Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát của trẻ vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG ĐỨC ANH

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC
VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG ĐỨC ANH

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC
VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: 8310401.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hoàng Minh

HÀ NỘI – 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ
ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát” là nghiên cứu của cá nhân tơi. Q trình thu thập
dữ liệu đảm bảo các quy định và đạo đức. Kết quả được trình bày trong nghiên cứu
là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong nghiên cứu nào trước
đây. Các thông tin từ nghiên cứu khác được trích dẫn nguồn đầy đủ.

Ngày…..tháng..…năm 2022

Đặng Đức Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Việc tơi có thể hồn thiện đề tài luận văn thạc sĩ chính là một dấu mốc mà tơi
cảm thấy tự hào trong cuộc đời mình. Và tơi chắc chắn sẽ khơng có được ngày hơm
nay nếu như khơng có sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy, các cơ; sự động viên
khích lệ và hỗ trợ nhiệt tình đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của mình. Do đó,
tơi xin dành những dịng trang trọng này để gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã
giúp đỡ tơi, trong đó có cả những người tôi chưa từng gặp mặt.
Đầu tiên, tôi cảm thấy vơ cùng biết ơn PGS.TS Đặng Hồng Minh – người
hướng dẫn khoa học, đồng thời là giảng viên mà tôi hết lịng mến mộ. Tơi vẫn nhớ
khoảng thời gian khi mà tôi mới lựa chọn hướng nghiên cứu này, một chủ đề có tính
nhạy cảm cao và có thể gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện. Cơ Minh đã
đồng ý và ủng hộ hướng nghiên cứu của tôi; chính điều này trở thành động lực to
lớn giúp tơi tiến bước. Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, cô không chỉ giúp
tôi định hướng, chỉnh sửa lại những điều chưa phù hợp mà cơ cịn giúp tơi kết nối
với những nguồn lực hỗ trợ vơ cùng hữu ích. Được làm học trị của cơ và được cơ
hướng dẫn là điều khiến tơi cảm thấy mình vơ cùng may mắn và tự hào.

Tôi dành sự biết ơn sâu sắc đến với các thầy các cơ đã dạy dỗ mình trong
chương trình Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Trẻ em và vị thành niên; PGS.TS Barh
Weiss, PGS.TS Trần Thành Nam, PGS.TS Lê Văn Hào, TS Trần Văn Công, TS
Nguyễn Cao Minh. Các thầy cô đã trao cho chúng tôi món q vơ giá đó chính là
những tri thức q báu bằng tất cả sự nhiệt tình, vơ tư của mình. Tơi nghĩ rằng
mình sẽ khơng bao giờ hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tổng quan
hay học được cách thức tổng hợp, phân tích lịch sử vấn đề nếu như không được
tham gia học phần “Tâm lý học xun văn hóa”; tơi cũng sẽ khơng thể hiểu được
những nội dung khoa học trong các nghiên cứu mà mình đã đọc nếu như khơng có
kiến thức đến từ các bộ môn như “Tâm bệnh học”, Trị liệu hướng nội”, “Trị liệu
hướng ngoại”, “Định hình trường hợp”, “Phỏng vấn động cơ”..Và tôi cũng không
thể giải quyết phần dữ liệu đã thu thập nếu như khơng có học phần “Xác suất
thống kê”. Bên cạnh đó, tơi gửi lời cảm ơn đến chị Hồ Thu Hà, cô Lê Thị Thủy và

ii


các cán bộ tại Phịng Cơng tác học sinh-sinh viên; đã nhiều lần giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện các thủ tục hành chính.
Lời cảm ơn tiếp theo tơi muốn gửi đến một người chị đặc biệt của tôi, TS. Lê
Thị Huyền Trang. Chị là người đã giúp đỡ và cho tơi rất nhiều lời khun bổ ích về
q trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ cơ Minh và chị, tơi học được đức tính
cẩn thận, chăm chỉ và luôn nỗ lực tự thân hết sức trong mọi tình huống. Và giờ đây,
tơi cảm thấy mình tự tin hơn rất nhiều.
Trong q trình thực hiện nghiên cứu, ln sát cánh bên tơi đó chính là gia
đình và những người bạn bè thân thiết. Mọi người giống như cánh tay phải đắc lực
và luôn ở bên cạnh làm điểm tựa tinh thần giúp tơi trụ vững trước nhưng sóng gió,
khó khăn. Cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều; đó là: Lại Vũ Kiều Trang, Trương
Hồng Mai, Thái Văn Đạt, Lưu Xuân Mai, Nguyễn Thị Tuyết Anh, Nguyễn Huy
Hoàng, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Hồng Qn...

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả 480 bạn thanh niên đã dành thời gian quý
báu của mình để tham gia vào khảo sát của tơi. Nhờ có các bạn nghiên cứu của tơi
mới có thể được hồn thành đúng kỳ hạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày…..tháng..…năm 2022

Đặng Đức Anh

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT

APA
ACEs
CDC

IPTS

NIMH

PTSD
TNTA tiêu cực
UNICEF
WHO
Wikipedia

American Psychological Association – Hiệp hội Tâm lý học
Hoa Kỳ
Adverse Childhood Experiences – Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực

Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm
sốt và phịng ngừa dịch bệnh
The interpersonal-psychological theory of suicidal behavior –
Lý thuyết liên cá nhân về nỗ lực tự sát
The National Institute of Mental Health – Viện sức khỏe tâm
thần quốc gia
Post traumatic Stress Disorder – Rối loạn căng thẳng sau sang
chấn
Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực
United Nations International Children's Emergency Fund - Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc
World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ tự sát của các quốc gia trên thế giới ............................................10
Bảng 1.2. Nghiên cứu về tự sát tại Việt Nam ...........................................................15
Bảng 1.3. Nghiên cứu về trải ngiệm thơ ấu tiêu cực .................................................19
Bảng 1.4. Biểu hiện của nguy cơ tự sát ..................................................................... 32
Bảng 2. 1. Đặc điểm nhân khẩu học .........................................................................54
Bảng 2.2. Nguồn tài liệu nghiên cứu.........................................................................56
Bảng 3. 1. Tỷ lệ tồn tại ý tưởng tự sát theo nhân khẩu học ......................................65
Bảng 3. 2. Mức độ nghiêm trọng ý tưởng tự sát tổng thể và thành phần theo nhân
khẩu học ....................................................................................................................67
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ phơi nhiễm TNTA tiêu cực ở thanh niên ............................68
Bảng 3.4. So sánh điểm trung bình mức độ phơi nhiễm ...........................................71
Bảng 3.5. Tương quan giữa 13 loại TNTA tiêu cực .................................................73

Bảng 3.6. So sánh mức độ nghiêm trọng cảm giác được thuộc về và nhận thức gánh
nặng theo nhân khẩu học ...........................................................................................75
Bảng 3.7. Tương quan giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực với nhận thức gánh nặng và
cảm giác thuộc về ......................................................................................................77
Bảng 3.8. Tương quan giữa nguy cơ tự sát và trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ..............79
Bảng 3.9. Hồi quy Binary Logistic cho ý tưởng tự sát .............................................81

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ MƠ HÌNH
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc tâm lý ................................... 45
Mơ hình 1.1. Mơ hình phát triển tự sát .....................................................................47
Mơ hình 1.2. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................50

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ MƠ HÌNH ................................................................................... vi
MỤC LỤC ...........................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4

5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4
7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 5
8. Điểm mới của nghiên cứu .............................................................................................. 5
9. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI
NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT ................................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và
nguy cơ tự sát ..................................................................................................................... 7
1.1.1. Tự sát .................................................................................................................... 7
1.1.2. Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ............................................................................... 17
1.1.3. Mối liên hệ giữa cảm giác không được thuộc về, nhận thức gánh nặng và nguy
cơ tự sát ........................................................................................................................ 21
1.1.4. Mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát......................... 22
1.2. Cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát.... 26
1.2.1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu
tiêu cực và nguy cơ tự sát ............................................................................................. 26
1.2.2. Lý thuyết dự báo mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
...................................................................................................................................... 44
1.3. Mơ hình nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự
sát ..................................................................................................................................... 50

vii


Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 51
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT....................................... 52
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 52
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................... 52

2.2.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 52
2.2.2. Quy trình thu thập số liệu định lượng ................................................................ 53
2.3. Khách thể nghiên cứu................................................................................................ 54
2.4. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 56
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................................ 56
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................... 58
2.5. Công cụ nghiên cứu .................................................................................................. 59
2.5.1. Bảng hỏi quốc tế về trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ................................................ 59
2.5.2. Bảng hỏi nguy cơ sự sát ..................................................................................... 60
2.5.3. Bảng hỏi cảm giác thuộc về và nhận thức gánh nặng ........................................ 61
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................................... 61
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU
TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT .................................................................................. 64
3.1. Thống kê mô tả về thực trạng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ........... 64
3.1.1. Thực trạng nguy cơ tự sát ở thanh niên ............................................................. 64
3.1.2. Thực trạng phơi nhiễm trải nghiệm thơ ấu tiêu cực ........................................... 68
3.1.3. Thực trạng cảm giác thuộc về và nhận thức gánh nặng .................................... 74
3.2. Mối liên giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ..................................... 78
3.2.1. Tương quan giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ........................... 78
3.2.2. Hồi quy logistic giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ..................... 79
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 94

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Tự sát hay còn được gọi là tự tử, được đánh giá là vấn đề sức khỏe tồn cầu, có
ảnh hưởng nghiêm trọng trên mọi lứa tuổi, giới tính và khu vực trên thế giới. Theo
số liệu được công bố ngày 9/9/2019 của tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ mỗi 40 giây
trên thế giới lại có một người tự tử và tự sát được xem là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông (WHO, 2019). Trên thế giới nói chung
và tại châu Á nói riêng, thực trạng này rất cao với tỷ lệ các vụ tự tử được tìm thấy
chiếm 60% (Herbert Hendin và cộng sự, 2008). Một báo cáo cũng chỉ ra rằng ít nhất
60 triệu người bị ảnh hưởng bởi việc tự sát hoặc cố gắng tự sát mỗi năm; tuy nhiên
so với các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ vấn đề tự sát lại ít được chú ý (Herbert
Hendin và cộng sự, 2008; Beautrais, 2006).
Việt Nam là một quốc gia thuộc Châu Á, đối với Việt Nam, các vụ tự sát được
phát hiện trong khoảng 15 năm trở lại đây xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu
niên với nhiều tỷ lệ đáng báo động. Một báo cáo cho biết, trong vòng một năm từ
2006 đến 2007, Bệnh viện Cấp cứu Trung Ương báo cáo 310 bệnh nhân dưới 16
tuổi được đưa vào bệnh viện do tự sát, 4 trong số đó đã tử vong (TLYK Quốc Nam,
2015). Trong một cuộc phỏng vấn với T.S B.S Nguyễn Thị Thanh Mai đến từ bệnh
viện Đại học Y Hà Nội, cô cho biết tỷ lệ trẻ vị thành niên có biểu hiện trầm cảm
chiếm 26,3%, 6,3% có suy nghĩ về cái chết; 4,6% đã từng lên kế hoạch tự sát và tỷ
lệ trẻ nỗ lực tự sát chiếm 5,8% (Phòng TTGDSK - Trung tâm Y tế quận Bình Tân,
2021). Bên cạnh đó, hàng trăm bài báo mơ tả về các vụ tự sát hồn thành khác nhau
được tìm thây. Trong số các vụ tự sát ở Việt Nam được cơng bố trên báo chí, một số
đặc điểm chung được tìm thấy là nạn nhân còn khá trẻ, nằm trong độ tuổi vị thành
niên hoặc thanh niên, với các nguyên nhân phổ biến như trục trặc trong mối quan hệ
tình cảm lãng mạn hoặc mối quan hệ với cha mẹ, vấn đề liên quan đến danh dự và
nhân phẩm hoặc vấn đề về học tập, v.v.; tỷ lệ nữ giới tử vong được tìm thấy nhiều
hơn so với nam giới trên các trang mạng điện tử, đặc biệt ở xuất hiện hình thức tự
sát theo nhóm 2-5 người ở các nhóm bạn hoặc cặp đơi yêu nhau bị ngăn cấm; hình

1



thức tự sát phổ biến nhất là sử dụng thuốc độc, nhảy cầu và treo cổ (Nam Thái,
2007; Nguyễn Hưởng, 2016; Tám Bảy, 2016; Gia Như, 2020).
Với những thông tin thu thập được, khát quát lại ta có thể thấy rằng vấn đề tự
sát ở thanh thiêu niên tại Việt Nam xuất hiện bởi những lý do phổ biến đến từ
chuyện áp lực học tập, xích mích trong quan hệ với cha mẹ, bạn bè, người yêu, bạo
lực học đường, bạo lực trên mạng xã hội,... và cũng có khi xuất phát từ những
nguyên nhân đặc thù như rối loạn tâm thần. Hoàn cảnh sống của các nạn nhân phức
tạp và ẩn chứa nhiều khó khăn, có người dù sống trong điều kiện kinh tế khá giả tuy
nhiên cha mẹ bỏ bê ít dành thời gian quan tâm, chăm sóc; cũng có những người
chịu tác động của bạo lực, địn roi ngay từ khi cịn rất nhỏ; có những em được quan
tâm nhưng lại sống dưới áp lực và kỳ vọng về tinh thần; cũng có trường hợp gia
cảnh khó khăn, trong gia đình có người thân từng tự sát,.. (An Bình, 2013; Tiểu
Hàn, 2018; Hồng Minh, 2021; Mai Hoa, 2021)
Hậu quả để lại của tự sát là không chỉ là những mất mát đau thương đối với
người thân trong gia đình mà cịn ảnh hưởng về kinh tế, khi nhiều gia đình vốn đã
khó khăn nay mang thêm nợ nần và thiếu đi người lao động. Các nghiên cứu trên
thế giới chỉ ra rằng việc có người con tự sát hoặc tử vong do tai nạn sẽ ảnh hưởng
đến chức năng các thành viên trong gia đình; những khó khăn bao gồm giảm sự gắn
kết giữa các thành viên và sự thích nghi đến từ cha mẹ; điều này ảnh hưởng đến sự
quan tâm những đứa trẻ còn sống (Lohan và cộng sự, 2002). Những người quả phụ
có chồng chết do tự sát mang cảm giác mặc cảm và đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn
so với những quả phụ có chồng mất do tai nạn hoặc tử vong do nguyên nhân ngoài
tự sát (McNiel và cộng sự, 1988). Những đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ tử
vong do tự sát gặp nhiều triệu chứng của trầm cảm và các vấn đề về hành vi hơn so
với trẻ có cha mẹ mất bởi nguyên nhân khác (Pfeffer và cộng sự, 2000; Cerel và
cộng sự, 1999).
Mặc dù đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tính mạng quý giá con người và để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Trong khi đó, hệ thống báo cáo về tự sát của chúng ta còn yếu

và được tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá hệ thống này nằm ở mức độ 4, tương
2


đương với “kém” (Herbert Hendin và cộng sự, 2008). Kể từ đó đến này các tổ chức
trên thế giới vẫn chưa có bản cập nhật đánh giá về chất lượng hệ thống báo cáo tự
sát ở Việt Nam nào khác, thêm vào đó số lượng nghiên cứu về tự sát tại Việt Nam
hiện tại là ít. Những thực tiễn này cho thấy, tình hình tự sát tại Việt Nam đáng báo
động, lo ngại và đòi hỏi chúng ta cần dành nhiều sự quan tâm, chú ý hơn với vấn đề
này.
Về mặt lý luận, thanh niên là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng kinh tế
và xã hội của một đất nước. Ở lứa tuổi này, các bạn đã hoàn thiện về sự phát triển
thể chất, trí tuệ và quan trọng hơn ở giai đoạn này chính là sự chuyển giao vị trí, vai
trị; thanh niên có thể sẽ phải gánh vác gia đình với tự cách trụ cột đồng thời đóng
góp cơng sức với quyền và nghĩa vụ cá nhân trong xã hội (Dương Thị Diệu Hoa,
2008). Nếu như lực lượng thanh niên trong xã hội gặp vấn đề liên quan đến tính
mạng, điều đó sẽ là tổn thất to lớn đối với gia đình và là áp lực đối với toàn xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế và an sinh quốc gia.
Để có thể ngăn cản và giảm thiểu thực trạng tiêu cực diễn ra, điều quan trọng
chính là phải có thêm những nghiên cứu về tự sát và các yếu tố ảnh hưởng đến tự
sát. Trong quá trình tìm kiếm hướng nghiên cứu cho tự sát, một vài nghiên cứu
trước đó được tìm thấy, gợi ý rằng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có mối liên hệ với tự
sát khi trải nghiệm thơ ấu tiêu cực được cho là có tác động đến quá trình hình thành
và phát triển các vấn đề rối loạn tâm thần; trong đó có trầm cảm, rối loạn lưỡng
cực,.. là một số rối nhiễu có liên quan trực tiếp đến tự sát; chi tiết sẽ được trình bày
trong chương 1: “Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ
ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát”. Đồng thời, khi khảo sát lịch sử vấn đề tự sát trong
thực tế; về hoàn cảnh của các nạn nhân tự sát, ta cũng tìm thấy nhiều dấu hiệu trải
nghiệm thơ ấu tiêu cực tồn tại.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề và mối liên hệ

giữa hai hiện tượng này. Với mong muốn góp phần ngăn ngừa và giảm tình trạng tự
sát diễn ra trong tương lai, nghiên cứu tìm kiếm các nguyên nhân, những con đường
lý giải hiện tượng tự sát; từ đó học viên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mối liên hệ
giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát”
3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát nhằm
ngăn ngừa sự phát triển của vấn đề tự sát.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ của đề tài này là xác định được cơ sở lý luận nghiên cứu mối liên
hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát ở thanh niên.
Thông qua khảo sát thực tế để làm rõ biểu hiện nguy cơ tự sát và ảnh hưởng
của trải nghiệm thơ ấu tiêu cực đến nguy cơ tự sát ở thanh niên Việt Nam
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực
và nguy cơ tự sát.
Khách thể của nghiên cứu này là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Số lượng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực được phơi nhiễm có ảnh hưởng như
thế nào đến sự phát triển của nguy cơ tự sát?
- Có loại trải nghiệm thơ ấu tiêu cực nào đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát
triển nguy cơ tự sát?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực là vấn đề phổ biến ở thanh niên.
- Nhận thức gánh nặng và cảm giác được thuộc về có vai trị dự đốn đối với
ý tưởng tự sát.
- Số lượng trải nghiệm thơ ấu tiêu cực tăng lên có thể làm gia tăng nguy cơ

tự sát.
- Phơi nhiễm với một số loại trải nghiệm thơ ấu tiêu cực riêng lẻ như lạm
dụng tình dục, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình cảm, sống chung với người thân có
rối loạn tâm thần làm gia tăng khả năng phát triển nguy cơ tự sát.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, hai hệ thống phương pháp nghiên cứu bao gồm
nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đã được sử dụng, cụ thể:
4


Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp và phân tích các kết quả trước đó
trên thế giới và tại Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu; phân
loại và hệ thống hóa các tài liệu từ đó rút ra các kết luận khoa học
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong nghiên cứu này tập trung vào biểu hiện nguy cơ tự sát,
thực trạng nguy cơ tự sát bốn mức độ được phân loại theo lý thuyết cá nhân về tự
sát. Ngoài ra trong nghiên cứu có đề cập tới 13 loại trải nghiệm thơ ấu tiêu cực, với
giới hạn thời gian là các trải nghiệm xuất hiện trong suốt thời kỳ từ 0 – 18 tuổi. Mặc
dù thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhiều, tuy nhiên với mục đích
ban đầu của dự án là tìm hiểu mối liên hệ nên kết quả được trình bày chủ yếu tập
trung vào tự sát và mối liên hệ.
Giới hạn khách thể nghiên cứu: Thanh niên độ tuổi từ 18 đến 25. Khách thể
tham gia khảo sát chính thức là 480 người.
8. Điểm mới của nghiên cứu
Tự sát là chủ đề chưa được quan tâm và chú ý nghiên cứu tại Việt Nam, số
lượng nghiên cứu có thể tìm thấy là ít; do đó nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải
nghiệm thơ ấu tiêu cực đến nguy cơ tự sát là nghiên cứu mới.
9. Ý nghĩa của nghiên cứu

Tự sát là vấn đề sức khỏe tâm thần mà cả thế giới đều quan tâm, tuy nhiên
khơng phải ai cũng có thể đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vấn đề này khi
những báo cáo về tự sát còn nhiều hạn chế. Đặc biệt với tình trạng thơng tin thiếu
sót, mức độ chênh lệch lớn giữa các nguồn, điều đó có thể dẫn đến sự hoang mang
lo lắng ở tất cả mọi người. Việc bổ sung thêm các nghiên cứu tự sát sẽ giúp chúng
ta có cái nhìn tồn cảnh hơn, từ đó nâng cao nhận thức xã hội; mọi người sẽ có thái
độ cẩn trọng, quan tâm nhiều hơn đến chủ đề này.
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và nguy cơ tự sát
chính là nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của những sự kiện mà mọi người trải qua
trong quá khứ đến việc một cá nhân tự sát. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần
5


nâng cao nhận thức của người dân để phòng chống và ngăn ngừa vấn đề nảy sinh.
Ngoài ra, kết quả cũng trở thành cơ sở thực tiễn cho các nhà thực hành tâm lý, nhà
giáo dục, các tổ chức y tế,.. phát triển chương trình phù hợp giúp phịng ngừa và can
thiệp vấn đề này.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu
cực và nguy cơ tự sát
1.1.1. Tự sát
1.1.1.1. Thực trạng tự sát
Tự sát là một vấn đề nghiêm trọng đã được các quốc gia quan tâm và nghiên
cứu. Lịch sử khảo sát của chủ đề này bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX và
kéo dài cho đến hiện tại. Những khảo sát dịch tễ đầu tiên đến từ các quốc gia châu

Âu và châu Mỹ Latinh, ngoài ra cũng có một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Đài
Loan, Singarpore và HongKong nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này. Có rất
nhiều các nghiên cứu dịch tễ trên đa quốc gia và vùng lãnh thổ, những số liệu được
cung cấp cho tổ chức y tế thế giới WHO tổng hợp và biên soạn thành những ấn bản
chính thức. Trong khoảng thời gian từ 1950 đến nay, số liệu về tự tử trên tồn thế
giới đã có rất nhiều thay đổi về tỷ lệ và xu hướng giữa các châu lục hoặc trong
chính cùng một quốc gia.
Tổ chức Y tế thế giới WHO thống kê về tỷ lệ tự sát toàn thế giới cho biết
quốc gia giữ tỷ lệ đặc biệt cao trên thế giới trong nhiều năm liền là Lithuania thuộc
Liên bang Nga; tại châu Á Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka là ba quốc gia với tỷ lệ
người chết do tự sát nằm trong nhóm cao nhất trên thế giới. Trong đó Nhật Bản giữ
vị trí đầu trong suốt những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Tại những quốc gia này,
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, gánh nặng gia đình thường là những nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới tình trạng tự sát. Nếu như tại Nhật Bản, đối tượng tự sát tập trung ở
độ tuổi lao động thì tại Hàn Quốc lại tập trung ở nhóm dân số già, những người
khơng cịn đủ khả năng lao động. Đa phần những quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nằm ở
khu vực Đông Âu và một số quốc gia Châu Á (Ka-Yuet Liu, 2009; WHO, 2018).
Theo thời gian, xu hướng tự tử có sự thay đổi ở các quốc gia, tỷ lệ tự sát ở Châu Âu
có xu hướng giảm đặc biệt ở cuối thế kỷ XX (Lester D, 1998). Ngược lại ở một số
quốc gia Châu Á, tiêu biểu là Hàn Quốc, tỷ lệ tự sát có xu hướng gia tăng trong suốt

7


thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Trung tâm của vấn đề hiện khơng cịn là Tây Âu
hoặc Đơng Âu nữa, mà dần chuyển hướng sang châu Á với Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc (Peeter Värnik,2012). Cho đến hiện tại,tỷ lệ tự sát trên thế giới nói chung
đã giảm đáng kể, do nhiều nguyên nhân như văn hóa, phúc lợi xã hội, các chính
sách về tự sát... Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 13 trên thế giới năm
2000 và giảm 5 bậc xuống 18 năm 2016 (WHO, 2018). Đây là một trong những tín

hiệu phản ánh đời sống vật chất và tinh thần người dân nói chung đang có những
tiến triển tốt.
Theo độ tuổi, tỷ lệ tự sát ở các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm khác biệt
và có những dịch chuyển nhất định. Nhìn chung, xu hướng tự tử ngày nay đang dần
trẻ hóa và nhóm có nguy cơ cao lại nằm ở đối tượng thanh thiếu niên (Girard, 1993;
Peeter Värnik, 2012). Trong giai đoạn từ 1950 đến 1990, xu hướng tự sát của thế
giới là tăng theo độ tuổi, tỷ lệ này cao đặc biệt ở nhóm trên 75 tuổi, xấp xỉ gấp ba
lần nhóm đối tượng thanh nhiên từ 15 đến 24. Đồng thời, tỷ lệ tự tử thành công ở
nhóm trên 45 tuổi cũng cao hơn nhóm dưới 45 tuổi (Diekstra và cộng sự, 1990; De
Leo và cộng sự 2001). Tuy nhiên các tác giả Girard, Booth, Deleo lại có những phát
hiện khác, từ 1990 trở đi, nhóm dưới 45 tuổi có tỷ lệ tự sát thành cơng cao hơn hẳn
nhóm trên 45 tuổi và người già; hiện tượng này tồn tại ở khoảng 1 phần 3 số lượng
quốc gia trên thế giới và không phân biệt châu lục hay mức độ giàu có; đồng thời tỷ
lệ tự tử của nhóm các quốc gia đang phát triển cũng nằm tập trung trong độ tuổi
thanh niên (Girard, 1993; Booth, 1999; De Leo, 1990). Số liệu WHO năm 2008
cũng cho thấy tỷ lệ tử tự ở ba nhóm tuổi 15-29, 30 - 44 và 45 – 59 cao hơn các
nhóm cịn lại, trong đó nhóm tuổi 15 – 29 chiếm số lượng lớn nhất (Peeter Värnik,
2012). Trong một báo cáo khác đến từ WHO, tuổi trung bình tự sát giai đoạn 2000
đến 2016 ở hầu hết các châu lục có xu hướng tiếp tục giảm, ngoại trừ châu Mỹ;
những châu lục có mức độ trẻ hóa tự sát mạnh nhất là châu Âu và Tây Thái Bình
Dương và mức tuổi trung bình tự sát của thế giới hiện tại là 10,5 trên 100.000 người
(WHO, 2018). Đánh giá về nguy cơ tự sát theo độ tuổi trên thế giới, bao gồm ý
tưởng tự sát và các hành động tự sát bất thành, các báo cáo chung đều chỉ ra rằng
nguy cơ ở người trẻ tuổi cũng cao hơn người lớn tuổi rất nhiều. Tỷ lệ giữa hành vi
8


tự tử gây tử vong và hành vi không gây tử vong trung bình những năm trước 1995
là 1:2-3 đối với người trên 65 tuổi nhưng với người dưới 25 tuổi thì tỷ lệ có thể lên
tới 1: 100-200 (McIntire và cộng sự 1981; McIntire và cộng sự, 1994).

Xét theo giới tính, trong hầu hết tất cả khảo sát ở các độ tuổi và giới , tỷ lệ
nam giới tự sát lớn hơn nữ giới, ngoại trừ Trung Quốc (Ka-Yuet Liu, 2009). Theo
số liệu WHO, Tỷ lệ nam:nữ trung bình là 3:1, tức là cứ có 3 nam tự tử thì sẽ có 1 nữ
tự tử. Tỷ lệ này ít chênh lệch hơn ở các quốc gia Châu Á như Philippines (1,6:1), ở
Singapre (1,5:1). Cao ở các nước thuộc Liên Xô cũ như Belarus (6,7:1), Lithuania
(6,2:1) và rất cao ở Puerto Rico (10,4: 1), Chile (8,1: 1) (Etienne G, 2002). Mức
chênh lệch có thể bị phụ thuộc một phần bởi bối cảnh văn hóa và là một đặc điểm
quan trọng cần nghiên cứu để có thể giám sát và dự đốn được nhóm đối tượng có
nguy cơ cao (Yip, 1996). Ngồi ra một báo cáo của US-CDC về nhóm thanh niên
LGB cho thấy suy nghĩ nghiêm túc về tự sát cao gấp ba lần nhóm dị tính và tỷ lệ
hành vi tự sát cao gấp năm lần (CDC, 2017; L Kann, 2011).
Có một phát hiện thú vị liên quan đến đặc điểm văn hóa dân tộc và vị trí địa
lý. Dường như các quốc gia có chung dân tộc sẽ có tương đồng về tỷ lệ tự sát và
khơng phụ thuộc vào khoảng cách. Tại Estonia, Hungary, và Phần Lan đều có tỷ lệ
tự sát rất cao mặc dù Estonia khá xa so với Phần Lan, mối liên hệ văn hóa này được
tìm thấy ở việc tương đồng ngơn ngữ khi tiếng Estionia là một trong những ngơn
ngữ thuộc nhóm ngơn ngữ Phần Lan-Urga của hệ ngơn ngữ Ural, có liên hệ gần với
tiếng Phần Lan và tiếng Hungary (Wikipedia, 2021). Ngược lại, các nhóm dân tộc
khác nhau, mặc dù trong cùng một khu vực hoặc quốc gia lại có những chênh lệch
đáng kể. Trong nhóm người gốc Hoa, Ấn Độ và Malaysia tại Singapore thì người
Malaysia có tỷ lệ tự sát thấp hơn nhiều so với hai dân tộc kia (Yip, 1998)
Thanh thiếu niên là nhóm tuổi đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh
tế và xã hội, tuy nhiên có một thực tế đáng báo động rằng tỷ lệ tự tử đang dần có xu
hướng trẻ hóa; trong giai đoạn 1950-1999, nguy cơ tử vong cao nhất thay đổi từ
người cao tuổi xuống trung niên và thanh niên, đặc biệt là ở nam giới (Alexandra và
cộng sự, 2012). Tổ chức y tế thế giới công bố, đối với giai đoạn tuổi từ 15 đến 29,
tự sát là nguyên nhân tử vong thứ hai trên toàn thế giới (WHO,2019). Một nghiên
9



cứu ở Canada cũng cho biết, tự sát là nguyên nhân gây chết người xếp thứ hai trong
những người trẻ tuổi ở quốc gia này; ước tính có 3665 người tự sát mỗi năm trong
đó khoảng 500 người trong số đó từ 15-24 tuổi; 25% số ca nhập viện ở lứa tuổi
thanh niên được báo cáo có liên quan đến nỗ lực tư sát và mức độ phổ biến của nỗ
lực tự sát gấp 12 lần so với trường hợp tự sát thành công (Kutcher và cộng sự,
2007). Đối với Hoa Kỳ, tự sát là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong độ tuổi từ 1019; từ năm 1975 đến 2007 phát hiện 85051 trường hợp thanh thiếu niên tử vong do
tự sát và trong số đó nam giới chiếm tới 80%; giai đoạn 2007-2017 có sự thay đổi
về xu hướng liên quan đến giới tính khi tỷ lệ nữ thanh thiếu niên nỗ lực tự sát tăng
từ 18,7% lên 22,1% so với nam là 10,3% lên 11,9% (Donna và cộng sự, 2019).
Trong một báo cáo về tỷ lệ tự sát tại Bhutan, 69% số vụ tự sát dẫn tới tử vong được
thực hiện bởi các thanh niên và 90% các trường hợp nỗ lực tự sát (Lester và cộng
sự, 2020). Ý tưởng tự sát được đánh giá là một trong các yếu tố nguy cơ và có thể
dự báo nỗ lực tự sát (Jobes và Joiner, 2019). Đối với thanh niên tỷ lệ ý tưởng và nỗ
lực được tìm thấy trong các nghiên cứu dao động từ 19,8% đến 24% đối với ý định
và 3,1% đến 8,8% đối với nỗ lực tự sát (Nock và cộng sự, 2008). Một nghiên cứu
trên 3508 khách thể là người trưởng thành từ 18 đến 34 tuổi, cho biết 14,3% khách
thể từng có ý định nhưng chưa từng thực hiện và 11% đã từng nỗ lực thực hiện hành
vi tự sát; trong số đó tỷ lệ tự tử suốt đời ở độ tuổi 18 đến 24 là 9% thấp hơn hai giai
đoạn tuổi còn lại là 24 đến 29 với 12,2% và 29 đến 34 với 13% (O’Connor và cộng
sự, 2018). Một báo cáo khác trên 5685 người từ 13 đến 19 tuổi chỉ ra có 24,66% có
ý tưởng tự sát, 15,55% đã lên kế hoạch tự tử và 4,37% có nỗ lực cướp đi sinh mạng
của mình (Zygo và cộng sự, 2019).
Bảng 1.1. Mức độ tự sát của các quốc gia trên thế giới
Quốc gia

Tỷ lệ tự sát trên 100.000 người

Liên Bang Nga

31


Đức

8,9

Mỹ

15,3

Nigeria

9,5

10


Quốc gia

Tỷ lệ tự sát trên 100.000 người

China

9,7

Nhật Bản

18,5

Hàn Quốc


26,9

Singapore

9,9

Thailand

14,5

Laos

8,6

Malaysia

5,5

Việt Nam

7,3

(Nguồn: Ước tính về tỷ lệ tự sát trên thế giới năm 2018,WHO)
Theo dõi Bảng 1.1 có những so sánh về thực trạng tự sát tại Việt Nam và một
số quốc gia Đông Nam Á cũng như ở các châu lục khác trên thế giới. Có thể thấy số
lượng các vụ tự sát tại Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia trên thế giới
nhưng so với các quốc gia Châu Á số lượng này lại ở mức trung bình. Ngoại trừ
Nhật Bản, Hàn Quốc là ba quốc gia có số lượng trường hợp tự sát cao, đặc biệt
Trung Quốc ở mức độ nghiêm trọng, các quốc gia khác báo cáo số lượng tương đối
nhỏ. Số lượng tự sát thấp nhất được báo cáo đến từ Laos và Singapore, chưa đến

600 người trong năm 2016. Những kết quả này cũng tương đương với các nghiên
cứu trước đó về ý tưởng và nỗ lực tự sát trên nhóm thanh thiếu niên tại Trung Quốc,
Đài Loan và Việt Nam (WHO, 2019; Robert và cộng sự, 2011). Bên cạnh đó khi so
sánh ba quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan thì báo cáo cho thấy mức độ
chênh lệch lớn khi tỷ lệ có ý tưởng và hành động ở Hà Nội thấp hơn rất nhiều so với
Đài Bắc và Thượng Hải. Về giới tính, có sự tương đồng giữa ba thành phố này khi
tỷ lệ nữ có ý tưởng và hành động tự sát cao hơn nam giới. Xu hướng tự sát theo giới
tính ở một số quốc gia Đơng Nam Á dường như đi ngược lại với thế giới (Robert và
cộng sự, 2011; Ka-Yuet Liu, 2009).
Lý giải cho tỷ lệ tự sát cao ở Trung Quốc, theo lễ tiết truyền thống việc nam
giới có thất bại về đức hạnh cịn tệ hơn cả cái chết, do đó việc tự sát về mặt đạo đức
được cho phép ngầm ẩn và thậm chí đáng khen trong một số bối cảnh; phương thức
thực hiện tự sát ở Trung Quốc chủ yếu là treo cổ bởi quan niệm thân thể quý giá là
11


do cha mẹ ban cho, nên những hành động cắt xẻo, làm biến dị thân thể được tránh
(Lewis và cộng sự, 2010). Trong quá khứ, việc người phụ nữ tự sát chỉ được miễn
chỉ trích khi việc tự sát nhằm bảo vệ danh tiết của họ, với quan niệm phụ nữ nếu
khơng giữ gìn trinh tiết cho đến tận khi kết hôn hoặc không thể sinh con trai là một
tội lớn và hành vi tự sát lúc này dường như là lựa chọn duy nhất của họ (Meng và
cộng sự, 2002; Ropp và cộng sự, 2001).
Đối với Nhật Bản, có một số nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ tự sát ở nơi
này cao; bao gồm các nguyên nhân liên quan đến sức khỏe với 49%, 17% liên quan
đến vấn đề tài chính, 15% vấn đề gia đình, 10% vấn đề mối quan hệ nơi làm việc
(Japan Weekly Monitor, 2010). Ngồi ra, các cuộc suy thối kinh tế trong giai đoạn
thế chiến thứ hai và năm 2009 đẩy áp lực công việc và cuộc sống của người dân lên
đỉnh điểm, trong giai đoạn này họ bắt buộc phải nghỉ hưu hoặc vay nợ và chịu trách
nhiệm với các khoản vay đó, khi khơng thể chịu nổi gánh nặng họ lựa chọn cái chết
để bảo hiểm nhân thọ có thể gánh vác hộ khoản nợ (Xinhua, 2010; Chambers và

cộng sự, 2010). Bên cạnh đó người Nhật Bản mong muốn sự nhìn nhận khoan dung
và coi điều đó quan trọng hơn tính cá nhân, điều đó được thể hiện qua việc họ chấp
nhận tự sát như một hành động có trách nhiệm về mặt đạo đức, giá trị của họ gắn
với việc được mọi người xung quanh thừa nhận, do đó tính mạng của họ mong
manh hơn khi họ có cảm giác bị xa lánh (Ozawa-de Silva và cộng sự, 2010; Rochat
và cộng sự, 2009). Hành vi tự sát còn được xem là một phần trong các nghi lễ
truyền thống của các võ sĩ samurai, việc họ tự sát để bảo vệ danh dự và nhân phẩm,
điều đó được mọi người xung quanh tôn trọng (Naito, 2007).
Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tự tử được tìm thấy cao bởi một số nguyên nhân như sau:
người già có tỷ lệ tự sát cao nhất do chi phí y tế cao, thu nhập thấp trong khi hệ
thống tài trợ phúc lợi xã hội kém, không muốn làm gánh nặng cho con cháu và xu
hướng con cái chăm sóc người lớn tuổi phần lớn dần biến mất (Kathy Novak, 2015;
Kim và cộng sự, 2019); với độ tuổi học sinh trung học và đại học tỷ lệ ở mức trung
bình, các bạn học sinh, sinh viên sử dụng internet và chịu ảnh hưởng đến từ các
phương tiện truyền thông đưa tin người nổi tiếng tự sát (Fu và cộng sự, Hahn Yi và
cộng sự, 2019); điều này được lý giải bởi hiệu ứng Werther. Bên cạnh đó còn là áp
12


lực học tập nặng nề để vào được môi trường ưng ý và đạt điểm tốt trong kỳ kiểm tra
năng lực cao đẳng CSAT hoặc PISA, điều đó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực
đến thể chất và tinh thần (Chae Woon Kwak và cộng sự, 2019). Ngoài ra, cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 cũng là nền tảng dẫn đến nghèo đói, thất
nghiệp và thay vì người trẻ tuổi tự sát, cha mẹ sẽ lựa chọn làm điều đó để giảm bớt
gánh nặng cho con cái (Shu-Sen Chang và cộng sự, 2009; B.C.Ben Park, 2008).
Đối với Việt Nam, một số nguyên nhân của nỗ lực tự sát được báo cáo bao
gồm thất nghiệp và khó khăn kinh tế, đặc biệt xung đột với các thành viên trong gia
đình được xem là ngun nhân chính, ngược lại rối loạn tâm thần không được xác
định là nguyên nhân phổ biến (Huong Tran Thi Thanh và cộng sự, 2005). Hiện tại
vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra lời giải thích chính xác cho việc chênh lệch tỷ lệ

tự sát tại Việt Nam với các quốc gia khác, tuy nhiên học viên có hai giả thuyết cho
việc này. Giả thuyết đầu tiên có thể liên quan đến hệ thống ghi chép về tự sát tại
Việt Nam còn đang trong quá trình hồn thiện; thơng tin về tự sát có thể có sự sai
lệch và tương tự như Pakistan, hệ thống báo cáo của Việt Nam được đánh gia ở mức
độ 4 (kém) bởi WHO (Ghaffar và cộng sự, 2001; Hang, 2007). Giả thuyết này được
đưa bởi vì Pháp là quốc gia được tìm thấy với tỷ lệ tự sát đã gia tăng 20% tỷ lệ tự
sát ở mọi nhóm tuổi sau khi tiêu chí sử dụng để xác định tự sát được thay đổi bổ
sung, mặc dù trước đó tỷ lệ tự sát ở Pháp đã giảm 10% giai đoạn 1980-1988
(Andriessen, 2006). Giả thuyết thứ hai liên quan đến các yếu tố kinh tế, văn hóa,
chính trị, tơn giáo..; Việt Nam khơng nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng
trưởng nhanh, do đó ít có sự chênh lệch về giàu nghèo giữa các vùng lãnh thổ trong
nước cũng như sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội; so với các quốc gia có tốc độ
phát triển chỉ số phát triển con người (HDI) nhanh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, tỷ lệ tự sát ở các quốc gia này được phát hiện cao ở những đối tượng không
thể tận dụng lợi thế phát triển như thanh niên thông thôn lên thành phố thất nghiệp
hoặc người già nghèo đói và khơng đủ khả năng chi trả dịch vụ chăm sóc (Collings,
2004; Kim và cộng sự, 2006). Yếu tố tiếp theo có thể giúp giải thích là tơn giáo khi
rất nhiều người dân Việt Nam hướng theo Phật giáo, một số theo Kito giáo và cái
chết là một điều khơng được ủng hộ, trong khi đó tơn giáo đã được xác định là một
13


trong các yếu tố có tác động ngăn ngừa tự sát (Neeleman và cộng sự, 1999). Lý giải
nguyên nhân về sự khác biệt giữa tỷ lệ tự sát giữa các quốc gia là một vấn đề phức
tạp, tuy nhiên có thể thấy rằng Việt Nam có yếu tố bảo vệ như tơn giáo; đồng thời
cũng như ít các vấn đề bất cập trong xã hội hơn so với một số quốc gia tỷ lệ cao.
Có thể thấy rằng qua các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ tự sát của Việt Nam không
hề cao, tuy nhiên điều này không khẳng định hoàn toàn được nguy cơ tự sát tại Việt
Nam thấp. Tự sát là chủ đề bị coi là nhạy cảm trong văn hóa người Việt. Việc đề
cập tới vấn đề này có thể xem như điềm xui, rủi và do đó có thể nhiều người né

tránh thảo luận về cái chế. Đây cũng có thể xem như một nguyên nhân cản trở
nghiên cứu vấn đề này. Do đó, thơng tin tự sát còn nghèo nàn và đòi hỏi các nhà
nghiên cứu bổ sung thêm. Quan sát bảng 1.2, về độ tuổi, có thể quan sát được rằng
nhóm thiếu niên có suy nghĩ tự sát, mong muốn tự sát cao hơn nhóm khách thể
chung trong cộng đồng, dao động từ 7,1% đến 26,3% (Robert và cộng sự, 2011; Dat
Tan Nguyen và cộng sự, 2013). Tỷ lệ lên kế hoạch tự sát ở nhóm đối tượng từ 12-15
cũng cao hơn so với các mức độ tuổi khác, 12,9% cao nhất ở học sinh so với 1,1 %
trên dân cư nói chung (Dat Tan Nguyen và cộng sự, 2013; Tran Bich Phuong và
cộng sự, 2013). Một báo cáo khác cũng chỉ ra, 15 – 19 là giai đoạn được báo cáo
mức độ suy nghĩ về tự sát và nỗ lực tự sát cao hơn nhóm 20 – 24 tuổi (Robert và
cộng sự, 2011). Tuy nhiên về nỗ lực tự sát theo độ tuổi có điểm khác biệt, một báo
cáo cho biết giai đoạn 15-24 có mức độ nỗ lực tự sát chiếm gần một nửa so với các
nhóm tuổi khác, cụ thể là 48,7% (Hương Tran Thi Thanh và cộng sự, 2005). Quỹ
bảo trợ trẻ em UNICEF Việt Nam báo cáo về thực trạng tự sát tỉnh Điện Biên cũng
đưa ra kết quả tương tự, khi số lượng thanh thiếu niên toan tự tử chiếm khoảng
41,7% trong số 333 ca toan tự tử ở được tìm thấy; trong đó có 63 trường hợp từ 10
đến 14 tuổi, 76 trường hợp từ 15 đến 19 tuổi và 191 trường hợp từ 20 – 60 tuổi; số
lượng người tử vong là 73; đa phần người dân ở đây có sử dụng phương thức ăn lá
ngón và 36 trường hợp tử vong trên tổng số 40 trường hợp toan tự sát bằng phương
pháp này (Fiona Samuels và cộng sự, 2017). Theo đó, một nhận xét được đưa ra
rằng: ở nhóm tuổi thiếu thanh thiếu niên mức độ ý tưởng, suy nghĩ tự sát khá cao;
theo sự phát triển độ tuổi, kế hoạch tự sát dần xuất hiện và nỗ lực tự sát xuất hiện
14


nhiều nhất ở nhóm thanh niên trẻ. Điều này có thể lý giải bởi sự phát triển cá nhân
khi giai đoạn 12 – 19 đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, các em nhạy cảm, dễ tổn
thương hơn đồng thời thiếu hụt các kỹ năng và kinh nghiệm để đối mặt với khó
khăn trong cuộc sống. Theo thời gian, các em trải qua những khó khăn và dường
như khơng tìm được giải pháp cho mình, mức độ nghiêm trọng trong vấn đề tự sát

ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn và cuối cùng biểu lộ thông qua hành vi ở giai đoạn
đầu thành niên
Nhân khẩu học được xem xét là yếu tố có liên quan đến việc tăng hoặc giảm
tỷ lệ tự sát, chẳng hạn như giới tính nữ, tình trạng hơn nhân độc thân / góa bụa / ly
thân / ly hôn, thu nhập thấp, lối sống (sử dụng rượu, thuốc an thần và thuốc giảm
đau) làm gia tăng khả năng xuất hiện suy nghĩ tự sát. Ngược lại yếu tố văn hóa tâm
linh dường như giúp bảo vệ trước nguy cơ xuất hiện suy nghĩ tự sát (Huong Tran
Thi Thanh, 2005).
Bảng 1.2. Nghiên cứu về tự sát tại Việt Nam
Kết quả (%)
STT

Khách thể

1

Thanh thiếu niên
(N = 6191)

2

Vị thành niên
(N = 648)

Ý tưởng
tự sát

Kế hoạch
tự sát


Nỗ lực tự
sát

2,3

Khơng có
thơng tin

1

Blum và cộng sự
(2012)

1,4

Hoang Thuy Linh
Nguyen và cộng sự
( 2020)

7,1

2,9

Thanh thiếu niên,
3

người trưởng
thành
(N = 2280)


Tác giả

Hương Tran Thi
8,9

1,1

0,4

Thanh và cộng sự
(2006)

4

Trẻ vị thành niên
(N = 1161)

26,3

12,9

3,8

Dat Tan Nguyen và
cộng sự (2013)

5

Trẻ vị thành niên
(N = 972)


10,6

Khơng có
thơng tin

Khơng có
thơng tin

Tran Bich Phuong
và cộng sự (2017)

6

Thanh niên
(N=817)

15,9

Khơng có
thơng tin

1,8

Karl Peltzer và
cộng sự (2017)

15



×