................... 40
2.2. Quy trình thu thập dữ liệu .................................................................................. 41
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 41
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 41
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................... 42
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ........................................................................ 46
vi


2.3.4. Phƣơng pháp thống kế toán học .................................................................. 47
2.4. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 48
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................. 50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 51
3.1. Thực trạng cảm nhận hình ảnh cơ thể của học sinh ........................................ 51
3.1.1. Cảm nhận chung của học sinh về hình ảnh cơ thể ..................................... 51
3.1.2. So sánh cảm nhận về hình ảnh cơ thể theo các đặc điểm .......................... 55

3.1.2.1. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo giới tính ......................................... 55
3.1.2.2. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo khu vực sống ................................ 57
3.1.2.3. Mối liên hệ giữa HACT và ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng ..... 58
3.1.2.4. So sánh ĐTB hình ảnh cơ thể theo phân loại BMI .............................. 59
3.2. Thực trạng vấn đề hƣớng nội ............................................................................. 62
3.2.1. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh .................................................. 62
3.2.2. So sánh mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo một số đặc điểm. ................ 63
3.3. Mối quan hệ giữa hình ảnh cơ thể và vấn đề hƣớng nội .................................. 65
3.3.1. Tƣơng quan giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hƣớng nội ..................... 65
3.3.2. Mối liên hệ của HTXH với HACT và VĐHN ............................................. 67
3.3.2.1. Thực trạng hỗ trợ xã hội ........................................................................ 67
3.3.2.2. Mối liên hệ giữa hỗ trợ xã hội với các VĐHN và hình ảnh cơ thể ..... 69
3.3.3. Mối liên hệ của các khó khăn điều chỉnh cảm xúc với HACT và VĐHN 72
3.3.3.1. Thực trạng khó khăn điều chỉnh cảm xúc ............................................ 72
3.3.3.2. Mối liên hệ giữa các khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc với các
VĐHN và hình ảnh cơ thể ................................................................................... 77
3.4. Dự báo vấn đề hƣớng nội từ một số biến số ...................................................... 81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 84
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
2. KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 85
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 87
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 96

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong q trình phát triển, mỗi cá nhân có nhiều mối bận tâm, trong đó có mối
bận tâm về hình ảnh cơ thể. Mối quan tâm và lo lắng về ngoại hình là điều phổ biến ở
những người trẻ tuổi. Tuổi dậy thì và vị thành niên dường như là một giai đoạn
chuyển đổi lớn về hình ảnh cơ thể (Stice, 2003), là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn
cho mối quan hệ giữa người trẻ và cơ thể của họ. Ngoại hình bắt đầu biến chuyển và
thay đổi. Q trình này hồn tồn nằm ngồi tầm kiểm sốt của mỗi người và khơng
có cách nào để dừng nó lại. Đây cũng là lứa tuổi rất nhạy cảm với sự thay đổi ngoại
hình cũng như tâm sinh lý của bản thân. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tuổi
vị thành niên là thời điểm đặc biệt quan trọng dễ phát triển sự không hài lịng với hình
ảnh cơ thể (Cheung, Lee, 2011; Gardner, 2001). Các cuộc khảo sát trực tuyến mới do
Tổ chức Sức khỏe Tâm thần với YouGov thực hiện vào tháng 3 năm 2019 với 4.505
người lớn từ 18 tuổi trở lên và 1.118 vị thành niên (13-19 tuổi) ở Vương quốc Anh
đưa ra kết quả thu được ở vị thành niên, 40% cảm thấy lo lắng, 37% cảm thấy khó
chịu và 31% cảm thấy xấu hổ liên quan đến hình ảnh cơ thể của mình [66]. Tác giả
Charlotte N. Markey (2010) chỉ ra số lượng lớn trẻ em gái (24–90%) và trẻ em trai
(10–75%) bị ảnh hưởng bởi sự không hài lòng về cơ thể. 70% trẻ em gái vị thành niên
và 50% trẻ em trai vị thành niên không hài lịng với cơ thể của mình và muốn thay đổi
ngoại hình của chúng (dẫn theo Gattario, 2013). Hình ảnh cơ thể có liên quan đến
nhiều vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của trẻ: tuổi dậy thì, bản sắc cá nhân, gia
đình, bạn bè và các mối quan hệ lãng mạn. Có thể thấy đánh giá ngoại hình tác động
nhiều đến tâm lý, chất lượng học tập và ảnh hưởng đến cuộc sống các em không chỉ ở
hiện tại mà còn trong tương lai (Charlotte, 2010).
Các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên vẫn luôn là một đề
tài nhận được nhiều sự quan tâm, trong đó nổi bật là các vấn đề hướng nội như lo âu,
trầm cảm, than phiền cơ thể… Theo hướng dẫn mới của WHO về tăng cường sức
khỏe tâm thần ở vị thành niên đăng tải vào ngày 28 tháng 9 năm 2020, trầm cảm là
nguyên nhân thứ tư gây ra bệnh tật và tàn tật ở vị thành niên từ 15-19 tuổi và thứ mười
lăm đối với những người từ 10-14 tuổi trên toàn thế giới. Lo lắng là nguyên nhân
1



đứng hàng thứ chín đối với vị thành niên từ 15-19 tuổi và thứ sáu đối với những người
từ 10-14 tuổi. Rối loạn cảm xúc có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như học
tập và vui chơi. Tệ hơn, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [110]. Theo một vài khảo sát
trong ở Việt Nam, gần 1/4 (22.8%) học sinh trung học ở Cần Thơ có nguy cơ lo âu, và
2/3 (41.1%) có nguy cơ trầm cảm [16].
Đối với vị thành niên, việc đánh giá về sự phát triển thể chất hoặc hình ảnh cơ
thể là những lĩnh vực tự đánh giá nổi bật và chúng có nguy cơ dẫn tới các vấn đề
hướng nội. Những căng thẳng liên quan tới ngoại hình hoặc sự khơng hài lịng về hình
ảnh cơ thể đã được chứng minh là có thể tiên lượng trước sự gia tăng các triệu chứng
trầm cảm ở vị thành niên (dẫn theo Ramos, 2019). Đồng thời, mối bận tâm về hình
ảnh cơ thể dường như có tác động mạnh mẽ hơn đến trẻ em gái so với các trẻ em trai
về cả các triệu chứng hướng nội (dẫn theo Stice, 2001). Trong báo cáo của UNICEF
Việt Nam (2018) đã đề cập đến yếu tố nguy cơ gây ra vấn đề sức khỏe tâm thần ở học
sinh, trong đó nổi bật là nhóm vấn đề về cảm xúc là liên quan đến những quan niệm
tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên. Những lo ngại bắt đầu xuất hiện trong giai
đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt ở những em gái lo lắng về chu kỳ kinh
nguyệt hoặc những em bị coi là thừa cân. Những mối lo khác xoay quanh hình thể
thấp bé, dẫn đến việc bị chọc ghẹo, bêu tên và phân biệt đối xử trong các hoạt động
thể thao tại trường học [8]. Vì vậy, việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa HACT và
VĐHN có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có thêm các gợi ý trong các hoạt động
can thiệp, phòng ngừa vấn đề hướng nội ở học sinh.
Hỗ trợ xã hội và khả năng điều chỉnh cảm xúc là một vấn đề được nhắc đến
nhiều trong các nghiên cứu về vấn đề hướng nội ở trẻ vị thành niên. Theo tác giả
Bearman và Stice (2008), sự khơng hài lịng về cơ thể là một yếu tố nguy cơ gây trầm
cảm ở trẻ em gái vị thành niên, và sự hỗ trợ của gia đình có là vai trị trung gian quan
trọng của trong việc giải quyết mối quan hệ này. Sự hỗ trợ của bạn bè đồng trang lứa
điều chỉnh mối liên hệ tích cực giữa sự khơng hài lịng về cơ thể và các triệu chứng
trầm cảm (Morken và các cs., 2018). Bên cạnh đó, người ta cũng cho rằng vị thành
niên có khả năng điều chỉnh cảm xúc hiệu quả sẽ ít gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần

liên quan đến các vấn đề về hình ảnh cơ thể (Hughes, Gullone, 2011). Khi nghiên cứu
2


về mối quan hệ giữa HACT và VĐHN, việc tìm hiểu về các yếu tố liên quan như
HTXH và ĐCCX sẽ giúp chúng ta khám phá sâu hơn mối quan hệ này.
Trong quá trình đọc tổng quan và tìm tài liệu tham khảo những nghiên cứu đã
có ở Việt Nam cho đề tài, chúng tơi khơng tìm được nhiều nghiên cứu về mối liên hệ
giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội nói chung cũng như ở học sinh THCS
nói riêng. Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này hướng tới việc mới chỉ đánh giá
một số khía cạnh nhỏ trong HACT hay đánh giá tác động của các vấn đề sức khỏe tâm
thần và các yếu tố liên quan tới cân nặng (Đặng Kim Anh và các cộng sự, 2020; Trần
Thành Nam và cộng sự, 2018; Nguyễn Xuân Bách và cs, 2020). Xuất phát từ những lý
do về thực tiễn và lý luận trên, chúng tơi thực hiện đề tài “Mối liên hệ giữa hình ảnh
cơ thể và vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở” nhằm tìm hiểu về mối quan
hệ giữa HACT với VĐHN cũng như một số yếu tố liên quan tới mối quan hệ này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được khảo sát để tìm hiểu về thực trạng hình ảnh cơ thể, các
vấn đề hướng nội cũng như mối liên hệ giữa hai biến này ở học sinh THCS, từ đó
nhằm góp phần tạo cơ sở hỗ trợ quá trình giáo dục và tìm ra giải pháp mang tính
phịng ngừa cho học sinh, giảm thiểu tình trạng xuất hiện những vấn đề về sức khỏe
tâm thần nói chung và vấn đề hướng nội ở học sinh nói riêng, bổ sung thêm vào nhóm
những nghiên cứu về hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội ở Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
• Thực trạng cảm nhận về hình ảnh cơ thể của học sinh THCS như thế nào?
• Thực trạng những vấn đề hướng nội của học sinh như thế nào?
• Hình ảnh cơ thể và vấn đề hướng nội ở học sinh trung học cơ sở có mối liên
hệ như thế nào với nhau?
• Những yếu tố: hỗ trợ xã hội và điều chỉnh cảm xúc có liên quan như thế nào
tới cảm nhận về HACT và VĐHN?


3


4. Giả thuyết nghiên cứu
• Đa số học sinh có cảm nhận về hình ảnh cơ thể ở mức điểm trung bình, tức là
ở ngưỡng giữa của dải từ hình ảnh cơ thể tiêu cực đến hình ảnh cơ thể tích cực.
• Một nhóm các học sinh có những triệu chứng hướng nội, trong đó các triệu
chứng lo âu xuất hiện nhiều nhất
• Điểm số về hình ảnh cơ thể có mối tương quan nghịch với điểm số các vấn đề
hướng nội ở học sinh trung học cơ sở, nghĩa là học sinh càng có hình ảnh cơ thể tích
cực thì càng có ít các vấn đề hướng nội.
• Hỗ trợ xã hội có tương quan thuận với cảm nhận về hình ảnh cơ thể và tương
quan nghịch với các vấn đề hướng nội. Khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc có tương
quan nghịch với cảm nhận về hình ảnh cơ thể và tương quan thuận với các vấn đề
hướng nội. Hỗ trợ xã hội và điều chỉnh cảm xúc, cùng với hình ảnh cơ thể dự báo
được cho biến phụ thuộc vấn đề hướng nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận: tìm hiểu sách, tài liệu, các bài báo khoa học và các nghiên cứu
trước đây để xây dựng tổng quan các nghiên cứu về hình ảnh cơ thể, vấn đề hướng nội
và các yếu tố ảnh hưởng/liên quan tới mối quan hệ này; xây dựng các khái niệm cơng
cụ sử dụng trong nghiên cứu: hình ảnh cơ thể, vấn đề hướng nội, hỗ trợ xã hội, điều
chỉnh cảm xúc.
Về mặt thực tiễn: tìm hiểu thực trạng cảm nhận hình ảnh cơ thể và thực trạng
mức độ các vấn đề hướng nội ở học sinh. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mối liên
hệ giữa HACT và VĐHN. Đưa ra các khuyến nghị về phía gia đình, nhà trường nhằm
nâng cao hình ảnh cơ thể và phịng ngừa các vấn đề hướng nội cho học sinh.
6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể với các vấn đề hướng
nội ở học sinh trung học cơ sở

• Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là 470 học sinh trung học cơ sở
được lựa chọn ngẫu nhiên theo lớp từ khối 6 đến khối 9 từ bốn trường tại tỉnh Thái
4


Bình: TH&THCS Thái Thọ, TH&THCS Thụy Hải, TH&THCS Đơng Mỹ,
TH&THCS Lê Hồng Phong.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài
liệu và các cơng trình nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc lịch sử vấn đề nghiên
cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài nghiên cứu cũng như xây dựng công
cụ nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tham khảo các nghiên cứu đã cơng bố về
hình ảnh cơ thể, các vấn đề hướng nội, xây dựng bảng hỏi, thang đo nhằm điều tra
thực trạng cảm nhận về hình ảnh cơ thể, các vấn đề/triệu chứng hướng nội. Phương
pháp này được sử dụng để khảo sát số liệu định lượng học sinh từ một số trường trung
học cơ sở tại Thái Bình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu
thêm những thơng tin sâu hơn, những thơng tin góp phần giải thích, bổ sung cho bảng
hỏi khảo sát mà học sinh đã làm trước đó. Sau khi lọc ra khách thể phỏng vấn từ q
trình xử lý số liệu,chúng tơi gọi điện liên hệ với phụ huynh xin phép cho trẻ tham gia
phỏng vấn, đặt lịch hẹn và phỏng vấn trẻ qua điện thoại với bộ câu hỏi đã được soạn
trước.
- Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để xử lí các số
liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm đưa ra các kết luận
định lượng cho đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy; trên
cơ sở đó đưa ra những kết luận về mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề
hướng nội cũng như các yếu tố liên quan.
8. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi thời gian và địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2020

đến tháng 3/2022 tại một số trường THCS tại Thái Bình.
• Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung xem xét nhận thức/thái độ/đánh giá của
học sinh về ngoại hình bản thân. Bên cạnh đó, tìm hiểu những vấn đề hướng nội của
học sinh trong phạm vi các triệu chứng stress/căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

5


9. Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ CÁC VẤN ĐỀ HƢỚNG NỘI
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về hình ảnh cơ thể
1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm, sự phát triển hình ảnh cơ thể
Trên thế giới, có nhiều quan sát có hệ thống để khám phá về hình ảnh cơ thể
được các nhà nghiên cứu sử dụng. Theo Linda Smolak (2011), trong quá trình phát
triển của một cá nhân, khoảng 2 tuổi, trẻ mới có nhận thức rõ ràng về ―tơi‖, nhận biết
bản thân (và các đặc điểm của chúng) trong gương và ảnh và biết tự gọi tên mình
trong gương. Hơn nữa, trẻ mới biết đi thể hiện sự tự hào và xấu hổ, trong khi trẻ mẫu
giáo (4–6 tuổi) có thể so sánh hành vi của chúng với một đứa trẻ khác. Trẻ 5 tuổi có
một số lo lắng về kích thước cơ thể, mong muốn được lớn hơn. Điều này có thể chỉ
đơn giản là phản ánh mong muốn của chúng là được lớn lên, giống như những "đứa

trẻ lớn" mà chúng biết. Tuy nhiên, đến 6 tuổi, có bằng chứng rõ ràng rằng trẻ em bắt
đầu quan tâm đến cân nặng và hình dáng theo những cách gần giống với mối quan tâm
của vị thành niên và người lớn. Đến khoảng 8 tuổi, trẻ tự so sánh mình với nhiều trẻ
khác, trong số những so sánh xã hội mà chúng thực hiện có những so sánh về ngoại
hình. Việc tự đánh giá của trẻ em được phân biệt thành bốn lĩnh vực: năng lực học tập,
năng lực xã hội, kỹ năng thể chất/thể thao và ngoại hình. Hai hạng mục tự đánh giá
cuối cùng này rõ ràng là các thành phần cấu thành hình ảnh cơ thể. Do đó, phát triển
bản thân, bao gồm cả kỹ năng so sánh xã hội đang phát triển, là một phần nền tảng của
hình ảnh cơ thể [22, tr67-68].
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhìn chung, sự khơng hài lịng về cơ thể gia tăng
từ cuối thời thơ ấu đến đầu tuổi trưởng thành, lòng tự trọng về cơ thể (body-esteem)
cũng giảm trong khoảng thời gian này, sau đó dần ổn định. Nelson và các cộng sự
(2018) đã xác định ba nhóm phát triển của sự tự trọng ngoại hình từ 10 đến 24 tuổi:
cao và tương đối ổn định (53%), suy giảm trung bình ở đầu tuổi vị thành niên (36%)
và suy giảm mạnh ở tuổi vị thành niên (11%) (dẫn theo Emilie Lacroix, 2020). Tác giả
Davison và cộng sự (2003) đã báo cáo sự cải thiện lòng tự trọng về cơ thể (bodyesteem) trong những năm đầu tiểu học (5-9 tuổi). Trong thời gian học trung học cơ sở,
7


cả nam và nữ dường như bị giảm lòng tự trọng về cơ thể mặc dù mức giảm của trẻ
nam có thể ít nghiêm trọng hơn và sự phục hồi có thể nhanh hơn so với mức giảm của
trẻ gái (dẫn theo Smolak, 2004). Mặc dù hình ảnh cơ thể tương đối không đổi theo
thời gian nhưng chúng thay đổi trong một số bối cảnh nhất định (các mức độ dễ bị tổn
thương và thay đổi theo độ tuổi cụ thể sau khi tiếp xúc với phương tiện truyền thông
hoặc thay đổi tình trạng sức khỏe được làm nổi bật bởi các nghiên cứu theo chiều dọc
và nghiên cứu thực nghiệm) [12].
Tác giả Vani và các cộng sự (2021) khi tìm hiểu các mơ hình và lý thuyết về
cách mà hình ảnh cơ thể phát triển đã đề cập tới ba mơ hình: mơ hình ảnh hưởng ba
bên (the tripartite influence model), lý thuyết so sánh xã hội (social comparison
theory) và lý thuyết sự sai lệch bản thân (self-discrepancy theory). Mơ hình ảnh

hưởng ba bên - the tripartite influence model (Thompson và cộng sự, 1999) là một
quan điểm lâu đời phù hợp với quan điểm văn hóa xã hội. Mơ hình này cho thấy rằng
có những yếu tố xã hội hình thành ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì hình ảnh cơ
thể tiêu cực và ăn uống rối loạn. Có ba ảnh hưởng xã hội chính là cha mẹ, bạn bè đồng
trang lứa và phương tiện truyền thông tạo cơ sở cho sự phát triển sau này của các mối
quan tâm về hình ảnh cơ thể (Thompson và cộng sự, 1999). Xét về tổng quan, người
ta cho rằng những tác nhân xã hội này thường thúc đẩy sự tập trung cao độ vào ngoại
hình và/hoặc chức năng của cơ thể thông qua giao tiếp (trực tiếp và gián tiếp), phóng
chiếu các giá trị và chuẩn mực, đồng thời tán thành các khn mẫu và hình dạng, kích
thước và chức năng của một hình mẫu cơ thể lý tưởng. Lý thuyết so sánh xã hội
(social comparison theory) của Festinger (1954) nói rằng các cá nhân có nhu cầu cố
hữu để đánh giá ngoại hình và khả năng của họ so với những người khác. Theo lý
thuyết này, các cá nhân hoặc so sánh mình với những người kém hơn (được gọi là so
sánh xã hội hướng xuống- downward social comparison); hoặc so sánh mình với
những người tốt hơn (được gọi là so sánh xã hội hướng lên-upward social comparison)
về các thuộc tính giá trị (ví dụ: ngoại hình, hình thể, kỹ năng thể chất). So sánh hướng
xuống thường dẫn đến tri giác, nhận thức tích cực trong khi so sánh hướng lên liên tục
có liên quan đến kết quả hình ảnh cơ thể tiêu cực hơn. Lý thuyết sự sai lệch bản thân
(self-discrepancy theory) (Higgins, 1987) chỉ ra sự khác biệt về hình dạng cơ thể thực
tế của một cá nhân (hoặc ngoại hình, năng lực, kỹ năng, v.v.) và hình dạng cơ thể
8


mong muốn là các chỉ số về sự không hài lịng của cơ thể (nhận thức hình ảnh cơ thể).
Ngồi việc so sánh, nội tâm hóa cơ thể lý tưởng (the internalization of body ideals)
cũng được coi là một yếu tố liên quan đến việc các cá nhân sẽ trải nghiệm hình ảnh cơ
thể tích cực hay tiêu cực [101].
1.1.1.2. Nghiên cứu về phƣơng pháp đo lƣờng/đánh giá hình ảnh cơ thể
Vào những năm 1990, những nghiên cứu về hình ảnh cơ thể phát triển mạnh
mẽ, nhiều khái niệm được đưa ra, nhiều thang đo bảng hỏi được xây dựng nhằm sử

dụng để đo lường, đánh giá và trị liệu tâm lý liên quan đến lĩnh vực này.
Đo lƣờng, đánh giá bằng hình ảnh
Đây là phương pháp đánh giá sử dụng các hình vẽ đường nét của các hình
người từ cực gầy đến béo để hỏi trẻ về nhận thức về hình dáng của bản thân và sở
thích của chúng về hình dáng cơ thể. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các thang đo
này với phiên bản bảy hình vẽ, một số khác sử dụng phiên bản có chín hình vẽ. Các
thang đo được sử dụng nhiều có thể kể đến của các tác giả Thompson and Gray - The
Contour Drawing Rating Scale (1995); Collins (1991); Stulkart và cộng sự - Figure
Rating Scale (1983); Truby và Paxton - Children‘s Body Image Scale (2002);
Thompson & Altabe - Children‘s Body Image Scale (2002); Gardner và cộng sự Body Image Assessment Scale-BD (2009) . Các câu hỏi thường được đặt ra đối với trẻ
em khi sử dụng những thang đo này là về hình dáng bản thân hiện tại - ―Bạn thấy
mình trơng giống với hình ảnh nào nhất?‖, và hình dáng mà bản thân cho là hình dáng
lý tưởng -―Bạn muốn mình trơng giống với hình ảnh nào nhất?‖. Hiệu số của sự khác
biệt giữa hai sự lựa chọn này đã được sử dụng để làm thước đo cho sự khơng hài lịng
về hình dáng cơ thể. Sự chênh lệch càng lớn càng thể hiện sự khơng hài lịng nhiều
hơn. Một số nhà nghiên cứu cũng đã yêu cầu trẻ em lựa chọn hình dạng lý tưởng của
một đứa trẻ khác giới, hình dạng lý tưởng của người lớn và hình dạng cơ thể mà cha
mẹ chúng thích. Do đó, những thang đo này đã được sử dụng để đánh giá nhận thức
của trẻ em về hình mẫu lý tưởng của người khác cũng như của chính chúng.
Bên cạnh điểm mạnh là một biện pháp trực quan dễ hiểu, hấp dẫn về hình ảnh,
dễ thực hiện và có thể sử dụng dễ dàng trên cả những đối tượng trẻ em nhỏ tuổi,
không bị phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ; thì các thang đo này cũng được cho là chỉ
9


đánh giá được về khía cạnh tri giác của hình ảnh cơ thể, thiếu dữ liệu đo lường các
thành phần tâm lý khác. Việc sử dụng các hình ảnh khơng giống nhau và khơng có
một tỷ lệ nhất định cho các hình vẽ cũng là một hạn chế được nhắc đến khi xem xét độ
tin cậy của các thang đo.
Đo lƣờng, đánh giá bằng bảng câu hỏi

Có nhiều bảng câu hỏi đo lường được phát triển trên các mẫu, vị thành niên
hoặc người lớn nhằm giúp nắm bắt nhiều sắc thái và các cấu trúc có liên quan đến
hình ảnh cơ thể. Mỗi khía cạnh của hình ảnh cơ thể (tri giác, cảm xúc và hành vi) hiện
được đánh giá bằng một loạt các cơng cụ chun dụng.
Khía cạnh nhận thức của hình ảnh cơ thể được sử dụng đo lường bằng các
thang đo thường thiết kế câu hỏi trả lời kiểu likert hoặc các tuyên bố đồng ý/không
đồng ý với một nhận định nào đó để đánh giá sự khơng hài lịng của cơ thể đối với
hình dạng, kích thước, cân nặng và chức năng của các vùng cơ thể cụ thể (ví dụ: mũi,
tay, chân, ngực, eo, hơng, đùi, v.v..), các thuộc tính (ví dụ: gầy, cân nặng, ngoại hình,
cơ bắp) hoặc chức năng thể chất (ví dụ: sức bền, sức bền); hoặc đánh giá sự hài lòng khơng hài lịng về ngoại hình chung hoặc tổng thể. Các thang đo đánh giá các vị trí cụ
thể trên cơ thể cũng có thể đánh giá mức độ hài lịng với các khía cạnh ngoại hình liên
quan đến cân nặng và các khía cạnh ngoại hình khơng liên quan đến cân nặng. Mặt
khác, các thang đo đánh giá về ngoại hình chung, đánh giá xem một người có cảm
thấy hấp dẫn về thể chất hay khơng hoặc có thích ―ngoại hình‖ của họ hay khơng.
Điểm được sử dụng để đưa ra báo cáo thường là điểm tổng hoặc trung bình của các
mục của thang đo. Những thang đo đầu tiên được xây dựng chủ yếu tập trung vào các
bệnh lý của hình ảnh cơ thể và các tác động tiêu cực hơn về tri giác, nhận thức, tình
cảm và hành vi: Self-Image Questionnaire for Young Adolescents Body Image
subscale - Petersen, Schulenberg, Abramowitz, Offer, & Jarcho (1984); Body Image
Automatic Thoughts Questionnaire (Cash, Lewis, và Keeton, 1987); Body Satisfaction
Questionnaire - Rauste-von Wright (1989); Body Image Concern Inventory (BICI) Littleton và cs. năm (2005); The Assessment of Body-Image Cognitive Distortions
Scale (Jakatdar, Cash, và Engle, 2006)..., thì những thang đo sau này cũng hướng tới
phát triển để đánh giá tri giác, nhận thức, cảm xúc và hành vi tích cực với hình ảnh cơ
10


thể the Body Appreciation Scale (Avalos & cs., 2005; Tylka & Wood-Barcalow,
2015); The Functionality Appreciation Scale (Alleva & cs., 2017). Một cách phổ biến
để đo hình ảnh cơ thể của một người là đo lường mức độ lòng tự trọng cơ thể (bodyesteem) của người đó: Body Esteem Scale for Adolescents and Adults (BESAA) Mendelson (2001).
Khía cạnh cảm xúc của hình ảnh cơ thể được đo lường bằng cách đánh giá tình

cảm và cảm xúc liên quan đến cơ thể của cá nhân, thường bao gồm lo lắng, xấu hổ,
bối rối, tội lỗi, ghen tị, tự hào và những cảm xúc khác liên quan tới cơ thể. Hầu hết các
đo lường về khía cạnh này là những thang đo tự báo cáo và thường bao gồm tần suất
và/hoặc cường độ của các trải nghiệm cảm xúc. Một số thang đo có thể kể đến như the
Social Physique Anxiety Scale (SPAS; Hart & cs., 1989); Body Uneasiness Test BUT (Cuzzolaro, 2006); the Body-related Appearance Self-conscious Emotions Scale
(BASES; Castonguay & cs., 2014) và the Body-related Self-conscious Emotions
Fitness Instrument (BSE-FIT; Castonguay & cs., 2016).
Khía cạnh hành vi của hình ảnh cơ thể là khía cạnh có ít các thang đánh giá và
đo lường hơn. Một trong những công cụ đầu tiên được phát triển để đánh giá việc
tránh mặc quần áo bó sát hoặc hở hang, tránh ra ngoài xã hội hoặc gần gũi thể xác,
hạn chế ăn, chải chuốt và tránh những việc có liên quan đến cân nặng là The Body
Image Avoidance Questionnaire (Rosen, Srebnik, Salzberg và Went, 1991). Ngồi ra
có thể nhắc tới thang đo The Body Image-Acceptance and Action questionnaire được
phát triển bởi Sandoz, Wilson, Merwin, & Kellu, 2013. Một cơng cụ hữu ích khác, đo
lường việc kiểm tra ngoại hình chung, xem xét các bộ phận cụ thể của cơ thể và các
nghi thức kiểm soát cơ thể theo phong cách riêng của mỗi cá nhân là The Body
Checking Questionnaire (Reas, Whisenhunt, Netemeyer và Williamson, 2002).
Một ưu điểm của những phương pháp đánh giá bằng thang đo này là có thể đo
lường được nhiều cấu trúc liên quan đến hình ảnh cơ thể, các khách thể cũng có thể
đưa ra những cảm nhận khác nhau về các bộ phận trên cơ thể, về nhiều chiều cạnh hơn
của cơ thể họ. Trong các nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của luận án này,
chúng tôi đã sử dụng phương pháp thang đo để đo hình ảnh cơ thể của học sinh
THCS.
11


1.1.1.3. Phƣơng pháp can thiệp các vấn đề hình ảnh cơ thể
Các nhà thực hành lâm sàng tập trung tìm hiểu các biện pháp khắc phục chất
lượng cuộc sống và thay đổi những trải nghiệm về cơ thể và tâm trí nhằm giúp đỡ tích
cực hơn cho những người có chất lượng cuộc sống bị giảm sút do trải nghiệm hình

ảnh cơ thể của họ. Những nghiên cứu ứng dụng quan tâm phát triển những biện pháp
can thiệp để ngăn ngừa các vấn đề về hình ảnh cơ thể.
Liệu pháp nhận thức-hành vi hình ảnh cơ thể (BI-CBT) (Body image
cognitive-behavioral therapy) là một phương pháp điều trị hiệu quả cho rối loạn hình
ảnh cơ thể (BID-body image disturbance). BI-CBT nhằm mục đích sửa đổi những suy
nghĩ, cảm xúc và hành vi bị rối loạn chức năng thông qua các biện pháp can thiệp như
giáo dục tâm lý, tự giám sát, tái cấu trúc nhận thức, giải mẫn cảm, phơi nhiễm và
phịng ngừa ứng phó. Tác giả Thompson (1990) là tác giả nổi bật đã sử dụng tiếp cận
này để đánh giá và điều trị với nhiều nhóm khách thể khác nhau. Ông đề cập sâu tới
các cảm nhận của bệnh nhân về kích thước cơ thể, sự hài lịng với trọng lượng và kích
thước cơ thể, sự hài lịng về ngoại hình nói chung và phân tích nhiều cơng cụ đo lường
để đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc sử dụng chúng trong thăm khám lâm sàng.
Tiếp cận trải nghiệm (Experiential Approaches) đưa ra quan điểm rằng hình
ảnh cơ thể là đa chiều và bao gồm các đại diện tinh thần (suy nghĩ, cảm giác và hình
ảnh), cũng như các thành phần cảm giác (thính giác, thị giác và kinesthetic-khả năng
kết nối, cảm nhận các bộ phận cơ thể đang ở đâu và chúng đang di chuyển như thế
nào) và các yếu tố liên quan đến cơ thể (somatic components). Do đó, nếu mục tiêu là
thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và nhận thức của một cá nhân liên quan đến hình
ảnh cơ thể, thì chỉ can thiệp thơng qua lời nói sẽ bị hạn chế. Theo liệu pháp này, làm
việc trực tiếp với trải nghiệm về cảm giác và trải nghiệm cơ thể một cách trọn vẹn
phải được bao gồm cách tiếp cận trị liệu một cách chuyên sâu., bởi vì sự hình thành
hình ảnh cơ thể bắt đầu ở giai đoạn phát triển tiền lời nói, các kỹ thuật được thiết kế
để khuyến khích khám phá và biểu đạt phi ngơn ngữ sẽ có hiệu quả trong việc tạo ra
sự thay đổi ở cấp độ đó. Mức độ can thiệp này có thể đặc biệt quan trọng đối với
những thân chủ có rối loạn hình ảnh cơ thể xuất phát từ trải nghiệm thời thơ ấu [22;
tr415-442]. Một số kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp này như các kỹ thuật về
12


cảm giác (múa chuyển động, trị liệu âm nhạc…); các kỹ thuật thể hiện tinh thần (liệu

pháp thôi miên, viết nhật ký…); phương pháp tiếp cận tổng hợp (chánh niệm, liệu
pháp tâm lý cảm giác vận động…).
Tiếp cận tâm lý giáo dục để phòng ngừa dựa trên trường học. Các chương
trình tại trường học nhằm ngăn ngừa rối loạn ăn uống và cải thiện hình ảnh cơ thể đã
phát triển vào cuối những năm 1980. Những chương trình phịng ngừa được phát triển
mới nhất bao gồm áp dụng phương pháp tiếp cận toàn trường rộng rãi hơn, kết hợp
với các biện pháp ngăn ngừa béo phì và can thiệp sống lành mạnh, nhằm vào các yếu
tố nguy cơ dẫn đến hình ảnh cơ thể kém như trêu chọc cân nặng và tận dụng vai trò
mạnh mẽ của cha mẹ (theo Cash & Smolak, 2011). Ngồi ra, cũng có những phương
pháp can thiệp khác mang tính chất phịng ngừa như Tiếp cận dựa trên máy tính
(Computer-Based Approaches) Tiếp cận sinh thái và chủ nghĩa tích cực (Ecological
and Activism Approaches); Các phương pháp tiếp cận chính sách cơng (Public Policy
Approaches).
1.1.1.4. Đặc điểm hình ảnh cơ thể ở các nhóm đối tƣợng khác nhau
Các nghiên cứu về hình ảnh cơ thể được tiến hành trên cả các nhóm lâm sàng
và nhóm bình thường.
Nghiên cứu trên các nhóm lâm sàng:
Một trong các rối loạn tâm lý có liên quan đến vấn đề hình ảnh cơ thể có thể kể
đến là ―Rối loạn mặc cảm cơ thể‖ (body dysmorphic disorder), trong hầu hết các ca
được chẩn đốn ở tuổi trưởng thành, có tới 70% người mắc báo cáo họ trải qua các
triệu chứng liên quan trong thời thanh niên và đầu niên thiếu. Chứng chán ăn tâm thần
cũng là biểu hiện cực đoan của của sự quan tâm quá mức đến kích thước và cân nặng
của cơ thể thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên và đầu tuổi trưởng thành. (Dẫn
theo Cash & Smolak, 2011). Tác giả Cash và Deagle trong một nghiên cứu tổng hợp
66 nghiên cứu khác đã nhận thấy rằng những khách thể có rối loạn ăn uống (chứng ăn
uống vô độ - Bulimia Nervosa và chán ăn tâm thần - Anorexia Nervosa) thường đánh
giá quá cao kích thước cơ thể của họ, họ nói rằng hình dáng hiện tại hoặc các bộ phận
cơ thể (eo, bụng, hông và đùi) lớn hơn so với sự thật khách quan và lớn hơn khoảng
73% so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, nhóm phụ nữ ăn uống vơ độ cũng trải qua
13



sự khơng hài lịng về cơ thể, có những cảm giác và niềm tin tiêu cực về hình dáng và
cân nặng của mình cao hơn hẳn so với nhóm chứng và nhóm chán ăn tâm thần, đồng
thời họ cũng có những phiền muộn và lo lắng đáng kể về hình dáng và cân nặng của
họ [23]. Những người này cũng có những hành vi né tránh hình ảnh cơ thể (mặc quần
áo rộng, từ chối cân, từ chối soi gương…) và tăng cường việc kiểm tra cơ thể (chú ý
quá mức tới kích thước, hình dạng, cân nặng của một người). Shafran, Fairburn,
Robinson và Lask (2004) đã điều tra 64 phụ nữ mắc chứng rối loạn ăn uống về việc
kiểm tra cơ thể và né tránh xa cơ thể, và thấy rằng 92% bệnh nhân cho biết họ kiểm
tra cơ thể để đánh giá vóc dáng hoặc tìm dấu hiệu tăng cân; trong khi 62% cho biết
chủ động tránh kiểm tra vóc dáng và cân nặng, thường xuyên nhất là vào những thời
điểm họ tăng cân.
Tác giả Hrabosky (2009) trong một nghiên cứu sử dụng Bảng câu hỏi về mối
quan hệ đa chiều về cơ thể và bản thân (the Multidimensional Body-Self Relations
Questionnaire) đưa ra kết quả các đối tượng mắc chứng rối loạn mặc cảm cơ thể có
mức độ hài lịng về ngoại hình của họ thấp và những người đàn ông mắc rối loạn này
đã đầu tư hơn nhiều vào ngoại hình của họ. Người ta cũng so sánh nhóm này với
nhóm có rối loạn ăn uống thì thấy cả hai nhóm này đều có mức độ khơng hài lịng và
tình trạng muộn phiền về cơ thể như nhau. Tuy nhiên, những người tham gia mắc
chứng rối loạn mặc cảm cơ thể cho biết hình ảnh cơ thể bị suy giảm nhiều hơn so với
những người bị rối loạn ăn uống, bao gồm cả việc họ đầu tư nhiều hơn vào ngoại hình
để nâng cao giá trị bản thân và chịu ảnh hưởng xấu hơn của hình ảnh cơ thể đối với
chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu trên nhóm bình thường:
Hầu hết những tài liệu về hình ảnh cơ thể trên nhóm bình thường được nghiên
cứu nhiều trên khía cạnh sự khơng hài lịng về cơ thể ở nhóm những người phụ nữ
trưởng thành, và càng ngày càng có nhiều sự quan tâm hơn đến tỷ lệ sự không hài
lịng về cơ thể tăng cao trong nhóm trẻ em gái vị thành niên. Nghiên cứu của Jillian
Croll (2005) về hình ảnh cơ thể ở vị thành niên đã đưa ra nhận định sự quan tâm, chú

ý quá mức tới hình ảnh và hình dạng cơ thể có thể dẫn đến việc ăn kiêng quá mức và
các phương pháp kiểm sốt cân nặng khơng lành mạnh, có thể dẫn đến các hành vi ăn
14


uống rối loạn tiềm ẩn nguy hiểm, cuối cùng hình thành các rối loạn ăn uống. Hình ảnh
cơ thể kém cũng thường dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng như trên.
Tác giả Akbarbegloo và cộng sự (2010) đã tiến hành một khảo sát tại Iran về
nhận thức về hình ảnh cơ thể và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu chỉ ra mối bận tâm
về hình ảnh cơ thể ở mức trung bình, trong đó sinh viên bận tâm nhất về ―cách những
người khác nói một cách tiêu cực về ngoại hình của tơi‖ và ―lo sợ rằng mọi người sẽ
phát hiện ra khiếm khuyết trên cơ thể của tôi‖. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng phụ nữ bận tâm đến sự thu hút về mặt cơ thể hơn là nam giới do những ảnh
hưởng của truyền thông về hình mẫu của cái đẹp. Tác giả Charlotte N. Markey (2010)
chỉ ra số lượng lớn trẻ em gái (24–90%) và trẻ em trai (10–75%) bị ảnh hưởng bởi sự
không hài lịng về cơ thể. Hình ảnh cơ thể có liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng
đối với sự phát triển của trẻ: tuổi dậy thì, bản sắc cá nhân, gia đình, bạn bè và các mối
quan hệ lãng mạn. Các mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, bao gồm béo phì và rối
loạn ăn uống, có liên quan đến sự khơng hài lịng của cơ thể.
Giới tính cũng là một yếu tố được quan tâm trong những nghiên cứu về hình
ảnh cơ thể. Nghiên cứu của Kostanski (2004) trên 448 trẻ em trai và 508 trẻ em gái
xem xét sự khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể ở cả hai giới và đưa ra nhận định sự
khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào giới tính và khối
lượng cơ thể. Đối với cả hai giới, sự khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể được tìm thấy
rõ ràng ở thời thơ ấu cũng như trong thời kỳ vị thành niên. Tổng điểm sự khơng hài
lịng về hình ảnh cơ thể đối với trẻ em gái nhiều hơn so với trẻ em trai. Đối với trẻ gái,
có sự khơng hài lòng về cơ thể tăng đáng kể khi trọng lượng cơ thể tăng lên, phản ánh
mong muốn gầy hơn. Ngược lại, đối với trẻ em trai, những người thừa cân cũng mong
muốn mình gầy hơn, nhưng những người thiếu cân lại muốn mình to lớn hơn, phản
ánh xu hướng mong muốn có cơ bắp hơn (Kostanski & cs., 2004). Các tác giả Khor,

Zalilah, Phan, Ang, Maznah, Norimah (2009), trong nghiên cứu 2.050 vị thành niên
Malaysia từ 11–15 tuổi cũng cho thấy xu hướng thích một thân hình mảnh mai hơn ở
nữ giới và họ cũng có điểm số khơng hài lịng về cơ thể trung bình cao hơn đáng kể so
với nam giới.

15


Tác giả Trương Quang Lâm (2012) trong đề tài nghiên cứu về tự đánh giá trên
257 học sinh trung học phổ thơng cho biết nhìn chung học sinh có sự đánh giá khắt
khe về thể chất và ngoại hình bản thân. Tác giả sử dụng thang đo tự đánh giá E.T.E.S
(Echel de Toulousaine Estime de Soi) của tác giả Florence Soldes Ader & cs. Trong
thang đo có 2 mệnh đề học sinh có sự đánh giá ngoại hình và cơ thể thấp hơn so với
các mệnh đề khác ―Tôi tự hào về ngoại hình của mình‖ và ―Tơi cho rằng tơi có một cơ
thể cân đối‖. Kết quả đưa ra phần lớn học sinh đánh giá ngoại hình của mình chưa
đẹp, chưa hồn thiện do các em có những điểm hạn chế trên gương mặt hoặc cơ thể
khiến các em chưa thực sự tự tin vào ngoại hình bản thân. Ngồi ra việc học sinh nhìn
nhận và tự đánh giá về thể chất của của bản thân là tích cực hay tiêu cực cịn phụ
thuộc vào yếu tố bên ngồi và yếu tố sinh lý của các em [7].
Tác giả Trần Thành Nam và cộng sự (2018) nghiên cứu xác định tương quan
giữa ý thức diện mạo ở ngoài đời thực và trên mạng xã hội của 516 khách thể thông
qua điều tra khảo sát bảng hỏi trực tuyến và phỏng vấn nhóm tập trung. Nghiên cứu
phát hiện ra những đặc điểm và biểu hiện khác nhau về sự thiếu hài lịng về cơ thể của
nhóm học sinh và sinh viên. Trong khi nhóm học sinh có xu hướng chú trọng đến hình
ảnh trên facebook phải thật hồn hảo so với bạn cùng trang lứa thì sinh viên có xu
hướng cảm thấy mình cần giảm cân, so sánh số đo cơ thể đối với bạn cùng giới và
cảm thấy bản thân cần tập gym nhiều hơn để đăng những tấm ảnh hoàn hảo trên
facebook. Khảo sát cho thấy sự tương quan giữa ý thức về diện mạo trên facebook của
nhóm học sinh cao hơn nhóm sinh viên và tương tự ý thức diện mạo của nhóm học
sinh ngồi đời thực cũng cao hơn sinh viên.

Mối quan tâm và lo lắng về ngoại hình là điều phổ biến ở những người trẻ tuổi.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tuổi vị thành niên là thời điểm đặc biệt quan
trọng dễ phát triển sự khơng hài lịng với hình ảnh cơ thể (Cheung, Lee 2011;
Gardner, 2001). Nếu trước đây, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhóm phụ nữ và
trẻ gái da trắng thì càng ngày, các nghiên cứu càng chứng minh sự khơng hài lịng về
hình ảnh cơ thể không chỉ giới hạn trong các giai đoạn phát triển cụ thể hoặc chỉ ở nữ
giới, dần dần khách thể được mở rộng hơn ở cả đàn ông, trẻ em, người lớn tuổi, nhóm
trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt với sự đa dạng về các nền văn hóa và sắc tộc.
16


1.1.1.5. Các yếu tố liên quan tới hình ảnh cơ thể
Các yếu tố nguy cơ của hình ảnh cơ thể
Các nghiên cứu về sự phát triển hình ảnh cơ thể đã đưa ra yếu tố nguy cơ nhất
quán với sự khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể ở trẻ em là chỉ số BMI. Ngày càng có
nhiều tài liệu về ảnh hưởng của kích thước và trọng lượng cơ thể đối với hình ảnh cơ
thể. Hơn nữa, mối quan hệ của hình ảnh cơ thể với khối lượng cơ thể dường như khác
nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Mặc dù kích thước và hình dạng cơ thể khơng
nhất thiết có mối liên hệ rõ ràng với hình ảnh cơ thể, nhưng có một số bằng chứng cho
thấy kết luận rằng có mối tương quan của hình dáng bên ngồi đối với hình ảnh cơ thể
(Folk và cs., 1993), phụ nữ và trẻ em gái nặng hơn có xu hướng ít hài lịng với cơ thể
của họ hơn so với phụ nữ gầy (Schwartz & Brownell, 2004). Ngay từ 6 tuổi, trẻ thừa
cân hoặc béo phì đã khơng hài lịng với cân nặng của mình hơn những trẻ khác. Mối
tương quan giữa sự khơng hài lịng của cơ thể và chỉ số BMI tăng lên trong thời gian
học tiểu học [Linda Smolak, 22, tr69-73]. Nhận thức sai về tình trạng cân nặng cũng
là một kiểu gián tiếp khơng hài lịng về hình ảnh cơ thể (Alexandra Neagu, 2015).
Nghiên cứu của các tác giả Folk, Pederson, & Cullari (1993) trên nhóm học sinh lớp 3
và lớp 6 cho ra kết quả mức độ hài lòng về cơ thể có tương quan thuận với quan niệm
hài lịng về hình ảnh bản thân, ngoại hình, cũng như hạnh phúc và sự hài lòng ở cả trẻ
trai và trẻ gái. Đối với các nữ sinh lớp sáu, quan niệm hài lòng về cơ thể của họ cũng

tương quan với sự hài lịng về bộ ngực, hơng, eo, cân nặng. Ngồi ra, cân nặng thực tế
của họ có tương quan nghịch với tổng mức độ hài lòng của cơ thể (Folk và cs., 1993).
Thừa cân bị kỳ thị ở các nền văn hóa phương Tây, điều này có thể dẫn đến tâm trạng
chán nản hơn, và sự khơng hài lịng về cơ thể ở những người này (Schwartz &
Brownell, 2004). Tác giả Nguyễn Xuân Bách cùng các cộng sự (2020) tiến hành khảo
sát trên 367 sinh viên từ 18-25 tuổi nhằm xem xét tỷ lệ thừa cân và béo phì, cũng như
mối liên hệ giữa tình trạng này với nhận thức cơ thể và một số yếu tố khác. Nhóm tác
giả đo lường nhận thức về cơ thể bằng cách để khách thể tự đánh giá về cơ thể mình là
gầy, bình thường hay béo. Sau đó họ so sánh tự đánh giá này với chỉ số BMI đo được,
từ đó xác định sự biến dạng sự biến dạng nhận thức của cơ thể (nhận thức chính xác
nếu tự nhận thức cơ thể của họ không khác với phân loại BMI và ngược lại). Kết quả
17


tỷ lệ những người nhận thức sai về hình ảnh cơ thể của họ là đáng kể; nhận thức về
kích thước cơ thể bị bóp méo trên tất cả các loại BMI. Có 45,9% người thừa cân/béo
phì nghĩ rằng họ không gầy cũng không béo và 9,8% trong số này thậm chí cịn cảm
thấy gầy [74].
Có nhiều nghiên cứu đã điều tra một loạt các yếu tố nguy cơ văn hóa xã hội ở
trẻ em. Chúng bao gồm phương tiện truyền thơng (tạp chí, chương trình truyền hình,
phim hoạt hình dành cho trẻ em và phim hoạt hình), đồ chơi (trò chơi điện tử, búp bê
Barbie, nhân vật hành động như GI Joe), nhận xét và mẫu hình của bạn bè và phụ
huynh [22, 43]. Các nền tảng truyền thông đại chúng miêu tả lý tưởng gầy cho phụ nữ
và lý tưởng cơ bắp cho đàn ông. Nhiều búp bê, đặc biệt là Barbie, và các nhân vật
hành động, bao gồm GI Joe, có hình dạng cơ thể khơng thực tế. Phương tiện truyền
thơng có thể đóng vai trị trung tâm trong việc tạo ra và làm trầm trọng thêm hiện
tượng khơng hài lịng về mặt cơ thể (dẫn theo Morris, 1989), và do đó làm tăng tỷ lệ
các hành vi nguy cơ cũng như tỷ lệ rối loạn ăn uống (Garner và cộng sự, 1980). Bạn
bè có thể ảnh hưởng tới trẻ qua thái độ làm mẫu về cân nặng và hình dáng hoặc đưa ra
nhận xét về ngoại hình đối với trẻ. Sự khơng hài lịng về cơ thể của bạn bè cùng trang

lứa có thể dự đốn về mong muốn gầy của các bé gái, ngay cả khi còn học tiểu học
(Linda Smolak). Tác giả Helfert. S. & Warschburger. P. (2011) khám phá vai trò của
áp lực xã hội với ngoại hình liên quan đến những thay đổi về hình ảnh cơ thể ở vị
thành niên. Khách thể là 236 trẻ em gái và 193 trẻ em trai từ 11 - 16 tuổi trong một
nghiên cứu chiều dọc kéo dài một năm đã hoàn thành các bảng hỏi về mức độ khơng
hài lịng của cơ thể (về cân nặng và cơ bắp) và áp lực xã hội liên quan đến ngoại hình
từ bạn bè và cha mẹ. Nghiên cứu chỉ ra việc cha mẹ khuyến khích kiểm sốt cân nặng
và hình dáng là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về mối lo lắng về cân nặng ở cả trẻ em
trai và trẻ em gái; việc trao đổi về các tiêu chuẩn hình mẫu và thái độ của bạn bè ảnh
hưởng đến những lo lắng về hình ảnh cơ thể theo giới tính, cụ thể là trẻ em gái phát
triển lo lắng về cân nặng và trẻ em trai lo lắng về cơ bắp; cuối cùng, việc loại trừ khỏi
nhóm xã hội dựa trên ngoại hình là một yếu tố dự báo cho sự lo lắng về cân nặng ở trẻ
em trai.

18


×