Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.27 KB, 7 trang )

ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 7
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.

Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu khơng thì con đem bán.

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này
(Trần Nhuận Minh, nhà thơ và hoa cỏ, NXB văn học, 1995).
Câu 1: (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc “Con không…” ?
Câu 3: (2.0 điểm) Vì sao người cha dặn con: “Con khơng bao giờ được hỏi/ Quê
hương họ ở nơi nào.”
Câu 4: (2.0 đ) Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì về cuộc sống?
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)



Câu 1.(4,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của
em về câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Câu 2. (10,0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
Qua bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
----------HẾT------------

Họ và tên thí sinh:…………………………………….Số báo danh…………….

HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN 7

u
I.
1.

2.

3.
4.

Yêu cầu
ĐỌC - HIỂU(6.0 điểm)
- Thể thơ: 6 chữ
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
* Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc câu “Con không…”
- Nội dung: Nhấn mạnh ý: Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người
cha đối với con, cha mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với

đạo lý làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ, kém
may mắn, có hồn cảnh bất hạnh đáng thương.
-Hình thức: tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ.
- Người hành khất phải lìa xa lìa gia đình, quê hương để “tha phương
cầu thực” nên nếu ai đó hỏi về nơi chôn rau cắt rốn chỉ càng khiến họ:
+ Tổn thương ,buồn tủi, đau đớn vì ai cũng lịng tự trọng.
+ Thêm nhớ thương quê hương của họ.
* HS có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng phải đưa ra được bức thông
điệp giàu ý nghĩa, phù hợp với nội dung của bài thơ, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức, pháp luật. (Sự cảm thơng, chia sẻ, lịng nhân ái và tình
người ấm áp, bao dung)
Chẳng hạn: Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp giàu ý nghĩa nhân
sinh: mỗi chúng ta cần phải có tình u thương con người, biết quý
trọng, đồng cảm, sẻ chia với con người, đặc biệt là những người có hồn
cảnh khó khăn, bất hạnh. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất

Điểm

1.0

1.0

0.5
1,5

2.0


II.
1.


về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia,
thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. (Truyền
thống: Thương người như thể thương thân, truyền thống nhân đạo, tinh
thần nhân ái… của dân tộc.)
LÀM VĂN (14.0 điểm)
Nghị luận xã hội (4.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu
vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được vấn
đề nghị luận; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo
định hướng sau:
1. Giải thích :
- “Bàn tay”: chỉ con người;
“hoa hồng” biểu tượng cho tình yêu thương, vẻ đẹp của sự sẻ chia, giúp
đỡ
“tặng”: trao đi một cách tự nguyện với thái độ trân trọng
“hương thơm”: là những gì tốt đẹp nhất ,thể hiện tình yêu thương, hành
động sẻ chia, giúp đỡ.

0.25

0.25
3.0
0.5

=> Ý nghĩa cả câu: Ai biết trao tặng, giúp đỡ người khác bằng tình u
thươngchân thành thì người đó đã làm đẹp cho chính tâm hồn mình và vẻ
đẹp ấy sẽ lan toả góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn.

1.5
2. Bàn luận.
- Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có
về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác
chính là cách để tơ đẹp tâm hồn mình…
- Khi trao u thương, ta sẽ nhận được tình yêu. Những giá trị vật chất sẽ
hao mòn theo thời gian nhưng yêu thương lại theo thời gian được bồi đắp
mà lớn dần. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được
nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.
- Những người biết trao đi yêu thương đã và đang làm cho cuộc sống trở
nên ấm áp, tươi đẹp hơn. Những con người ấy sẽ luôn được yêu thương,
cảm phục, sẽ ln tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
(Hs lấy ví dụ phù hợp minh họa)
- Quà tặng hay sự giúp đỡ đôi khi không quan trọng bằng cách thực
hiện. Người biết cho đi bằng cả sự vô tư là người được nhận về sự giàu
có về tâm hồn. Tấm lòng chân thành và sự tinh tế của hành động trao 0.5
tặng mang vẻ đẹp thơm thảo và thuần khiết như hoa.
3. Mở rộng
Phê phán một số biểu hiện chưa đẹp do động cơ của hành động giúp đỡ 0.5
không xuất phát từ sự chân thành; phê phán nhiều người có lối sống ích
kỉ, chỉ thích đón nhận, thích tích lũy cho bản thân…
4. Bài học nhận thức và hành động
- Cần biết quan tâm, yêu thương những người khác
( Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với


khả năng các em).

2.


d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải 0.25
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, 0.25
dùng từ, đặt câu.
Nghị luận văn học (10.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, 0.25
thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ
được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được
nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận 9.0
thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. . Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các
hướng sau:
1.0
1 Giải thích ý kiến:
- “Thơ hay”: là một bài thơ không những truyền tải thành công một nội
dung, một thơng điệp tới bạn đọc mà cịn gây ấn tượng sâu sắc và để lại
một giá trị nào với đời sống con người.
- Hồn của bài thơ được hiểu là nội dung là thông điệp, là hồn cốt, là giá
trị tư tưởng mà bài thơ truyền tới bạn đọc.
- “Xác”của bài thơ được hiểu là những hình thức nghệ thuật mà tác giả
sử dụng trong bài thơ để truyền tải phần hồn, phần nội dung. Dấu hiệu
nghệ thuật của bài thơ thể hiện qua thể thơ,cấu tứ, nhịp điệu, từ ngữ, hình
ảnh, biện pháp nghệ thuật…:
=> Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo
được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ
đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

* Bàn luận.
- Ý kiến của Xuân Diệu hồn tồn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù
sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học
được tạo nên từ sự kết hợp hài hịa giữa nội dung và hình thức. Một nội
dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức
phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn
bền lâu.
2. Chứng minh qua bài thơ “Cảnh khuya”

1.0


* Giới thiệu tác giả tác phẩm.

4.0

- Hồ Chí Minh ( 1890-1969), là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc . Thơ ca chiếm vị trí quan trọng
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.Trong thơ ca hình
ảnh Hồ chí Minh hiện lên với một tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ cao đẹp.
- Bài thơ Cảnh khuya được sáng tác trong những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp- năm 1947 trong lúc vận mệnh của dân tộc ngàn
cân treo sợi tóc. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước
tha thiết của Bác.
Luận điểm 1. Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh là một thi
phẩm hay về nội dung, ý nghĩa – “hay phần hồn”:
- Trước tiên cái hay về nội dung và ý nghĩa của bài thơ đó là: Cảnh đêm
trăng tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình (tập trung phân tích hai câu thơ đầu):
+Hoàn cảnh thiếu thốn với những thử thách ác liệt nhưng Bác vẫn dành
những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi

chiến khu Việt Bắc
+ Trong đêm khuya, tiếng suối róc rách văng vẳng như tiếng hát xa
trong trẻo,thánh thót, du dương, êm ái của người con gái càng làm nổi
bật cái yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. Biện pháp tu từ so sánh tạo sự gần
gũi, ấm áp giữa thiên nhiên với cuộc sống con người và cho ta thấy được
sự cảm nhận tinh tế , tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thiên nhiên.
+ Hình ảnh trăng kết hợp với bóng cây cổ thụ tạo nên sự giao hoà, hoà
hợp của thiên nhiên. Đặc biệt nghệ thuật điệp từ lồng biểu thị rõ sự đan
xen, hoà quyện của cảnh vật: bóng trăng, bóng cây, bóng hoa. Tạo nên
một bức tranh nhiều tầng lớp với hai gam màu sáng tối chủ đạo, gợi vẻ
đẹp lung linh, huyền ảo.
+ Trong khung cảnh ấy, là một người có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp
của thiên nhiên làm sao Bác có thể hờ hững được. Bức tranh thiên nhiên
phần nào nói lên được tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác đồng thời cho ta
thấy được một phong thái ung dung tự tại của Người.

2.0

- Ý nghĩa đặc sắc ở bài thơ còn là một tâm trạng, một tấm lòng yêu đất
nước sâu nặng và tha thiết của nhà thơ. (tập trung phân tích hai câu thơ
cuối để làm sáng tỏ)
+ Tâm trạng thao thức chưa ngủ của Bác là nỗi trăn trở, xao xuyến trước
cái đẹp. Bên cạnh đó cịn một lí do khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
+ Trong bất kì thời điểm nào, hồn cảnh nào, Bác cũng ln canh cánh
bên lịng nỗi niềm vì dân vì nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình
cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên

1.0



nhưng Bác vẫn hướng tới đất nước. Câu thơ cuối chất chứa cảm xúc thật
mênh mông sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật.
+ Học sinh có thể liên hệ một số bài thơ khác của Bác để làm rõ hơn tâm
trạng thao thức vì nước vì dân của Bác.
Luận điểm 2. Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh cịn là một thi
phẩm hay về hình thức nghệ thuật – “hay phần xác”:
- Đặc sắc nghệ thuật ở việc sử dụng linh hoạt nhuần nhuyễn thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt.
- Các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ (dẫn chứng)
- Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại. (dẫn chứng)
- Ngơn từ, hình ảnh giản dị, trong sáng (Dẫn chứng) tốt lên tình u
thiên nhiên, u nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
- Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa tả cảnh núi rừng Việt Bắc
vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên
nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân,
với nước.
3. Đánh giá, mở rộng

- Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ hay cả về nội dung và đắc sắc về
nghệ thuật. Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước
sâu sắc của Bác. Bên cạnh đó, ta cịn nhận thấy một phong thái ung dung
tự tại, luôn lạc quan của Người. Bài thơ có sự kết hợp hài hồ giữa tâm
hồn thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ, giữa chất cổ điển và chất hiện đại.
- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú
thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình,
nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội
dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của
nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác.

Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ
chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong
lòng người đọc nhiều thế hệ.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,25
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25
nghĩa tiếng Việt.


* Lưu ý:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng
quát, tránh đếm ý, cho điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có
những ý ngồi đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lý lẽ thuyết phục.
4. Đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, dẫn dắt vấn đề khơng
hợp lí không cho điểm cao.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×