Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm sao để dạy trẻ cách kiềm chế cơn thịnh nộ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91 KB, 3 trang )

Làm sao để dạy trẻ cách kiềm chế cơn
thịnh nộ
Hãy làm gương cho bé
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bắt chước những gì chúng được nhìn thấy,
được chứng kiến và được trải nhiệm. Chính vì thế trước mặt con trẻ cũng
như khi đối xử với bé bạn hãy luôn tỏ ra là người điềm tĩnh, xử lý những
tình huống một cách thông minh thay vì những cơn cáu giận, thịnh nộ.
 2
Kiểm tra lại ngôi nhà của bạn
Những yếu tố bạn cần xem xét là con trẻ có đủ không gian để chơi đùa
cùng các anh chị em trong gia đình, bạn bè của chúng hoặc khi chúng chỉ
có một mình? Con bạn có luôn được đối xử dạy dỗ theo hướng tích cực từ
bạn và những người thân trong gia đình không? Những tranh ảnh, phim
chuyện dành cho bé có thực sự lành mạnh không?

Những nhân tố đó có những tác động trực tiếp đến tính cách, thái độ và
suy nghĩ cũng như hành động của con trẻ.
 3
Nên dập ngay cơn cáu giận khi nó nhen nhóm

Khi bạn thấy trẻ có những biểu hiện của cơn nóng giận như mặt đỏ lên,
tay nắm hình nắm đấm, ném hoặc quăng vật dụng… hãy tìm cách giải
thích cho bé hiểu rằng, trong trường hợp ấy bé không nên cáu giận hoặc
cáu giận trong hoàn cảnh đó cũng là điều dễ hiểu nhưng mọi chuyện sẽ tốt
đẹp hơn rất nhiều nếu như bé biết kiềm chế cơn bực tức.

Các bậc cha mẹ không nên quát nạt hoặc đánh đòn bé trong trường hơp
này vì hành động thô bạo của bạn có thể gây nên ấn tượng xấu cho bé và
tạo nên cảm giác phản cảm.
 4
Can thiệp ngay lập tức



Khi những cơn cáu giận của bé biến thành “hành động”, bé có thể muốn
dùng đến “chân tay” với bạn cùng chơi hoặc với người thân thì bạn cần
nhanh chóng can thiệp ngay lập tức. Hãy giúp bé bình tĩnh lại sau đó hãy
giải thích theo cách đơn giản nhất để bé hiếu rằng đánh bạn hoặc “chiến
tranh” với một ai đó là việc làm không tốt.
 5
Quan tâm đên bé nếu bé bị đau

Cơn thịnh nộ của bé có thể xuất phát nếu như bé bị bạn làm đau do vô
tình hay cố ý. Khi ấy hãy tỏ thái độ quan tâm, chăm sóc bé, làm dịu bớt
cảm giác đau đớn mà bé đang phải chịu đựng.
 6
Dạy bé cách xoa dịu cơn bực tức

Hãy hỏi bé xem bé muốn gì trong trường hợp này? Ví như vì cơn thịnh nộ
mà bé ném một chiếc vỏ chai rỗng vào tường, trong trường hợp này bạn
có thể tham vấn bé câu hỏi dạng như: “Con muốn uống nước sao?”, “sao
con không nói với mẹ là con muốn uống nước mà lại ném chai như vậy?”
 7
“Đóng kịch” giống như đứa trẻ lớn tuổi

Bạn hãy thể hiện bạn có tâm lý tính cách gần giống như bé, hãy thu hẹp
khoảng cách giữa bạn và bé bằng cách sắm vai như một người bạn lớn
tuổi của bé. Hãy trò chuyện tâm sự với bé thật cởi mở.
 8
Hãy kiên định

Hãy để cho trẻ biết rằng bạn luôn là người kiên định, luôn quyết tâm “bài
trừ” thái độ cáu giận và bực tức của trẻ.


Lưu ý: Nếu bạn hành động sai, bạn trót cáu giận với ai đó trước mặt bé
hoặc “nạn nhân” gánh chịu cơn bực tức đó chính là bé thì đừng nên lờ đi
như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thay vào đó, hãy học cách xin lỗi bé,
hãy thể hiện thái độ chân thành và quyết tâm sửa sai.

Thật sai lầm khi nhiều bậc cha mẹ cho rằng với con cái họ không bao giờ
phải nói lời xin lỗi nếu có làm sai bất cứ điều gì!

×