Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.92 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH
MƠN XÂY DỰNG ĐẢNG
TÊN BÀI THU HOẠCH: Phân tích quan điểm: “Tự phê bình và phê bình là
quy luật phát triển của Đảng”. Giải pháp để khắc phục tình trạng yếu kém trong
thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình hiện nay
Họ và tên học viên:
Mã số học viên:
Lớp:
Khóa học: 2021 -2022

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH LÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA
ĐẢNG……………………………………………………………………….........
..3
1.1. Khái niệm tự phê bình và phê bình........................................................3
1.2. Quan niệm của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
trong xây dựng Đảng
1.3.Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của
Đảng…………… 8
2.THỰC TRẠNG YẾU KÉM TRONG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ
PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH HIỆN NAY ............................................................10
3.GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM TRONG THỰC
HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH HIỆN
NAY................11


TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16

MỞ ĐẦU
2


Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn trung thành tuyệt đối với những
nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Vận dụng sáng tạo những nguyên
lý đó vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam để xây dựng Đảng vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho Đảng ln có đủ sức
mạnh lãnh đạo cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp
cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong những nguyên
lý về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng ta đặc biệt quan
tâm tới nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đây là một trong những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực hiện tốt nguyên tắc này là cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo, ý
thức trách nhiệm cao của từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức đảng, đồng thời
huy động được tối đa trí tuệ và sức mạnh của tồn đảng trong lãnh đạo và chỉ
đạo cách mạng.
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là nguyên tắc,
chế độ thường xuyên trong sinh hoạt đảng. Tự phê bình và phê bình là nêu ưu
điểm, vạch rõ khuyết điểm của tổ chức đảng, của cấp uỷ và cán bộ, đảng viên,
qua đó tìm biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết
điểm, giúp tổ chức và mỗi người tiến bộ.Vì vậy, việc nhận thức sâu sắc tư tưởng
Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, tiến hành tự phê bình và phê bình
nghiêm túc trong tồn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và bức thiết trong
tình hình hiện nay. Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Tự phê bình và
phê bình là quy luật phát triển của Đảng” để nghiên cứu.
NỘI DUNG

I. TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH LÀ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẢNG
I.1. Khái niệm phê bình và tự phê bình
Phê bình, tự phê bình là gì? Đơi khi, Hồ Chí Minh dùng cách gọi “tự kiểm
điểm và kiểm điểm” hoặc “tự sửa chữa” và “giúp đồng chí mình sửa chữa”, “tự
xét và xét đồng chí mình để nhấn mạnh ý nghĩa của tự phê bình và phê bình
3


trong việc khắc phục khuyết điểm. Nhưng quan niệm về tự phê bình và phê bình
có ý nghĩa bao qt rộng hơn. Theo Hồ Chí Minh, “Phê bình là nêu tru điểm và
vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch
khuyết điểm của bản thân mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đơi với nhau”.
Điều đó có nghĩa là tự phê bình và phê bình khơng phải chỉ vạch ra khuyết điểm
mà phải nêu cả ưu điểm; nêu ru điểm trước, vạch khuyết điểm sau: nêu ưu điểm
và vạch khuyết điểm phải đi đôi với nhau, không coi nhẹ ý nghĩa của một mặt
nào. Điều đó biểu hiện rõ tính nhân văn và tính khoa học - nét đặc sắc trong
quan niệm về tự phê bình và phê bình của Hồ Chí Minh.
1.2. Quan niệm của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
trong xây dựng Đảng
Vấn đề tự phê bình và phê bình đã được Hồ Chí Minh đề cập rất sâu sắc
trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” và nhiều bài viết cho chuyên mục Sửa đổi
lối làm việc của báo Sự thật, trong các bài viết đề cập đến vấn đề đạo đức cách
mạng, trong hầu hết các bài nói, bài viết về xây dựng Đảng.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình khơng những là lối
làm việc của báo Sự thật, trong các bài viết đề cập đến vấn đề đạo đức cách
mạng, trong hầu hết các bài nói, bài viết về xây dựng Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vị trí, ý nghĩa của tự phê bình và phê
bình, được thể hiện theo 4 cấp độ. Trước hết, với mỗi cán bộ, đảng viên, tự phê
bình và phê bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể.

Đang là một thực thể chính trị xã hội, Đảng tồn tại trong xã hội thông qua đội
ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng viên có tốt, chi bộ mới tốt và Đảng mới
vững. Vì vậy, tự phê bình và phê bình đối với cán bộ, đảng viên hàng ngày là rất
thiết thực, thường xuyên, bám sát trong mỗi hoạt động và không thể thiếu trong
nếp sống văn minh Cộng sản”; là vũ khí sắc bén cần thiết cho sự tiến bộ, trưởng
thành của mỗi cán bộ, đảng viên như cơm ăn, nước uống, như khơng khí đề thở
hàng ngày. Người u cầu mỗi cán bộ, đảng viên: “luôn luôn tự kiểm điểm, tự
phê bình, những lời mình nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay
4


của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người
khác phê bình mình”.
Ở cấp độ thứ hai, theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là phương
tiện quan trọng nhất để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa
chữa. Trong Đảng có nhiều khuyết điểm, cũng như cơ thể con người mang bệnh
trong mình. Muốn trị bệnh phải uống thuốc. Phương thuốc hiệu quả là tự phê
bình và phê bình.
Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song
đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách
mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu. Vì
tính xấu của một người thường chỉ có hại cho người đó; cịn tính xấu của một
đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân.
Hồ Chí Minh chi rõ nguồn gốc của những “tính xấu”, của những khuyết
điểm, của những chứng bệnh trong Đảng, đề trên cơ sở đó, có phương pháp
đúng sửa chữa khuyết điểm. Đảng ta bao gồm đủ các tầng lớp xã hội, có nhiều
tính cách, rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại, song trong Đảng ta cũng
khơng tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội
bên ngoài lây, ngấm vào Đảng. “Đảng ta khơng phải trên trời sa xuống. Nó ở

trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những
phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu
ngạo, xa hoa, ... Những thói xấu đó có đã lâu, nhất là trong 80 năm nơ lệ, họ
mang từ xã hội vào Đảng”. Hồ Chí Minh cịn phân tích rất sâu sắc “các hạng
đảng viên”: Đảng ta có rất đơng đảng viên. Phần đơng cố nhiên đã hiểu biết vì
dân, vì nước mà vào Đảng. Nhưng cũng có phần vì lẽ khác mà theo Đảng. Có
người tưởng vào Đàng thì dễ tìm cơng ăn việc làm. Có người vào Đảng mong
làm chức này, tước nọ. Có người vì anh em bạn hữu kéo vào, vv.. Đảng phải
cảm hóa họ, dạy dỗ họ, nâng cao sự hiểu biết và lòng phụ trách của họ lên dần
dần, để họ có thể trở thành những người chiến sĩ khá”. Biện pháp thiết thực là
thường xuyên tự phê bình và phê bình ráo riết.
5


Khái quát những vấn đề đã phân tích ở trên, Hồ Chí Minh cho rằng, tự
phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, đây là cấp độ có
ý nghĩa sâu sắc bao trùm nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong bao
nhiêu năm hoạt động bí mật, dù bị bọn thực dân khủng bố gắt gao và Đảng ta
gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng Đảng ta ngày càng phát triển, càng
mạnh mẽ và đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành cơng, kháng chiến
thắng lợi. Đó là vì Đảng ta khéo dùng cái vũ khí sắc bén phê bình và tự phê
bình”. Tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh xác định là một trong 12 điều
“Tư cách của Đảng chân chính cách mạng”. Tự phê bình và phê bình “Cốt đồn
kết và thống nhất nội bộ”. Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình “Đàng mới
chóng phát triển, cơng việc mới chóng thành cơng”.
Trong bài viết Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng, đăng trong chuyên
mục Sửa đổi lối làm việc của báo Sự thật, Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê
phán những quan điểm nhận thức sai lệch về tự phê bình và phê bình. Có người
khơng muốn tự phê bình và phê bình nên đã ngụy biện rằng: nếu phê bình
khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ thì địch sẽ

lợi dụng mà cơng kích, phá hoại ta. Đó là một nhận thức sai lầm. Hồ Chí Minh
cho rằng, một đảng dám cơng khai thừa nhận khuyết điểm của mình để sửa
chữa, để tiến bộ mới là một đảng dũng cảm, một đang giấu diếm khuyết điểm
của mình là một đảng hỏng.
Người đời khơng phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm; mỗi
con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lịng. Do vậy, mục đích tự phê bình
và phê bình là làm cho phần tốt trong mỗi con người này nở như hoa mùa xuân,
phần xấu bị mất dần đi. “Phê bình cho đúng, chẳng những không làm giảm thể
diện và uy tín của cán bộ, của Đảng. Trái lại, cịn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ
hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín thể diện càng tăng thêm”.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa,
giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa chữa cách làm cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn
kết và thống nhất nội bộ”. Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau
và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm.
6


Hồ Chí Minh u cầu phê bình mình cũng như phê bình người, phải triệt
đề, thật thà khơng nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết
điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mia mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình
việc làm chứ khơng phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lịng
nhận đề sửa đổi, khơng nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc ốn ghét.
Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ: Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hịi,
v.v..mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng
minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngồi khơng đáng sợ. Địch bên trong
đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phịng những
kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó. Nhưng phải suy tính cho kỹ
lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều. Chớ gặp sao làm vậy” “Để chữa
khỏi những bệnh kia, ta phải tự phê bình ráo riết, và phải lấy lòng thân ái, lấy
lòng thành thật mà ráo riết phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đơi với

nhau. Trong lúc phê bình, khuyết điểm phải vạch ra rõ ràng, mà ưu điểm cũng
phải nhắc đến. Phải biết khuyến khích nhau, bắt chước nhau, giúp nhau cùng
tiến bộ.
Hồ Chí Minh u cầu tự phê bình và phê bình phải thường xuyên, liên
tục, kiên trì. “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê
bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong đảng sẽ
khơng có bệnh mà đang sẽ mạnh khỏe vơ cùng. Nếu khơng làm thường xun
thì khuyết điểm sẽ ngày càng tích tụ nhiều lên, lấn át ru điểm. Những cán bộ,
đảng viên thối hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, vi phạm tư cách đảng viên,
nguyên nhân suy cho cùng là do không thường xuyên tự phê bình và tiếp thu phê
bình, Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của
chúng ta thì cũng như giấu diếm bệnh tật trong mình, khơng dám uống thuốc để
bệnh ngày càng nặng thêm, nguy hiểm đến tính mệnh. Phát hiện càng sớm, điều
trị bệnh càng chóng khỏi; để bệnh nặng rất khó chữa, thậm chí khơng chữa nồi.
I.3. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình
độ tổ chức và hoạt động của đảng, là biện pháp quan trọng để phát hiện và giải
7


quyết mâu thuẫn trong nội bộ đảng nhằm giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân của đảng. Mục đích của tự phê bình và phê bình là để giúp nhau
phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, tăng cường đoàn kết, thống
nhất trong đảng, chống đả kích, gây rối, gây chia rẽ, bè phái, cục bộ trong đảng.
Tính nhân văn trong tự phê bình và phê bình chính là việc nêu ưu điểm,
vạch khuyết điểm của mình trước và nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của đồng
chí mình sau; dù là “xét”, “kiểm điểm” hay “phê bình” người khác thì người có
khuyết điểm đó cũng là đồng chí mình chứ khơng phải kẻ thù hay đối địch. Cho
nên, một mặt là để sửa chữa cho nhau, một mặt là để khuyến khích nhau, “bắt
chước” nhau, cùng tiến bộ mãi. Người có ưu điểm thì phải cố gắng phát huy,

vươn lên khơng ngừng, người có khuyết điểm, bị phê bình thì phải vui lịng nhận
rõ để sửa chữa, sẽ khơng gây nản chí hoặc ốn ghét lẫn nhau.
Những biểu hiện tiêu cực như: chi thiên về vạch khuyết điểm của người
khác theo kiểu “bới lơng, tìm vết” để tìm cách hạ bệ nhau, làm giảm uy tín của
nhau, chỉ thiên về phê bình người khác mà khơng nghiêm khắc tự phê bình, chỉ
nhấn mạnh ưu điểm khi “phê bình cấp trên theo kiểu tâng bốc, nịnh hót... thực
chất là biểu hiện cơ hội trong tự phê bình và phê bình, hồn tồn trái với tư
tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình là quy luật chung của các Đảng Cộng sản, đối
với Đảng Cộng sản Việt Nam lại càng quan trọng. Đảng ta ra đời từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư
tường phong kiến, thực dân “Cũng như những người hàng ngày lội bùn” nên
trên người ắt nhiễm hơi bùn. Điều đó khơng có gì lạ. Mặt khác, khi đảng viên có
chức, có quyền rất dễ nảy sinh những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng
cơ hội, thực dụng, độc đoán, chuyển quyền, gia trường, quan liêu, xa rời quần
chúng. Muốn khắc phục những biểu hiện đó, cần tiến hành tự phê bình và phê
bình ráo riết, thường xuyên. Cũng như người lội bùn lâu mà nhiễm hơi bùn thì
phải tắm rửa và “phải tắm rửa lâu mới sạch”.
Đội ngũ đảng viên của Đảng phần đông xuất thân từ nông dân và nhiều
giai tầng khác nhau, mang theo những đặc điểm tư tưởng, tâm lý, lối sống khác
8


nhau, điều đó tất yếu này sinh những mâu thuẫn. Đó khơng phải là mâu thuẫn
đối kháng, nhưng cũng là nguy cơ gây mất đồn kết, khơng tập trung, thống nhất
được tư tưởng, trí tuệ trong Đảng. Vì vậy, cách tốt nhất là thường xuyên tự phê
bình và phê bình ráo riết để giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn đó.
Mục đích của tự phê bình và phê bình mà Hồ Chí Minh chỉ ra chứa đựng
yếu tố cách mạng và tính nhân văn sâu sắc. Để đạt được mục đích ấy cần phải có
thái độ đúng, phương pháp đúng, có lý, có tình, trên tình thương u giai cấp.

Trước hết phải có thái độ đúng trong tự phê bình và phê bình.
Cha ơng ta có câu: “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lịng”. Khen thì dễ
nhưng “phê” thì rất khó. Ai cũng muốn được khen mà khơng muốn bị chê, chê là
đụng chạm đến khuyết tật của con người, đụng chạm đến nó là sẽ đau. Chính vì
thế trên thực tế, khơng ít người sợ bị phê bình và ngại phê bình người khác. Đó
là một khuyết điểm. Mặt khác, tự phê bình và phê bình phải thật sự dân chủ mới
mong trong Đảng có nhiều sáng kiến, mới tập trung được trí tuệ. Hồ Chí Minh
vạch rõ hiện tượng mất dân chủ, khiến cho “các đảng viên và cán bộ dù có ý
kiến cũng khơng dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, khơng dám phê bình”.
Điều đó dễ dẫn đến hậu quả: Cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng
với Đảng xa rời nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì cái gì cũng
khơng dám nói rõ ra. Họ khơng nói vì sợ bị “trù”. Khơng dám nói ra thì họ cứ để
trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra “khơng nói trước mặt, chỉ
nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra thói
“thậm thà thậm thụt và những thói xấu khác”.
II. THỰC TRẠNG YẾU KÉM TRONG THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH HIỆN NAY
Nhận định tình hình về cơng tác xây dựng Đảng những năm qua, Nghị
quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ: “Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang
tính hình thức; vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán
bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong
cơng việc được giao”. Nhận diện những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính
trị, nghị quyết cũng nêu: “Trong tự phê bình cịn giấu giếm, khơng dám nhận
9


khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, khơng tự giác nhận kỷ
luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo
vệ, thấy sai khơng đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lịng nhau hoặc
vu khống, bơi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không

trong sáng”.
Thực tế hiện nay. “Sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, của cán bộ,
đảng viên yếu. Tư tưởng né tránh, anh không đụng tôi, tôi không đụng anh, dễ
người, dễ ta khá phổ biến. Vì tự phê bình và phê bình qua loa, hình thức, né
tránh nên rất ít hiệu quả. Thực tế này cũng lý giải vì sao trong những năm qua,
nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra nhưng ít được phát hiện qua q trình tự phê bình
và phê bình ở các cấp ủy Đảng cơ sở”-ơng Vũ Mão khẳng định.
Việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân vẫn cịn tình trạng
nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng
cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm. Khơng phải khơng có chuyện
mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi. Việc này tôi
thấy ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương”.
Nguyên nhân của những yếu kém trong tự phê bình và phê bình là một bộ
phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu
các cấp nhận thức về việc tự kiểm điểm cịn nặng tính hình thức, qua loa, chiếu
lệ, tự phê bình và phê bình chưa tự giác, chưa gương mẫu và thiếu quyết tâm
thực hiện. Mặt khác, việc thực hiện các nội dung, quy trình tự phê bình và phê
bình ở một số tổ chức đảng chưa thực sự nghiêm túc, ảnh hưởng đến chất lượng
tự phê bình và phê bình. Một số cấp ủy, trước hết là đồng chí bí thư, thường trực
cấp ủy chưa coi trọng và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện tự phê bình và
phê bình; chưa nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước
những hạn chế, khuyết điểm của tập thể. Cịn có những “vùng cấm”, “vùng
tránh” trong đấu tranh phê bình hoặc lợi dụng đấu tranh phê bình để “hạ bệ”,
“thanh trừng” lẫn nhau, gây chia rẽ, bè phái, mất đồn kết. Có tình trạng, tổ chức
đảng, người có nhiều ưu điểm chưa được động viên khen thưởng thỏa đáng; trái
lại, người nhiều khuyết điểm nhưng vẫn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc
10


nhiệm vụ, được khen thưởng, đưa vào quy hoạch cấp ủy, các chức danh lãnh

đạo, quản lý, được bổ nhiệm, luân chuyển hay giới thiệu ứng cử chức vụ cao
hơn.
Việc tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
thơng qua Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị-xã hội... ở nhiều nơi cịn
thực hiện mang tính hình thức. Có nơi cịn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân,
trù dập người dân khiến họ né tránh, e ngại trong việc góp ý, phê bình cán bộ,
đảng viên, khơng dám tố giác tham nhũng, tiêu cực...
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM TRONG
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH HIỆN NAY
Trong những năm qua, tự phê bình và phê bình của chi bộ, cán bộ, đảng
viên, cơng chức đã có những chuyển biến tích cực, cơng tác tự phê bình và phê
bình được thực hiện nghiêm túc, thẳng thắn, chân tình, nhất là qua kiểm điểm
tập thể và cá nhân đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đã góp phần củng cố đạo
đức, phẩm chất, tư cách người đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Thiết
nghĩ, để nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy, đảng viên đối với việc
tự phê bình và phê bình, trước hết cần chú trọng công tác giáo dục, tạo chuyển
biến về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, của từng cán bộ đảng viên trong
tự phê bình, phê bình. Để tự phê bình và phê bình có hiệu quả, trước hết phải
tạo được chuyển biến trong nhận thức, động cơ, thái độ, trách nhiệm của từng
cán bộ, đảng viên trước vấn đề có tính quy luật trong xây dựng Đảng, phải coi tự
phê bình và phê bình là cơng việc hàng ngày của Đảng. Như vậy, để thực hiện
tốt tự phê bình, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI),
trước hết địi hỏi cấp ủy, chi bộ phải làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận
thức, tư tưởng cho mỗi cán bộ, đảng viên về tự phê bình và phê bình; xây dựng
động cơ, thái độ, tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, trung thực, khách
quan, thẳng thắn, chân thành, công tâm trong tự phê bình và phê bình, kiên
quyết đấu tranh khắc phục thái độ "dĩ hòa vi quý", hữu khuynh né tránh “im lặng
11



là vàng”, hoặc tơ hồng thành tích, bao che, dấu giếm khuyết điểm và mọi biểu
hiện cơ hội, thực dụng trong tự phê bình và phê bình.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đòi hỏi cán bộ chủ chốt
phải nêu gương về tự phê bình và phê bình; phát huy vai trị của cấp ủy và tính
gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị trong tự phê bình
và phê bình. Thực tiễn đã cho thấy, khi cấp trên thực sự có thái độ chân thành,
cầu thị trong tự phê bình và tiếp thu phê bình, dám thắng thắn, nghiêm khắc tự
phê bình bản thân, dũng cảm nói thẳng, nói thật, tự phân tích những ưu điểm
cũng như những hạn chế, khuyết điểm của mình, khơng định kiến, trù dập người
phê bình và có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng, ân cần với cấp dưới khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm để cùng tiến bộ thì cấp dưới mới có thể dám mạnh
dạn, thẳng thắn phê bình cấp trên, phê bình đồng chí, đồng nghiệp và tự phê
bình bản thân. Ngược lại, nếu thực hiện công tác này không tốt sẽ dẫn đến tình
trạng "dĩ hịa vi q", bao che, né tránh khuyết điểm, biết đúng không bảo vệ,
biết sai không đấu tranh.
Để cho việc phê bình đạt hiệu quả trước hết phải mở rộng dân chủ nội bộ,
cần bảo vệ và khuyến khích quần chúng, cán bộ, đảng viên trung thực, dũng
cảm, dám nói thẳng, nói thật trong tự phê bình và phê bình. Đây là cơ sở, là điều
kiện tiên quyết bảo đảm cho tự phê bình, phê bình đạt hiệu quả. Tự phê bình và
phê bình chỉ được tiến hành thực sự có hiệu qủa khi đề cao và mở rộng dân chủ,
đồng thời cần bảo vệ và khuyến khích quần chúng, cán bộ, đảng viên dũng cảm,
trung thực dám nói thẳng, nói thật trong phê bình góp ý cho lãnh đạo, cho đồng
chí, đồng nghiệp. Khi dân chủ nội bộ không được phát huy, những người thẳng
thắn, trung thực, dũng cảm trong phê bình bị cơ lập, ức hiếp, trù dập thì hoạt
động tự phê bình và phê bình dù có tiến hành cũng chỉ là hình thức, không đem
lại hiệu quả. Mặt khác, phải từng bước đổi mới phương pháp phê bình. Tự phê
bình, phê bình địi hỏi phải tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, cần phải tập
trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, khâu then chốt trong xây dựng Đảng đó là:

chính trị, tư tưởng, tổ chức, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng;
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của cấp ủy
12


và người đứng đầu; quá trình tu dưỡng, rèn luyện cũng như việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao của mỗi đảng viên. Bên cạnh đó, trong tự phê bình và phê
bình phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thẳng thắn, có lý, có tình, cổ vũ,
phát huy ưu điểm và khắc phục sửa chữa khuyết điểm; phải tơn trọng sự thật và
lẽ phải, thành thật với mình, thành thật với người, đó chính là nhân cách, là hành
vi cao thượng, là trách nhiệm của tổ chức đảng nói chung và đội ngũ cán bơ,
đảng viên nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tự phê bình, phê bình
phải dựa vào Cương lĩnh chính trị, Điều lệ và các quy định của Đảng và pháp
luật của Nhà nước mà thực hiện tự phê và phê bình. Kiên quyết và lên án thái độ
che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, nể nang hoặc quy chụp, đàn áp, cơ
lập, trả thù người phê bình cũng như lợi dụng tự phê bình và phê bình để đả
kích, nói xấu lẫn nhau, đồng thời phải nhìn nhận ưu, khuyết điểm một cách toàn
diện, tránh phiến diện, thiên lệch. Trong tự phê bình và phê bình cần chú ý đến
đặc điểm, trình độ của cán bộ, đảng viên. Lựa chọn thời điểm phê bình để chọn
phương pháp cho phù hợp, đem lại hiệu quả. Kết hợp chặt chẽ tự phê bình và
phê bình trong Đảng với phê bình của quần chúng. Cơng khai hóa mọi chủ
trương có liên quan đến quần chúng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Cấp
ủy phải xác định nội dung cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế để quần chúng
góp ý phê bình cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, như: quần chúng xem
xét đánh giá cán bộ, đảng viên qua việc quán triệt chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, năng lực tổ chức thực hiện và hiệu
quả đem lại; về tinh thần, ý thức trách nhiệm với công việc, ý thức tổ chức kỷ
luật và tính năng động sáng tạo trong việc chấp hành đường lối, chính sách;
quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân; có lối sống trong sạch lành mạnh, giản
dị, ý thức trong phòng và chống quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên

quyền, hách dịch, cục bộ địa phương…
Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phải
căn cứ vào tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị để xác định những nội dung
trọng tâm, cần tập trung giải quyết để tạo nên chuyển biến thực sự sau khi sinh
hoạt tự phê bình và phê bình. Đồng thời định kỳ vào dịp tổng kết công tác hằng
13


năm để đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa được, kịp thời
chấn chỉnh, uốn nắn để bảo đảm cho tự phê bình và phê bình thực sự đi vào
chiều sâu, có nền nếp và đạt được mục tiêu đề ra.
Thực hiện tốt công tác tự phê bình sẽ là cơ sở, là yếu tố cơ bản góp phần
thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Lúc sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh địi hỏi "mỗi cán bộ, đảng viên phải tự
kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi ngày. Được như thế thì
trong Đảng sẽ khơng có bệnh và Đảng sẽ khỏe mạnh vơ cùng" nhằm xây dựng
Đảng ta từ Trung ương đến cơ sở ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng
của thời kỳ mới.
KẾT LUẬN
Lịch sử ra đời, hoạt động và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng đã
chứng minh, chỉ khi nào Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật,
nghiêm túc tự phê bình và phê bình thì khi đó Đảng mới có thể nhận thức được
đúng quy luật khách quan và có quyết sách đúng đắn để tạo chuyển biến, đưa
cách mạng tiến lên. Tất nhiên, đây là cơng việc khó, địi hỏi phải có dũng khí, có
phương pháp, phải “thấu tình đạt lý” mới mang đến hiệu quả thiết thực. Tại một
hội nghị, nói về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những phân
tích sâu sắc: “Thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng là khâu mấu chốt
nhất nhưng cũng có nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, nó địi hỏi mỗi người phải tự
phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận
xét, đánh giá về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, cơng tâm thì rất

dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người
khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình.
Nếu khơng hết lịng vì sự nghiệp chung, khơng có dũng khí, khơng thật sự cầu
thị thì khơng dám nói hết khuyết điểm của mình và khơng dám phê bình người
khác, nhất là phê bình cấp trên. Thái độ nể nang, hữu khuynh “im lặng là vàng”,
hoặc thái độ cực đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối
nội bộ, đều là khơng đúng. Tự phê bình và phê bình địi hỏi mỗi người phải có
14


tinh thần tự giác rất cao, có tình thương u đồng chí thật sự và phải có dũng khí
đấu tranh thẳng thắn, chân tình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb CTQG-ST, H.2011
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995.
3. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến Bộ, M.1978,
4. 167 câu hỏi và trả lời về Đảng, Nhà nước, đồn thể và cơng tác tổ chức,
kiểm tra của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

15



×