Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

PHỤ LỤC BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 63 trang )

PHỤ LỤC BÁO CÁO
PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH
VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC CÁT SỎI
Ở CÁC LƯU VỰC SƠNG LIÊN QUỐC GIA
© Freepik.com

Tháng 5/2021


Working together
toward sustainable
sand mining and
management

PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ
CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VÀ THỰC HÀNH KHAI THÁC
CÁT SỎI Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG LIÊN QUỐC GIA

Thuộc dự án

Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và phịng chống thiên tai
thơng qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững
Đồng bằng sông Cửu Long

BÁO CÁO CHO TỔ CHỨC WWF-VIỆT NAM

Thực hiện bởi JIM O’BRIEN và PETER J HODDINOTT
Với tư cách JIM O’BRIEN CSR CONSULTING

2



Tháng 5, 2021


PHỤ LỤC
Phụ lục

Quốc gia

Các con sơng hoặc các vùng

• Phụ lục 1

• Trung Quốc

• Sơng Hồng Hà và Sơng Dương Tử

• Phụ lục 2

• Ấn Độ

• Bang Telangana, Sơng Godovari

• Phụ lục 3

• Malaysia

• Sơng Selangor

• Phụ lục 4


• Colombia

• Sáu sơng chính

• Phụ lục 5

• Mexico

• Vùng Tijuana

• Phụ lục 6

• Mỹ

• Sơng Mississipi

• Phụ lục 7

• Canada

• Tỉnh Alberta

• Phụ lục 8

• New Zealand

• Các sơng Canterbury

• Phụ lục 9


• Vương Quốc Anh

• Cốt liệu Biển Bắc

• Phụ lục 10

• Hà Lan

• Sơng Maas (Meuse)

• Phụ lục 11

• Myanmar

• Sơng Ayeyarwady (Irrawaddy)

• Phụ lục 12

• Nhật Bản

• Sơng Shinano

PHỤ LỤC

3


© Freepik.com


4


MỤC LỤC
Phụ lục 1.

Trung Quốc

6

Phụ lục 2.

Ấn Độ

12

Phụ lục 3.

Malaysia

22

Phụ lục 4.

Colombia



27


Phụ lục 5.

Mexico

32

Phụ lục 6.

Mỹ - Sông Mississippi

36

Phụ lục 7.

Canada, Tỉnh Alberta

39

Phụ lục 8.

New Zealand - Sông Canterbury

42

Phụ lục 9.

Vương quốc Anh - Khai thác cát biển

46


Phụ lục 10.

Hà Lan

50

Phụ lục 11.

Myanmar

55

Phụ lục 12.

Nhật Bản

60

Một số tài liệu về khai thác cát từ các quốc gia khác được tham chiếu

62

PHỤ LỤC

5


PHỤ LỤC 1. TRUNG QUỐC
1.1.


Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sông
Theo Hiệp hội Cốt liệu Trung Quốc (CAA), sản lượng cốt liệu ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu
đến từ đá nghiền, cung cấp 20 tỷ tấn/năm, chiếm hơn 70% tổng nhu cầu quốc gia; tồn bộ
cát sơng, cát biển, và vật liệu xây dựng tái chế chiếm dưới 30% tổng nhu cầu còn lại. Tuy
nhiên, khai thác sông vẫn là một nguồn cung cấp cát và cốt liệu rất quan trọng ở Trung Quốc.

Những năm gần đây, chính phủ Trung
Quốc đã tăng cường bảo vệ mơi trường,
đặc biệt là ở các tỉnh và sơng trọng điểm
phía đơng (xem bản đồ).
Do tình trạng thiếu cốt liệu trầm trọng
liên tục diễn ra ở Trung Quốc, và để duy
trì sự ổn định của các dịng sơng và đảm
bảo an tồn kiểm sốt lũ lụt và giao thơng
thủy, cát sơng có thể được khai thác và
sử dụng hợp pháp sau khi các cơ quan
chính phủ có liên quan phê duyệt. Điều
này phản ánh một sự thay đổi đáng kể so
với trước đây khi các quy định chỉ được
áp dụng tùy thời điểm và bị lãng quên để
đáp ứng nhu cầu cát cho xây dựng ngày
càng bùng nổ. Hiện nay các quy định đã
xác định các điều kiện khai thác cát sông,
bao gồm chỉ định các khu vực được khai
thác, thời gian, u cầu vận hành và khối
lượng khai thác.


Hình 1.1.
Bản đồ

dịng sơng
các tỉnh
phía Đơng
Trung
Quốc

1.2.

Xây dựng khung quản trị
Ở Trung Quốc, cấp phép khai thác cát sông dựa trên Quy định Quản lý Khai thác Cát sông
2019. Giấy phép phải được Bộ Tài nguyên Nước phê duyệt. Các điều kiện để được cấp phép
nạo vét sông ở Trung Quốc hiện nay khá nghiêm ngặt, bao gồm các yêu cầu về thời gian,
diện tích, khối lượng, độ sâu khai thác, phương pháp khai thác, thiết bị khai thác, trình
độ của nhân viên kỹ thuật và các khía cạnh khác. Đối với mỗi lưu vực sông, một trưởng
sông được chỉ định chịu trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo quản lý và bảo vệ các sông và hồ
tương ứng.
Năm 2019, khi xem xét lại các quy định này, Bộ Tài nguyên Nước đã lấy ý kiến CAA. Các quy
định được sửa đổi và có hiệu lực thi hành sau khi được Đại hội Đại biểu Nhân dân Tồn quốc
thơng qua. Sau khi được phê duyệt, hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát cấp phép được
tăng cường hằng ngày; cùng với đó là các đợt trấn áp tình trạng khai thác cát sơng trái phép.
Tin tức và phương tiện truyền thơng đóng vai trị quan trọng để thông báo cho dư luận và
thiết lập hệ thống báo cáo về các hoạt động khai thác cát trái phép trong lịng sơng.

6


1.2.1. Ví dụ về thủ tục cấp phép
Năm 2020, Bộ Tài nguyên Nước đã
phê duyệt Kế hoạch Quản lý Khai thác
Cát ở các Khu vực Trọng yếu của Lưu vực

Sông Hoàng Hà (2020-2025). Kế hoạch
khai thác cát ở lưu vực Sơng Hồng Hà
đầu tiên chính thức được ban hành
và triển khai này kỳ vọng khai thác cát
trên sông được thực hiện trật tự, hợp
pháp và được quản lý khoa học, và
đảm bảo hệ sinh thái dịng sơng được
bảo tồn hiệu quả.

Khai thác cát ở Tỉnh Giang Tây cũng được thực
hiện theo Quy định Quản lý Khai thác Cát với
các thông số như thời gian khai thác, số lượng,
hoạt động của tàu, công suất, và phạm vi khai
thác.
Hệ thống giám sát video, hệ thống định vị GPS
và hệ thống định âm vô tuyến được sử dụng
để giám sát tuân thủ.

Cũng trong năm 2020, Luật Bảo vệ
Sông Dương Tử được ban hành và có
hiệu lực vào tháng 3 năm 2021. Tại
khu vực này, một hệ thống cấp phép
khai thác cát cho lưu vực Sông Dương
Tử đã được thiết lập cùng với các quy
định rõ ràng về quản lý khai thác cát
trên sông. Bộ luật này được kỳ vọng
có tác động mạnh mẽ đến xây dựng và vận hành các bến tập kết cát sỏi trên lưu vực Sông
Dương Tử, cũng như khai thác và vận chuyển cát sỏi.



Hình 1.2.
Hệ thống
giám sát
GPS

1.2.2. Các điều khoản liên quan đến thực hành khai thác
Trong khuôn khổ sáng kiến được ban hành tháng 10 năm 2016, Ban Bảo tồn Nước Tỉnh Hà
Bắc đã làm việc với cán bộ kỹ thuật liên quan để điều tra hiện trạng khai thác cát sông tại
tỉnh. Trên cơ sở thu thập dữ liệu sâu rộng từ Trung Quốc và các nước trên thế giới, họ xem
xét thực tế quản lý khai thác cát sông ở tỉnh, tiến hành nhiều cuộc điều tra và tham vấn để
hồn thành bản mơ tả kỹ thuật khai thác sơng an tồn.
Tháng 9 năm 2017, Cục Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Tỉnh Hà Bắc và Sở Tài nguyên Nước
Tỉnh Hà Bắc cùng ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Đảm bảo An toàn Sản xuất trong Khai thác Cát
sông (DB13/T 2549-2017). Đây là tiêu chuẩn cấp tỉnh đầu tiên về sản xuất an toàn khai thác
cát sông ở Trung Quốc.
Trên cơ sở quy định và hướng dẫn an toàn trong sản xuất khai thác cát sông, quy chuẩn này
giúp củng cố và tăng cường bảo vệ nhân dân, ứng phó hiệu quả hơn với lũ lụt trên sơng, đảm
bảo an tồn cho các cơng trình và khu dân cư, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Quy chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản giảm tác động của hoạt động khai thác cát trên các
sông, bằng cách đảm bảo an tồn cho các cơng trình dự án bảo tồn nước và các cơng trình/
kiến trúc xun sơng, qua sơng và gần sơng, duy trì ổn định của sông, bảo vệ môi trường
sinh thái nước và đảm bảo an tồn cho cơng nhân và thiết bị khai thác cát. Các quy định
chính của nó gồm:

VẬT LIỆU THAY THẾ CHO CÁT SÔNG

7


` Hoạt động khai thác cát sông không gây ảnh hưởng đến kiểm sốt lũ, đến ổn định hình

thái dịng sơng, an tồn của các cơng trình trên sơng và gần sơng, cũng như đảm bảo an
tồn cho nguồn nước, bảo vệ môi trường.
` Trên cơ sở quan điểm tài ngun cát, sỏi lịng sơng thuộc sở hữu của nhà nước, mọi hoạt
động khai thác phải thông qua các thủ tục do nhà nước quy định. Đơn vị khai thác phải có
giấy phép khai thác cát trước khi bắt đầu khai thác.
` Trước khi bắt đầu hoạt động khai thác, tuyến khảo sát phải được đo đạc phù hợp với
phạm vi và độ sâu được phê duyệt trong giấy phép khai thác cát sơng, mặt cắt và cao
trình khai thác cát phải đáp ứng các yêu cầu của báo cáo khả thi kèm theo hồ sơ khai thác.
` Không được khai thác khi có giơng bão, sương mù và gió lớn. Các cơng trình kiểm sốt
lũ sơng, cơng trình khắc phục hậu quả sơng, cơng trình thốt nước, đầu mối hồ chứa,
cơng trình quan trắc thủy văn và cống được liệt kê vào khu vực cấm khai thác. Đường sắt,
đường cao tốc, cầu, nhà ga, đường thủy, đường ống dẫn khí đốt, cáp thơng tin, đường dây
tải điện và các cơng trình phụ trợ của chúng cũng được chỉ định là khu vực cấm khai thác.
` Khu vực có thể khai thác sẽ được xác định dựa trên hiện trạng của sơng bao gồm, nguồn
cung trầm tích, trạng thái vận hành bình thường của sơng, tình hình kiểm sốt lũ, cấp
nước, giao thông thủy, sinh thái và môi trường, thực trạng các cơng trình xây dựng liên
quan đến sơng. Tổng lượng cát khai thác hằng năm của một đoạn sông sẽ được xác định
dựa trên các yếu tố như lượng trầm tích bồi lắng thêm và trữ lượng cát sơng, cũng như
nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng chính xung quanh đoạn sơng đó.
` Sử dụng thiết bị khai thác đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, nghiêm cấm xả dầu từ thiết
bị khai thác cát và nước thải sinh hoạt của đơn vị khai thác trực tiếp ra sông. Khai thác bờ
trái và bờ phải của sông nên được thực hiện đồng thời để tránh các tác động chênh lệch
do nạo vét không đồng bộ.
` Độ dốc mặt cắt ngang không được lớn hơn 1:3, đánh dật cấp kiểu bậc thang trong các khu
vực khai thác dốc. Chiều sâu khai thác không được vượt quá 8m và được xác định theo
cấu trúc đường ngang của sông ở thượng lưu, kích thước sơng và khối lượng cát khai thác.
` Đối với khai thác khô trên đất liền, phải khảo sát các cơng trình ngầm trước khi khai thác,
bao gồm cả quy hoạch tổng thể về kỹ thuật và cơ sở vật chất. Khai thác phải dừng lại nếu
phát hiện các cơng trình ngầm chưa được biết đến. Khi phát hiện di tích, di tích văn hóa,
hóa thạch và cơng trình kiên cố, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp và báo cáo

kịp thời cho các phòng ban liên quan để điều tra.
` Trước khi bắt đầu khai thác dưới nước, thiết bị khai thác cát và phương pháp khai thác
phải được xác định dựa trên chất lượng đất của lịng sơng, kích thước hạt của vật liệu khai
thác, độ rời của vật liệu, độ sâu của nước, độ sâu khai thác, tốc độ của dòng nước và hiệu
suất của sà lan chở cát.
` Vật liệu cát sỏi được khai thác không được chất thành đống trên sông và phải chuyển dọn
ra khỏi khu vực quản lý sơng. Vật liệu thải bỏ có thể được tạm thời chất thành đống tại
bãi đã được nêu trong báo cáo khả thi khai thác cát và không được mở rộng diện tích chất
đống khi chưa được phép.
` Khi thi công đường giao thông đi qua bờ kè, nghiêm cấm đào xuyên qua bờ kè. Đường này
chỉ phù hợp với xe chuyên dụng vận chuyển cát sỏi. Nghiêm cấm các phương tiện chở quá
tải trọng. Các phương tiện vận chuyển phải che chắn đầy đủ cho các vật liệu được chở trên
xe và phải phun nước cho bãi cát đá để tránh bụi.

8


` Một quản lý phụ trách an toàn lao động được chỉ đinh làm việc tồn thời gian tại cơng
trường phù hợp với các quy định có liên quan của nhà nước. Người này phải chịu trách
nhiệm giám sát và kiểm tra tại chỗ các quy trình an tồn liên quan đến khai thác cát, đảm
bảo kịp thời phát hiện hiểm họa, phát hiện các tình huống khẩn cấp gây nguy hiểm trực
tiếp cho người lao động, từ đó, có thể quyết định dừng ngay hoạt động khai thác.
` Tàu khai thác phải được kiểm định theo quy định và được cấp chứng chỉ kiểm định. Người
lao động phải qua đào tạo chun mơn kỹ thuật, có chứng chỉ năng lực và có chứng chỉ
hiện hành khi làm việc. Các máy nghiền và sàng lọc, máy cấp liệu và băng tải phải đáp ứng
các yêu cầu chi tiết về an toàn.

1.3.

Giám sát mức độ tuân thủ và theo dõi hoạt động trái phép

Trước đây, các hoạt động khai thác cát trái phép chịu án phí hình sự thấp, ít khi bị kết án, và
nếu có kết án thì thời hạn án thường ngắn. Giờ đây, khi Luật Tối cao được thi hành, Trung
Quốc đã có cơ sở pháp lý quy định hình thức trừng phạt cứng rắn đối với hành vi khai thác
cát trái phép, theo đó, những người tham gia có hành vi khai thác cát trái phép có thể bị phạt
tiền và bị kết án tới bảy năm tù giam. Tuy nhiên, vẫn cịn kẽ hở, khi tình trạng khai thác cát
trái phép vẫn đang diễn ra bất chấp nhiều lần bị cấm.
Giám sát và xử lý khai thác cát thiếu trách nhiệm hiện có sự tham gia của bốn lĩnh vực gồm:
` Mạng xã hội khuyến khích tố giác và tuyên truyền rộng rãi khi người dính líu đến hành vi
khai thác cát trái phép trên các luồng sơng bị kết án.
` Thúc đẩy cải cách tồn diện thực thi pháp luật về quản lý đường thủy và tăng cường triển
khai các đội thực thi pháp luật.
` Tăng cường hợp tác giữa các bộ phận và thiết lập cơ chế phối hợp và ngăn chặn nhanh.
` Thực hiện nghiêm túc chế độ cấp phép hành chính đối với hoạt động khai thác cát sông.

1.3.1. Nhập khẩu cát có trách nhiệm
Để giảm tình trạng thiếu cát tự nhiên ở Trung Quốc cho xây dựng “kết cấu hạ tầng mới, đô thị
kiểu mới và các dự án trọng điểm để phát triển quốc gia”, năm 2020, Tập đoàn Weiye ChinaMalaysia và chính phủ Malaysia đã ký nhượng quyền khai thác cát kéo dài 15 năm và quyền
thông quan cho khu vực trung lưu sông Pahang, Malaysia. Dự kiến năm 2021 sẽ hoàn thành
xuất 50 triệu tấn cát sang Trung Quốc. Nhập khẩu cát (bao gồm cả các lựa chọn thay thế cát
tự nhiên như M-Sand) có thể là giải pháp tiềm năng khả thi về mặt kinh tế để giải quyết tình
trạng thiếu cát ngắn hạn xảy ra khi hoạt động khai thác cát bị cấm hoặc bị siết chặt.
Cũng trong năm 2020, Tập đoàn Jianming của Philippine và Đại học Xây dựng Bắc Kinh đã ký
“Thỏa thuận hợp tác Nghiên Cứu - Đại học - Ngành Cát sông Tự nhiên Philippines” để thực
hiện hợp tác nghiên cứu - đại học - ngành xung quanh sử dụng hiệu quả cát sông Philippines
để trộn bê tông và vữa. Cát tự nhiên từ Nga, Triều Tiên và các nước khác cũng đã được xuất
khẩu sang Trung Quốc, nhằm giải quyết tình trạng thiếu cát tự nhiên ở Trung Quốc một cách
hữu hiệu.
Có vẻ như, thơng qua các hợp đồng nhập khẩu cát gần đây nhất, Trung Quốc đang bắt đầu
đảm bảo cát nhập khẩu được khai thác từ các nguồn có trách nhiệm.


PHỤ LỤC

9


Bài học chính
Thực hành tốt
` Quyền sở hữu: tài nguyên cát và sỏi sông thuộc về cấp quốc gia/liên bang.
` Pháp luật hướng dẫn: cả luật về môi trường và nước đều có các quy định cụ thể về khai
thác cát.
` Điều kiện cấp giấy phép: Giấy phép nêu rõ các yêu cầu về thời gian, diện tích, khối lượng,
độ sâu khai thác, phương pháp khai thác, thiết bị khai thác, trình độ của nhân viên kỹ
thuật và các vấn đề khác.
` Điều kiện pháp lý trong cấp giấy phép: được phê duyệt bởi một cơ quan chính quyền cấp
trung ương duy nhất.
` Trách nhiệm cá nhân: Đối với mỗi lưu vực sông, bổ nhiệm một trưởng sông chịu trách
nhiệm tổ chức và lãnh đạo việc quản lý và bảo vệ các sông và hồ tương ứng.
` Đảm bảo tuân thủ: hệ thống giám sát video, hệ thống định âm vô tuyến và định vị GPS,
được tăng cường với sự giám sát và kiểm tra hằng ngày của các đội thực thi, có phương
tiện truyền thơng chính thống/mạng xã hội đưa tin tức và hệ thống báo cáo công khai về
bất kỳ hoạt động khai thác cát trái phép nào trên các lịng sơng.
` Chế tài xử lý vi phạm: quy trình pháp lý đã được làm rõ để truy tố những người chịu trách
nhiệm cho các hoạt động về các hành vi khai thác cát trái phép với mức việc phạt tiền và
án tù lên đến bảy năm.
` Các yêu cầu kỹ thuật:
y Không được tiến hành các hoạt động khai thác khi có giơng bão, sương mù và gió
lớn;
y Các khu vực cấm khai thác bao gồm: cơng trình kiểm sốt lũ sơng, cơng trình khắc
phục hậu quả sơng: cơng trình tiêu thốt nước; các đầu mối hồ chứa; các cơng
trình, cống quan trắc thủy văn; đường sắt; đường xa lộ; cầu; đường ống dẫn khí đốt;

cáp thơng tin, đường dây tải điện và các cơng trình phụ trợ;
y Nghiêm cấm mọi hành vi xả dầu bằng thiết bị hoặc nước thải vào đường thủy;
y Trong khai thác, độ dốc không được lớn hơn tỉ lệ 1:3, độ sâu khai thác tối đa phải
thấp hơn 8m, phải khai thác đồng thời hai bên bờ sông để tránh tác động chênh
lệch;
y Có những ràng buộc cụ thể đối với việc lựa chọn và phê duyệt thiết bị khai thác, có
chứng nhận bắt buộc đối với tàu cuốc.
` Đảm bảo an toàn: bổ nhiệm người quản lý an toàn tại chỗ có trình độ và sử dụng thiết bị
kỹ thuật an tồn.
` Cơng khai thơng tin: sử dụng phương tiện truyền thông và mạng xã hội để phát hiện các
hành vi vi phạm và tuyên truyền các ví dụ về hình phạt.
` Các nguồn cát khác: cát có thể được nhập khẩu từ các nguồn quốc tế có trách nhiệm để
đáp ứng nhu cầu.
` Có một hiệp hội cốt liệu chuyên nghiệp và chủ động cho các đơn vị khai thác có trách
nhiệm.

10


Mặt cần cải thiện
` Tình trạng nới lỏng các yêu cầu về cấp phép và đảm bảo tuân thủ khi tình trạng thiếu cát
đe dọa tiến độ các dự án xây dựng quan trọng đã làm giảm tính hiệu quả của các biện
pháp.
` Mức phạt vi phạm hiện tại vẫn tương đối thấp và có kẽ hở trong chế độ xử phạt ở các sơng
chưa được kiểm sốt.
` Các quy định pháp luật dù tương đối tốt nhưng việc thực thi các quy định này còn rất kém
trong quá khứ.

Tài liệu tham khảo
1. “Khai thác cát lịng sơng từ các dịng sơng ở trung & hạ lưu Sơng Dương Tử và quản lý hoạt

động khai thác cát”, của Chen Xiging và cộng sự, 2007.
2. Quy định về quản lý khai thác cát sông của Bộ Tài nguyên Nước, năm 2019.
3. “Năm nguyên tắc trong quy định quản lý khai thác cát sông tại Tỉnh Giang Tây”, năm 2020.
4. “Kế hoạch quản lý khai thác cát tại các khu vực trọng yếu của lưu vực Sơng Hồng Hà (20202025)”, Bộ Tài nguyên Nước, năm 2020.
5. “Luật Bảo vệ Sông Dương Tử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, luật lưu vực sông đầu tiên
của Trung Quốc, năm 2020.
6. “Quy cách Kỹ thuật Đảm bảo An toàn Sản xuất trong Khai thác Cát sông (DB13/T 2549-2017)”,
Cục Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật tỉnh Hà Bắc và Sở Tài nguyên Nước tỉnh Hà Bắc cùng
ban hành, năm 2017.
7. “Cát sông như là tài nguyên bị tranh chấp: Trường hợp khai thác cát trái phép gần làng Choang
ở Tây Nam Trung Quốc”, Luận văn nhậm chức, Qian Zhu, 1984.
8. Thông tin do Hiệp hội Cốt liệu Trung Quốc, CAA cung cấp.

PHỤ LỤC

11


PHỤ LỤC 2. ẤN ĐỘ
2.1. Bối cảnh và tình trạng khai thác cát sông
Sau một số lần khởi động sai trong nhiều năm, Ấn Độ đã rút ra được một điển hình tích cực
liên quan đến vấn đề dần xóa sổ hành vi khai thác cát vơ trách nhiệm (Hình 2.1) và thay thế
cát tự nhiên bằng cát nghiền một cách bền vững (Hình 2.2). Trong tổng cầu cốt liệu toàn
quốc 6 tỷ tấn, khoảng 1,3 tỷ tấn là cát, với cát nghiền là 0,6 tỷ tấn (chiếm khoảng 40%). Đây là
một thay đổi lớn so với tình hình năm 2015, khi cát nghiền chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản
lượng cát hằng năm 0,7 tỷ tấn.


Hình
2.2.

Quảng
cáo cát
M-Sand
của
chính
phủ


Hình 2.1.
Khai thác
trái phép
cát lịng
sơng

2.2. Xây dựng khung quản trị
Một phần của vấn đề cố hữu là, tại Ấn Độ, theo Luật về Mỏ và Khoáng sản (Phát triển và Quy
định) (MMDR) năm 1957, cát và cốt liệu được coi là “khoáng sản thứ yếu”, như vậy, cát và
khoáng sản chịu sự quản lý của các cơ quan cấp bang, thay vì cấp liên bang. Mục 3(e) của
đạo luật định nghĩa “khoáng sản thứ yếu” là “đá xây dựng, sỏi, đất sét thông thường, cát
thông thường không phải là cát sử dụng cho các mục đích đã được quy định, và mọi loại
khống sản khác mà Chính phủ Trung ương có thể xem như thuộc nhóm khống sản này
(khống sản thứ yếu), thơng qua việc cơng bố trên cơng báo”. Do đó, thẩm quyền quy định
khai thác cát được chỉ định cho các bang.
Do tác động tiêu cực đối với các sông, bãi biển và mực nước ngầm ngày càng tăng, nên, các
sáng kiến lập
​​ pháp khác nhau được áp dụng và tóm tắt như sau:

2.2.1. Quy tắc về Nước, Đất và Cây của Bang Andhra Pradesh (WALT), Phần 23, năm 2004
Năm 2004, Andhra Pradesh là bang đầu tiên thiết lập Quy tắc về Nước, Đất và Cây, trong đó
phần 23 đề cập hoạt động khai thác cát. Phần này vẫn được sử dụng làm tham chiếu quan

trọng cho ngành. Các điều khoản chính của phần này bao gồm:
Những khu vực khai thác cát ảnh hưởng đến chế độ nước ngầm phải được thông báo và
cấm vận chuyển cát. Chỉ được khai thác cát tại các khu vực đã được thông báo để sử dụng
cho mục đích cục bộ trong các làng hoặc thị trấn giáp suối, và không ảnh hưởng đến nguồn
nước uống hoặc sử dụng cho mục đích cơng nghiệp. Ngồi ra, các yêu cầu chi tiết bao gồm:

12


` Các đơn vị khai thác cát không được khai thác trong phạm vi 500m gần bất kỳ cơng trình
hiện có nào như cầu, đập, đập nước hoặc bất kỳ cơng trình thốt nước nào khác băng qua,
hoặc trong phạm vi 500m gần bất kỳ cơng trình khai thác nước ngầm nào.
` Độ sâu khai thác tối đa 2m ở khu vực sơng có độ dày cát cao (trên 8m). Khơng cấp phép khai
thác ở khu vực dịng sơng có độ dày cát bồi đắp ít hơn 2m. Độ sâu khai thác bị giới hạn ở
mức 1m tại các dòng sơng nhỏ có độ dày cát trong khoảng từ 3 đến 8m.
` Không được khai thác cát trong phạm vi 15m hoặc 1/5 chiều rộng lịng chảy tính từ bờ, tùy
theo giá trị nào lớn hơn.
` Lượng cát bồi lắng hằng năm được theo dõi bằng cách thiết lập các trạm quan trắc dọc theo
dòng chảy.

2.2.2. Hướng dẫn Quản lý Khai thác Cát của Chính phủ, năm 2016
Hướng dẫn khuyến khích lập bản đồ các mỏ
cát ở cấp huyện; xác định vị trí khai thác thích
hợp; thẩm định quy trình khai thác; đưa ra
các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;
và giám sát chặt chẽ khối lượng vật liệu khai
thác để đảm bảo tính bền vững của tồn bộ
q trình.
Hướng dẫn chủ trương giao cho đơn vị hành
chính cấp huyện thực hiện lập bản đồ các

nguồn tài nguyên cát, áp dụng các thực hành
môi trường tốt nhất trong hoạt động khai
thác cũng như giám sát hoạt động khai thác
và vận chuyển. Mục tiêu chính của Hướng
dẫn này là đưa ra các khuyến nghị về quản
lý khai thác cát bền vững. Cụ thể, hướng dẫn
nhấn mạnh xây dựng các kế hoạch giám sát,
cung cấp dữ liệu về thay đổi mặt cắt nghiêng
và khả năng vận chuyển trầm tích giúp cơ
quan chức năng đánh giá tác động lâu dài
của các hoạt động khai thác cả ở thượng
nguồn và hạ lưu của các điểm khai thác cát.
Hướng dẫn đặc biệt chú trọng giám sát khối
lượng và vận chuyển vật liệu đã khai thác
một cách hiệu quả dựa trên ứng dụng công
nghệ thông tin. Hướng dẫn còn thúc đẩy
khai thác cát nghiền và các cơng nghệ thay
thế trong vật liệu và quy trình xây dựng để
giảm sự phụ thuộc vào cát và sỏi tự nhiên.

Nỗ lực tiếp theo ở cấp quốc gia là thơng
qua Hướng dẫn Khai thác Cát năm
2016 của Chính phủ Ấn Độ. Hướng dẫn
này công nhận cát và sỏi là một trong
những vật liệu xây dựng quan trọng
nhất đối với sự phát triển của cơ sở hạ
tầng trong nước.
Hướng dẫn này cũng cơng nhận cát
đóng vai trị rất quan trọng đối với sức
khoẻ, đặc tính vật lý cũng như các chức

năng khác của sơng. Do đó, phải có quy
định cụ thể đối với hoạt động khai thác
cát và sỏi sông cùng với thông qua các
biện pháp bảo vệ môi trường bắt buộc.


Hình 2.3.
Hướng
dẫn khai
thác cát
năm 2016

PHỤ LỤC

13


2.2.3. Dự thảo Chính sách Quản lý Trầm tích, Bộ Tài nguyên Nước, năm 2017
Để giải quyết tình trạng khai thác quá mức từ góc độ tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên Nước
đã đưa ra Dự thảo Chính sách Quản lý Trầm tích năm 2017. Dự thảo này lưu ý đến hiểu biết
sâu sắc về các quá trình vật lý chính của các sơng bao gồm vận chuyển trầm tích, xói mịn
bờ và tính di động của dịng chảy liên quan, coi đó là cơ sở quan trọng để xác định các chiến
lược phục hồi và quản lý sông. Dự thảo này tin rằng hầu hết các dịng sơng phù sa đều đã
từng xuất hiện hiện tượng gia tăng trầm tích bồi lắng hoặc thâm hụt trầm tích đáy sơng; cả
hai hiện tượng đều do các quá trình tự nhiên và chuỗi hoạt động can thiệp nhân tạo vào lưu
vực sơng hoặc trên chính dịng sơng gây ra.
Các thực hành phổ biến do các cơ quan quản lý sông thực hiện cho thấy quản lý trầm tích
hiếm khi dựa trên các thực hành tốt được xây dựng từ kiến ​​thức khoa học. Vì thế cần có
một cách quản lý trầm tích khác tích hợp tất cả hai yếu tố: (i) kiến ​​thức và quản lý trầm tích
ở quy mơ lưu vực và (ii) ứng dụng rộng hơn các kiến ​​thức khoa học sẵn có. Duy trì tình trạng

ngun sơ của sông luôn là mục tiêu cuối cùng, nhưng mục tiêu này luôn chịu thách thức
của phát triển về dân số trên các dải bờ sông. Cách hữu hiệu giảm xung đột hai q trình
nêu trên là quản lý trầm tích trong các sông và hồ chứa hợp lý và bền vững được thực hiện
dựa trên các chính sách quản lý trầm tích cho từng bang và huyện.

2.2.4. Quy định chính của Khung Khai thác Cát, Bộ Quản lý Mỏ, năm 2018


















 

Do thực thi Hướng dẫn năm 2016 khơng hiệu quả,
Chính phủ đưa ra Khung Khai thác Cát năm 2018,
một lần nữa thừa nhận chính quyền bang có thẩm
quyền kiểm sốt pháp lý và hành chính đối với các

khống sản thứ yếu. Tuy nhiên, mỗi chính quyền
bang đưa ra các quy định khác nhau về cấp phép,
điều chỉnh và quản lý khai thác cát dựa trên các quy
tắc này.
Nguồn cung cát không đồng đều giữa các mùa dẫn
đến nhiều khu vực rơi vào tình trạng thiếu hụt cát.
Do nguồn cung khơng ổn định, giá bán nguyên liệu
thay đổi đáng kể, thị trường chợ đen lũng đoạn và
khai thác khoáng sản trái phép gây tác động xấu
đến mơi trường.


Hình 2.4
Khung
Khai thác
cát 2018



Khung khai thác cát này cảnh báo các vấn đề về khai thác trái phép, hủy hoại mơi trường, chi
phí khai thác cát thấp, giá cát cao và chất lượng cát liên quan với nhau và ngày càng phổ biến
ở nhiều bang. Năm 2017, một ủy ban gồm các quan chức của chính quyền các bang được
thành lập, do Thư ký Liên bang, Bộ Quản lý Mỏ chủ trì. Ủy ban có trách nhiệm xem xét các
vấn đề khác nhau liên quan đến khai thác cát và soạn thảo một khuôn khổ thực hiện khai
thác cát cho các bang thông qua. Một nhóm các quan chức của Cục Mỏ Ấn Độ (IBM) cùng
các cố vấn bên ngoài đã được chỉ định và yêu cầu đến các bang tìm hiểu tình hình thực tế
và làm việc với các bên liên quan. Phản hồi từ công chúng cũng được tham vấn và ghi nhận
vào báo cáo dự thảo.

14



Các bang đối mặt nhiều vấn đề khác nhau về nguồn tài nguyên địa chất, nhu cầu và kịch
bản về nguồn cung cũng như các mục tiêu khác nhau đối với chính sách khai thác cát.
Nhóm đã đi thực địa tại 14 bang để thu thập kinh nghiệm sau đó tài liệu hóa thành các thực
hành tốt trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình tại chỗ. Các bang mà nhóm đã đến bao
gồm Assam, Andhra Pradesh, Chhattisgarh, Haryana, Gujarat, Karnataka, Madhya Pradesh,
Maharashtra, Punjab, Rajasthan, Tamil Nadu, Telangana, Uttar Pradesh và Uttarakhand. Dữ
liệu và tài liệu liên quan được thu thập từ tất cả các bang.
Dựa trên thực hành này và cân nhắc của ủy ban, Khung Khai thác Cát năm 2018 được biên
soạn để hỗ trợ các bang nghiên cứu báo cáo, từ đó, đưa ra một chính sách và hệ thống hành
chính phù hợp để giải quyết nhu cầu cụ thể của từng bang.

2.2.5. Hướng dẫn Thực thi và Giám sát Hoạt động Khai thác Cát, Năm 2020
Trong hướng dẫn này, chính phủ một lần nữa
nhấn mạnh thách thức ngày càng tăng của
hành vi khai thác cát trái phép, đòi hỏi ngăn
chặn khai thác, vận chuyển và trữ khoáng sản
trái phép.
Hướng dẫn cập nhật trong bối cảnh khai thác
trái phép ở Ấn Độ ngày càng diễn ra nghiêm
trọng; một số nhân viên thực thi thiệt mạng
khi đang thực hiện nhiệm vụ. Ngăn chặn hoạt
động khai thác cát trái phép cũng dẫn đến giá
cát tăng cao quá mức (xem hình 2.6), làm thất
thu cho nhà nước cũng như làm suy thối mơi
trường.


Hình 2.5

Hướng
dẫn thực
thi và giám
sát 2020

Tài liệu năm 2020 bổ sung cho Hướng dẫn Quản lý Khai thác Cát Bền vững Năm 2016 (SSMG2016), được áp dụng cho tất cả các nguồn cát ở Ấn Độ bao gồm:
` Sơng (lịng sơng và bãi bồi).
` Hồ và hồ chứa.
` Ruộng nông nghiệp.
` Cát ven biển/biển.
` Kênh Palaeo.
` Cát nghiền (cát nhân tạo/M-Sand).
Các mục tiêu của hướng dẫn:
` Xác định và định lượng tài nguyên khoáng sản và sử dụng tài nguyên khoáng sản một
cách tối ưu.
` Quy định khai thác cát và sỏi trong nước được thực thi xuyên suốt kể từ lúc xác định cho
đến tay người dùng cuối cùng là người tiêu thụ và công chúng.

PHỤ LỤC

15


` Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin & công nghệ mới nhất để giám sát hoạt
động khai thác cát ở từng bước.
` Giảm chênh lệch cung cầu.
` Xây dựng quy trình thực hiện thường xuyên việc nghiên cứu bồi đắp cát.
` Tổ chức giám sát thông quan môi trường hậu khai thác.
` Xây dựng thủ tục thanh tra mơi trường.
` Kiểm sốt trường hợp khai thác trái phép.

Các điều kiện tiên quyết cho hoạt động khai thác cát bao gồm (i) không được phép khai thác
cát ở lịng sơng vào mùa mưa, (ii) đảm bảo giám sát thường xuyên khoáng sản đã khai thác
và hoạt động vận chuyển, lưu trữ khoáng sản đã khai thác, và (iii) tất cả thông tin phải được
thu thập về cơ sở dữ liệu trung tâm để tiện theo dõi vật liệu bất hợp pháp.
Hướng dẫn này cũng cân nhắc về việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị giám sát
từ xa hiện đại sẽ giúp giám sát hoạt động khai thác cát cũng như hỗ trợ chính quyền bang
kiểm sốt hoạt động khai thác trái phép trong nước hiệu quả hơn. Về chính sách giám sát
hoạt động khai thác cát hiệu quả và dễ dàng thực thi trong thực tế, hướng dẫn này nhấn
mạnh giám sát hiệu quả hoạt động khai thác cát từ khâu xác định các nguồn khoáng sản cát
cho đến khâu vận chuyển cát và sử dụng đầu cuối. Về các đối tượng liên quan, hướng dẫn
cũng lưu ý giám sát và thực thi hiệu quả địi hỏi nỗ lực của khơng chỉ các cơ quan chính phủ
mà cịn của người tiêu dùng và cơng chúng.


Hình 2.6.
Giá cát tại
các bang
tăng đến
mức 30
USD/tấn


Hình 2.7.
Điển hình
thành cơng
ở Bang
Telangana

2.2.6. Xây dựng các Thực hành Khai thác tại Bang Telangana
Bang Telangana (Hình 2.7) được coi là thành công trong loại bỏ hoạt động khai thác trái

phép cũng như thay thế cát tự nhiên bằng cát nghiền (cát nhân tạo/M-Sand) một cách khả
thi và bền vững. Hiện tại, 45% cát đang được sử dụng tại bang là cát nghiền, tác động tích
cực đến bình ổn giá cát ở mức thấp hơn.
Nhìn chung, Bang Telangana đã dừng cho phép nạo vét sơng, ngoại trừ các khu vực đập
bị tích tụ cát và trầm tích. Giấy phép phải do cơ quan chính quyền bang cấp và đơn vị khai
thác phải xây dựng kế hoạch khai thác chi tiết để trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Hoạt
động khai thác phải tạm dừng trong giai đoạn lũ lụt hoặc mùa mưa, mặc dù có khả năng làm
mực nước dâng trong thời gian lũ lụt.

16


Cơ chế là chính quyền bang thành lập ủy ban cát cấp bang để thực hiện Quy tắc WALT 2004.
Ủy ban này lấy ý kiến từ Cục Nước ngầm, Thủy lợi và Bảo tồn, Cục Doanh thu và Cục Mỏ &
Địa chất. Đối với Bang Telangana, trọng tâm chính là khai báo cát thu được từ các suối và
hoạt động khử bùn của các dự án thủy lợi trên sông Godovari. Ủy ban này được trao quyền
cung ứng 95% cát sẵn có ở mức giá thị trường cố định và hạn chế đơn vị trung gian can thiệp
vào chuỗi cung ứng.
Ủy ban này có quyền ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép thông qua sử dụng camera
giám sát và thiết bị định vị GPS, thiết lập các trạm kiểm sốt có cầu cân và có quyền bắt giữ
các đơn vị khai thác và vận chuyển trái phép. Ủy ban có quyền phạt tới 100.000 rupee (tương
đương 1.400 đơ la Mỹ) đối với hành vi vi phạm lần thứ nhất và thứ hai, thu giữ hàng hóa và
xe tải sau lần vi phạm thứ ba. Trong năm 2018/19 ghi nhận gần 5.000 trường hợp vi phạm
(cho thấy mức xử phạt có thể vẫn cịn q nhẹ). Trọng lượng cát được kiểm tra bằng cầu cân,
chi tiết hoạt động được theo dõi trên một ứng dụng. Các hoạt động trái phép được các đội
lưu động kiểm sốt, các đội này có quyền phạt một khoản tiền lớn, tịch thu cát hoặc thậm
chí cả xe tải. Máy bay khơng người lái cũng được huy động để giám sát từ xa.

2.3. Sản xuất cát nghiền (cát nhân tạo/M-Sand)



Hình 2.8.
Các mỏ
đá hiện
đại ở Bang
Telangana
để sản
xuất cát
nghiền
M-Sand


Hình 2.9.
Các mỏ
đá hiện
đại ở Bang
Telangana
để sản
xuất cát
nghiền
M-Sand

Ủy ban đang khuyến khích các mỏ đá cứng (xem Hình 2.8 và 2.9) sản xuất cát nghiền thơng
qua các chính sách ưu đãi về cung cấp điện, khoản vay và giấy phép. Khi chuyển sang
M-Sand, khơng cịn hiện tượng giá cát tự nhiên bị thổi phồng do khai thác trái phép khi các
đơn vị khai thác đá sản xuất được đủ lượng M-Sand có chất lượng cao để cung cấp cho thị
trường xây dựng. Như vậy, thơng qua việc kiểm sốt gián tiếp cả cát sông và cát nghiền,
bang đã thành cơng cân bằng cung/cầu cát vì lợi ích của tất cả các bên. Chính sách khai
thác cát ở Bang Telangana đang được nhân rộng cho các bang khác tại miền nam Ấn Độ.


PHỤ LỤC

17


2.3.1. So sánh đặc tính kỹ thuật của cát nghiền và cát tự nhiên
Các đặc tính của cát nghiền được chứng minh có triển vọng hơn so với cát tự nhiên:
` Cát nghiền có nhiều hạt lọt qua sàng 150 micron, đường cong phân loại cấp hạt tổng thể
nằm trong giới hạn vùng II của Tiêu chuẩn Ấn Độ IS383.
` Tỷ trọng khối/trọng lượng riêng của cát nghiền và cát tự nhiên tương đương.
` Hàm lượng bùn của cát nghiền thấp hơn nhiều so với cát tự nhiên.
` Các đặc tính hóa học của cát nghiền tương tự cát tự nhiên.
` Mặc dù độ hút nước cao hơn, cát nghiền có thiết kế cấp phối tốt, bê tơng và vữa sử dụng
M-Sand có cường độ nén cao hơn.
` Các thử nghiệm về hàm lượng clorua, độ thấm nước và độ co rút khi khơ đều xác nhận cát
nghiền có tính năng tốt trong bê tông.

18


Bài học chính
Thực hành tốt
` Đối thoại và đồng thuận: nhân tố cốt yếu giúp đạt thành công là đối thoại giữa các bang
về mức độ thách thức và đạt đồng thuận trong thực hiện.
` Mơ hình điểm: Telangana là bang đầu tiên thành công thông qua cấp phép nghiêm ngặt
dưới sự chỉ đạo từ giám đốc quản lý mỏ và địa chất của bang với tư cách quản lý dự án,
phối hợp cùng các cơ quan ban ngành khác của bang.
` Luật hướng dẫn: Cả luật về môi trường và nước đều có các quy định cụ thể về khai thác
cát, tập trung mạnh vào quản lý trầm tích trong đó kết hợp: (i) kiến thức và quản lý trầm
tích ở quy mơ lưu vực và (ii) ứng dụng rộng rãi hơn các kiến thức khoa học sẵn có.

` Tác động thương mại của việc thực thi pháp luật: áp đặt các quy định dẫn đến tình trạng
thiếu hụt nguồn cung ở một số bang và dẫn đến giá cát rất cao. Điều này tạo ra động cơ/
biện minh về mặt tài chính cho đầu tư vào các vật liệu thay thế cát, chẳng hạn cát sản xuất
bằng máy nghiền tạo hình li tâm trục đứng và được hỗ trợ qua các chính sách ưu đãi. Đổi
lại, vật liệu thay thế cải thiện nguồn cung và làm hạ nhiệt giá cát trên thị trường, trong khi
thực thi các quy định được tạo điều kiện nhờ số lượng mỏ đá cần giám sát ít hơn.
` Đấu giá cho các khối khai thác: sử dụng đấu giá có nhiều tác dụng, làm tăng chi phí khai
thác; đảm bảo chỉ những đơn vị chuyên nghiệp mới nhận được giấy phép và huy động
được tài chính tài trợ cho các hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát và thực thi.
` Điều kiện cấp phép: giấy phép nêu rõ các yêu cầu về thời gian, diện tích, khối lượng, độ
sâu khai thác, phương pháp khai thác, thiết bị khai thác, trình độ của nhân viên kỹ thuật
và các mặt khác. Điều kiện tiên quyết cho hoạt động khai thác cát bao gồm giám sát
thường xuyên khoáng sản đã khai thác và vận chuyển, kho bãi phải đảm bảo và tất cả
thông tin được tập hợp trong một cơ sở dữ liệu tập trung để dễ dàng theo dõi vật liệu khai
thác bất hợp pháp.
` Đảm bảo tuân thủ: sử dụng các dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin và công nghệ mới nhất
bao gồm máy bay không người lái để giám sát khai thác cát cùng với giám sát video, sử
dụng định vị GPS của tàu thuyền, tăng cường giám sát và kiểm tra hằng ngày với hệ thống
báo cáo công khai về bất kỳ hoạt động khai thác cát trái phép nào trên các lịng sơng. Các
hoạt động bất hợp pháp được kiểm soát bởi các đội tuần tra.
` Chế tài xử lý vi phạm: quy trình pháp lý đã được làm rõ để truy tố những người chịu trách
nhiệm cho các hoạt động khai thác cát trái phép với việc phạt tiền, tịch thu tài sản và án
tù lên đến bảy năm.
` Yêu cầu kỹ thuật:
y không hoạt động khai thác trong phạm vi 500m gần bất kỳ công trình hiện có nào
như cầu, đập, đập nước hoặc bất kỳ cơng trình thốt nước nào khác băng qua, hoặc
trong phạm vi 500m gần bất kỳ cơng trình khai thác nước ngầm nào hoặc nơi độ
dày của cát thấp hơn 2m;
y chiều dày khai thác tối đa = 2m nếu chiều dày cát > 8m; chiều dày khai thác < 1m
nếu chiều dày cát > 3m và < 8m;


PHỤ LỤC

19


×