Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LƯƠNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE MÁY
CHỮA CHÁY CHO CÁC KHU PHỐ CỔ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LƯƠNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE MÁY
CHỮA CHÁY CHO CÁC KHU PHỐ CỔ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Kỹ thuật cơ khí
Mã số: 9520103



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Dương Văn Tài
2. TS. Hoàng Sơn

Hà Nội, 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Dương Văn Tài và TS. Hoàng Sơn. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Dương Văn Tài

TS. Hoàng Sơn

Tác giả luận án

Lương Anh Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi hồn thành bản luận án khoa học này.
Trước hết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Văn Tài và
TS. Hồng Sơn với những ý kiến đóng góp quan trọng và chỉ dẫn khoa học quý
giá trong quá trình thực hiện cơng trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng
Đào tạo sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn Khoa Cơ điện và Cơng trình, Bộ mơn Cơng nghệ và
máy chuyên dùng Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
và khoa Phòng cháy đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Kỹ thuật quân sự đã đóng góp ý
kiến q báu để tơi hồn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án

Lương Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ............. vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... x

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4
1.1. Thực trạng và đặc điểm cháy nổ tại các khu đông dân cư, các khu đô thị
mật độ dân số lớn ........................................................................................... 4
1.1.1. Thực trạng cháy nổ tại các khu đông dân cư, các khu đô thị mật độ
dân số lớn.......................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của các đám cháy trong khu phố cổ, ngõ ngách nhỏ hẹp .. 7
1.2. Tổng quan về xe máy chữa cháy trên thế giới và ở Việt Nam ............... 7
1.2.1. Tổng quan về xe máy chữa cháy trên thế giới ..................................... 7
1.2.2. Tổng quan về xe máy chữa cháy ở Việt Nam ..................................... 12
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về động lực học của xe máy ..... 15
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu về động lực học của xe máy trên thế giới 15
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về xe máy chữa cháy ở Việt Nam .......... 18
1.4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án........................................................... 19
1.5. Nội dung nghiên cứu của luận án.......................................................... 20
1.5.1. Nghiên cứu lý thuyết ............................................................................ 20
1.5.2. Nghiên cứu thực nghiệm...................................................................... 20
1.6. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
1.6.1. Cấu tạo của xe máy chữa cháy phố cổ ............................................... 20
1.6.2. Nguyên lý hoạt động của xe chữa cháy phố cổ.................................. 21
1.6.3. Thông số kỹ của xe máy chữa cháy phố cổ ........................................ 23


iv
1.6.4. Một số tồn tại của xe máy chữa cháy ................................................. 26
1.7. Đặc điểm của đường giao thông trong khu vực phố cổ, ngõ ngách nhỏ
hẹp ở Hà Nội ................................................................................................ 26
1.8. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28
1.8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................... 28
1.8.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .............................................. 29

Kết luận chương 1 ........................................................................................... 29
Chương 2. CƠ SỞ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE MÁY CHỮA CHÁY.... 31
2.1. Bố trí chung và trang thiết bị, dụng cụ trên xe máy chữa cháy............. 31
2.1.1. Tính năng tác dụng của xe máy chữa cháy ........................................ 31
1.2.2 Bố trí chung xe máy chữa cháy ............................................................ 33
2.2. Xây dựng mơ hình, thiết lập phương trình động lực học của xe máy khi
di chuyển trên đường thẳng .......................................................................... 35
2.2.1. Mơ hình chuyển động phẳng của xe máy chữa cháy ......................... 37
2.2.2. Chuyển vị, động năng, thế năng và hàm hao tán............................... 40
2.2.3. Ngoại lực tác dụng lên xe .................................................................... 42
2.2.4. Phương trình chuyển động của xe máy chữa cháy trên đường thẳng ...47
2.3. Cân bằng của xe khi di chuyển thẳng và cua vòng, phương trình động
học của xe máy khi di chuyển qua các góc cua vng nhỏ hẹp .................. 48
2.3.1. Cân bằng của xe máy khi di chuyển thẳng......................................... 48
2.3.2. Vận tốc của xe máy khi cua vịng ........................................................ 51
2.3.3 Phương trình động học của xe máy khi di chuyển qua các góc cua
vng nhỏ hẹp................................................................................................. 54
2.4. Mơ hình tính tốn độ lệch ngang tối đa của cụm thiết bị...................... 57
Chương 3. KHẢO SÁT PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE
MÁY CHỮA CHÁY ..................................................................................... 60
3.1. Khảo sát phương trình động lực học chuyển động phẳng của xe máy
chữa cháy...................................................................................................... 60


v
3.1.1. Xác định các thông số đầu vào cho bài toán khảo sát động lực học
chuyển động thẳng của xe máy chữa cháy ................................................... 60
3.1.2. Thuật toán khảo sát động lực học chuyển động thẳng của xe máy
chữa cháy ................................................................................................ 62
3.1.3. Kết quả khảo sát phương trình động lực học chuyển động thẳng của

xe máy chữa cháy ........................................................................................... 63
3.2. Tính toán vận tốc của xe máy chữa cháy khi quay vịng chuyển hướng ...69
3.3. Khảo sát phương trình động học của xe khi chuyển động trong ngõ
ngách nhỏ hẹp............................................................................................... 70
3.4. Tính độ lệch ngang tối đa của trọng tâm cụm thiết bị để phù hợp độ
thoải mái của người lái khi tác nghiệp ......................................................... 73
3.5. Xác định một số thông số hợp lý của xe máy chữa cháy phố cổ .......... 74
3.5.1. Các thông số kết cấu của xe máy chữa cháy...................................... 74
3.5.2. Vận tốc hợp lý của xe máy chữa cháy khi sử dụng ............................ 75
3.5.3. Kích cỡ hình học của xe máy chữa cháy phù hợp độ rộng ngõ ngách,
góc cua để di chuyển được ............................................................................ 75
3.5.4. Khoảng lệch ngang tối đa trọng tâm cụm thiết bị ............................. 75
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 76
Chương 4. THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA XE
MÁY CHỮA CHÁY, KIỂM CHỨNG MƠ HÌNH TÍNH TỐN LÝ
THUYẾT ........................................................................................................ 78
4.1. Mục tiêu nghiên cứu thực nghiệm ........................................................ 78
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 78
4.3. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm.......................................................76
4.4. Phương pháp thực nghiệm xác định trọng tâm xe và trọng tâm các cụm
chi tiết của xe máy chữa cháy ...................................................................... 80
4.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm xe máy chữa cháy .................................... 80


vi
4.4.2. Xác định tọa độ trọng tâm các cụm của xe máy cơ sở và cụm thiết bị
chữa cháy ........................................................................................................ 84
4.5. Thiết bị đo và cảm biến đo sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm ....... 87
4.5.1. Thiết bị đo được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm ................. 87
4.5.2.Cảm biến đo sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm......................... 89

4.5.3. Xác định hệ số độ cứng và hệ số giảm chấn của các phần tử đàn hồi ..91
4.6. Xác định mơmen qn tính của các khối quay ..................................... 98
4.7. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng mơ hình tính tốn lý thuyết .......... 101
4.7.1. Chuẩn bị thực nghiệm........................................................................ 101
4.7.2. Tổ chức và tiến hành thực nghiệm .................................................... 101
4.7.3 Kiểm chứng mô hình tính tốn lý thuyết........................................... 105
4.8 Thực nghiệm xác định các thông số biểu thị di chuyển thân trên của
người lái...................................................................................................... 109
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 112
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA LUẬN ÁN............................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
PHỤ LỤC


vii

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu

Đơn vị

Gn

M
G

Ý nghĩa
Trọng tâm khối bao gồm: khung xe, động cơ, người lái,

thanh trượt của phuộc trước.
Trọng tâm cụm phương tiện chữa cháy và cứu hộ
Trọng tâm khối treo (bao gồm khung xe, động cơ, người lái
, cụm phương tiện chữa cháy và cứu hộ, thanh trượt của
phuộc trước)

Gf

Trọng tâm cụm dưới phuộc trước

Gr

Trọng tâm càng sau

R
F

Trọng tâm bánh sau
Trọng tâm bánh trước
Khối lượng khối bao gồm: khung xe, động cơ, người lái,
thanh trượt của phuộc trước.

mGn

kg
kg

Khối lượng cụm phương tiện chữa cháy và cứu hộ

kg


Khối lượng khối treo (bao gồm khung xe, động cơ, người
lái , cụm phương tiện chữa cháy và cứu hộ, thanh trượt của
phuộc trước)

mG f

kg

Khối lượng cụm dưới phuộc trước

mGr

kg

Khối lượng càng sau

mR

kg

Khối lượng bánh sau

mF

kg

Khối lượng bánh trước

mM

mG

kg.m2
IG

IGr
IGf
Cf
Cr
Cbf
Cbr

kg.m2
kg.m2
N/m
N/m
N/m
N/m

Mơ men qn tính đối với trục ngang đi qua trọng tâm của
khối treo (bao gồm khung xe, động cơ, người lái , cụm
phương tiện chữa cháy và cứu hộ, thanh trượt của phuộc
trước)
Mô men quán tính đối với trục ngang đi qua trọng tâm của
cụm dưới phuộc trước
Mơ men qn tính đối với trục ngang đi qua trọng tâm của
càng sau
Hệ số cứng giảm xóc trước
Hệ số cứng giảm xóc sau
Hệ số cứng lốp bánh trước

Hệ số cứng lốp bánh sau


viii

kf
kr
kbf
kbr

Ns/m
Ns/m
Ns/m
Ns/m

Hệ số giảm chấn của giảm xóc trước
Hệ số giảm chấn của giảm xóc sau
Hệ số giảm chấn của lốp bánh trước
Hệ số giảm chấn của lốp bánh sau

CL

Hệ số lực nâng khơng khí

Cd
Fw
FL
FD
FR


N
N
N
N

Nf
Nr
N
h
p
b

N
N
N
M
m
m

Fms
Fsf

N
N

Fsr

N

Fs


N

Rc
v
vR

m
km/h
m/s

Hệ số lực cản khơng khí
Lực cản lăn
Lực nâng
Lực cản khơng khí
Lực đẩy mặt đường tác dụng lên xe máy tại điểm tiếp xúc
với bánh sau
Phản lực mặt đường đối với lốp bánh trước
Phản lực mặt đường đối với lốp bánh sau
Tổng phản lực mặt đương lên các lốp bánh xe
Độ cao trọng tâm xe
Chiều dài cơ sở xe
Khoảng cách từ trọng tâm xe đến đường thẳng đứng đi qua
điểm tiếp xúc của lốp bánh sau với mặt đường
Tổng hợp lực ma sát trượt ngang giữa lốp và mặt đường
Lực bên tác dụng theo phương ngang tại điểm tiếp xúc với
mặt đường của lốp trước
Lực bên tác dụng theo phương ngang tại điểm tiếp xúc với
mặt đường của lốp sau
Tổng lực bên tác dụng theo phương ngang tại các điểm tiếp

xúc với mặt đường của lốp trước, lốp sau.
Bán kính đường cua
Vận tốc xe
Vận tốc trục bánh sau

df

mm

µ
PCCC
CNCH

+ Độ biến dạng của lốp bánh trước theo phương bán kính
nếu df < 0,
+ Khoảng cách mặt ngồi lốp bánh trước với mặt đường nếu
df ≥ 0
Hệ số ma sát trượt ngang giữa lốp bánh xe và mặt đường.
Phòng cháy chữa cháy
Cứu nạn cứu hộ


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê tình hình cháy, nổ (từ 2015-2019)............................ 6
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của xe máy chữa cháy....................................... 24
Bảng 2.1. Ký hiệu các điểm trọng tâm, khối lượng, tọa độ ban đầu và tọa độ tại
thời điểm t của các khối .................................................................................. 38
Bảng 3.1. Thơng số đầu vào để khảo sát phương trình động lực học chuyển

động thẳng của xe máy chữa cháy - xe Kawasaki W175 SE .......................... 61
Bảng 3.2. Vận tốc xe tối đa vmax (km/h) khi qua khúc cua có bán kính Rc (m)
ứng với các hệ số ma sát trượt µ ..................................................................... 70
Bảng 3.3. Chiều dài tối đa của xe máy chữa cháy LAB (m) quay vịng vng góc
trong ngõ ngách có chiều rộng a, b tương ứng. .............................................. 73
Bảng 3.4. Khoảng lệch ngang tối đa ym (cm) ứng với  r  400 , yr  2cm ..... 74
và các thông số Ln , Pm , Pn ............................................................................ 74
Bảng 4.1. Các cụm chi tiết xe cơ sở được xác định trọng tâm qua phương pháp
treo ................................................................................................................... 87
Bảng 4.2. Giá trị các đại lượng khi xử lý số liệu thực nghiệm xác định độ cứng
và hệ số giảm chấn của các bánh lốp xe và giảm xóc của xe Honda Future
125...................................................................................................................94
Bảng 4.3. Kết quả tính tốn trung gian thực nghiệm đo mơ men qn tính đối
với xe máy Kawasaki 175 ............................................................................... 99
Bảng 4.4. Thông số của xe máy chữa cháy – Honda Future 125 CC ........... 107


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Xe chữa cháy khơng tiếp cận được đám cháy .................................. 6
Hình 1.2: Xe máy chữa cháy của Ấn Độ .......................................................... 8
Hình 1.3: Xe máy chữa cháy của Australia .................................................... 10
Hình 1.4: Xe máy chữa cháy ở các nước châu Âu .......................................... 10
Hình 1.5: Xe máy chữa cháy do người dân ở thành phố Hồ Chí Minh tự chế tạo12
Hình 1.6: Xe máy chữa cháy do người dân ở tỉnh Kiên Giang chế tạo .......... 13
Hình 1.7: Xe máy chữa cháy ZS250GY-3 ...................................................... 14
Hình 1.8: Xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng ................................. 18
Hình 1.9: Xe máy chữa cháy rừng .................................................................. 19
Hình 1.10: Xe máy chữa cháy phố cổ ............................................................. 21

Hình 1.11: Ngõ nhỏ trong các khu phố cổ Hà Nội ......................................... 27
Hình 1.12: Các xe chữa cháy bị kẹt cứng, không thể di chuyển ..................... 28
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí chung của xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng.......... 34
Hình 2.2: Mơ hình chuyển động phẳng của xe chữa cháy .............................. 38
Hình 2.3: Mơ hình cân bằng của xe khi di chuyển thẳng ............................... 49
Hình 2.4: Lực tác động lên xe máy khi di chuyển thẳng ................................ 50
Hình 2.5: Góc nghiêng của xe máy khi quay vịng với giả thiết lốp .............. 52
Hình 2.6: Góc nghiêng khi quay vịng của xe máy với lốp có độ dày 2t....... 53
Hình 2.7: Một số dạng góc cua vng ............................................................ 55
Hình 2.8: Mơ hình động học xe di chuyển qua góc cua vng ...................... 55
Hình 2.9: Mơ hình tốn học của bài tốn xe máy di chuyển qua góc cua vng .. 56
Hình 2.10: Mơ tả trạng thái người lái khi xe di chuyển thẳng ........................ 58
Hình 3.1: Mơ tả mấp mơ trên mặt đường theo chiều dài ................................ 64
Hình 3.2: Mơ tả hai cách thức thay đổi vận tốc xe theo thời gian .................. 65
Hình 3.3: Đồ thị df ứng với vận tốc theo qui luật (2.8) không gờ cản: f(x) = 0 ..... 66


xi
Hình 3.4: Đồ thị df ứng với vận tốc theo qui luật (2.9) khơng gờ cản: f(x) = 0...... 66
Hình 3.5: Đồ thị df ứng với vận tốc theo qui luật (2.8) có gờ cản : f(x) > 0 . 67
Hình 3.6: Đồ thị df ứng với vận tốc theo qui luật (2.9) có gờ cản : f(x) > 0 . 67
Hình 3.7: Đồ thị df ứng với khối lượng mM khác nhau, với vận tốc theo qui
luật (2.8), xM  0 ( m ) và khơng có gờ cản : f(x) =0 ....................................... 68
Hình 3.8: Đồ thị df ứng với khối lượng mM khác nhau, với vận tốc theo qui
luật (2.8), xM  0,15 ( m ) và không có gờ cản: f(x) =0 .................................... 69
Hình 3.9: Mơ hình động học của bài toán xe di chuyển qua cua vng góc .. 71
Hình 3.10: Trạng thái người lái khi xe giữ thăng bằng khi di chuyển thẳng trong
trường hợp trọng tâm cụm thiết bị có sự lệch ngang. ..................................... 74
Hình 4.1: Thiết bị nghiên cứu thực nghiệm .................................................... 80
Hình 4.2: Mơ tả các thơng số đặc trưng vị trí trọng tâm của xe máy chữa cháy .80

Hình 4.3: Sơ đồ thực nghiệm xác định tọa độ trọng tâm xe theo chiều dọc ... 81
Hình 4.4: Sơ đồ thực nghiệm xác định tọa độ trọng tâm xe theo chiều cao ... 82
Hình 4.5: Sơ đồ tính tốn xác định tọa độ trọng tâm xe theo chiều cao ......... 83
Hình 4.6: Sơ đồ xác định tọa độ trọng tâm xe theo chiều ngang .................... 84
Hình 4.7: Máy cân bằng Laser ........................................................................ 85
Hình 4.8: Xác định trọng tâm người ở tư thế ngồi lái ..................................... 86
Hình 4.9: Thiết bị DMC Plus .......................................................................... 88
Hình 4.10: Sơ đồ kết nối thiết bị đo với cảm biến đo ..................................... 88
Hình 4.11: Thiết bị đo Spider8 ........................................................................ 89
Hình 4.12: Đầu đo gia tốc B12/1000 .............................................................. 89
Hình 4.13: Cảm biến Kistler ........................................................................... 90
Hình 4.14: Cảm biến đo dịch chuyển .............................................................. 91
Hình 4.15: Sơ đồ thí nghiệm đo độ cứng và hệ số giảm chấn của bánh xe máy .91
Hình 4.16: Phương pháp xác định hệ số độ cứng và hệ số giảm chấn ........... 92


xii
Hình 4.17: Đồ thị dịch chuyển trục bánh xe theo phương đứng trong thí nghiệm
đo độ cứng và hệ số giảm chấn lốp xe Kawasaki W175 ................................ 94
Hình 4.18. Đồ thị dịch chuyển khối trọng tải m theo phương đứng trong thí
nghiệm đo độ cứng và hệ số giảm chấn của giảm xóc xe KawasakiW175 .... 95
Hình 4.19: Đồ thị dịch chuyển khối trọng tải m theo phương đứng trong thí
nghiệm đo độ cứng và hệ số giảm chấn của bánh lốp và giảm chấn xe Honda
Future 125 ....................................................................................................... 97
Hình 4.20: Mơ hình thực nghiệm xác định mơ men qn tính của người ở tư
thế lái xe đối với trục đi qua trọng tâm Gng của người.................................... 99
Hình 4.21: Đồ thị dao động các phần tử quay trong quá trình thực nghiệm 100
Hình 4.22: Encoder và Bộ xử lý trung tâm ................................................... 101
Hình 4.23: Bố trí thiết bị thực nghiệm đo độ lún của bánh xe ...................... 102
Hình 4.24: Thực nghiệm đo biến dạng của lốp bánh xe phía trước .............. 104

Hình 4.25. Vận tốc khảo nghiệm VR-TN theo thời gian .............................. 105
Hình 4.26: Giá trị df –TN được đo từ khảo nghiệm và giá trị df-LT tính theo
mơ hình .......................................................................................................... 106
Hình 4.27: Vận tốc khảo nghiệm VR-TN theo thời gian của xe Future 125CC .... 108
Hình 4.28. Giá trị df _TN đo từ khảo nghiệm, df _ LT tính theo mơ hình.... 108
Hình 4.29: Gắn các thiết bị đo trên người và trên xe .................................... 110


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các khu phố nhỏ, ngõ nhỏ là một đặc trưng, truyền thống lâu đời trong
các đô thị ở Việt Nam và ngày nay nó vẫn tồn tại song song với các khu đơ thị
mới, thơng minh hiện đại. Cùng với đó là sự gia tăng về dân số và nhu cầu sử
dụng phương tiện giao thơng nên tình trạng ùn, tắc giao thơng trong các đô thị
ở Việt Nam xảy ra thường xuyên. Điều này đã hạn chế khả năng hoạt động của
các loại phương tiện, xe chữa cháy thông dụng được trang bị tại các đội chữa
cháy chuyên nghiệp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ. Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều làng
nghề nhất thế giới, với gần 2000 làng nghề truyền thống thuộc các nhóm nghề
chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy,
tranh dân gian, gỗ, đá... Bên cạnh đó loại hình nhà ở gia đình kết hợp kinh
doanh (Shophouse) cũng đang là xu hướng phát triển ở Việt Nam trong các khu
đô thị, thành phố, thị xã, các khu vực tập trung nhiều dân cư.
Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 20 triệu hộ gia đình, trong đó tỉ lệ
các hộ gia đình ở trong ác khu dân cư ngõ nhỏ, phố nhỏ rất lớn và phổ biến ở
tất cả các tỉnh, thành phố. Trong số đó, có tới trên 12 triệu hộ hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót,
chưa đáp ứng u cầu thực tiễn. Theo số liệu thống kê tình hình cháy, nổ trong

05 năm gần đây của Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cho thấy trên cả
nước đã xảy ra 17.844 vụ cháy ở các khu vực dân sự làm chết 431 người thiệt
hại về tài sản ước tính trị giá 8.399 tỷ đồng. Trong đó, cháy ở khu vực thành thị
10.648 vụ (chiếm 60%), khu vực nông thôn 7.196 vụ (chiếm 40%). Cháy 8.542
nhà dân, chiếm 47,2%, đặc biệt có nhiều vụ cháy lớn tại các nhà dân, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ tại các khu dân cư nằm trong các khu phố, ngõ hẻm,
các vùng nông thôn, vùng sông nước nơi mà xe chữa cháy cỡ lớn không thể tiếp
cận được, nguồn nước dự trữ và huy động tại chỗ ít ỏi, các hoạt động triển khai


2
lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn đã gây ra
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, môi
trường và an sinh xã hội.
Để đáp ứng được yêu cầu thiết bị chữa cháy cho khu vực phố cổ, nơi có
đường giao thơng nhỏ hẹp, ngõ ngách nhỏ trong khu dân cư đơng đúc, Trường
Đại học Phịng cháy chữa cháy đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công xe
máy chữa cháy sử dụng cho các khu vực phố cổ, trong các ngõ ngách nhỏ hẹp,
xe máy chữa cháy sau khi nghiên cứu chế tạo đã được sử dụng ở một số địa
phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh bước đầu cho hiệu quả chữa cháy
tốt.
Trong q trình sử dụng xe máy chữa cháy cịn có nhiều tồn tại như bánh
trước của xe bị tách bánh khi khởi hành hoặc khi qua mấp mô trên đường, xe
có thể bị lật khi quay vịng chuyển hướng trong ngõ ngách nhỏ hẹp, rung lắc
tay lái khi xe chuyển động gây khó khăn cho người lái.
Từ những tồn tại của xe máy chữa cháy nêu trên, cho thấy cần thiết phải
nghiên cứu động lực học xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ, để làm cơ sở
khoa học cho việc thiết kế và chế tạo các loại xe máy chữa cháy cho các khu
vực phố cổ, ngõ ngách nhỏ hẹp. Xuất phát từ những lý do trên luận án tiến hành
nghiên cứu với tên đề tài: "Nghiên cứu động lực học của xe máy chữa cháy

cho các khu phố cổ trên địa bàn thành phố Hà Nội” .
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Xây dựng cơ sở khoa học để phục vụ cho việc tính tốn thiết kế chế tạo
xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ để đáp ứng được yêu cầu cân bằng và ổn
định của xe khi chuyển động trong các ngõ ngách nhỏ hẹp, nhằm nâng cao tính
cơ động của xe máy chữa cháy.
3. Những đóng góp mới của luận án
1. Luận án đã xây dựng mơ hình động lực học, thiết lập được
phương động lực học chuyển động thẳng của xe máy chữa cháy khi khởi hành
và khi di chuyển qua mấp mô mặt đường, kết quả khảo sát phương trình động


3
lực học của xe máy làm cơ sở khoa học cho việc tính tốn bố trí chung các hệ
thống cơng tác trên xe máy chữa cháy đáp ứng yêu cầu xe không bị mất lái khi
khởi hành và khi di chuyển qua mấp mô mặt đường.
2. Đã xây dựng được mơ hình tính tốn động lực học của xe máy khi di
quay vòng chuyển hướng trong ngõ ngách. Kết quả khảo sát làm cơ sở khoa
học cho việc tính tốn tọa độ trọng tâm của hệ thống thiết bị chữa cháy lắp đặt
trên xe nhằm đáp ứng được yêu cầu ổn định của xe khi quay vòng chuyển
hướng.
3. Bằng nghiên cứu thực nghiệm luận án đã thiết lập được phương trình
tương quan (4.41) và (4.43) giữa các tham số ảnh hưởng là tọa độ trọng tâm
của khối thiết bị chữa cháy lắp đặt trên xe theo phương X,Y, Z với góc nghiêng
của xe (φ) và độ lún của lốp phía trước xe (df). Bằng phương pháp giải bài toán
tối ưu đa mục tiêu, đã xác định được tọa độ trọng tâm tối ưu của hệ thống thiết bị
lắp đặt trên xe theo phương X là: Xm= 14,25cm; theo phương Y là: Ym=9,42cm;
theo phương Z là: Zm=75,12cm. Kết quả nghiên cứu trên đã được sử dụng để
hoàn thiện xe máy chữa cháy phố cổ.
4. Ý nghĩa khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng được cơ sở khoa học để tính
tốn thiết kế chế tạo xe máy chữa cháy phố cổ, đồng thời luận án đã xây dựng
được phương pháp luận nghiên cứu thực nghiệm xác định một số thông số động
lực học của xe máy chữa cháy. Từ kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực
nghiệm có thể làm tài liệu khoa học cho tính tốn xác định giá trị hợp lý một
số thông số của xe máy chữa cháy.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng cho việc thiết kế chế tạo
và hoàn thiện xe máy chữa cháy cho các khu phố cổ, ngõ ngách nhỏ hẹp, ngồi
ra cịn sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thiết kế chế tạo
các xe máy chuyên dụng khác.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng và đặc điểm cháy nổ tại các khu đông dân cư, các khu đô
thị mật độ dân số lớn
1.1.1. Thực trạng cháy nổ tại các khu đông dân cư, các khu đô thị mật độ
dân số lớn
Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, nhiều
khu dân cư, tổ hợp nhà cao tầng được xây dựng, nhiều nhà máy, xí nghiệp,
xưởng sản xuất được xây dựng, nhiều loại vật liệu dễ cháy được sử dụng để
xây dựng các cơng trình này. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ cháy, nhất là
cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng cũng ngày càng gia tăng. Thực tế cho
thấy, thời gian qua ở Việt Nam, cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế
thị trường, tình hình cháy, nổ cũng diễn biến hết sức phức tạp. Song song với
các yếu tố tích cực tác động đến cơng tác phịng cháy, chữa cháy, đã và đang
xuất hiện nhiều nguy cơ làm mất an tồn về phịng cháy, chữa cháy.
Cơng tác phịng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ một số nơi cịn nhiều

tồn tại đó là: trang bị phương tiện tại chỗ còn thiếu và kém về chất lượng; ý
thức phòng chống cháy, nổ phòng cháy, chữa cháy của một số người dân còn
yếu; việc triển khai thực hiện phương châm “4 tại chỗ” còn hạn chế, nhất là
trong bố trí, đào tạo lực lượng phịng cháy, chữa cháy cơ sở, trang bị phương
tiện, thực tập phương án chữa cháy tại chỗ. Việc đầu tư cho lực lượng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy chưa đáp ứng u cầu bảo vệ an tồn về phịng cháy,
chữa cháy.
Trong q trình chữa cháy ở các thành phố đơng dân cư, đường phố nhỏ
hẹp như khu phố cổ ở thành phố Hà Nội, các ngõ ngách nhỏ ở thành phố Hồ
Chí Minh phương tiện như xe cứu hỏa lớn khó tiếp cận đám cháy, do vậy việc
chữa cháy ở nhưng nơi đường phố nhỏ hẹp, các ngõ ngách nhỏ ở các thành phố
lớn là rất khó khăn. Hiện nay lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu


5
nạn, cứu hộ được trang bị một số xe cứu hỏa và xe cứu nạn cứu hộ chuyên
dụng, đây là các thiết bị lớn khó di chuyển ở trong các ngõ ngách, đường phố
nhỏ hẹp.
Với tầm quan trọng của công tác phịng cháy, chữa cháy, Ban bí thư,
Chính phủ và Bộ Công an đã ban hành ban hành Chỉ thị, Cơng điện, Cơng văn
tăng cường cơng tác phịng cháy, chữa cháy để nâng cao chất lượng cơng tác
phịng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Việc xử lý các tình huống cháy, nổ,
bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại đáng
tiếc về người và tài sản của Nhà nước, nhân dân. Chỉ thị của Thủ tướng cũng
nêu rõ cần phải nghiên cứu phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn của phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời
cũng phải an toàn cho cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam tiếp tục có những
thay đổi lớn với các loại hình dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô.
Việc phát triển nhiều khu dân cư, các cụm công nghiệp và các khu dân cư tại

các đô thị lớn làm tăng nguy cơ cháy nổ. Bên cạnh đó là tình trạng thời tiết đã
và đang biến đổi khắc nghiệt, khó lường, nắng nóng khơ hạn kéo dài và các
thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, động đất... Tình hình cháy, nổ sẽ có chiều
hướng gia tăng và tiếp tục có diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại về người
và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Để cơng tác phịng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ thật sự chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới, nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất số vụ, thiệt hại do
cháy, nổ gây ra cần thiết phải có nghiên cứu thiết kế chế tạo ra thiết bị chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ cho phù hợp với điều kiện khu vực ngõ ngách, đường
phố nhỏ hẹp.
Do qui hoạch phát triển nhà ở của Việt Nam còn hạn chế, nên hiện nay
nhiều đô thị lớn người dân sinh sống trong ngõ ngách nhỏ đường giao thông
chỉ phù hợp với xe máy và các loại xe nhỏ, chiều rộng mặt đường 2-3m, nên
khi có sự cố cháy nổ xảy ra các xe chữa cháy lớn khó tiếp cận.


6

Hình 1.1: Xe chữa cháy khơng tiếp cận được đám cháy
Theo số liệu của cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
(bảng1.1), chỉ tính trong 05 năm (2015 - 2019) trên toàn quốc đã xảy ra 17.844
vụ cháy ở các khu vực dân sự làm chết 431 người thiệt hại về tài sản ước tính
trị giá 8.399 tỷ đồng. Trong đó, cháy ở khu vực thành thị 10.648 vụ (chiếm
60%), khu vực nông thôn 7.196 vụ (chiếm 40%). Cháy 8.542 nhà dân, chiếm
47,2%, đặc biệt có nhiều vụ cháy lớn tại các nhà dân, các cơ sở kinh doanh dịch
vụ nhỏ lẻ tại các khu dân cư nằm trong các khu phố, ngõ hẻm, các vùng nơng
thơn.
Bảng 1.1. Bảng thống kê tình hình cháy, nổ (từ 2015-2019)
TT


Năm

Tổng số
vụ cháy

Thiệt hại
về tải sản

(vụ)

(tỷ đồng)

Thiệt
hại về
người

Tổng số
Tổng số
vụ cháy ở vụ cháy ở
thành thị nông thôn

(người)

(vụ)

(vụ)

1

2015


2.792

1.498,3

62

1.816

976

2

2016

3.006

1.240,11

98

1.749

1.257

3

2017

4.074


2.120

96

2.518

1.556

4

2018

4.182

2.014

90

2.589

1.593

5

2019

3.790

1.527,2


85

1.976

1.814


7
Ngồi các vụ cháy ở các khu cơng nghiệp cịn có nhiều vụ cháy ở các
khu dân cư trong đó thành phố Hồ chí Minh là nơi xảy ra nhiều vụ cháy nhà
xưởng, nhà ở, phòng trọ, các cơ sở vừa sinh hoạt kết hợp với kinh doanh ở trong
các ngõ hẹp, các khu vực đông dân cư sinh sống, đường giao thông nhỏ hẹp.
Các vụ cháy đã gây thiệt hại về tài sản, đặc biệt là gây thiệt hại về người.
Tóm lai: Với tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa của đất nước ngày
một tăng, các nhà máy xí nghiệp, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, các khu
dân cư xây dựng ngày càng nhiều, cộng thêm điều kiện thời tiết khắc nghiệt
của Việt Nam thì khả năng cháy nổ và số vụ cháy nổ diễn ra sẽ hết sức phức
tạp. Cháy nổ xảy ra ở nhiều địa bàn từ nhà máy, xí nghiệp, các khu chung cư
cao tầng, các của hàng kinh doanh, các hộ gia đình trong các khu vực ngõ ngách
nhỏ, khu phố cổ mật độ dân số cao, các làng nghề truyền thống, do vậy cũng
cần phải có các thiết bị, phương tiện chữa cháy đa đạng để phù hợp phục vụ
cho công tác chữa cháy ở các địa bàn khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của các đám cháy trong khu phố cổ, ngõ ngách nhỏ hẹp
- Cường độ cháy không lớn bằng các đám cháy xảy ra tại các khu công
nghiệp, các nhà máy xí nghiệp.
- Các hoạt động cứu người, cứu tài sản và phun chất chữa cháy để khống chế
và dập tắt đám cháy gặp rất nhiều khó khăn do đường giao thơng nhỏ hẹp, xe
chữa cháy lớn khó tiếp cận, thời gian tiếp cận đám cháy dài.
- Chiều cao công trình thấp, song việc tiếp cận đám cháy khó khăn vì mặt

tiền của các hộ gia đình nhỏ, thường có cửa bảo vệ, nên việc kết hợp vừa phun
nước chữa cháy, vừa phá cửa để cứu các nạn nhân là cần thiết.
Những đặc điểm của các vụ cháy trong khu vực ngõ ngách nhỏ hẹp, khu
phố cổ, khu làng nghề truyền thống, nơi có đường giao thơng nhỏ hẹp nêu trên
đã và đang đặt ra cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nhiệm vụ phải đầu
tư thiết bị chữa cháy phù hợp và có hiệu quả cho các địa bàn nêu trên nhằm hạn
chế thấp nhất tài sản và tính mạng của người dân.
1.2. Tổng quan về xe máy chữa cháy trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về xe máy chữa cháy trên thế giới


8
Xe máy chữa cháy được các nước trên thế giới sử dụng để chữa cháy các
đám cháy nhỏ trong một số trường hợp đặc biệt. Một số quốc gia trên thế giới sử
dụng xe máy chữa cháy để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thơng. Lực lượng
chữa cháy cũng sử dụng xe máy chữa cháy để phục vụ công tác sơ cấp cứu. Tại
Vương quốc Anh, xe máy chữa cháy còn được một số dịch vụ cứu hỏa sử dụng
trong các chiến dịch nâng cao nhận thức về an tồn giao thơng đường bộ.
Trên xe máy chữa cháy có các phương tiện chữa cháy như máy bơm chữa
cháy, vòi đẩy chữa cháy, lăng phun chất chữa cháy. Ngoài ra trên xe cịn có các
thiết bị khác để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Với
ưu điểm là loại xe nhỏ, tốc độ cao nên xe máy chữa cháy có thể nhanh chóng
băng qua đường ngõ hẹp đến nơi xảy ra cháy để tiến hành chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ. Xe máy chữa cháy giải quyết vấn đề mà các phương tiện chữa
cháy khác như xe chữa cháy hay xe cứu nạn, cứu hộ không thể tiếp cận hiện
trường chữa cháy một cách thuận lợi và nhanh chóng vì giới hạn kích thước
của loại phương tiện này.
a) Xe máy chữa cháy của Ấn Độ
Tại Ấn Độ, Gabriel Zuzarte từ Road Rage Customs cùng với các đồng
nghiệp của mình, đã chế tạo một chiếc xe chữa cháy độc đáo dựa trên Royal

Enfield Bullet 350 (hình 1.2). Chiếc xe máy chữa cháy này được trang bị đầy
đủ các thiết bị cần thiết để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Hình 1.2: Xe máy chữa cháy của Ấn Độ


9
* Một số tính năng nổi bật của xe như sau:
- Xe có bánh xe hợp kim và lốp khơng săm để tránh những vết thủng
khơng đáng có;
- Xe được trang bị đèn nhấp nháy công suất cao màu đỏ, xanh lam và trắng;
- Phía trước xe có một kính chắn gió;
- Trên xe có lắp bình chữa cháy 4kg ở phía trước, một chiếc rìu để phá
cửa bị kẹt hoặc phá vỡ các đồ vật để tìm đường vào hoặc ra;
- Trên xe có 1 máy bơm chữa cháy, một lăng chữa cháy có thể điều chỉnh
được lưu lượng và dạng phun;
- Trên xe có một rulo để cuộn vòi đẩy chữa cháy với chiều dài 30m;
- Hai bên xe có 2 bình chữa nước chữa cháy và được để trong 2 giá đỡ
hai giá đỡ bình nước được làm theo yêu cầu được thiết kế để đạt được trọng
tâm của xe để người lái có thể lái xe mà khơng bị chao đảo và khơng có bất kỳ
căng thẳng nào trên vai hoặc lưng;
- Xe có chân chống bên có thể điều chỉnh được làm theo yêu cầu cho
phép xe ở vị trí cố định ổn định;
- Hệ thống còi báo động hai giai điệu với hệ thống địa chỉ công cộng.
Đồng thời đi kèm với mic mũ bảo hiểm để người lái có thể nói chuyện với mọi
người khi đang lái xe hoặc để giao tiếp với đám đơng.
* Tồn tại của xe:
- Dung tích bình chứa nước nhỏ 60 lít nước, do vậy hạn chế cho việc dập
tắt đám cháy;
- Đường kính vịi đẩy chữa cháy nhỏ 20mm, nên không đủ lưu lượng để dập lửa.

b) Xe máy chữa cháy của Australia
Cơ quan Cứu hỏa Nông thôn New South Wales sử dụng xe máy chữa
cháy trong các hoạt động cháy rừng, kiểm tra đường cháy, đánh giá các tuyến
ngăn chặn phía trước và hoạt động như một biện pháp ngăn chặn trực quan tại
các khu vực nghi ngờ có đốt cháy hàng loạt ở đất bụi (hình 1.3).


10

Hình 1.3: Xe máy chữa cháy của Australia
Ngồi việc chữa cháy, những chiếc xe này còn được sử dụng để hỗ trợ
dịch vụ khẩn cấp của Tiểu bang và Lực lượng Cảnh sát New South Wales trong
các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn trên toàn tiểu bang. Xe được trang bị bộ sơ
cứu cơ bản, cưa máy và bình chữa cháy, loại xe này chỉ phục vụ cho công tác
tuần tra phát hiện đám cháy rừng, chức năng chữa cháy hạn chế.
c) Xe máy chữa cháy của các nước Châu Âu
Xe máy chữa cháy BMW R1200RT có hệ thống chữa cháy được sản xuất
bởi công ty Firexpress - một cơng ty có trụ sở tại Đan Mạch chun về thiết bị
chữa cháy (hình 1.4).

Hình 1.4: Xe máy chữa cháy ở các nước châu Âu


11
Xe máy chữa cháy BMW R1200RT là một chiếc xe phản ứng nhanh để
xử lý các tình huống khẩn cấp. Trên xe có hai bình chứa được kết nối với nhau,
mỗi bình chứa (20÷25) lít nước và bọt trộn sẵn và một bình chứa 6,8 lít cho khí
nén và một cuộn vòi dài 30 mét với một vòi phun kép có thể tạo ra các giọt
nước hoặc bọt. Hỗn hợp bọt và nước này có thể khống chế đám cháy một cách
nhanh chóng, các giọt nhỏ bay lơ lửng trong khơng khí, cản trở sự lan truyền

của ngọn lửa và làm nguội nó, sau đó một lớp bọt được phủ lên để ngăn chặn
sự bắt lửa trở lại.
d) Xe máy chữa cháy tại một số nước khác trên thế giới
Sở Cứu hỏa Sao Paulo của Brazil sử dụng các đội gồm hai xe máy chữa
cháy để giảm thời gian tiếp cận hiện trường với các trường hợp khẩn cấp về
hỏa hoạn hoặc y tế từ (10÷15) phút xuống chỉ cịn 5 phút trên các đường phố
đông đúc của thành phố. Xe máy chữa cháy là loại máy 400cc và mang theo
thiết bị EMS, cơng cụ, thiết bị phát tín hiệu cơ bản và các phụ kiện khác như
đèn tay và chìa khóa thang máy.
Tại Nhật Bản, Sở Cứu hỏa Tokyo sử dụng các cặp xe máy chữa cháy có
biệt danh là lực lượng tấn công nhanh để chữa cháy, cứu hộ và sơ cứu y tế. Sở
có hai loại xe máy chữa cháy, mỗi loại sử dụng hai xe máy chữa cháy 200cc.
Năm 2001, 20 đội tấn công nhanh đã được đưa vào phục vụ; ngày nay Sở Cứu
hỏa Tokyo triển khai 50 đội như vậy. Với việc Nhật Bản có lịch sử động đất
lâu đời, các đơn vị Quick Attacker có khả năng phản ứng ngồi đường và cũng
được sử dụng để tìm kiếm nhanh chóng trong các khu vực động đất và thảm
họa khác.
Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore đã giới thiệu xe máy chữa cháy
vào năm 1998 khắc phục lại tình trạng tắc nghẽn giao thơng ngày càng gia tăng,
với thời gian phản ứng là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan
của đám cháy trong các khu dân cư cao tầng của Singapore.


×