Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2a1 trường tiểu học THị trấn tam đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.77 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Ở bậc tiểu học, mơn Tốn có vị trí rất quan trọng, là công cụ cần thiết để học
các môn học khác và để nhận thức tư duy mọi vật xung quanh. Mơn Tốn giúp cho
các em phát triển trí thơng minh, tư duy độc lập, óc sáng tạo, góp phần hình thành
nhân cách, tác phong làm việc.
Xuất phát từ mục đích, u cầu của chương trình Tốn lớp 2. Từ tình hình
thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tơi nói riêng
thì khả năng " Giải tốn có lời văn" của các em cịn chậm, cịn hay nhầm lẫn với
nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là: Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, các em
thường chủ quan, vội vàng, hấp tấp làm bài, trong khi đọc bài còn chưa kĩ, chưa
phân tích kĩ đề dẫn đến kết quả chưa cao, giáo viên lại chưa tìm được phương pháp
hướng dẫn các em giải toán một cách ngắn gọn, dễ hiểu, theo trình tự lơ gíc.
Chính vì lẽ đó, địi hỏi mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Đối với môn Tốn và đặc biệt ở dạng tốn có lời văn ln địi hỏi ở các
em phải có tư duy lơgíc, phải có suy luận phán đốn tốt thì việc giải tốn mới có
kết quả. Do vậy tơi xác định "Giải tốn có lời văn" ở lớp 2 là một dạng tốn rất
quan trọng và cần thiết, nên tơi chọn sáng kiến "Hướng dẫn giải tốn có lời văn
cho học sinh lớp 2A1 trường tiểu học Thị trấn Tam Đường".
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
30 học sinh lớp 2A1 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.
b. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn giải bài tốn có lời văn cho học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp giúp giáo viên hướng dẫn học sinh giải tốn có lời văn
đạt hiệu quả.
1



Học sinh nắm chắc quy trình giải bài tốn có lời văn. xác định được các dạng
tốn, tìm được các cách tóm tắt và giải khác nhau của mỗi bài tốn. Thơng qua các
kiến thức và kĩ năng giải tốn giúp học sinh rèn luyện tư duy, phương pháp suy luận.
Học sinh tự tin, hứng thú khi làm dạng bài giải tốn có lời văn.
4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Học sinh nắm chắc 5 bước giải một bài tốn có lời văn.
Thường xun đưa ra những bài tốn có dạng tương tự và nâng cao để rèn
kỹ năng giải toán cho học sinh.

2


PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Cơ sở lý luận hướng dẫn học sinh lớp 2A1 giải tốn có lời văn
1.1. Các định nghĩa, khái niệm
Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành nhân
cách cho trẻ. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, trang bị phương
pháp và kỹ năng cho các hoạt động nhận thức. Do đó vấn đề đặt ra đối với người giáo
viên Tiểu học là phải thực hiện giáo dục các em một cách toàn diện. Một trong những
môn học quan trọng hàng đầu không thể thiếu được đó là mơn Tốn.
Các bài tốn có lời văn có giá trị đặc biệt quan trọng, xuất hiện ở các khâu
của quá trình dạy học ở Tiểu học. Từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính tốn
đến khâu hình thành trực tiếp các phép tính cần vận dụng tổng hợp các tri thức và
kĩ năng của số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học… Vì vậy trong cấu trúc
nội dung mơn tốn có thế sắp xếp các bài tốn có lời văn gắn bó chặt chẽ với các
mạch kiến thức khác trong chương trình.
Trong chương trình tốn ở Tiểu học, mơn tốn lớp 2 giúp học sinh hình thành các
kĩ năng ban đầu, nhất là trong nội dung giải tốn có lời văn. Đây là nội dung tiền đề cho
việc giải toán có lời văn ở các lớp trên. Vì vậy đối với việc giải tốn có lời văn giúp học

sinh phát triển tư duy một cách tích cực và linh hoạt. Thơng qua việc giải tốn các em
thấy được nhiều mặt thực tế của cuộc sống hàng ngày. Do đó giải tốn có lời văn là cầu
nối giữa tốn học trong nhà trường với ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
1.2. Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Căn cứ công văn số 947/SGDĐT-CNTT ngày 23/9/2013 của SGD&ĐT Lai
Châu về việc Hướng dẫn công tác NCKH và SKKN năm học 2013-2014.
Căn cứ công văn số 628/PGD&ĐT ngày 04/9/2013 của PGD&ĐT về việc
Hướng dẫn công tác NCKH và SKKN năm học 2013-2014.
Kế hoạch số37/KH-THTT ngày 16/9/2013 của trường Tiểu học Thị trấn về
việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 2014.
Kế hoạch số 38/KHCM-THTT ngày 17/9/2013 của trường Tiểu học Thị trấn .
3


Chương 2
Thực trạng hướng dẫn học sinh lớp 2A1 giải tốn có lời văn
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường được thành lập theo Quyết định số
1458/2004/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2004 của UBND huyện Tam Đường.
Năm 2006 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Năm học
2013-2014 nhà trường có tổng số 22 lớp với 597 học sinh. Khối 2 có tổng số 116
học sinh; lớp 2A1 có 30 học sinh trong đó: nữ 16 em, dân tộc thiểu số 5 em, nữ dân
tộc thiểu số 5 em. Về đội ngũ: với tổng số 42 cán bộ giáo viên, nhân viên; 100%
đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần đồn kết cao, chấp hành tốt pháp luật,
nội quy quy chế của ngành, nắm vững chun mơn nghiệp vụ, có 27 giáo viên dạt
danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.
2.2. Thực trạng vấn đề được nghiên cứu
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu. Các giáo viên trong tổ
ln đồn kết, cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy
và học.
Tỉ lệ chuyên cần của học sinh đảm bảo.
Học sinh được học 2 buổi/ngày nên có nhiều thời gian cho việc học tập.
Với đối tượng học sinh lớp 2A1 thì các em đã có một số kĩ năng giải tốn có
lời văn.
Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Thường xuyên
trao đổi với giáo viên về tình hình học tập và hoạt động của các em trên lớp.
b. Khó khăn
Một số giáo viên khi hướng dẫn đơi khi cịn làm phức tạp hoá vấn đề khi
dạy dạng giải toán có lời văn.
Về tài liệu đã có một số tài liệu tham khảo nhưng còn chưa đa dạng.
4


Trên thực tế, một số học sinh chưa nắm được bản chất của bài toán, chưa gắn
được nội dung bài tốn với thực tiễn. Do vậy giải tốn cịn thiếu chính xác,cịn
nhầm lẫn về lời giải, phép tính, danh số của bài tốn.
Tơi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài kiểm tra về giải tốn có lời văn của
học sinh lớp 2A1 với kết quả sau:
Tổng
số 30
HS

Giỏi
Số lượng %
23

77


Khá
Số lượng

%

4

13

Trung bình
Số lượng %
3

10

Yếu
Số lượng

%

0

0

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy một số em chưa có kĩ năng và chưa nắm
chắc cách giải tốn có lời văn.
2.3. Ngun nhân
a. Về phía giáo viên
Một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, cho nên chưa tìm
được cách hướng dẫn dễ hiểu nhất.

Chưa khuyến khích giúp đỡ kịp thời cho học sinh trong q trình học.
b. Về phía học sinh
Chưa đọc kĩ bài toàn, chưa biết cách phân tích đề bài.
Chưa biết cách tóm tắt để làm rõ nội dung của bài tốn.
Trong khi giải các em cịn hay vội vàng dẫn đến viết lời giải sai, thực hiện
phép tính chưa đúng, sai danh số...
Các em chưa có thói quen kiểm tra lại kết quả của bài tốn để khẳng định bài
toán đã giải đúng.

5


Chương 3
Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2A1 giải tốn có lời văn
Trong q trình nghiên cứu tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp
2A1 giải bài tốn có lời văn đạt được kết quả cao. Từ vốn kinh nghiệm, tôi đã đưa
ra một số biện pháp sau:
3.1. Biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1. Đối với giáo viên
Biện pháp này giúp giáo viên nắm vững kiến thức và kĩ năng, nghiệp vụ sư
phạm trong quá trình hướng dẫn học sinh giải tốn.
Trong q trình giảng dạy giáo viên cần nắm được tâm tư tình cảm, theo dõi
thường xuyên kết quả học tập của mỗi học sinh.
Mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo
khoa về giải tốn có lời văn.
Trong khi soạn bài giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, tìm ra những
biện pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài để cho tiết dạy
nhẹ nhàng, hiệu quả.
Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, phải dự giờ đồng nghiệp để
học hỏi về chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra cần tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực

chun mơn qua sách báo và các phương tiện thông tin khác.
Trong giờ học cần tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt và phong phú
nhằm tạo khơng khí sơi nổi, hứng thú cho học sinh học tập.
Thường xuyên chấm chữa bài để động viên, khích lệ học sinh.
* Biện pháp 2. Học sinh nắm vững các bước giải toán
Giúp học sinh nắm vững các bước giải một bài tốn có lời văn gồm 5 bước:
Bước 1. Tìm hiều đề tốn
Bước 2. Tóm tắt bài tốn
Bước 3. Tìm cách giải
Bước 4. Trình bày bài giải
Bước 5. Kiểm tra lại kết quả
6


* Tìm hiểu đề bài
Để hiểu được nội dung bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 2 đến 3
lần, suy nghĩ tìm một số từ khố quan trong để nhận diện dạng tốn.
Ví dụ: Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ. Hỏi có bao nhiêu
con gà? (Bài 4 trang 55 SGK)
Học sinh cần xác định được các từ khoá quan trọng trong đề bài là "vừa gà
vừa thỏ", "trong đó".
Tiếp theo học sinh tìm cái đã cho: Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18
con thỏ; cái cần tìm: có bao nhiêu con gà.
Qua các từ khố và dữ kiện của bài toán học sinh xác định được dạng tốn
tìm một thành phần chưa biết (số con gà) trong một tổng (vừa gà vừa thỏ) khi biết
thành phần kia (số con thỏ).
* Tóm tắt bài tốn
Mỗi bài tốn thường có nhiều cách tóm tắt, giáo viên cần hướng cho học sinh
chọn cách tóm tắt sao cho ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và làm nổi bật nội dung của
bài tốn.

Ví dụ 1: Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38
cây. Hỏi đội Một trồng được bao nhêu cây? (Bài 3 trang 54 SGK)
Học sinh có thể tóm tắt bài tốn theo 2 cách sau:
Cách 1:
Đội Hai:

92 cây

Đội Một ít hơn đội Hai: 38 cây
Đội Một
Cách 2:

: ... cây?
? cây
38 cây

Đội Một
Đội Hai
92 cây

Qua 2 cách tóm tắt trên rõ ràng cách tóm tắt thứ hai làm nổi bật được nội
dung của bài tốn. Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh dễ dàng nhận thấy đoạn
7


thẳng biểu thị số cây của đội Một ngắn hơn đoạn thẳng biểu thị số cây của đội Hai
nên muốn tìm số cây của đội Một ta phải thực hiện phép tính trừ.
Ví dụ 2. Có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển vở bìa đỏ, cịn lại là vở bìa
xanh. Hỏi có mấy quyển vở bìa xanh?
Cách 1:



: 12 quyển vở

Bìa xanh: 6 quyển
Bìa đỏ : ... quyển?
Cách 2:
6 quyển bìa xanh ? quyển bìa đỏ
12 quyển vở
Rõ ràng với cách tóm tắt thứ hai vừa ngắn gọn lại dễ hiểu. Nhìn vào sơ đồ
học sinh nhận thấy muốn tìm số vở bìa đỏ ta lấy tổng số vở trừ đi số vở bìa xanh.
* Tìm cách giải
Để tìm ra cách giải giáo viên hướng dẫn cho học sinh thiết lập mối quan hệ
giữa các dữ kiện đã cho từ đó tìm phép tính tương ứng.
Ví dụ: Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây.
Hỏi đội Một trồng được bao nhêu cây? (Bài 3 trang 54 SGK)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho:
biết số cây đội Hai trồng được là 92 cây, số cây đội Một trồng được ít hơn số cây
đội Hai là 38 cây. Vậy muốn tìm số cây đội Một ta sẽ lấy số cây đội Hai trừ đi phần
ít hơn. Hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
để tìm cách giải.
* Trình bày bài giải
Hướng dẫn học sinh tìm câu lời giải dựa vào câu hỏi của bài tốn. Khuyến
khích học sinh nêu nhiều câu lời giải khác nhau bằng cách trả lời câu hỏi theo chiều
xuôi hoặc ngược.
Ví dụ: Số cây đội Một trồng được là hoặc Đội Một trồng được số cây là
8


Trên cơ sở cách giải đã tìm ra ở bước 2, học sinh viết phép tính và trình bày bài

giải một cách cân đối, khoa học. Giáo viên cần lưu ý về danh số của bài toán cho học
sinh. Chẳng hạn bài tốn u cầu tìm chiều cao, chiều dài, chiều rộng thì danh số là các
đơn vị đo độ dài theo yêu cầu của bài toán; bài toán yêu cầu tìm số lượng thì danh số
thường là cái hoặc chiếc; bài tốn u cầu tìm số tiền thì đơn vị là đồng...
Cuối cùng học sinh viết đáp số dựa trên u cầu và kết quả của bài tốn.
Ví dụ: Đội hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây.
Hỏi đội Một trồng được bao nhêu cây? (Bài 3 trang 54 SGK)
Bài giải
Số cây đội Một trồng được là:
92 - 38 = 54 (cây)
Đáp số: 54 cây
* Kiểm tra kết quả
Học sinh thường chưa có thói quen thực hiện bước giải này. Do vậy giáo
viên cần nhắc nhở để học sinh có thói quen kiểm tra lại các nội dung sau:
Thứ nhất là kiểm tra câu lời giải xem có mắc lỗi chính tả khơng, đã đầy đủ ý
theo u cầu của bài tốn chưa.
Thứ hai là thử lại kết quả của phép tính và kiểm tra danh số.
Thứ bà là kiểm tra đáp số có đúng và đủ theo u cầu khơng.
Ví dụ: Đối với bài toán vừa giải ở trên giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra
lại kết quả bằng cách lấy số cây của đội Hai là 92 cây trừ đi số cây đội Một vừa tìm
được là 54 cây nếu kết quả bằng 38 là đúng.
* Biện pháp 3. Luyện tập thực hành
Giúp học sinh nắm vững, biết cách giải bài tốn có lời văn một cách thành thạo.
Sau khi dạy một dạng toán mới giáo viên cần đưa ra một số bài tốn có dạng tương
tự để học sinh luyện tập. Với đối tượng học sinh lớp tôi, tơi thường đưa ra một số bài tốn
nâng cao dựa trên dạng bài đã học giúp các em có kỹ năng giải tốn tốt hơn.
Ví dụ dạng tốn về "ít hơn": An có 23 viên bi. Hùng có ít hơn An 5 viên bi.
Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
9



Dựa vào nội dung bài tốn trên tơi mở rộng kiến thức, phân hoá học sinh
bằng các bài toán sau
Bài tốn 1. An có 23 viên bi. An có nhiều hơn Hùng 5 viên bi. Hỏi Hùng có
bao nhiêu viên bi?
Bài tốn 2. An có 23 viên bi. An có nhiều hơn Hùng 5 viên bi. Hỏi cả hai bạn
có bao nhiêu viên bi?
Bài toán 3. Ba bạn An, Hùng, Dũng có tất cả 40 viên bi. An có nhiều hơn
Hùng 5 viên bi. Hùng và Dũng có 26 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
Tóm lại với đối tượng học sinh đều là khá giỏi, giáo viên cần nghiên cứu các
dạng toán cơ bản để từ đó đưa ra những bài tốn nâng cao giúp các em phát triển kỹ
năng và tư duy để giải toán.
* Biện pháp 4. Thi đua, khen thưởng
Giáo viên cần tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gị ép học sinh
vào khn phép cứng nhắc.
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh kịp thời khi các em trả lời đúng,
giải đúng bài tập; khi các em làm sai, trả lời sai thì giáo viên cần động viên các em
để lần sau các em chú ý hơn.. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả
năng của bản thân.
Tổ chức hình thức "Thi giải tốn nhanh, giải tốn đúng" tạo khơng khí sơi
nổi cho giờ học.
3.2. Hiệu quả của sáng kiến
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, học sinh lớp tôi đã có kỹ
năng giải tốn có lời văn khá tốt. Đối với những bài toán nâng cao các em cũng có
tư duy giải tốn một cách lơ gíc từ dạng toán cơ bản. Kết quả cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến
Tổng
số 30
HS


Giỏi
Số lượng
23

%

Khá
Số lượng

%

77

4

13

Sau khi áp dụng sáng kiến
Giỏi
Khá

Trung bình
Số lượng %
3

10

Trung bình
10


Yếu
Số lượng

%

0

0

Yếu


Tổng
số 30

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%


28

93

2

7

0

0

0

0

HS
Với giáo viên đã nâng cao được vốn kinh nghiệm trong hướng dẫn giải toán.
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn
3.3.1 Bài học kinh nghiệm
Mỗi giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa
về giải tốn có lời văn ở lớp 2 để xác định được phương pháp và hình tổ chức sao
cho hiệu quả ở mỗi tiết học, mỗi dạng bài.
Dạy giải tốn có lời văn cho học sinh phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ để dần hình thành
cho học sinh một phương pháp tư duy học tập, tư duy sáng tạo, gắn liền với thực
tiễn. Chấm chữa bài cho học sinh một cách thường xuyên, kịp thời để tuyên dương,
khích lệ học sinh, tránh chê trách học sinh trước lớp.
Thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh, đưa ra các bài toán nâng
cao dựa trên kiến thức học sinh đã học.

3.3.2. Ý nghĩa
Giúp giáo viên biết và vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng giải tốn có lời văn qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mơn
Tốn nói chung.
Giúp học sinh có kỹ năng giải tốn theo 5 bước từ đó vận dụng để giải các
bài tốn nâng cao.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi thực hiện trên đối tượng học sinh lớp 2A1 khá
hiệu quả. Với sáng kiến này có thể áp dụng cho khối lớp 2 có cùng đối tượng học
sinh hoặc áp dụng có chọn lọc cho những lớp có đầy đủ các đối tượng giỏi, khá,
trung bình, yếu.

11


PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Mặc dù đối tượng học sinh lớp tôi 100% là học sinh khá giỏi song trong q
trình giảng dạy tơi thấy các em thường gặp khó khăn về nội dung giải tốn có lời
văn. Chính vì vậy tơi đã tìm hiểu thực trạng, đưa ra được nguyên nhân của thực
trạng từ đó đề xuất 4 giải pháp chính để giải quyết nguyên nhân thực trạng đã tìm
ra. Sau thời gian áp dụng sáng kiến tơi đã nhận thấy sự chuyển biến tích cực của
các em trong giải toán. Khi đưa ra các dạng bài toán nâng cao các em đã biết phân
tích các dữ kiện của bài tốn, biết tóm tắt và giải bài tốn, sau khi giải bài toán các
em đã biết thử lại kết quả của bài tốn và ln tự tin khi giải bài tồn có lời văn.
2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với chuyên môn nhà trường
Lên chuyên đề về dạy học các mơn học đặc biệt là các dạng tốn khác nhau
giữa các tổ khối để giáo viên được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Tổ chức cho giáo viên đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị trường bạn.
* Đối với chuyên môn tổ
Trong sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào những nội dung thiết thực
như phương pháp hướng dẫn học sinh giải một số dạng tốn mới hoặc khó; các
phương pháp, hình thức tổ chức lớp học tích cực nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh và tiết dạy đạt hiệu quả./.
Tam Đường, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Xác nhận của lãnh đạo đơn vị

NGƯỜI THỰC HIỆN

Hồng Văn Cơng

12


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường Tiểu học Thị trấn
Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

HIỆU TRƯỞNG
Trường Tiểu học Thị trấn
Vũ Văn Đáng
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GD&ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG
Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 1 - Đỗ Đình Hoan chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục)
2. Sách giáo khoa Tốn 2 - Đỗ Đình Hoan chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục)
3. 36 đề ôn luyện toán 2 tập 1 - PGS.TS.NGƯT Vũ Dương Thuỵ chủ biên (Nhà
xuất bản Giáo dục)
4. 36 đề ơn luyện tốn 2 tập 2 - PGS.TS.NGƯT Vũ Dương Thuỵ chủ biên (Nhà
xuất bản Giáo dục)
5. Toán bồi dưỡng học sinh lớp 2 - Nguyễn Áng chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục)
6. Nâng cao kỹ năng giải toán 2 - Nguyễn Danh Ninh- Trần Thị Kim Cương chủ
biên (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
7. Thiết kế bài giảng Toán 2 - Nguyễn Tuấn chủ biên (Nhà xuất bản Hà Nội)

14


MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
2. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm
3. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1.Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng
Chương 3. Biện pháp

PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị, đề xuất

15

Trang
1
1
1
2
3
4
6
12
12



×