Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm văn học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.39 KB, 6 trang )

Hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm văn học 12
1. Hồn cảnh sáng tác Tun ngơn độc lập
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành
được chính quyền trên cả nước.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà
số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ
Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước
Việt Nam mới.
2. Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến
Bài làm mẫu 1
-Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:
Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng
quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam. Địa bàn hoạt động
rộng: Hịa Bình, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nứa (Lào).
Xuất thân: chủ yếu là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ
này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc tỉnh Hà Đông Cũ)
- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, lấy tên là “Tây
Tiến” và in trong tập “Mây đầu ô”
Bài làm mẫu 2
Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài, sức sáng tạo của ông ghi dấu trên nhiều lĩnh vực như:
viết văn, làm thơ, vẽ tranh, trong đó nổi bật hơn cả có thể kể đến thơ ca. Giữa rừng thơ ca
kháng chiến muôn màu muôn vẻ, hồn thơ Quang Dũng được độc giả đặc biệt ấn tượng với
nét phóng khống, ngang tàng nhưng rất đỗi hào hoa, lãng mạn điển hình cho tâm hồn thanh
lịch, hào hoa của những chàng trai Hà thành. Nếu nhắc đến Quang Dũng ta nhớ đến chất
ngang tàng, hào hoa thì Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho hồn thơ ấy.
Quang Dũng từng là người lính trong binh đồn Tây Tiến, bởi vậy có thể nói viết về Tây Tiến
Quang Dũng đã đứng ở vị trí của những người lính để ghi lại những trải nghiệm của mình
cùng đồng đội trong những ngày kháng chiến gian khổ mà cũng đáng nhớ nhất trong cuộc đời
mình. Binh đồn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ chính là phối hợp với bộ


đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ biên giới. Lực lượng chính của binh đồn là

Tổng hợp: Download.vn


tầng lớp thanh niên, học sinh Hà thành, Quang Dũng từng vinh dự được đứng trong hàng ngũ
của binh đoàn ấy, trong thời gian công tác và hoạt động trong binh đoàn Tây Tiến, Quang
Dũng từng giữ chức Đại đội trưởng. Tuy nhiên, đến cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được
lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của
giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến để ghi lại những cảm xúc thiêng liêng,
những kỉ niệm gắn bó đã có với những người đồng đội, với mảnh đất Tây Bắc.
Bằng nét hào hoa, lãng mạn của thanh niên, trí thức Hà Thành, Quang Dũng đã mang đến cho
"Tây Tiến" một chất lính đầy mới lạ, cũng đầy xúc động. Đó là những người lính có lí tưởng,
ln lạc quan trong mọi hoàn cảnh, là những chàng thanh niên mang trong mình sức trẻ, tâm
hồn lãng mạn, hào hoa. Qua Tây Tiến, độc giả đón nhận một hình tượng hồn tồn mới lạ về
người lính trong kháng chiến, đó khơng chỉ là những con người u nước, cháy bỏng một
niềm tin, lí tưởng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" mà còn mang nét hào hoa, lãng mạn của
những con người yêu nước, yêu đời.
Chủ đề, nội dung tư tưởng của bài thơ Tây Tiến phần nào được gửi gắm ngay trong chính
nhan đề giàu sức gợi "Tây Tiến". Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất
Tây Bắc, thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội,
mảnh đất kháng chiến mà qua đó cịn tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng,
tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Với Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng không chỉ thành cơng tái hiện khơng khí chiến đấu quyết
liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp mà trên cái nền dữ đội, khốc liệt của cuộc
chiến ấy, Quang Dũng còn gợi cho người đọc sự xúc động mạnh mẽ về hình ảnh ngang tàng,
hào hoa của người lính Tây Tiến xưa.
3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hịa bình
được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.

Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi
đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp
trở về Hà Nội.
- Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hịa bình, từ núi rừng về
thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những
người đã từng "chia ngọt sẻ bùi". Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở
lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi...
Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ
lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ "Việt Bắc" vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự
được lấy làm tên chung cho cả tập thơ "Việt Bắc", một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là
một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Hoàn cảnh sáng tác Đất nước

Tổng hợp: Download.vn


- Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên,
viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hịa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc
Mỹ xâm lược.
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn
thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
5.Hoàn cảnh sáng tác Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những
sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).
Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp
lần 2.
6. Hoàn cảnh sáng tác Tiếng hát con tàu
+ Bối cảnh đất nước: Mới hàn gắn xong vết thương chiến tranh, miền Bắc đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là thời kì đất nước đang hồi sinh mạnh mẽ, cuộc sống mới đang

nở hoa, niềm vui cuộc sống nhân dân đang vẫy gọi.
+ Nguồn cảm hứng: Từ chủ trương chính trị của Đảng di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới
trên vùng núi Tây Bắc (1955 - 1960) đã khơi dậy trong tâm hồn thi sĩ niềm khát khao muốn
tìm đến để hịa nhập với cái Ta chung của dân tộc, từ bỏ chốn phồn hoa đô thị để đồng cam
cộng khổ với cuộc sống nhân dân và để tìm lại nguồn cảm hứng thi ca đã bị thui chột, bào
mòn trong những năm tháng chiến tranh.
7. Hồn cảnh sáng tác Sóng
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là
một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in
trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
8. Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953) Đó là
kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tơ Hồi mà tác
giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm
1952. Tác giả đã thổ lộ "Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều,
không thể bao giờ quên".
- Qua hồn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc khơng những hiểu thêm mà cịn xúc động
trước cuộc sống nơ lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc (trong tác
phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con lí Pá Tra và thực dân) đồng
thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với Cách
mạng.

Tổng hợp: Download.vn


9. Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt
Bài làm mẫu 1
Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau
cách mạng tháng Tám nhưng cịn dang dở và mất bản thảo. Sau hồ bình lập lại (1954) Kim
Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong

tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện
tấm lịng cảm thơng sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
Bài làm mẫu 2
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của
truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám
nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hịa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần
truyện cũ để viết truyện ngắn này.
10. Hoàn cảnh sáng tác Rừng xà nu
Mẫu 1
- Xuất xứ: Truyện ngắn Rừng xà nu đăng lần đầu tiên ở tạp chí Văn nghệ Qn giải phóng
Trung Trung Bộ (Số 2, năm 1965), rồi được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1965, Mĩ kéo quân ồ ạt vào miền Nam với chiến dịch càn
quét và diệt tận gốc Việt cộng. Tháng 3/1965, chúng đổ quân vào bãi biển Chu Lai bắt đầu
cuộc chiến tranh Cục bộ. Trong tình thế căng thẳng, "ngàn cân treo sợi tóc" ấy, nhà văn
Nguyên Ngọc đã sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu như một hình thức cổ vũ, động viên tinh
thần nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do cho dân
tộc đầy hữu hiệu. Đây cũng là tác phẩm khẳng định tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên
cường của đồng bào Tây Ngun anh hùng nói riêng và tồn thể dân tộc Việt Nam nói chung
trong hồn cảnh lúc bấy giờ.
Mẫu 2
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc
Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biển Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế
quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng
giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại
chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn
“Rừng xà nu”.
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng
Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành)


Tổng hợp: Download.vn


viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
11. Hồn cảnh sáng tác Những đứa con trong gia đình
Hồn cảnh chung
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ra đời vào những năm mà cuộc
chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Phần lý tưởng lớn
nhất của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ là dâng hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân cho sự
nghiệp cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trong những năm tháng tàn khốc, đau thương ấy càng
mất mát thì con người Nam Bộ lại càng vùng lên chiến đấu dũng cảm. Đó là lòng yêu nước
nồng nàn, là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, là phẩm chất kiên cường của miền Nam đã khơi
nguồn cảm hứng để Nguyễn Thi viết lên thiên truyện ngắn này.
Hoàn cảnh riêng
Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên bộc trực,
yêu đời, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. “Những đứa con trong gia đình” là một
trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác phẩm “Những đứa con trong gia
đình” được hồn thành vào tháng 2 năm 1966 trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt.
Khi nhà văn cơng tác ở tạp chí “Văn nghệ qn giải phóng”.
12. Hồn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8/1983, lúc đầu
được in trong tập “Bến quê”, sau đó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập
truyện ngắn, xuất bản năm 1987. Năm 1983, đó là một thời điểm khá đặc biệt khi cuộc chiến
tranh chống Mĩ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường. Và
cũng trong thời điểm này, cả dân tộc đang bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có
nhiều điều bất ngờ thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu.
“Chiếc thuyền ngồi xa” là truyện ngắn xuất sắc thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa”, nhà văn đã bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác: từ phong cách mang

đậm tính chiến đấu, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh, ngòi bút của nhà văn
hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên.
“Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời
giúp nhà văn gửi gắm được những thơng điệp nghệ thuật quan trọng.
13. Hồn cảnh sáng tác Hồn trương Ba, da hàng thịt
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất
của Lưu Quang Vũ được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công
chúng.
- Lưu Quang Vũ viết vở kịch này dựa trên một câu chuyện dân gian những đã có những thay

Tổng hợp: Download.vn


đổi khá cơ bản. Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh
phúc khi hồn được nhập vào thân xác anh hàng thịt. Ở đây, tác giả lại tập trung diễn tả tình
cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một
nẻo”. Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và
ngồi nước.
- Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và
quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba.

Tổng hợp: Download.vn



×