Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.85 KB, 2 trang )
Hoàn cảnh sáng tác và nội dung tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) của
Hồ Chí Minh
Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Về mặt
giá trị nghệ thuật, Nhật kí trong tù được đánh giá rất cao. Có nhiều bài thơ phản
phất phong vị Đường thi. Không những nó được thế giới công nhận mà ngay cả
các nhà thơ Trung Quốc cũng đánh giá cao giá trị này.
Hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù:
Tháng 8/1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh và
phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí
Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự tiếp trợ của thế giới. Lúc đi đến
thị trấn Túc Vinh – Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng GIới Thạch bắt giam
vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (mùa thu 1942 – mùa thu 1943), tuy bị đầy ải vô
cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn giữ phong thái hết sức ung dung tự tại và vẫn làm
thơ. Những bài thơ ấy sau này Người tập hợp lại thành tập Nhật kí trong tù.
Tập thơ khép lại bằng bài thơ Mới ra tù tập leo núi viết vào tháng 9 năm 1943.
Nhưng đến năm 1960, tập thơ này mới được xuất bản. Đến nay, tập thơ đã được
xuất bản nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới. Năm 2012, tập Nhật kí trong tù chính thức được công nhận là một
bảo vật quốc gia, có giá trị về văn học, lịch sử sâu sắc.
Nội dung tập thơ Nhật kí trong tù:
Tập thơ đã phản ánh khá chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng
như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Mặt khác, qua tập thơ, người
đọc cũng thấy được vất vả, gian lao của Bác trong chốn ngục tù. Từ cảnh ăn đói,
mặc rét, bệnh tật cho đến những cuộc chuyển lao đầy gian khổ. Tuy nhiên, trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, Bác Hồ cũng vượt lên với một ý chí nghị lực kiên cường để
chiến thắng hoàn cảnh.