Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật thì hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.45 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|12114775

NGUYỄN VĂN A
MSSV:
LỚP :

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC : TƯ PHÁP QUỐC TẾ PHẦN CHUNG
KHI ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT THÌ HIỆN TƯỢNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT ĐÃ BỊ TRIỆT TIÊU. PHÂN
TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ANH (CHỊ) VỀ NHẬN ĐỊNH TRÊN. LIÊN HỆ THỰC
TIỄN

Học kỳ II – Năm học 2020-2021


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2005
BLDS 2015
TTQT
QPXĐ
TPQT
XĐPL
CHXHCNVN

Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Tư pháp quốc tế
Quy phạm xung đột


Tư pháp quốc tế
Xung đột pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


lOMoARcPSD|12114775

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Tình hình nghiên cứu

1

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Kết cấu của đề tài


2

PHẦN NỘI DUNG

3

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
3
1.1. Khái quát về xung đột pháp luật

3

1.1.1. Khái niệm về xung đột pháp luật.

3

1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật

3

1.2. Phạm vị có xung đột pháp luật.
Kết luận Chương 1
Chương 2: PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT BẰNG
CÁCH ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ. BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH.

5
6
6


2.1. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột.

6

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp thực chất.

7

2.2.1. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.

7

2.2.2. Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia (luật quốc nội).

9

2.3. Quan điểm về nhận định “Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật
thì hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu.”
9
Kết luận Chương 2

10

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT.
10
3.1. Thực tiễn áp dụng các phương pháp giải quyết xung đột tại Việt Nam.

10


3.1.1. Phương pháp thực chất.

10

3.1.2. Phương pháp xung đột.

11

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề giải quyết xung đột.

11

Kết luận Chương 3

12

PHẦN KẾT LUẬN

13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


lOMoARcPSD|12114775

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan trọng trong
hệ thống khoa học pháp lý. Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày càng có ý nghĩa lý luận
và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đó là vì hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan
của q trình tồn cầu hóa các mối quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hơn nhân và gia đình…;
Là một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với mọi quốc gia – dù lớn hay bé, dù giàu
hay nghèo – trước thềm của thiên niên kỷ mới: Thế kỷ 21. Việt Nam đang thực sự hội nhập vào
cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân cơng lao
động quốc tế và quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh
ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự - kinh tế
- thương mại, hơn nhân và gia đình, lao động… địi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Trong
xu thế hội nhập tồn cầu hiện nay, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và
phát triển. Ở đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều HTPL đồng thời đều có thể áp dụng đề
điều chỉnh một QHPL nào đó. Do vậy, sẽ có những cách thức để giải quyết các xung đột pháp luật
nói trên như: phương pháp xung đột, phương pháp thực chất. Tuy nhiên, việc áp dụng điều ước quốc
tế để giải quyết xung đột pháp luật như thế nào sẽ cho chúng ta một cái nhìn hồn chỉnh hơn trong
TPQT về lý luận và thực tiễn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải
quyết xung đột pháp luật thì hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu.”
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu được cơng bố như:
- Lê Thị Thùy Hương (2016), “Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng - Nhìn từ góc độ so sánh luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu”.
- Hồ Minh Thành (2022), “Giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân đồng tính: Kinh nghiệm
từ Canada và gợi mở cho Việt Nam”.
- Vũ Ngọc Dương (2021), “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài”.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng được nghiên cứu của đề tài là phân tích vấn đề về xung đột pháp luật được giải quyết
bằng cách điều ước quốc tế. Đưa ra quan điểm về nhận định “Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải

quyết xung đột pháp luật thì hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu.” Từ đó liên hệ thực tiễn
để đưa ra cái nhìn tổng quát và hướng hoàn thiện pháp luật.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung, tiểu luận tập trung phân tích, làm rõ các quy định hiện hành về giải quyết
xung đột pháp luật bằng điều ước quốc tế. Bên cạnh đó cịn nêu lên những điểm bất cập,
khơng phù hợp với tình hình thực tế hoặc gây khó khăn trên thực tế khi áp dụng.


lOMoARcPSD|12114775

2

+ Về mặt không gian và thời gian, bài tiểu luận sẽ nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật Việt Nam (còn hiệu lực pháp lý) từ năm 2021 trở về trước và pháp luật quốc tế
cụ thể chính là các điều ước quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép biện chứng duy vật và lịch sử.
+ Phương pháp phân tích để làm rõ các khái niệm, các quy định của pháp luật hiện hành cũng như
những bất cập khi thực thi về giải quyết xung đột pháp luật bằng cách áp dụng điều ước quốc tế.
+ Phương pháp so sánh để so sánh quy định với các chế tài liên quan khác và của pháp luật Việt
Nam với một số quốc gia khác.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu, thống kê những bản án thực tiễn đã thực thi trên thực tế làm cơ
sở cho các kết luận, đề xuất của tiểu luận.
+ Phương pháp tổng hợp để hoàn thiện bài tiểu luận trên cơ sở các tài liệu đã thu thập.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được chia thành
ba chương. Kết cấu của từng chương cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế.
Chương 2: Phân tích về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật bằng cách áp dụng điều ước quốc
tế. Bình luận về nhận định

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề
giải quyết xung đột.


lOMoARcPSD|12114775

3

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP
LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về xung đột pháp luật
1.1.1. Khái niệm về xung đột pháp luật.
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng
có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi.
Xung đột pháp luật khơng được hiểu là sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mà là hiện
tượng đặc thù của tư pháp quốc tế. Bởi lẽ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi. Chính “yếu tố nước ngồi” này làm xuất hiện hai hoặc
nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế.
Xung đột pháp luật ở đây là sự xung đột giữa các hệ thống pháp luật của các nước chứ không
phải giữa các quy phạm pháp luật hay các chế định mặc dù trên thực tế trong các hệ thống pháp luật
khác nhau ta dễ dàng bắt gặp các quy phạm hay các chế định giống nhau nhưng điều đó khơng có
nghĩa là các hệ thống pháp luật đó là như nhau.
Khi nói đến xung đột pháp luật là nói tới sự xung đột giữa các hệ thống pháp luật của các nước
khác nhau chứ không phải là các bang trong một nước nếu đó là nhà nước liên bang vì vấn đề mà tư
pháp quốc tế điều chỉnh vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, nó nảy sinh giữa các công dân,
pháp nhân của quốc gia này với các công dân, pháp nhân của quốc gia khác với nhau.
Xung đột pháp luật chỉ xác định khả năng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của hai
hay nhiều hệ thống pháp luật liên quan chứ không phải là việc tất cả chúng đều được áp dụng vì các
hệ thống pháp luật khác nhau khơng thể cùng lúc điều chỉnh một quan hệ cụ thể được.

1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật
- Nguyên nhân khách quan:
+ Thứ nhất, do pháp luật các nước có sự khác nhau
Pháp luật do nhà nước xây dựng nên, phù hợp với các điều kiện chính trị, xã hội… của nước
mình. Vì vậy, có rất nhiều yếu tố làm cho pháp luật của các nước trên thế giới không giống nhau, đó
có thể là:
Do ngun nhân chính trị, kinh tế, xã hội: Các quốc gia đều tồn tại dựa trên một nền tảng kinh tế
nhất định với một chế độ sở hữu tương ứng. Mà chế độ sở hữu là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, có
mối quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng trong đó pháp luật là một cấu thành quan trọng.
Vì vậy, dựa trên một chế độ sở hữu nhất định thì pháp luật cũng được hình thành để phản ứng một
cách phù hợp và tương xứng.
Sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật các nước cịn có thể từ các ngun nhân khác như tập
qn, truyền thống, tín ngưỡng, tơn giáo, bởi cách giải thích pháp luật khác nhau, áp dụng pháp luật
khác nhau và hơn nữa là trình độ phát triển ở các nước là không đồng đều…


lOMoARcPSD|12114775

4

Do sự khác biệt giữa các nước về kinh tế, chính trị, xã hội: theo quan điểm của triết học Mác –
Lênin, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ sở hạ
tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Do
đó, đối với mỗi quốc gia sự phát triển kinh tế là khác nhau chính vì vậy dẫn đến các yếu tố về hệ
thống pháp luật, chính trị là khác nhau; các nước đều có những quan điểm về chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tơn giáo… là khác nhau do đó cũng có sự khác biệt trong sự vận động của nền kinh tế. Nếu
nền kinh tế phát triển kéo theo cả một hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn thiện, phát triển và
ngược lại nếu nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển thì hệ thống pháp luật cũng có những yếu kém, hạn
chế nhất định. sự dung hòa trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ tư pháp quốc tế
có thể được giải quyết nếu các nước có sự phát triển tương đương về mặt kinh tế, xã hội. Chính

những sự khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội đã tạo ra một rào cản trong việc áp dụng pháp luật để
giải quyết chung một vấn đề phát sinh giữa các nước.
Như vậy, nếu pháp luật các nước không có sự khác nhau thì khơng có hiện tượng hai hay nhiều
hệ thống pháp luật cũng có thể điều chỉnh quan hệ.
+ Thứ hai, do quan hệ tư pháp quốc tế ln có yếu tố nước ngồi
Các quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngồi thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế . Chính yếu tố nước ngồi đã làm cho
các quan hệ này liên quan tới ít nhất là hai quốc gia, hai hệ thống pháp luật mà quốc gia dù lớn dù
nhỏ đều độc lập và bình đẳng với nhau. Các hệ thống pháp luật là bình đẳng với nhau nên các hệ
thống pháp luật đó đều có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ, một quan hệ trong tư pháp
quốc tế tương ứng và hầu hết các quốc gia đều chấp nhận việc có thể áp dụng pháp luật nước ngoài
để điều chỉnh lực này. Quyết định sử dụng hệ thống pháp luật nào chính là vấn đề cần giải quyết.
Khoa học tư pháp quốc tế gọi đó là hiện tượng xung đột pháp luật.
- Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan là do có sự thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài của nhà
nước . Thực tế có những quan hệ pháp luật nảy sinh, mặc dù hệ thống pháp luật của các nước là
khác nhau, cũng có sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài tức là thỏa mãn hai điều kiện của ngun
nhân khách quan nói trên, nhưng vẫn khơng có xung đột pháp luật. Đó là những quan hệ trong lĩnh
vực cơng như hình sự, hành chính, dù có yếu tố nước ngồi nhưng khơng xảy ra hiện tượng xung
đột pháp luật. Sỡ dĩ như vậy do đây là những quan hệ trong lĩnh vực công, việc áp dụng pháp luật
nước ngồi có thể gây mất ổn định của an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, có thể đánh mất đi
những giá trị cốt lõi, nền tảng của chính mình. Nói một cách khác, nếu thừa nhận có xung đột pháp
luật trong lĩnh vực cơng thì đồng nghĩa với việc có thể chấp nhận pháp luật nước ngồi, và điều đó
là một điều hết sức lý và không thực tiễn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các nước.
Trong khi đó, các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi sẽ phát sinh hiện tượng
xung đột pháp luật. Do bản chất của các quan hệ này là quan hệ dân sự, các quan hệ đời thường diễn
ra hằng ngày giữa người dân với nhau, họ là các chủ thể ngang quyền và bình đẳng với nhau. Chính
yếu tố bình đẳng trong quan hệ này là cơ sở để có thể đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp giữa



lOMoARcPSD|12114775

5

các nước và khi quan hệ liên quan đến nhiều quốc gia thì nhiều hệ thống pháp luật tương ứng sẽ có
thể được cân nhắc áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đang xem xét, tức là có xung đột pháp luật.
Nói cách khác, do đặc trưng của quan hệ dân sự không “ nghiêm trọng” mà các quốc gia đều thừa
nhận khả năng có thể áp dụng pháp luật nước ngoài với những điều kiện nhất định. Đây là điều kiện
cần và đủ để hiện tượng xung đột pháp luật tồn tại trong các quan hệ tư pháp quốc tế.
Như vậy, lý do khách quan là tiền đề quan trọng để xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật, lý
do chủ quan là lý do quyết định có tồn tại quan hệ xung đột pháp luật hay không. Nếu lý do khách
quan được đáp ứng, quan hệ lại rơi vào nhóm được nhà nước thừa nhận có thể áp dụng pháp luật
nước ngồi thì xung đột pháp luật nảy sinh quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Nếu lý do khách quan thỏa mãn nhưng lại khơng có sự đồng ý cho áp dụng pháp luật nước ngồi
trong loại quan hệ đó thì hiện tượng xung đột pháp luật cũng không thể nảy sinh như các quan hệ
trong lĩnh vực luật cơng có yếu tố nước ngồi.
Ví dụ: Ơng K là cơng dân Việt Nam sinh sống tại thành phố B của Bungari từ năm 1990. Đến
năm 2008 ông K bị chết đột ngột và có để lại một số tài sản bao gồm: 1 ngôi nhà ở thành phố H của
Việt Nam, 1 ngôi nhà tại thành phố B của Bungari và một số tiền tại nhà băng của Bungari. Như vậy
trong trường hợp này hệ thống pháp luật của hai nước là Việt Nam và Bungari đều có thể được áp
dụng để giải quyết quan hệ này do nội dung quan hệ đều có mối quan hệ với hai nước Việt Nam và
Bungari. Vậy pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để tòa án giải quyết vụ việc này? Hiện tượng này
được gọi là xung đột pháp luật.
1.2. Phạm vị có xung đột pháp luật.
Đối với các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi như hơn nhân, hợp
đồng dân sự, thương mại… thì xung đột pháp luật sẽ nảy sinh hầu hết trong các quan hệ này, tuy
nhiên xung đột pháp luật sẽ không xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc thù của
một số quan hệ, ở đây tiêu biểu là một số quan hệ liên quan về sở hữu trí tuệ, quan hệ tố tụng tịa án
trọng tài.
Điều 678. BLDS 2015 quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản như sau:

“ 1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác
định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” 1
Như vậy, về nguyên tắc việc xác lập quyền của tài sản sẽ được xác lập nơi pháp luật có tài sản,
tuy nhiên quyền sở hữu trí tuệ lại có ngoại lệ.
Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ BLDS 2015 quy định:
“ Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ được yêu cầu bảo hộ.”2
Như vậy, với đặc điểm nổi bật là tính vơ tính của tài sản, nên tài sản trí tuệ phát sinh trên cơ sở
pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ và chỉ bảo hộ được trong phạm vi
1 Điều 678 Bộ luật dân sự 2015.
2 Điều 679 Bộ luật dân sự 2015.


lOMoARcPSD|12114775

6

nước đó mà thơi. Vì vậy, đối với các quan hệ này khơng có xung đột pháp luật , do vậy khơng thể áp
dụng luật nước ngồi để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một đối tượng nào đó ở Việt Nam. Song ,
đối với các quan hệ hợp đồng có đối tượng liên quan đến chuyển giao quyền đến sở hữu trí tuệ như
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí
tuệ; hoặc các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ gây ra được xem là các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại hay quan hệ dân sự bình thường
và đều có xung đột pháp luật.
Kết luận Chương 1
Khi có hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật cùng liên quan tới một quan hệ tư pháp quốc tế thì
các hệ thống pháp luật này đều có khả năng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Trong khi đó
cũng khó có thể áp dụng cùng một lúc cả hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau

để giải quyết một quan hệ tư pháp quốc tế, do các hệ thống pháp luật đó là khác nhau. Vì vậy, vấn đề
là phải chọn ra trong số hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên quan để điều chỉnh quan hệ cụ thể
đang xem xét, hiện tượng này được gọi là có xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật chỉ phát sinh từ
các quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên, một số các
quan hệ trong lĩnh vực dân sự không làm phát sinh xung đột pháp luật. Đối với các quan hệ pháp
luật trong lĩnh vực hình sự, hành chính, tố tụng là những lĩnh vực mang tính chất tuyệt đối về lãnh
thổ, thì vấn đề xung đột pháp luật hầu như không được đặt ra. Riêng trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
chỉ phát sinh các xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử.
Chương 2: PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT BẰNG
CÁCH ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ. BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH.
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột.
Có thể nói ràng phương pháp xung đột trong Tư pháp quốc tế là phương pháp được hình thành
khá sớm, bởi lẽ ngay từ khi bắt đầu hình thành ngành luật này người ta đã gọi nó là “Luật xung đột”
(vào thế kỉ XVII do luật gia Hà Lan Hupiera sử dụng). Hiện nay Luật xung đột (Conflict o f laws) ở
Anh - Mỹ vẫn còn sử dụng đồng thời như Tư pháp quốc tế. Phương pháp xung đột được hình thành
và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia (kể cả các quy phạm xung
đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm
quyền giải quyết phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia có liên đới tới các yếu tố nước
ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựa chọn hệ thống
pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết phải dựa trên cơ sở quy định của các quy phạm xung
đột.
Khoa học Tư pháp quốc tế coi việc xây dựng và thực hiện các quy phạm xung đột là phương
pháp giải quyết xung đột. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu và rộng rãi hiện nay trong Tư
pháp quốc tế của các nước trên thế giới. Nó cũng là cơng cụ chủ yếu để thiết lập và bảo đảm một trật
tự pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế. Hơn thế nữa, phương pháp xung đột được sử


lOMoARcPSD|12114775

7


dụng cả ở các nước theo hệ thống luật thực định (như ở các nước châu Âu lục địa điển hình là Đức.
Pháp), cũng như ở các nước theo hệ thống luật thực hành (điển hình như ở Anh - Mỹ). Toà án khi
giải quyết một vụ việc mà các bên trong tranh chấp lại có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước khác
nhau chẳng hạn thì việc đầu tiên phải giải quyết là tồ án đó cần thiết chọn luật thực chất của nước
nào để áp dụng. “Giai đoạn ' chọn luật này toà án chưa thể đưa ra phán quyết được mà chỉ đưa ra
quyết định luật thực chất của nước nào được áp dụng và các nguyên tắc về quy phạm thực chất nào
sẽ được thực thi. Đơi khi xảy ra những trường hợp tịa án cũng không chọn được luật thực chất để áp
dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong lĩnh vực đó, lúc này tồ án cần xem xét hệ thống luật
pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc. Những điều đã dẫn trên
đây cho thấy rằng tính chất rất đặc thù và riêng biệt của quy phạm xung đột. Tính chất này sẽ không
bảo đảm được một quyết định nhất quán đối với một vụ việc nếu toà án của các nước khác nhau giải
quyết. Như vậy, phương pháp xung đột cũng có những hạn chế của nó. Mặt khác, phương pháp xung
đột lại rất trừu tượng, bởi lẽ phải có chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu
được. Tính chất khơng nhất qn đối với một vụ việc nếu giải quyết ở tồ án có thẩm quyền ở các
nước khác nhau trong Tư pháp quốc tế đã dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng (nhất là hợp
đồng mua bán ngoại thương) cần phải thấy trước luật nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải
chọn sẵn luật nước nào để áp dụng cho hợp đồng đó. Phương pháp xung đột pháp luật được áp dụng
trong hệ thống luật Anh - Mỹ cịn phức tạp hơn nhiều. Ở đây tồ án có thẩm quyền rất rộng, cịn các
quy phạm xung đột lại được hình thành trên cơ sở án lộ (thực tiễn tồ án và trọng tài); do đó sẽ có
rất nhiều khả năng xảy ra trong việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng mà các bên
khi tham gia các quan hệ đó khơng thể lường trước được hết. Cuối cùng có thể nói là phương pháp
xung đột một mặt nó ln được hồn thiện và pháp điển hóa trong điều kiện quốc tế hóa đời sống
quốc tế. Mặt khác nó cũng lại ln được bổ sung và hồn thiện hóa trong luật pháp của mỗi quốc
gia.
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp thực chất.
Phương pháp thực chất được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải
quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ
ràng giữa các bên tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều
ước quốc tế người ta gọi là các quy phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây

dựng trong các văn bản pháp quy của mỗi nhà nước được gọi là quy phạm thực chất trong nước (quy
phạm thực chất trong nước). Chúng ta sẽ xem xét hai loại quy phạm này cùng ý nghĩa và vai trò của
chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
2.2.1. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập qn quốc tế.
Trong q trình quốc tế hố đời sống kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nhất là sự liên kết
kinh tế cũng như nhất thể hóa nền kinh tế trên từng khu vực và nhất thể hóa nền kinh tế tồn cầu thì
vai trị và vị trí của Tư pháp quốc tế ngày càng quan trọng. Q trình này ln được tiến hành song
song đồng thời với việc nâng cao vị trí, vai trị của các quy phạm thực chất được hình thành và xây
dựng trong các điều ước quốc tế (kể cả song phương và đa phương). Việc xây dựng và hình thành


lOMoARcPSD|12114775

8

các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ thương mại,
sản xuất, dịch vụ, khoa học kỹ thuật giao thông V .V .. và các quan hệ khác giữa các công dân, pháp
nhân của các quốc gia khác nhau là điều rất cần thiết nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác
biệt trong luật pháp của các quốc gia và có tính chất đơn giản hóa và hữu hiệu hóa trong điều chỉnh
các quan hệ Tư pháp quốc tế (thậm chí giải quyết được cả các quan hệ rất phức tạp mà nếu giải
quyết bằng phương pháp xung đột khơng thể được). Chúng ta có thể dẫn ra đây một số điều ước
quan trọng.
Ví dụ: Cơng ước Pari 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Bécnơ 1886 về bảo
hộ quyền tác giả; Công ước Giơ- ne-vơ; Công ước La hay về mua bán quốc tế về động sản 1955;
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980); Công ước 1980
của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế V .V .. Rất nhiều vấn đề được đề cập
trong các công ước trên đây được giải quyết trực tiếp thực chất một cách chóng vánh và dứt điểm.
Đây cũng chính là mục đích chính của các cơng ước này. Các quy phạm thực chất thống nhất còn
được ghi nhận trong các tập quán quốc tế (nhất là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế).
Có thể lấy các quy tắc tập qn trong Incoterms (International commercial terms) 1990 làm ví dụ,

đó là các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng như FOB (free on
board) giao hàng trên tàu, CIF (cost, insurance and freight) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí,
CFR (cost and freight) tiền hàng và cước phí, FAS (free alongside ship) giao dọc mạn tàu.
Từ những thập kỷ 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện rất nhiều điều ước thương mại quốc tế chứa
đựng các quy phạm thực chất thống nhất ký kết và thực hiện như một xu hướng phát triển kinh tế tất
yếu của thể giới. Một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế như Công ước
La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, Cơng ước của Liên hợp quốc tế về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước viên năm 1980).
Trước đây, Việt Nam có tham gia vào một điều ước quốc tế đa phương thống nhất luật thực chất
về hợp đồng, đó là Điều kiện giao hàng chung được thông qua năm 1958 trong Khuôn khổ Hội đồng
tương trợ kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa vào thời kỳ bấy giờ (khối SEV). Điều kiện giao
hàng chung này được áp dụng một cách bắt buộc và tự động cho tất cả các hợp đồng mua bán giữa
các doanh nghiệp thuộc các quốc gia của SEV. Nội dung của Điều kiện giao hàng chung là các quy
phạm thực chất thống nhất, điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng mua bán như thành lập hợp đồng,
quyền và nghĩa vụ của các bên, vi phạm hợp đồng, các chế tài, bất khả kháng,… Khi Hội đồng
tương trợ kinh tế tan rã vào năm 1991, Điều kiện giao hàng chung này cũng chấm dứt hiệu lực.
Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các
quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa
các bên tham gia. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.
– Các quy phạm thực chất thống nhất hiện nay chủ yếu có trong điều ước quốc tế về các lĩnh
vực thương mại, hằng hải quốc gia hoặc các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Bécnơ
1886 về bảo vệ quyền tác giả; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế.

Downloaded by Vu Vu ()


lOMoARcPSD|12114775

9


– Các quy phạm thực chất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực
thương mại và hằng hải quốc tế: Tập hợp các quy tắc tập quán INCOTERMS 2000 về các điều kiện
mua bán mua bán hàng hóa quốc tế.
2.2.2. Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia (luật quốc nội).
Đã từ lâu trong luật pháp của khơng ít quốc gia cũng như ở nước ta quy chế pháp lý của người
nước ngoài được nhà nước ban hành trong các văn bản pháp quy trực tiếp quy định quyền và nghĩa
vụ của người nước ngoài. Các quy phạm này là quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế, chúng trực
tiếp điều chỉnh các quan hệ đã được ấn định và tất nhiên xung đột pháp luật không tồn tại trong việc
giải quyết các vấn đề này. Điều này cũng có nghĩa là các quy phạm thực chất của luật quốc nội hoàn
toàn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Trong giai đoạn hiện nay,
ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta quy phạm thực chất thường được quy định trong
Luật đầu tư, Luật về chuyển giao công nghệ.
2.3. Quan điểm về nhận định “Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp
luật thì hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu.”
Dưới quan điểm cá nhân của tác giả, đây là nhận định sai. Bởi lẽ nhìn chung việc sử dụng
phương pháp thực chất, cụ thể ở đây chính là việc áp dụng điều ước quốc tế là việc các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ chiếu theo các quy
phạm thực chất đã được quy định sẵn trong các điều ước quốc tế hoặc đã được quy định trong luật
quốc gia để chiếu xem xét và giải quyết các xung đột. Điều này có nghĩa là sẽ trực tiếp áp dụng quy
phạm đó để giải quyết mà loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng luật nước ngoài.
Việc áp dụng điều ước quốc tế sẽ giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các
quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, mà phương pháp này sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được
nhanh chóng hơn, do khơng phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống
luật đó để giải quyết. Hơn nữa, do phương pháp này chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ
cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế mà các
chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lý đó, để hợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh
được các xung đột xảy ra. Phương pháp này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia ký kết
điều ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực chất thống nhất, vì vậy
nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự
khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.

Tuy nhiên, đơi khi nó khơng thể trù liệu được hết các lĩnh vực cũng như quan hệ phát sinh.
Không những thế, phần lớn giữa các quốc gia có điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau do
đó việc xây dựng một quy phạm thực chất thống nhất chung giữa các quốc gia là điều không hề đơn
giản. Vì để đi đến thống nhất ý chí giữa các bên còn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Kết luận Chương 2
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham
gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp


lOMoARcPSD|12114775

10

luật sự khác nhau. Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của
chúng phát sinh, khơng có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào
việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng khơng có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các
quy phạm pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ. Chỉ khi các quan hệ
TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều
chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp khơng có quy
phạm thực chất thống nhất.
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT.
3.1. Thực tiễn áp dụng các phương pháp giải quyết xung đột tại Việt Nam.
3.1.1. Phương pháp thực chất.
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyền tài phán đối với các chủ thể, quan hệ có yếu
tố nước ngồi trong lãnh thổ của mình. Chính vì thế, nhà nước Việt Nam đã ban hành những văn bản
pháp luật quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ đối với người nước ngoài.
Phần lớn các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến người nước ngoài là
các quy phạm thực chất. Chúng được thể hiện ở nhiều văn bản như Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư,
Luật về chuyển giao cơng nghệ…Ví dụ: Tại Khoản 1 Điều 4 của Luật về chuyển giao công nghệ

quy định: “Hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật; trường hợp hoạt động chuyển giao công nghệ đặc thù được quy định trong luật
khác thì áp dụng quy định của luật đó”.
Bên cạnh luật quốc gia, các quy phạm thực chất còn được thể hiện trong điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập. Một số điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước Paris
1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công
ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế…Trong các điều ước quốc tế đó, các bên (có Việt
Nam) thỏa thuận với nhau những cách thức, giải pháp giải quyết các vấn đề khi tranh chấp xảy ra.
Ngồi ra, phương pháp thực chất cịn thể hiện ở các tập quán quốc tế mà Việt Nam công nhận.
Khi đó, những tập quán đó được áp dụng và các chủ thể sẽ bị xử lý theo pháp luật khi họ vi phạm.
VD: hệ thống tập quán trong Incoterms 1990 như CIF, FOB, CFR…
Các quy phạm thực chất luôn thể hiện những ưu thế hơn của nó so với quy phạm xung đột. Tuy
nhiên, việc khó xây dựng các quy phạm thực chất giải thích tại sao lại khơng nhiều các quy phạm
thực chất trong hệ thống pháp luật của các quốc gia hoặc các điều ước quốc tế. Mặc dù vậy, trong
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam nên xây dựng thêm các quy phạm thực chất là điều
cần thiết, nó làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia và có
tính chất đơn giản hóa và hữu hiệu hóa trong điều chỉnh các quan hệ TPQT.
Pháp luật Việt Nam đã chỉ rõ các phương thức giải quyết tranh chấp mà không cần phải dẫn
chiếu áp dụng luật của quốc gia nào. Ví dụ: khoản 1 Điều 4 của Luật về chuyển giao công nghệ quy


lOMoARcPSD|12114775

11

định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết qua thương lượng,
hòa giải, Trọng tài hoặc Tịa án”.
Bên cạnh đó, Việt Nam cịn áp dụng các quy phạm thực chất từ nguồn quốc tế. Ví dụ: Việt Nam
đã gia nhập Cơng ước Becner 1886 về bảo hộ quyền tác giả; Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng
mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980),…

3.1.2. Phương pháp xung đột.
Xu thế hội nhập với thế giới đã làm phát sinh những vấn đề liên quan đến hai hay nhiều nước
khi công dân, pháp nhân của họ tham gia quan hệ pháp luật với nhau… Để giải quyết những vấn đề
pháp lý trên, khi mà không thể sử dụng được ngay các quy phạm thực chất thì luật pháp của mỗi
nước đều đã xây dựng những QPXĐ riêng của mình.
Ở Việt Nam cũng vậy, QPXĐ thường được thể hiện trong các văn bản pháp luật quốc gia như:
Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình 2000, Bộ luật hàng hải… Tuy nhiên, QPXĐ trong
luật pháp thường xây được xây dựng trong BLDS là chủ yếu. Bởi lẽ chúng điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi. Do đó, QPXĐ ln mang tính chất dân sự. Hơn thế nữa, QPXĐ cùng
với các quy phạm thực chất mà nó dẫn chiếu tới quy định các quy tắc xử sự cho các bên tham gia
các q trình quan hệ dân sự. Ví dụ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 766 BLDS năm 2005 quy định: “Việc
xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp
luật của nước nơi có tài sản đó…”.
Bên cạnh đó, các QPXĐ cịn được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý
(song phương và đa phương) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Ví dụ như Hiệp định tương trợ tư
pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCNVN và Liên bang Nga năm 1998…
Các quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong tố tụng dân sự quốc tế.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề giải quyết xung đột.
– Khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại: Lấy dẫn chứng một trong những quy phạm
xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự 1995 (Đ766,
K1, BLDS 2005). Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở
hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế
nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của
Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là
một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo
Điều 176, khoản 5, BLDS 1995 (Đ170, K5, BLDS 2005): “quyền sở hữu được xác lập đối với tài
sản trong các trường hợp sau đây:… được thừa kế tài sản”.
– Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hồn
thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật, chúng ta có thể xây dựng thêm quy

phạm xung đột mới để điều chỉnh. Theo đó, sẽ áp dụng pháp luật của nước Việt Nam hoặc pháp luật
của nước ngoài tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.


lOMoARcPSD|12114775

12

– Bên cạnh đó, cần sớm hồn thiện cụ thể hơn nữa các quy định về thẩm quyền lựa chọn và áp
dụng pháp luật thuộc về ai khi các quan hệ TPQT phát sinh.
– Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Thơng
thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá
dễ dàng. Ví dụ: Pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, đối với một quan hệ phức tạp, có quan hệ
gắn bó với nhiều hệ thống luật khác nhau thì khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta
không nên bỏ qua những bản chất cốt yếu của quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngồi đó.
– Trong Tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ nào
đó theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật
của Tịa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Ngun nhân có
thể hiểu:
+ Tịa án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngồi về vấn đề đó, do đó việc áp
dụng thường xuyên pháp luật của Tịa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử.
+ Nếu cho phép pháp luật nước ngoài là pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề đó theo pháp
luật, Tịa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài.
Để biết nội dung pháp luật nước ngồi, Tịa án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do
khơng biết nội dung pháp luật nước ngồi nên Tịa án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê
chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém.
Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao
pháp luật của Tịa án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngồi.

– Một khó khăn đáng chú ý khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng
ta không xác định được quốc tịch của cá nhân đó. Nếu hồn cảnh này xảy ra, thiết nghĩ luật pháp
nên quy định thêm về vấn đề này để việc giải quyết các tranh chấp phát sinh được dễ dàng, nhanh
chóng.
Kết luận Chương 3
Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời
đại, nhất là trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa hiện nay. Tìm hiểu về ngun nhân và phạm vi có
xung đột pháp luật góp phần lựa phương pháp giải quyết phù hợp. Việt Nam, một quốc gia đang trên
đà phát triển cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Xét về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, tư pháp
quốc tế ở các quốc gia khác nhau cịn có nhiều sự khác biệt, điều này tạo ra những rào cản, hạn chế
sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. Do đó, tư pháp quốc tế Việt Nam cần khơng ngừng củng cố
và hoàn thiện hơn nữa, nhất là với việc xây dựng ra một phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
khách quan, hợp lý.


lOMoARcPSD|12114775

13

PHẦN KẾT LUẬN
Về mặt lý luận cũng như thực tế, tất cả các quốc gia đều quan tâm xây dựng pháp luật để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhằm bảo vệ các lợi ích của mình (thực chất là lợi ích của giai cấp
cầm quyền ở quốc gia đó) kể cả trường hợp quan hệ xã hội có yếu tố' nước ngoài. Khi quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật, các quốc gia cũng
đều quan tâm giải quyết bằng một cách nào đó nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các
bên đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển vì lợi ích của chính quốc gia mình. Tuy
nhiên, trong khoa học về tư pháp quốc tế ở Việt Nam chưa có quan điểm thống nhất về phương pháp
giải quyết xung đột pháp luật. Việt Nam cũng có hệ thống quy phạm xung đột của mình, nhưng cịn
thiếu quá nhiều và chưa đồng bộ. Các quy phạm xung đột của Việt Nam nằm rải rác trong các văn
bản pháp quy của các ngành pháp luật khác. Do đó, TPQT Việt Nam cần khơng ngừng củng cố và

hồn thiện hơn nữa, nhất là với việc xây dựng ra một phương pháp giải quyết XĐPL khách quan,
hợp lý. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong nước cũng như nước
ngoài tham gia vào các quan hệ pháp luật tư pháp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế – xã hội đất nước
ngày càng phát triển.


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
- Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.
- Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005.
- Công ước Viên năm 1969.
B. Tài liệu tham khảo
- Ngô Quốc Chiến (2017), Xung đột điều ước quốc tế và hướng giải quyết, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, 2/2017.
- Nguyễn Thị Thuận, Giải quyết xung đột về hiệu lực áp dụng giữa các điều ước quốc tế, Tạp
chí Luật học, số 6, năm 2005.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội
2015.
- Các thỏa ước thương mại và đầu tư, NXB Tư pháp 2016.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội 2017
- Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2010
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Cơng an Nhân
dân, năm 2009
● Tài liệu từ internet
- Đoàn Thị Ngọc Hải, “Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong Tư pháp quốc tế”, xem tại: , truy cập ngày 29/03/2022.

Downloaded by Vu Vu ()




×