Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giáo trình Tiếng Việt 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Lê Thị Lan Anh (Chủ biên)
Lê Thị Thùy Vinh – Vũ Thị Tuyết

GIÁO TRÌNH

TIẾNG VIỆT 1
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2017


Lê Thị Lan Anh (Chủ biên) - Lê Thị Thùy Vinh - Vũ Thị Tuyết

GIÁO TRÌNH

TIẾNG VIỆT 1
(Giáo trình dùng cho Đại học chính quy ngành Giáo dục Tiểu học)

HÀ NỘI - NĂM 2017
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 6
PHẦN 1. DẪN LUẬN NGƠN NGỮ HỌC .................................................................. 7
1.1. Đại cương về ngơn ngữ và ngôn ngữ học ............................................................. 7


1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ ........................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ học .................................................................................... 8
1.1.3. Các bình diện và lĩnh vực nghiên cứu của ngơn ngữ học ................................ 13
1.1.4. Ý nghĩa của việc nhận thức những vấn đề của ngôn ngữ và ngôn ngữ học .... 14
1.2. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ ..................................................................... 15
1.2.1. Bản chất của ngôn ngữ ........................................................................................ 15
1.2.2. Chức năng của ngôn ngữ ..................................................................................... 18
1.3. Sự phân loại ngôn ngữ ............................................................................................ 19
1.3.1. Khái quát về sự phân loại .................................................................................... 19
1.3.2. Sự phân loại ngôn ngữ ......................................................................................... 20
1.3.3. Hệ thống ngôn ngữ .............................................................................................. 29
PHẦN 2. NGỮ ÂM HỌC TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI ............................................... 36
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC ............................. 36
1.1. Âm thanh của ngôn ngữ.......................................................................................... 36
1.1.1. Khái niệm ngữ âm ............................................................................................... 36
1.1.2. Mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm thanh ngôn ngữ ................................... 36
1.2. Cơ sở của ngữ âm ................................................................................................ 37
1.2.1. Cơ sở tự nhiên...................................................................................................... 37
1.2.2. Cơ sở xã hội ......................................................................................................... 39
1.3. Khoa học ngữ âm .................................................................................................... 40
1.3.1. Ngữ âm học và âm vị học .................................................................................... 40
1.3.2. Các chi nhánh của ngữ âm học ............................................................................ 41
1.3.3. Ích lợi của ngữ âm ............................................................................................... 42
1.3.4. Kí hiệu ngữ âm .................................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ...................................................................... 45
2.1. Các đơn vị đoạn tính ............................................................................................... 45
2.1.1 Âm tiết .................................................................................................................. 45
2.1.2 Âm tố .................................................................................................................... 46
2.1.3 Âm vị .................................................................................................................... 49
2.2 Các đơn vị siêu đoạn tính ........................................................................................ 55

2.2.1 Thanh điệu ............................................................................................................ 55
2.2.2 Trọng âm............................................................................................................... 56
2.2.3 Ngữ điệu ............................................................................................................... 56

2


CHƯƠNG 3. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT ...................................................................... 58
3.1. Đặc điểm đặc thù của âm tiết tiếng Việt ................................................................ 58
3.1.1 Đặc điểm ngữ âm .................................................................................................. 58
3.2. Phân loại âm tiết tiếng Việt .................................................................................... 60
3.2.1. Dựa vào âm cuối vần ........................................................................................... 60
3.2.2. Dựa vào âm đầu và âm đệm ................................................................................ 60
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT .................................................... 62
4.1. Âm đầu ................................................................................................................... 62
4.1.1. Đặc điểm và số lượng .......................................................................................... 62
4.1.2 Sự phân bố các âm đầu trong các kiểu âm tiết tiếng Việt .................................... 62
4.1.3 Miêu tả các phụ âm đầu tiếng Việt và sự thể hiện trên chữ viết ......................... 63
4.2 Âm đệm ................................................................................................................... 65
4.2.1 Đặc điểm và số lượng ........................................................................................... 65
4.2.2 Sự phân bố của âm đệm trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt ..................................... 66
4.2.3 Sự thể hiện của âm đệm trên chữ viết .................................................................. 66
4.3 Âm chính ................................................................................................................. 66
4.3.1 Đặc điểm và số lượng ........................................................................................... 66
4.3.2 Sự phân bố của âm chính trong cấu tạo âm tiết .................................................... 67
4.3.3 Sự thể hiện của âm chính trên chữ viết ................................................................ 67
4.4 Âm cuối ................................................................................................................... 69
4.4.1. Đặc điểm và số lượngvà sự phân bố của âm cuối trong âm tiết tiếng Việt ................ 69
4.4.2. Sự thể hiện của các âm cuối trên chữ viết ............................................................... 69
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ ÂM HỌC TRONG

NHÀ TRƯỜNG ........................................................................................................... 73
5.1 Vấn đề chính âm ...................................................................................................... 73
5.1.1 Khái niệm chính âm.............................................................................................. 73
5.1.2 Nội dung, u cầu của cơng tác chính âm ............................................................ 73
5.1.3 Sự hình thành hệ thống ngữ âm chuẩn và chuẩn ngữ âm của tiếng Việt ............. 73
5.1.4 Chính âm trong nhà trường .................................................................................. 74
5.2. Vấn đề chữ viết ....................................................................................................... 74
5.2.1 Yêu cầu về chữ viết .............................................................................................. 74
5.2.2 Một số đề nghị về chữ viết trong nhà trường ....................................................... 79
5.3 Vấn đề chính tả ........................................................................................................ 80
5.3.1 Khái niệm chính tả................................................................................................ 80
5.3.2 Các nguyên tắc, phương pháp luyện chính tả ....................................................... 80
PHẦN 3. TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI ............................ 81
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT ......... 81
1.1.Từ và từ vựng .......................................................................................................... 81
1.1.1Khái niệm từ trong ngôn ngữ ................................................................................ 81
1.1.2. Từ vựng ............................................................................................................... 82
3


1.2. Từ vựng - ngữ nghĩa học ........................................................................................ 83
1.2.1. Khái niệm Từ vựng - ngữ nghĩa học ................................................................... 83
1.2.2. Các ngành thuộc từ vựng - ngữ nghĩa học........................................................... 83
1.4. Vai trò của từ vựng - ngữ nghĩa học ....................................................................... 84
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TIẾNG
VIỆT ............................................................................................................................. 86
2.1. Đơn vị từ vựng ........................................................................................................ 86
2.1.1. Từ của tiếng Việt ................................................................................................. 86
2.1.2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt ................................ 86
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt ..................................................................... 88

2.1.4. Ngữ cố định ........................................................................................................ 96
2.2. Nghĩa của từ tiếng Việt ........................................................................................... 98
2.2.1. Khái niệm nghĩa của từ, các thành phần ý nghĩa trong từ ................................... 98
2.2.2. Hiện tượng nhiều nghĩa .....................................................................................101
2.2.3. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ...........................................................................105
2.3. Hệ thống từ vựng .................................................................................................107
2.3.1. Những lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa ...........................................................108
2.3.2. Những lớp từ khơng có quan hệ về ngữ nghĩa ................................................119
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA TRONG NHÀ
TRƯỜNG ..................................................................................................................133
3.1. Môn Tiếng Việt và chương trình dạy từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở Tiểu học
.....................................................................................................................................133
3.2. Các nội dung lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa ở Tiểu học ..................................134
3.2.1. Vấn đề cấu tạo từ trong chương trình từ ngữ ở trường Tiểu học ...................134
3.2.2. Vấn đề ngữ nghĩa của từ trong chương trình từ ngữ ở cấp tiểu học ..............135
3.2.3. Vấn đề hệ thống từ vựng trong chương trình từ ngữ ở Tiểu học ...................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 138

4


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình Tiếng Việt 1 được biên soạn theo chương trình đào tạo giáo viên
Giáo dục Tiểu học của Trường ĐHSP Hà Nội 2 bắt đầu thực hiện từ năm học 20152016. Giáo trình phục vụ cho cả người dạy và người học trong dạy học học phầnTiếng
Việt1 (theo học chế tín chỉ).
Trong khi biên soạn giáo trình, các tác giả luôn quán triệt mục tiêu đào tạo, cố
gắng bám sát chương trình của Nhà trường, đồng thời gắn nội dung dạy học Tiếng
Việt 1 với các môn học khác có liên quan trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại
học; đặc biệt cập nhật, gắn kiến thức môn học với thực tế giảng dạy ở trường phổ
thông, chuẩn bị cho sinh viên làm tốt công việc giảng dạy mơn Tiếng Việt nói riêng và

giảng dạy ở nhà trường tiểu học nói chung. Vì vậy, nội dung các chương, các mục
trong giáo trình khơng đi sâu vào những vấn đề lí thuyết ngơn ngữ mà cố gắng đáp
ứng những yêu cầu thực tiễn của Nhà Trường, của người học và của ngành học.
Cấu trúc của giáo trình Tiếng Việt 1 gồm ba phần: Phần 1. Dẫn luận ngôn ngữ
học: kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, bản chất và chức năng của ngôn
ngữ. Phần 2. Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại: đại cương về ngữ âm và ngữ âm học, các
đơn vị ngữ âm, âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm vị tiếng Việt, một số vấn đề liên quan
đến ngữ âm học trong nhà trường. Phần 3. Từ vựng - ngữ nghĩa học hiện đại: khái quát
về từ vựng ngữ nghĩa học, từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, một số vấn đề có liên quan
đến từ vựng ngữ nghĩa học trong nhà trường.
Nhằm mục đích gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn, cuối mỗi phần đều có các
câu hỏi và bài tập yêu cầu người học phải kết nối kiến thức Tiếng Việt 1 với yêu cầu
và nhiệm vụ dạy học mơn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.
Giáo trình này dành cho giảng viên và sinh viên trong đào tạo ngành Giáo dục
Tiểu học, có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho một số ngành khác có học
phần Tiếng Việt trong chương trình đào tạo.
Giáo trình này hồn thành với sự đóng góp ý kiến của các giảng viên trong
Khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Ngữ văn và các giảng viên khác trong trường. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô và Nhà trường đã giúp đỡ để chúng tơi hồn thành được
cuốn giáo trình này.Đây là giáo trình có nội dung, bố cục mới, mang tính tổng hợp cao
vì vậy, trong q trình biên soạn, chúng tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
tơi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các em
sinh viên để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Nhóm tác giả

5


NỘI DUNG
TIẾNG VIỆT 1

Số tín chỉ: 03
Số tiết lí thuyết: 30
Số tiết thực hành: 30

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1. Nội dung môn học
Dẫn luận ngôn ngữ học: kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, bản
chất và chức năng của ngôn ngữ.
Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại: đại cương về ngữ âm và ngữ âm học, các đơn
vị ngữ âm, âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm vị tiếng Việt, một số vấn đề liên quan đến
ngữ âm học trong nhà trường.
Từ vựng - ngữ nghĩa học hiện đại: khái quát về từ vựng ngữ nghĩa học, từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt, một số vấn đề có liên quan đến từ vựng ngữ nghĩa học trong nhà
trường.
2. Mục tiêu môn học
2.1. Kiến thức
Sinh viên nắm vững những tri thức lí thuyết cơ bản, hiện đại về dẫn luận ngôn
ngữ học, về ngữ âm học và từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại.
2.2. Kĩ năng
Vận dụng những vấn đề lí thuyết về ngơn ngữ và lời nói, về chức năng của
ngơn ngữ, hệ thống tín hiệu, loại hình ngơn ngữ đơn lập, có kĩ năng phân tích ngữ âm,
thực hành phân tích nghĩa của từ, xây dựng trường nghĩa, giảiquyết một số vấn đề có
liên quan trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
2.3. Thái độ
Yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

6


PHẦN 1. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

1.1. Đại cương về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ
1.1.1.1 Ngơn ngữ và lời nói
Ngơn ngữ được xem là sản phẩm đỉnh cao trong sự phát triển của xã hội lồi
người. Nó là một hệ thống tín hiệu đặc biệt được con người tạo ra trong quá trình diễn
tiến tất yếu của lịch sử. Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị vật chất phục vụ cho việc
giao tiếp của cộng đồng xã hội loài người. Xét về mặt xã hội, ngôn ngữ là một thiết
chế xã hội của một cộng đồng người, là công cụ để tiến hành giao tiếp và tư duy. Nhìn
từ góc độ cấu trúc hệ thống: ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị và các quy
tắc nói năng của một thứ tiếng. Ngôn ngữ được hiểu như một thuật ngữ ngơn ngữ học.
Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương xuất bản năm 1916 của Saussure đã quan niệm
hoạt động ngôn ngữ gồm hai mặt: mặt ngôn ngữ và mặt lời nói. Theo ơng, ngơn ngữ
là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận,(...) Ðó là
một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người thuộc cùng một cộng đồng
ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng tiềm
năng trong mỗi bộ óc, hay, nói cho đúng hơn trong các bộ óc của một tập thể. Những
tín hiệu và quy tắc trừu tượng đó tồn tại ở cả mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Trên thế giới, ngơn ngữ có rất nhiều loại, nhiều nhóm. Sự đa dạng và phong
phú ấy đã phản ánh bức tranh của đời sống xã hội. Ngôn ngữ là một hệ thống phức hợp
bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trên cơ sở các yếu tố ấy, ngơn ngữ đã chuyển hóa
thành lời nói và đưa những đơn vị ấy vào vận hành trong giao tiếp hàng ngày.
Ngơn ngữ và lời nói có mối quan hệ biện chứng với nhau. Lời nói là sự vận
dụng ngơn ngữ của từng cá nhân vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
1.1.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
Ngơn ngữ và lời nói có mối quan hệ khăng khít khơng thể tách rời. Mặc dù giữa
chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định song sự quan hệ giữa chúng là điều
không thể phủ nhận.
Đặc điểm của ngôn ngữ:
- Có tính xã hội
- Có tình trừu tượng

- Có tính hữu hạn
- Có tính hệ thống
Đặc điểm của lời nói:
- Có tính cá nhân, sáng tạo của từng người
- Có tính cụ thể dễ nhận ra trong đời sống hàng ngày
- Có tính vơ hạn
- Khơng mang tính hệ thống
Ngơn ngữ và lời nói có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Ngôn
ngữ là vật liệu để tạo ra lời nói vì thế khơng có ngơn ngữ thì khơng có lời nói. Ngơn
ngữ là cơ sở tập hợp lời nói, xác định lời nói và lời nói là chỗ để ngơn ngữ tồn tại, lời
nói để ngơn ngữ được biểu hiện. Lời nói làm cho ngơn ngữ được biến hóa sáng tạo
thành những sắc thái biểu cảm khác nhau của ngơn ngữ từ đó bổ sung và làm phong
7


phú cho ngôn ngữ. Muốn khám phá ra những đơn vị và những quy luật của hoạt động
ngôn ngữ cần xuất phát từ tất cả những lời nói phong phú và đa dạng.

1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ học
1.1.2.1. Khái niệm
Ngôn ngữ là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người. Vì vậy, con
người ln quan tâm đến ngơn ngữ và xây dựng cả một khoa học về nó. Đó là ngơn
ngữ học. Ngơn ngữ học là khoa học nghiên cứu ngơn ngữ. Đây là một ngành khoa học
có từ lâu đời. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, ngôn ngữ học ra đời chậm nhất là vào
thế kỉ thứ IV tr.CN. Những tài liệu ngôn ngữ học cổ nhất được tìm thấy ở Hi Lạp, Ấn
Độ và Ả rập. Ngôn ngữ học ra đời không phải xuất phát từ những suy nghĩ trừu tượng
của các siêu nhân mà xuất phát từ chính những yêu cầu trong đời sống của con người.
Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống. Những tiến bộ của ngành ngôn ngữ học
được đánh dấu bằng sự ra đời, thay thế lẫn nhau của các phương pháp nghiên cứu mới.
Ngơn ngữ có hai dạng thức tồn tại là ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Ngơn ngữ

nói ra đời trước cịn ngơn ngữ viết ra đời sau. Sự ra đời của ngôn ngữ viết đã đánh dấu
bước phát triển của ngôn ngữ học. Bởi muốn truyền thụ chữ viết từ thế hệ này sang thế
hệ khác chẳng những phải hiểu biết bản thân các kí hiệu mà cịn phải biết các yếu tố
của kết cấu ngơn ngữ do các kí hiệu đó biểu hiện.
Ở đất nước Ấn Độ, việc nghiên cứu ngôn ngữ chủ yếu có tính thực tiễn. Cịn ở
Hi Lạp, chiều hướng phát triển của ngôn ngữ học ban đầu gắn với những tìm tịi về
triết học trong các lĩnh vực rộng lớn về tư duy và thực tế. Về sau môn ngữ pháp học đã
dần tách ra khỏi áp lực của triết học để trở thành một khoa học độc lập. Trên cơ sở
những thành tựu ngôn ngữ học Ấn Độ và Hi Lạp mang lại, ngôn ngữ học Ả rập (thế kỉ
VII – Xs.CN) đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của ngôn ngữ học.
Người Ả rập nghiên cứu về ngôn ngữ học ở nhiều chiều hướng khác nhau. Vượt qua
khỏi giới hạn về khơng gian, người Ả rập cịn nghiên cứu cả tiếng địa phương và tiếng
nước ngoài nữa. Tuy nhiên những thành tựu ngôn ngữ học cổ đại đã không phát huy
trong những thời kì tiếp theo.
Ngơn ngữ học trải qua nhiều thời kì khác nhau. Sự ra đời của phương pháp so
sánh – lịch sử là mốc lớn trên con đường phát triển của ngơn ngữ học. Sau đó là
khuynh hướng ngữ pháp trẻ vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Đến đầu thế kỉ XX
xuất hiện một khuynh hướng gọi là khuynh hướng xã hội học. Khuynh hướng mạnh
nhất trong ngôn ngữ học đầu thế kỉ XX là chủ nghĩa cấu trúc. Hiện nay, ngôn ngữ học
đã xuất hiện nhiều khuynh hướng mới: nhân chủng – ngôn ngữ học, tâm lí – ngơn ngữ
học và ngơn ngữ học khu vực,…
Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử coi ngôn ngữ là một trong những bằng chứng
của lịch sử dân tộc, nó thừa nhận sự biến đổi của ngơn ngữ trong thời gian và phương
pháp so sánh lịch sử được coi là phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu ngơn ngữ
ở nhiều góc độ khác nhau. Ngơn ngữ học so sánh – lịch sử còn xác lập và thừa nhận
tính chất họ hàng về mặt lịch sử của các ngôn ngữ, thừa nhận khả năng và sự cần thiết
phải nghiên cứu ngược lại quá khứ xa xôi của các ngơn ngữ họ hàng ngày nay cho tới
tận thời kì mà người ta giả thiết rằng có một ngơn ngữ cơ sở.
Trong ngôn ngữ học so sánh – lịch sử xuất hiện một số trường phái khác nhau
như: trường phái tự nhiên, trường phái tâm lí, trường phái logic ngữ pháp, trường phái

ngữ pháp hình thức,…

8


Sau ngôn ngữ học so sánh – lịch sử là sự ra đời của khuynh hướng ngữ pháp trẻ
vào những năm 70 của thế kỉ XIX. Tên gọi này xuất phát từ người đề xướng của
khuynh hướng là một nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi người Đứ: F.Xacnơke. Phái ngữ pháp
trẻ khơng thừa nhận khái niệm “ngơn ngữ” nói chung mà đặc biệt chú ý tới các sự kiện
của hoạt động lời nói cá nhân và các tiếng địa phương. Họ chú ý tới các cứ liệu, bằng
chứng là các văn tự chứ không tin vào các giả thiết, họ phản đối việc phục hồi các
ngôn ngữ cổ. Những nhà ngữ pháp trẻ nghiên cứu các sự kiện ngôn ngữ một cách rời
rạc, riêng lẻ, theo kiểu nguyên tử luận. Đồng thời với phái ngữ pháp trẻ, ở Nga có hai
trường phái ngôn ngữ học đặc sắc: trường phái Cadan đứng đầu là giáo sư I. Bôduen
dơ Cuatơne (1845-1929) và trường phái Matxcova đứng đầu là viện sĩ
P.P.Phooctunatôp (1848 - 1914).
Đến đầu thế kỉ thứ XX xuất hiện một khuynh hướng mới gọi là khuynh hướng
xã hội học mà người đứng đầu là F. đơ Xôtxuya (1857 - 1913), Angtoan Mâyê (1866 1936) và Giôdep Vandriet (1857 - 1960). Khuynh hướng này coi ngôn ngữ là một hiện
tượng xã hội, thừa nhận sự tác động của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của
ngôn ngữ, coi trọng việc nghiên cứu các sinh ngữ và tiếng địa phương.
Nhưng khuynh hướng mạnh nhất trong ngôn ngữ học đầu thế kỉ XX là chủ
nghĩa cấu trúc. Nó xuất phát trực tiếp từ học thuyết của F.Xơtxuya được trình bày
trong Giáo trình ngơn ngữ học đại cương của ơng. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa cấu
trúc là coi ngôn ngữ như một kết cấu, một thể toàn vẹn, chặt chẽ của các yêu tố khác
nhau. Nhiệm vụ hàng đầu của ngôn ngữ học là nghiên cứu “các mối quan hệ” giữa các
yếu tố của ngôn ngữ. Ngôn ngữ học cấu trúc phân biệt rạch rịi “ngơn ngữ”, “lời nói”,
“đồng đại” và “lịch đại”. Nhiều phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ độc đáo đã được sử
dụng như: phép đối lập, phép phân bố, phép chuyển hóa, phép thay thế,…
Hiện nay ngơn ngữ học lại xuất hiện các khuynh hướng mới như: nhân chủng –
ngơn ngữ học, tâm lí – ngơn ngữ học và ngôn ngữ học khu vực. Nhân chủng - ngôn

ngữ học coi ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và tinh thần
của dân tộc, nó tác động rõ rệt đến thế giới quan và tư cách của con người. Tâm lí –
ngơn ngữ học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tâm lí của ngơn ngữ của việc tạo
thành lời nói từ những yếu tố ngôn ngữ và của việc tạo thành lời nói tức là hiểu các
yếu tố tạo thành lời nói. Ngơn ngữ học khu vực chú ý tới vai trị của các điều kiện
khơng gian, địa lí trong lịch sử các ngôn ngữ và trong việc nghiên cứu ngôn ngữ. Các
nhà khoa học theo khuynh hướng này đặc biệt chú ý đến các quá trình ảnh hưởng qua
lại phức tạp của các ngôn ngữ được sử dụng đồng thời tại địa phương.
Tóm lại, ngơn ngữ học có từ rất lâu. Nó ra đời xuất phát từ chính nhu cầu đời
sống đặt ra. Những tiến bộ của ngôn ngữ học đánh dấu bằng sự ra đời, thay thế lẫn
nhau của các phương pháp nghiên cứu mới.
1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu các ngôn ngữ. Để nhận diện rõ đối tượng
nghiên cứu của ngôn ngữ học cần phân biệt rõ ba khái niệm: ngơn ngữ, lời nói và hoạt
động ngơn ngữ.
Ngôn ngữ (công cụ): là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc
giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập
với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu
tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng đó.

9


Lời nói (sản phẩm, phương tiện) là kết quả của việc vận dụng các phương tiện
khác nhau của ngôn ngữ để truyền đạt thơng tin, kêu gọi người nghe có hành động
tương ứng.
Hành động ngơn ngữ: là q trình (hành động) người nói dùng ngơn ngữ để
truyền đạt những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, thái độ về một thực tế khách quan nào
đó nhằm làm cho người nghe, mong muốn người nghe có ý định hành động và hành
động như người nói.

Q trình trên bao gồm các yếu tố sau đây:
Nhân vật giao tiếp: người nói và người nghe (người phát tin, người nhận tin).
Đó là những con người xã hội lịch sử cụ thể có tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình
độ và những đặc điểm tâm sinh lí riêng. Người nói là một, người nghe có thể là một
hoặc nhiều hơn. Nhân vật giao tiếp là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của
một cuộc giao tiếp. Trong giao tiếp những yếu tố liên quan đến nhân tố này sẽ quyết
định rất lớn đến chất lượng của một hoạt động giao tiếp.
Đối tượng giao tiếp (hiện thực được nói tới): rất đa dạng có thể là những sự vật
hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan ở xung quanh con người được con người
nhận thức. Đối tượng giao tiếp là tất cả những gì mà các nhân vật giao tiếp đề cập đến,
nó có thể rộng, có thể hẹp, có thể đơn giản, có thể phức tạp, có thể là những sự kiện
vật chất nhưng cũng có thể là các vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, tâm tư tình cảm
của con người,…
Hồn cảnh giao tiếp: là không gian, thời gian diễn ra cuộc giao tiếp. Nó là nhân
tố phức tạp vì nó bao gồm những điều kiện về mặt không gian, thời gian, địa lí, lịch sử,
dân tộc, phong tục, tập quán bao gồm cả những hiện thực bên trong và bên ngoài con
người. Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại là hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn
cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là bối cảnh cụ thể về thời gian và không
gian nơi diễn ra cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng là bối cảnh rộng về thời gian
và không gian liên quan và ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp được
coi là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giao tiếp vì đây là nhân tố bên ngồi
song lại có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhân vật giao tiếp và như vậy sẽ quyết định chất
lượng của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ.
Mục đích giao tiếp: giao tiếp bao giờ cũng phải có mục đích có mục đích thơng
tin, thơng báo, có mục đích nhận thức, cung cấp những hiểu biết cho nhau trong quá
trình giao tiếp. Phần lớn là các mục đích: biểu hiện (bộc lộ những thái độ, nhận xét,
tình cảm của người nói với bản thân của người nói), mục đích quan hệ (nói với nhau
để tạo lập các quan hệ), mục đích giải trí,… Tất cả các mục đích đều có nội dung nhận
thức và hành động.
Bốn nhân tố trên gọi là 4 nhân tố bên ngồi ngơn ngữ (nằm ngồi văn bản) đóng

vai trị làm tiền đề cho cuộc giao tiếp). Các yếu tố này có quan hệ với nhau, tác động
lẫn nhau và điều chỉnh lẫn nhau cùng tác động vào văn bản.
Nhân tố ngôn ngữ: bao gồm các quy tắc: âm, từ, câu, tạo lời nói. Nó vừa là
phương tiện nhưng cũng là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Yếu tố ngơn ngữ này có
mặt trực tiếp trong văn bản. Khi phân tích một văn bản ta phải thơng qua ngôn ngữ để
người ta phát hiện ra các nhân tố phi ngơn ngữ.
Ví dụ: Các nhân tố giao tiếp trong bài thơ “Bánh trôi nước”:
Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
10


Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
Nhân vật giao tiếp trong bài thơ với người nói là chủ thể trữ tình, tác giả. Cịn
người nghe chính là độc giả. Hồn cảnh giao tiếp của bài thơ “Bánh trôi nước” là xã
hội phong kiến trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đầy éo le và chịu cảnh bất
công. Đối tượng giao tiếp hay nội dung của bài thơ, đó là việc miêu tả hình ảnh chiếc
bánh trơi nước về nhiều phương diện như hình dáng, cách chế biến,… Qua đó, hiện lên
hình ảnh người phụ nữ có diện mạo đẹp đẽ, tâm hồn trong sáng, mang tấm lòng chung
thủy nhưng cuộc đời lận đận, chịu cảnh bất công ngang trái. Mục đích giao tiếp của bài
thơ chính là thơng qua việc miêu tả chiếc bánh trơi nước, người nói muốn người nghe
nhận thức được vẻ đẹp cả về hình thức và nội tâm của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Cùng với đó, là tiếng nói cảm thơng với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, họ là
những người không tự quyết định được vấn mệnh, hôn nhân, hạnh phúc của mình. Bài
thơ cũng bày tỏ ước mơ khát vọng về sự bình đẳng. Đây là tiếng nói của người phụ nữ
tự bộc bạch mình, là lời ốn ghét sự bất công đối với người phụ nữ. Bài thơ sử dụng từ
ngữ gần gũi, lối nói quen thuộc của ca dao và biện pháp ẩn dụ tu từ.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi
a. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp thông thường
và trong một văn bản văn chương. Từ đó so sánh sự giống và khác nhau của
hai hoạt động đó.
b. Nêu rõ sự tác động của từng nhân tố trong hoạt động giao tiếp đến hiệu quả
của cuộc giao tiếp.
2. Bài tập
1. Phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp trong bài thơ sau:
Nói với em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Chim chìa vơi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
11


Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)
2. Phân tích nhân tố ngơn ngữ của hoạt động giao tiếp trong bài thơ “Trăng ơi...
từ đâu đến?”:
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng trịn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sàn chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi... từ đâu đến ?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...
(Trần Đăng Khoa)
12


1.1.2.3. Nhiệm vụ và ứng dụng của ngành ngôn ngữ học
Ngành ngơn ngữ học có nhiệm vụ trọng tâm trong việc miêu tả và phân tích
những hiện tượng của một ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách
giúp người học hiểu biết chính xác về ngơn ngữ đó. Những kiến thức, mọi vấn đề liên
quan đến ngôn ngữ sẽ được bộ môn ngôn ngữ học làm sáng tỏ. Nói một cách khái

qt, ngơn ngữ học có những nhiệm vụ sau:
- Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, các ngữ tộc mà nó với tới
được.
- Phải tìm ra những quy luật tác động thường xuyên và phổ biến trong các ngôn
ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả những hiện tượng cá biệt.
Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngành ngôn ngữ học sẽ được thực
hiện trong các ngành, các bộ môn ngơn ngữ học khác nhau. Từ đó đề xuất lý thuyết
nghiên cứu về ngơn ngữ, có tác động tích cực đến q trình phát triển của ngơn ngữ để
làm cho nó phục vụ tốt hơn cho xã hội.

1.1.3. Các bình diện và lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học
1.1.3.1. Ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học bộ phận
Ngôn ngữ học nghiên cứu các vấn đề của ngôn ngữ trên nhiều bình diện và khía
cạnh khác nhau. Đó là ngôn ngữ học đại cương với đặc trưng là nghiên cứu tất cả các
đặc tính phổ quát của các ngơn ngữ trên thế giới. Trong khi đó, ngơn ngữ học bộ phận
lại nghiên cứu các ngữ hệ và từng thứ tiếng cụ thể. Trên cơ sở vận dụng các nội dung
của ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học bộ phận có nhiệm vụ phân tích cái riêng
của các ngữ hệ và các thứ tiếng. Thơng qua đó, chỉ ra được các điểm tương đồng và dị
biệt của các loại ngôn ngữ.
1.1.3.2. Các lĩnh vực của ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học có nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc nghiên cứu ngơn ngữ có thể
triển khai theo nhiều hướng tiếp cận.
Thứ nhất đó là ngơn ngữ học đồng đại (AB). Ở hướng này, sự nghiên cứu ngôn
ngữ ngôn ngữ được triển khai theo hướng các ngôn ngữ đồng thời xảy ra ở một giai
đoạn lịch sử nhất định, xác định hay cịn gọi là ngơn ngữ học miêu tả.
Thứ hai đó là ngơn ngữ học lịch đại (CD). Với hướng nghiên cứu này, các hiện
tượng ngôn ngữ qua các chặng đường lịch sử ngôn ngữ được đặc biệt quan tâm. Lịch
đại là trục của những hiện tượng kế tục, trên đoa bao giờ cũng chỉ xem xét một sự vật
trong một lúc mà thơi nhưng trên đó có tất cả những sự vật của trục thứ nhất với
những sự thay đổi của nó. F. Xơtxuya so sánh đồng đại và lịch đại với nhát cắt dọc

trên một thân cây: khi cắt dọc, ta trông thấy bản thân các thớ gỗ làm thành thân cây,
khi cắt ngang ta thấy cách tập hợp các thớ đó trên một bình diện đặc biệt. Nhưng cách
cắt thứ hai khác hẳn cách cắt thứ nhất vì nó cho thấy rõ giữa các thớ cây có các quan
hệ đặc biệt mà khi cắt dọc không thể nào thấy được.

13


C

A

B

D
Cần phân biệt ngôn ngữ học đồng đại và ngôn ngữ học lịch đại song không nên
đối lập chúng một cách tuyệt đối. Cần phải nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ trong
cả mối liên hệ lẫn nhau lẫn trong sự phát triển một cách đồng thời.
Thứ ba là ngôn ngữ học so sánh. Đó là việc nghiên cứu và so sánh các hiện
tượng ngôn ngữ của hai hay nhiều ngơn ngữ. Ngồi ra trong thời kì hiện nay xuất hiện
nhiều liên ngành (tâm lí ngơn ngữ học, ngơn ngữ học thần kinh,…)
1.1.3.3. Các hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học
Bên cạnh các hướng nghiên cứu ngôn ngữ mang tính truyền thống, hiện nay đã
có nhiều hướng nghiên cứu mới được triển khai và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Cùng với sự phát triển của tư duy và sự phát triển của xã hội loài người, sự ra đời của
các hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ học được xem là điều tất yếu. Điều này
hoàn toàn phù hợp với quy luật của nội tại bản thân ngôn ngữ và của chính quy luật
vận động xã hội lồi người. Cụ thể đó là các hướng:
Loại hình học nghiên cứu các ngôn ngữ trên cơ sở một cấu trúc và nội dung của
các đơn vị ngôn ngữ đặc biệt là từ và biến hình từ của một thứ tiếng.

Ngữ nghĩa học nghiên cứu riêng thành phần ý nghĩa của ngôn ngữ.
Ngữ dụng học: nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ của người dùng
ngôn ngữ.

1.1.4. Ý nghĩa của việc nhận thức những vấn đề của ngôn ngữ và ngôn ngữ
học
1.1.4.1. Ý nghĩa của vấn đề trong nghiên cứu tiếng Việt
Đối với người nghiên cứu hiểu biết những vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ và
ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu tiếng Việt, vận dụng những quan điểm, những lí
luận chung để nghiên cứu tiếng Việt. Việc nhận thức các vấn đề trên còn được vận
dụng để nghiên cứu từng bộ phận của tiếng Việt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,…
Những vấn đề của ngôn ngữ nói chung và ngơn ngữ học nói riêng là những nền tảng
khoa học vững chắc để trên cơ sở đó sự nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt được triển
khai rõ ràng và sâu sắc hơn. Những kiến thức nền ấy là khởi phát của mọi sự nghiên
cứu. Trên cơ sở ấy sự nhận thức về tiếng Việt trong nghiên cứu đầy đủ và chính xác
14


hơn. Vì vậy, việc nhận thức những kiến thức về ngơn ngữ và ngơn ngữ học có vị trí
đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu.
1.1.4.2. Ý nghĩa của vấn đề trong giảng dạy tiếng Việt
Đối với người dạy tiếng Việt thì nắm được những quy luật chung và những quy
luật có tính đặc thù của một thứ tiếng để vận dụng vào việc truyền đạt và giáo dục tư
tưởng thẩm mĩ về tiếng Việt cho học sinh Việt Nam: vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát
triển sự trong sáng của tiếng Việt trong và ngoài trường, giúp học sinh Việt Nam nắm
được những quy phạm về tiếng Việt như cách phát âm, dùng từ, đặt câu,… Đó được
coi là khoa học cơ sở để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt nói
chung và tiếng Việt trong nhà trường nói riêng. Tiếng Việt cũng được coi là một bộ
phận của ngôn ngữ bởi vậy việc nhận thức các kiến thức về ngôn ngữ có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.

Bài tập:
Thảo luận về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói và việc vận dụng mối quan
hệ này vào dạy tiếng Việt ở tiểu học.
a. Nội dung lí thuyết phát triển lời nói trong dạy tiếng mẹ đẻ
b. Phân tích một ví dụ trong giờ dạy tiếng Việt ở tiểu học để minh họa.

1.2. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
1.2.1. Bản chất của ngôn ngữ
1.2.1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Các hiện tượng xung quanh con người vô cùng phong phú và đa dạng. Các hiện
tượng này có thể phân biệt làm hai loại: các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã
hội. Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của nhà bác học Đacuyn mà trong một thời gian
khá dài nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm cách chứng minh ngơn ngữ là một hiện
tượng tự nhiên. Sự ảnh hưởng và lan tỏa trong thuyết tiến hóa của Đacuyn đã khiến
cho sự nhìn nhận ngơn ngữ theo một hướng khơng hồn tồn đúng với bản chất của
ngơn ngữ và như vậy sự nhìn nhận về ngơn ngữ đã đi theo một hướng khác.
Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Đacuyn, một số người cho rằng ngôn ngữ
cũng giống như một cơ thể sống như động vật hay thực vật. Ngôn ngữ hoạt động và
phát triển theo đúng quy luật tụ nhiên, nghĩa là tất cả các ngôn ngữ ở khắp mọi nơi đều
trải qua các giai đoạn nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn và diệt vong.
Một số người khác lại đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người.
Nghĩa là họ cho hoạt động nói năng cũng có tính chất bản năng như các hoạt động ăn,
ngủ, khóc, cười, chạy, nhảy,… của con người. Họ thấy rằng đứa trẻ nào cũng có những
hoạt động bản năng như trên rồi chúng cũng biết nói với nhau và trẻ con trên tất cả thế
giới đều bắt đầu bằng các âm giống nhau như ma ma, pa pa, ba ba,… Thực ra những
bản năng sinh vật có thể phát triển ngồi xã hội cịn ngơn ngữ khơng thể có được trong
những điều kiện như thế. Lịch sử đã có rất nhiều người chứng minh điều đó. Vào thời
kì Hi Lạp cổ đại nhà vua cùng nhà sử học Hêrôđôt đã cố gắng làm rõ điều đó bằng một
hoạt động thực nghiệm của mình. Họ tiến hành bắt có mười hai đứa trẻ sơ sinh thuộc
nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau và đưa chúng vào ni dưỡng trong một tịa tháp kín

khơng cho tiếp xúc với thế giới của xã hội loài người. Và kết quả là sau 12 năm những
đứa trẻ đó vẫn phát triển bình thường về thể chất nhưng lại khơng có tiếng nói của một
con người. Sau đó hàng loạt những câu chuyện khác đã xảy ra trên thế giới như chuyện
15


hai em bé gái Ấn Độ được Ridơ Xing phát hiện ra trong một cái hang có sói con vào
năm 1920 cũng chứng minh cho điều đó.
Cái gọi là ngơn ngữ trẻ con cũng không chứng tỏ ngôn ngữ là hiện tượng sinh
vật vì thực ra nhưng âm trẻ em tập nói chưa phải là ngơn ngữ mà chỉ là những âm vô
nghĩa. Những âm này chỉ trở thành sự kiện ngôn ngữ khi được liên hệ với ý nghĩa nào
đó, khi ấy cái gọi là sự thống nhất của ngơn ngữ trẻ con với thế giới khơng cịn nữa.
Nghĩa của các từ giống nhau về ngữ âm nhưng lại khác nhau về ý nghĩa trong các ngôn
ngữ. trong tiếng Nga, ma ma nghĩa là mẹ nhưng trong tiếng Grudi lại có nghĩa là bố,…
Sở dĩ trẻ con tập nói thường phát âm những âm giống nhau vì đó là những âm dễ phát
âm hơn.
Một biểu hiện khác trong việc các nhà ngơn ngữ giải thích bản chất tự nhiên của
ngôn ngữ là đồng nhất ngôn ngữ với những đặc trưng về chủng tộc. Những đặc trưng
chủng tộc về màu da, màu mắt, hình thể,… có tính di truyền. Nếu bố mẹ là người Việt
Nam da vàng thì con cái sinh ra cũng da vàng. Còn nếu bố mẹ là người da đen thì con
sinh ra cũng mang màu da đen,… Trong khi đó ngơn ngữ lại khác. Nếu đứa trẻ bố mẹ
là người Việt nhưng lại sinh sống với cộng đồng người Nhật Bản thì sẽ khơng nói
tiếng Việt mà sẽ nói tiếng Nhật Bản. Ranh giới của ngơn ngữ và ranh giới về đặc trưng
chủng tộc là không trùng nhau.
Những người bảo vệ quan điểm sinh vật học đối với ngơn ngữ cịn đồng nhất
ngơn ngữ với tiếng kêu của động vật. Tiếng kêu của động vật hay một số hoạt động
của nó có thể có tính chất thông báo. Nhiều khi con người cảm thấy động vật cịn có
thể hiểu được tiếng nói của con người. Ví dụ như con chó cịn có thể có phản xạ được
đối với âm thanh ngôn ngữ do con người phát ra. Hay như con vẹt cịn có khả năng bắt
chước được tiếng nói của con người. Tuy vậy, đây chỉ là những phản xạ có điều kiện

được lặp đi lặp lại. Những phản xạ này được I.P.Páplôp gọi là hệ thống tín hiệu thứ
nhất. Hệ thống này có cả ở người và động vật. Tiếng nói của con người thuộc hệ thống
tín hiệu thứ hai, tức là tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu thứ hai
gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra các khái niệm chung và các từ. Ưu thế
lớn nhất của con người đối với loài vật là ở khả năng có những khái niệm chung do từ
tạo thành. Ngôn ngữ của con người không phải là hiện tượng mang tính sinh vật. Việc
đồng nhất ngơn ngữ của lồi người với các phản xạ có điều kiện của động vật là không
thể được.
Trong khi phê phán quan điểm sinh vật học đối với ngôn ngữ, một số nhà bác
học vẫn không thừa nhận bản chất xã hội của ngôn ngữ mà lại cho ngôn ngữ là một
hiện tượng cá nhân. Viện sĩ Sakhơmatốp đã khẳng định có ngơn ngữ của mỗi cá nhân,
cịn ngơn ngữ của một làng, của một thành phố, một khu, một dân tộc, theo ông, theo
ông chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận trung tính từ một số ngơn ngữ cá nhân
nhất định. Sự thực, mỗi cá nhân có thể vận dụng ngơn ngữ một cách khác nhau nhưng
khơng có ngơn ngữ chung thống nhất thì làm sao con người có thể giao tiếp được với
nhau. Trong đời sống, con người có nhu cầu thống nhất chung về mặt ngơn ngữ để mọi
người ai cũng có thể hiểu được tiếng nói của nhau cũng như nhân loại hiện nay cần có
chung ngơn ngữ cũng như có sự thống nhất chung về tiền tệ.
Như vậy không thể đồng nhất ngôn ngữ với các hiện tượng tự nhiên hay hiện
tượng cá nhân được bởi:
Các hiện tượng tự nhiên là các hiện tượng có thể nảy sinh, tồn tại, phát triển và
tiêu hủy một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào sự tồn tại của con người hay xã hội
16


lồi người, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, ví du: mưa, bão,
động đất, lũ lụt,…
Các hiện tượng xã hội là các hiện tượng mà sự nảy sinh, tồn tại, phát triển hay
hủy diệt phụ thược vào nhu cầu, ý muốn chủ quan của con người, phụ thuộc vào chính
xã hội lồi người, ví dụ: cưới xin, luật lệ,…

Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp, thể hiện ý thức
xã hội. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Ngôn ngữ là của con người, tồn tại trong xã hội lồi người: quy luật phát triển của
ngơn ngữ là kế thừa cái cũ, phát triển cái mới, nó khơng phải là hiện tượng sinh vật,
khơng có tính bẩm sinh, di truyền, nó khơng phải là hiện tượng cá nhân mà là của
chung tồn xã hội. Trong q trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố
mới để phong phú và hoàn thiện thêm. Nhưng những yếu tố như vậy ít khi là của một
cá nhân. Khi một nhu cầu nào đó của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho
con người một phương tiện ngơn ngữ nào đó có thể được dùng một cách mới mẻ trong
lời nói.
1.2.1.2. Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Trong các hiện tượng xã hội, Chủ nghĩa Mác phân biệt cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội ở một giai đoạn
phát triển nào đó; kiến trúc thượng tầng là tồn bộ những quan điểm chính trị, pháp
quyền, tơn giáo, nghệ thuật,… của xã hội và các cơ quan tương ứng với chúng.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của tập thể xã hội được hình thành và bảo vệ
qua các thời đại chứ không phải sinh ra từ cơ sở hạ tầng nào. Mỗi kiến trúc thượng
tầng lại đều là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng cũ bị thủ tiêu thì
kiến trúc thượng tầng của nó cũng sụp đổ theo và thay vào đó là kiến trúc thượng tầng
mới tương ứng với cơ sở hạ tầng mới. Ngôn ngữ biến đổi liên tục, khơng đếm xỉa đến
tình trạng của cơ sở hạ tầng, nhưng nó khơng tạo ra một ngơn ngữ mới mà chỉ là hồn
thiện cái đã có mà thơi. Do vậy ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng.
Ngôn ngữ là một hiện tượng tồn tại lâu hơn bất cứ một hiện tượng xã hội nào.
Các hiện tượng xã hội có thể thay đổi theo thời đại song ngôn ngữ lại có sức sống lâu
bền, nó có sự tồn tại lâu dài theo dòng lịch sử. Khi các hiện tượng xã hội khác thay đổi
chưa chắc ngôn ngữ đã thay đổi theo.
Kiến trúc thượng tầng luôn phục vụ cho một giai cấp nào đó, cịn ngơn ngữ
khơng có tính giai cấp (ít nhiều ở biệt ngữ và tiếng lóng), nó là cơng cụ chung của tồn
giai cấp.
Kiến trúc thượng tầng khơng trực tiếp liên hệ với sản xuất, nó chỉ liên hệ gián

tiếp với sản xuất một cách gián tiếp qua cơ sở hạ tầng. Cho nên kiến trúc thượng tầng
không phản ánh tức thì và trực tiếp những thay đổi trình độ phát triển của các lực
lượng sản xuất, mà chỉ phản ánh sau khi cơ sở hạ tầng đã có những thay đổi, khi
những thay đổi trong sản xuất đã gây ra những thay đổi trong cơ sở hạ tầng. Điều đó
chứng tỏ phạm vi tác động của kiến trúc thượng tầng là nhỏ hẹp và có hạn. Trong khi
đó, ngơn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất của con người và không những
với hoạt động sản xuất mà còn với mọi hoạt động khác của con người, trên mọi lĩnh
vực công tác từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Cho nên, ngơn ngữ
phản ánh tức thì và trực tiếp những thay đổi trong sản xuất, chứ không đợi những thay
đổi phải xảy ra trong hạ tầng trước đã. Phạm vi tác động của ngôn ngữ rộng hơn

17


thượng tầng rất nhiều và hầu như khơng có giới hạn nào cả. Như vậy, ngôn ngữ là một
hiện tượng xã hội đặc biệt.
Ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm
phương tiện giao tiếp trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp con người
hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trong mọi lĩnh vực sản xuất
lẫn quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực chính trị lẫn văn hóa, cả trên lĩnh vực sinh hoạt
xã hội lẫn sinh hoạt thường ngày. Những đặc thù ấy chỉ riêng ngơn ngữ mới có.

1.2.2. Chức năng của ngơn ngữ
1.2.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người
Con người có thể sử dụng rất nhiều các phương tiện khác nhau để giao tiếp như
ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu,… nhưng ngôn ngữ được coi là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất. Lê – nin đã từng khẳng định điều này thông qua luận điểm “ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của lồi người”. Sống trong xã hội, con
người có nhu cầu giao tiếp với nhau. Giao tiếp chính là hoạt động trao đổi thông tin
hay truyền đạt nhận thức, tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác.

Những phương tiện giao tiếp của con người rất đa dạng: cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt, ánh mắt,… Trong đó ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, xét về mặt lịch sử, ngôn ngữ là phương tiện ra đời sớm nhất. Ngay cả
những bộ lạc lạc hậu nhất người ta cịn dùng ngơn ngữ để nói chuyện với nhau.
Thứ hai, xét về mặt không gian và phạm vi hoạt động, ngơn ngữ hoạt động rộng
nhất, tồn diện nhất ở mọi lĩnh vực hoạt động của con người: nghề nghiệp, lứa tuổi,…
Ở bất kì khơng gian nào hay phạm vi nào, ngôn ngữ vẫn được coi là phương tiện giao
tiếp tối ưu nhất.
Thứ ba, xét về khả năng, nó giúp con người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận
thức, tư tưởng, tình cảm với những sắc thái tinh vi và tế nhị nhất. Những phương tiện
giao tiếp khác không phải là ngôn ngữ chỉ áp dụng trong những phạm vi rất hạn chế
chứ không phải phương tiện giao tiếp toàn xã hội. Bản thân những dấu hiệu, kí hiệu
như thế muốn hiểu được phải dùng ngơn ngữ thành tiếng để giải thích. Chính vì vậy,
của chỉ và những dấu hiệu, kí hiệu khác nhau chỉ là những phương tiện giao tiếp phụ,
bổ sung cho ngôn ngữ thành tiếng. Âm nhạc, hộ họa hay một số loại hình nghệ thuật
khác có khả năng vĩ đại nhưng nó vẫn rất hạn chế và phiến diện so với ngôn ngữ.
Thứ tư, xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác: ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp gốc (dùng để quy ước các biển báo, công thức).
Như vậy, có thể khẳng định rằng ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất, là cơ sở hình thành các phương tiện giao tiếp khác. Ngơn ngữ có khả năng vơ hạn
trong việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ với tất cả những sắc thái tình cảm tinh vi
và tế nhị nhất.
1.2.2.2 Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức bao gồm hàng loạt các thao tác: phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy có nhiều loại trong đó có tư duy trừu
tượng và tư duy không trừu tượng, tư duy sáng tạo và tư duy khơng sáng tạo,…Tư duy
trừu tượng khơng có ngơn ngữ thì không làm được.
Chức năng giao tiếp và tư duy của ngơn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Ngơn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội lồi người và
ngơn ngữ cũng chính là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc,

18


ngay từ đầu đã có quan hệ chặt chẽ, ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy. Chức
năng tư duy của ngôn ngữ biểu hiện cụ thể như sau:
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Khơng có từ nào hay câu nào mà
lại khơng biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, khơng có ý nghĩ hay tư tưởng
nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
Ngơn ngữ trực tiếp tham gia vào q trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Sự khác nhau
giữa ngôn ngữ và tư duy được thể hiện ở những điểm sau:
Ngôn ngữ là vật chất cịn tư duy là tinh thần. Ngơn ngữ là vật chất bởi vì tất cả
các đơn vị của nó: hình vị, từ, câu,… đều là âm thanh, có những thuộc tính vật chất
nhất định. Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một tổ chức đặc biệt là não, nhưng bản
thân nó lại có tính tinh thần.
Tư duy có tính nhân loại cịn ngơn ngữ có tính dân tộc. Mọi người đều suy
nghĩ như nhau nên quy luật tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại. Nhưng các
ý nghĩ, tư tưởng lại được biểu hiện bằng những cách khác nhau. Ngôn ngữ nào
cũng biểu hiện cho tư duy nhưng mỗi ngôn ngữ biểu hiện theo cách riêng của mình,
cho nên ngơn ngữ có tính dân tộc. Những đơn vị của tư duy không đồng nhất với
các đơn vị của ngơn ngữ.
Ngồi ra ngơn ngữ cịn có chức năng siêu ngơn ngữ, giải trí, bộc lộ, kết nối các
mối quan hệ. Với những chức năng này, ngôn ngữ đã khẳng định được vai trò và tầm
quan trọng của nó với con người cũng như với sự tiến hóa của nhân loại.

1.3. Sự phân loại ngôn ngữ
1.3.1. Khái quát về sự phân loại
Hiện nay trên thế giới có khoảng 5650 thứ tiếng được phân bố ở 5 châu lục. Đó
là kết quả của sự phát triển lâu dài hàng chục vạn năm của ngơn ngữ lồi người. Trong

q trình phát triển, con người có nhu cầu giao tiếp với nhau, tiếp xúc, học tập các
ngơn ngữ khác nhau vì thế, người ta cần phân loại các ngôn ngữ trên thế giới. Trong
quá trình phân loại người ta áp dụng 2 phương pháp sau đây:
Phương pháp so sánh lịch sử: phương pháp này áp dụng cho việc phân loại các
ngôn ngữ theo nguồn gốc. Phương pháp này nhằm phát hiện ra sự thân thuộc giữa các
ngôn ngữ. Nội dung của phương pháp này là so sánh các từ tương tự nhau về ý nghĩa
và âm thanh trong các ngôn ngữ khác nhau dựa vào tài liệu ngôn ngữ cũng như những
sự kiện, hiện tượng được ghi trên văn bia và các thư tịch cổ. Qua việc so sánh tìm ra
các quy luật tương ứng về ngữ âm từ vựng và ngữ pháp, rồi qua đấy xác định quan hệ
thân thuộc giữa các ngơn ngữ.
Phương pháp so sánh loại hình: Phương pháp này hướng vào hiện tại, vào hoạt
động của kết cấu ngôn ngữ. Phương pháp này dựa trên những đặc trưng về mặt cấu
trúc và nội dung của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đem so sánh với nhau để rút ra sự giống
nhau và khác nhau về loại hình giữa các ngơn ngữ này. Khi so sánh, người ta có thể
xuất phát từ các mặt khác nhau của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhưng
19


sự so sánh về các cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa to lớn nhất, bởi vì cấu trúc ngữ pháp
và vốn từ cơ bản là cơ sở của các ngơn ngữ, tạo nên tính riêng biệt của chúng.

1.3.2. Sự phân loại ngôn ngữ
1.3.2.1. Các loại ngôn ngữ theo loại hình
Loại hình là kiểu cấu trúc và kiểu nội dung của ngơn ngữ đó, xét theo kiểu cấu
trúc có thể các ngơn ngữ khơng cùng nguồn gốc vẫn có thể cùng loại hình. Người ta
dựa và phương pháp so sánh loại hình để chia các ngơn ngữ thành các loại hình ngơn
ngữ khác nhau về mặt cấu trúc và nội dung của ngơn ngữ. Người ta chia thành 4 nhóm
loại hình sau:
a. Loại hình ngơn ngữ hịa kết (tổng hợp tính): loại hình này thuộc các ngơn ngữ Ấn –
Âu, Semit như tiếng Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… Từ trong các

ngơn ngữ này biến đổi hình thái cho phù hợp với ý nghĩa ngữ pháp và dạng thức ngữ
pháp ở trong câu nói. Từ trong hệ thống sẽ có cơ sở ngữ âm khác với vỏ ngữ âm trong
lời nói.
Ví dụ:
I love her. (Tơi u cơ ấy)
She loves me. (Cơ ấy u tơi)
Trong ví dụ trên, khi tơi làm chủ ngữ thì tơi mang hình thức I, nhưng khi làm
tân ngữ là me. Tương tự như vậy, cơ ấy là chủ ngữ có hình thức she nhưng khi làm tân
ngữ là her. Động từ đi với chủ ngữ ngơi thứ nhất số ít ở dạng ngun thể love nhưng
khi đi với chủ ngữ ngôi thứ ba số ít mang theo đi e, es: loves.
Từ được chia làm 2 phần một phần cố định không biến đổi người ta gọi là căn
tố (yếu tố gốc) và phụ tố là yếu tố biến đổi theo đặc trưng ngữ pháp trong câu.
Ví dụ: từ tiếng Pháp manger (ăn) gồm căn tố mang và phụ tố er (động từ chỉ
hoạt động ở nguyên dạng)
Một phụ tố có thể biểu diễn nhiều ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại một ý nghĩa
ngữ pháp có thể biểu diễn bằng nhiều phụ tố.
b. Loại hình ngơn ngữ chắp dính: bao gồm các ngơn ngữ thuộc ngữ hệ Thổ và một số
ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Mơng Cổ, Triều Tiên.
Ở loại hình ngơn ngữ này, ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu
hiện trong từ bằng các phụ tố.
Từ của ngơn ngữ chắp dính có căn tố và phụ tố, khác là căn tố ghép với phụ tố
thì khơng có sự biến đổi hình thái và căn tố đứng một mình vẫn có nghĩa.
Mỗi một phụ tố chỉ biểu diễn một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại mỗi ý nghĩa
ngữ pháp cũng chỉ được biểu diễn bằng một phụ tố.
Ví dụ:
ev (căn tố): căn phịng
evi (ev – i): căn phịng của tơi
eviden (ev – i – den ): từ căn phịng của tơi ra
evleriden (ev – ler – i – den): từ những căn phịng của tơi ra
Căn tố và phụ tố trong từ của ngôn ngữ này được chắp dính với nhau một cách

cơ giới, lỏng lẻo thiếu sự chặt chẽ.

20


c. Loại hình ngơn ngữ đa tổng hợp: gồm một số ít các ngơn ngữ thuộc vùng bám đảo
Cáp – ka – zơ. Nó là những ngơn ngữ vừa có những đặc điểm giống ngơn ngữ hịa kết
lại vừa giống ngơn ngữ chắp dính. Ngơn ngữ này có hai đặc điểm cơ bản:
Trong ngơn ngữ đa tổng hợp, có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ vừa là câu,
được tạo ra trên cơ sở động từ. Nó có thể bao gồm cả bổ ngữ, trạng ngữ và cả chủ ngữ.
Vì vậy, cơ cấu ngữ pháp của từ cũng có thể xem là cơ cấu ngữ pháp của câu. Người ta
gọi đó là đơn vị lập khn.
Ví dụ: từ tiếng Sa - a - khi - li:
Nitampenda (Ni - ta - m - khi - li): Tôi sẽ yêu nó.
Atakupenda (A - ta - ku - penda): Nó sẽ u anh.
Trong đó: penda (u), ni: tơi (chủ ngữ), a (nó): chủ ngữ, m (nó): bổ ngữ, ku
(anh): bổ ngữ, yếu tố chỉ thời gian của động từ: ta (sẽ).
Ở loại hình ngơn ngữ này vừa có sự chắp nối các yếu tố (giống chắp dính), vừa
có thể có biến đổi ngữ âm khi kết hợp (giống hòa kết)
d. Loại hình ngơn ngữ đơn lập: gồm các ngơn ngữ thuộc họ Nam Phương trong đó
điển hình là tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc điểm của loại hình ngơn ngữ này là:
- Từ khơng biến đổi hình thái
- Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và chức năng ngữ pháp trong câu
được biểu hiện chủ yếu bằng hư từ, trật tự từ và ngữ điệu.
- Âm tiết được tách bạch rõ rệt và thường là đơn vị có nghĩa. Do đó, nó vừa có
khả năng là yếu tố cấu tạo từ (như một hình vị) lại vừa có khả năng hoạt động độc lập
trong tư cách một từ đơn. Người ta gọi bằng đơn vị riêng là hình tiết.
1.3.2.3. Loại hình học tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập hoặc âm tiết tính.
a. Tính phân tiết, đặc điểm, vai trò của âm tiết

Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Mỗi
âm tiết được phát âm tách bạch, khơng có hiện tượng nối âm, nuốt âm. Người Việt có
thể dễ dàng xác định được số lượng âm tiết trong lời nói.
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng. Mỗi âm tiết ở dạng tối đa sẽ
gồm ba phần: âm đầu, vần và thanh điệu.
Mỗi âm tiết mang một thanh điệu nhất định. Tiếng Việt gồm 6 thanh, được
phân bố ở tất cả các âm tiết.
Mỗi âm tiết tiếng Việt thường tương ứng với một hình vị. Nhiều âm tiết vừa có
nghĩa vừa được dùng độc lập như từ đơn. Hoặc âm tiết được dùng như một thành tố
cấu tọa nên từ (hình vị).
Về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện trong tư cách một từ.
Nhất là trong thời kì lịch sử cổ xưa, đại đa số các từ trong tiếng Việt đều là các từ đơn
tiết.
Ví dụ hai câu thơ sau đều là các từ đơn đơn tiết:
Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc
Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
21


b. Từ khơng biến đổi hình thái
Từ tiếng Việt dù thuộc loại nào, hay thực hiện chức năng gì cũng ln có một hình
thức ngữ âm ổn định, duy nhất. Từ khơng biến đổi hình thái theo ý nghĩa ngữ pháp và
quan hệ ngữ pháp trong lời nói, có nghĩa là vỏ âm tiết mang tính cố định, bất biến.
Ví dụ:
Tôi yêu cô ấy
Cô ấy yêu tôi
Dù đứng ở bất kì vị trí nào, từ tiếng Việt cũng khơng có sự biến đổi về mặt hình
thức. Hình thái của bản thân từ không biến đổi, cho dù các ý nghĩa, quan hệ, chức năng
ngữ pháp của từ có thể thay đổi.

Với đặc điểm này, ngôn ngữ đơn lập tiếng Việt có ưu điểm là từ của tiếng Việt
dễ nhận ra trong hệ thống, đối với việc dạy và học tiếng Việt đơn giản hơn những tiếng
khác.
Tuy vậy, với đặc điểm từ khơng biến đổi hình thá nên từ tiếng Việt lại khó nhận
ra từ trong lời nói. Đặc điểm này dẫn đến hiện tượng chuyển loại của từ tiếng Việt,
hiện tượng đồng âm. Và quan trọng hơn là nó quyết định những phương thức ngữ pháp
chủ yếu của tiếng Việt.
c. Các phương thức ngữ pháp chủ yếu
Vì từ có hình thức ngữ âm cố định cho nên các ý nghĩa ngữ pháp của từ được
biểu hiện ở bên ngoài từ trong mối quan hệ với các từ khác ở trong câu nói bằng hai
phương thức ngữ pháp là trật tự từ và hư từ.
Trật tự từ: trong câu, từ và cụm từ cần được sắp xếp theo một trình tự phục vụ
cho việc biểu hiện các ý nghĩa, các quan hệ và các chức năng ngữ pháp nhất định. Nếu
thay đổi trật tự này sẽ làm cho các tổ hợp trở nên vơ nghĩa hoặc thay đổi về ý nghĩa.
Ví dụ: Tôi hát hay. khác với Tôi hay hát.
Hư từ: hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không dùng để định
danh các sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan. Chúng chỉ làm dấu hiệu cho một
ý nghĩa ngữ pháp nào đó hoặc ý nghĩa về tình thái. Chúng khơng thực hiện vai trị
thành phần chính trong các từ và cụm từ mà chỉ đóng vai trị thành phần phụ.
Ví dụ:
Tơi sẽ chơi bóng đá.
Tơi đang chơi bóng đá.
Tơi đã chơi bóng đá.
Tơi vừa chơi bóng đá.
Nhờ sự tham gia của các hư từ: đã, sẽ, đang, vừa mà các câu đã có nội dung
thơng báo khác nhau. Trong khi đó, với các ngơn ngữ hòa kết, để thể hiện nội dung
khác nhau này sẽ xảy ra sự biến đổi về mặt hình thái trong nội bộ các động từ.
Ví dụ:
I am playing football.
I played football…

d. Ngữ điệu
Ngữ điệu là một yếu tố siêu đoạn tính. Nó khơng được phát âm riêng và được
thể hiện đồng thời cùng với việc phát âm các từ ngữ khác trong câu.
22


Ngữ điệu là đặc điểm của giọng nói, thể hiện khi nói một câu. Nó bộc lộ ở sự
phát âm mạnh hay yếu, lên giọng hay xuống giọng, trầm hay bổng, liên tục hay ngắt
quãng,… đối với các từ ngữ trong câu. Cũng là các yếu tố siêu đoạn tính, nhưng khác
với thanh điệu (gắn với âm tiết), trọng âm (gắn với từ), ngữ điệu là yếu tố gắn với câu.
Trong tiếng Việt, ngữ điệu là một phương thức ngữ pháp chủ yếu góp phần biểu
hiện các ý nghĩa khác nhau.
Sự khác biệt trong ngữ điệu có thể phân biệt các câu có mục đích nói khác
nhau, nghĩa là có ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
Anh về. (câu tường thuật, ngữ điệu kết thúc, hạ giọng ở cuối câu
Anh về? (câu nghi vấn, giọng hồ nghi, thiếu sự quả quyết)
Anh về! (câu cảm thán, giọng reo vui)
Sự liên tục hay ngắt quãng và vị trí của mỗi chỗ ngắt là một biểu hiện của ngữ
điệu. Nó có thể phân biệt các ý nghĩa khác nhau:
Ví dụ: Hổ mang bị lên núi.
Nếu ngắt ở trước từ bị thì câu này có nghĩa là có một loại rắn được gọi là hổ
mang thực hiện hành động bò lên núi.
Nếu ngắt trước từ mang thì câu này có nghĩa là con hổ thực hiện việc mang con
bò lên núi.
Nếu ngắt hai lần trước từ bị và trước từ lên thì câu này có nghĩa là có hai con là
con hổ mang và con bị cùng nhau lên núi.
Tóm lại, ba phương thức ngữ pháp trên đã tạo ra những thuận lợi và cũng gây ra
khơng ít khó khăn đối với q trình dạy và học tiếng Việt. Từ tiếng Việt khơng có sự
biến tố, biến đổi hình thái thì ở vị trí nào trong câu từ cũng giữ nguyên. Muốn biểu

hiện một ý nghĩa ngữ pháp nào đó chỉ cần cho những từ đúng để kết hợp. Trong khi
dạy và học tiếng Việt cũng như khi nói thì yếu tố trật tự sắp xếp các từ sẽ giúp người
dạy và người học hiểu biết nhanh hơn.
Tuy vậy ý nghĩa ngữ pháp không biểu hiện ở trong từ chính vì vậy xuất hiện
hiện tượng nhất từ đa loại. Hiện tượng này lại cũng gây ra khó khăn trong việc nhận
diện và phân loại các từ theo đặc điểm ngữ pháp.
Trong tiếng Việt cũng như tiếng Hán và một số thứ tiếng cùng loại hình có một
loại vừa là âm tiết vừa là hình vị vừa là từ đơn. Người ta gọi đơn vị ấy là hình tiết.
Người ta dựa trên lý thuyết về cấp độ: tiếng và âm tiết thuộc cấp độ ngữ âm,
hình vị thuộc cấp độ hình vị, từ thuộc cấp độ từ. Mỗi một cấp độ có một chức năng
nhất định: cấp độ ngữ âm tạo nên vỏ vật chất trong ngôn ngữ, cấp độ hình vị tạo từ,
cấp độ từ là cấp độ gọi tên các sự vật hiện tượng.
Bản thể vẫn là một chức năng được xét ở các cấp độ khác nhau. Theo quan
điểm này thì vẫn tồn tại 4 thứ tiếng tùy theo những cấp độ khác nhau. Người ta gọi đây
là những đơn vị cùng bản thể nhưng khác nhau về chức năng. Giải quyết theo quan
điểm chức năng, không giải quyết theo quan điểm bản thể. Vì vậy từ tiếng Việt ở trong
lời nói nó khơng gắn chặt với nhau cho nên nó là loại hình ngôn ngữ đơn lẻ tức là mỗi
đơn vị, mỗi từ là một khối riêng biệt, rời rạc, không gắn liền và không ràng buộc.
23


1.3.2.4. Các loại ngôn ngữ theo nguồn gốc
Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ, ở vào một thời điểm nhất định, một ngơn
ngữ có thể dần dần chia tách thành nhiều ngơn ngữ. Các ngơn ngữ đó ngày càng dầ xa
nhau và trở thành các ngôn ngữ độc lập. Song giữa chúng vẫn có nhữn vết tích giống
nhau được tách ra từu cùng ngôn ngữ gốc. Ngôn ngữ gốc được gọi là ngôn ngữ mẹ,
các ngôn ngữ cùng một ngôn ngữ mẹ tạo ra tạo thành một họ ngôn ngữ hay một ngữ
hệ. Quan hệ giữa các ngôn ngữ cùng một họ và quan hệ giữa chúng và ngôn ngữ mẹ
gọi là quan hệ nguồn gốc.
Ngôn ngữ học đã xác định được nhiều họ ngôn ngữ trên thế giới và phân loại

các ngôn ngữ theo mối quan hệ họ hàng, nguồn gốc.
a. Về tiêu chí xác định:
Tiêu chí ngữ âm: khi chia tách các ngôn ngữ, mặt ngữ âm của ngôn ngữ mẹ
cũng dần biến đổi trong các ngôn ngữ cùng họ, nhưng là sự biến đổi có quy luật, theo
những mối quan hệ hệ thống. Ngay ở một ngơn ngữ, trải qua q trình phát triển lịch
sử, mặt ngữ âm có những biến đổi nhưng theo quy luật nhất định. Ví dụ: tiếng Việt có
phụ âm kép là ml hiện nay chuyển thành nh trong phương ngữ Bắc Bộ và âm l trong
phương ngữ Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
So sánh
Tiếng Việt cổ

Tiếng Bắc Bộ

Tiếng Trung Bộ, Nam Bộ

Mlời

Nhời

Lời

Mlỡ

Nhỡ

Lỡ

Mlài

Nhài


Lài

Mlát

Nhát

Lát

Khi một ngôn ngữ mẹ chia tách ra thành các ngơn ngữ khác nhau thì ở các ngơn
ngữ đó vẫn có sự tương ứng.
Ví dụ: tiếng Việt và tiếng Mường là hai ngôn ngữ độc lập ngày nay nhưng cùng
một gốc nên nhiều từ tương ứng về nghĩa có sự khác biệt đều đặn về ngữ âm, như cặp
/t/ và /l/ trong các từ sau:
Việt

Trứng

Trèo

Trả

Tre

Trâu



Mường


Tlứng

Tlèo

Tlả

Tle

Tlâu



Hoặc /m/ và /b/
Việt

Mắm

Muối

Măng

May



Mường

Bẳm

Bói


Băng

Băi



Tiêu chí từ vựng – ngữ nghĩa: ở tiêu chí này, người ta sẽ quan tâm đến lớp từ cơ
bản, là lớp từ hình thành từ xa xưa, biểu hiện những nội dung, những đối tượng, những
khái niệm thiết yếu nhất của cuộc sống con người: từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên,
chỉ các bộ phận trên cơ thể, các từ chỉ màu sắc, chỉ các đồ vật quen thuộc,… Đó là các
từ quan trọng, cần thiết cho nhận thức, tư duy và giao tiếp với mọi người ở mọi lúc,
mọi nơi.
24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×