Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.45 KB, 2 trang )
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Đề bài: Giới thiệu khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ”.
Đáp án - Hướng dẫn
I. Hàn Mặc Tử (1922 - 1940) là một nhà thơ nổi tiếng có hồn thơ phong phú và hết sức độc
đáo của phong trào thơ mới (1932 - 1945). Ông là tác giả của các tập thơ “Gái quê”, “Đau
thương”, “Xuân như ý”, “Thượng Thanh khí”, “Duyên kì ngộ”.
II. Hoàn cảnh sáng tác
1. Hàn Mặc tử thời kì làm ở sở Đạc Điền - Quy nhơn đã thầm yêu Hoàng Cúc, con một
viên chức cao cấp. Hoàng Cúc là một người phụ nữ mang vẻ đẹp dịu dàng kín đáo, còn giữ được
nhiều nét chân quê. Thi nhân yêu nhưng chỉ dám đứng từ xa để nhìn ngắm Hoàng Cúc, bởi tính
rụt rè và bẽn lẽn. Tất cả mối chân tình ấy, Hàn Mặc Tử gửi vào tập “Gái quê”. Sau đó, Hoàng
Cúc theo cha về Vĩ Dạ - Huế, thi nhân tưởng như nàng đã đi lấy chồng.
“Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ”
2. Mùa hè năm 1939, người anh họ của Hoàng Cúc là Hoàng Tùng Ngâm (bạn Hàn Mặc
Tử) viết thư về Huế cho Cúc biết Tử mắc bệnh nan y (bệnh phong), khuyên Cúc viết thư thăm
Tử để an ủi một tâm hồn trong trắng bất hạnh. “Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong
cảnh vừa bằng cái danh thiếp. Trong ảnh có mây, có nước, có cô gái chèo đò với chiếc đò
ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm
ảnh mấy lời hỏi thăm Tử rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau một thời gian, tôi nhận được bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” và một bài thơ nữa do Ngâm gửi về” (Thư Hoàng Cúc gửi Quách Tấn ngày
15.10.1971).
3. Như vậy, qua bức thư của Hoàng Cúc tửi Quách Tấn ta biết được do xúc động bởi tấm
lòng cố nhân mà Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Thơ điên”. Khi
phân tích cần chú ý mối tình với người con gái Huế là nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết nên
thi phẩm, mà tấm bưu ảnh là sự khơi gợi trực tiếp cảm xúc. Mối tình đơn phương hư ảo ấy có lẽ
chỉ đem đến cho cảnh sắc thiên nhiên Vĩ Dạ thêm chất mộng mơ và thấm nỗi buồn man mác.
Không nên đồng nhất mối tình ấy với tình cảm bức tranh thơ.