Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại (Quảng Nam).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 84 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Lê Thu Hoa, Khoa
Kinh Tế - Quản lý Tài Nguyên Môi Trường và Đô Thị, trường Đại Học Kinh Tế Quốc
Dân. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đinh Đức Trường – Viện Phó Viện Sinh thái -
Môi trường, Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây cũng như
trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế, Quản lý Kinh tế Tài
nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè tôi đã chia sẻ và giúp đỡ tôi
để tôi hoàn thành tốt chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên KTMT 46
Vũ Thị Hoàng Vân
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
i
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu
trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hoặc luận văn
của người khác. Nếu sai, tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Vũ Thị Hoàng Vân
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
ii
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................ix
Bảng 2.2 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1.................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................................................x
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO TRÀN
DẦU GÂY RA.....................................................................................................................................4
1.1SỰ CỐ TRÀN DẦU...................................................................................................................4
I.1.1Khái niệm sự cố tràn dầu......................................................................................................4
I.1.2Đặc tính của dầu tràn............................................................................................................4
I.1.3Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu......................................................................................5
I.1.4Các tác động của tràn dầu.....................................................................................................5
I.1.4.3 Tác động xã hội............................................................................................................9
1.2LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM HAY SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...........11
1.2.1Khái niệm về giá trị kinh tế................................................................................................11
1.2.2Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường......................................................................14
1.2.3Sơ lược về các phương pháp lượng giá.............................................................................14
1.2.3.1 Phương pháp giá thị trường (Market price method).................................................14
1.2.3.2 Phương pháp vốn con người và phương pháp liều lượng-đáp ứng (Dose-response
and human capital methods)..................................................................................................15
1.2.3.3 Phương pháp chi phí phòng ngừa và phương pháp chi phí thay thế (Preventive cost,
replacement cost methods).....................................................................................................15
1.2.3.4 Phương pháp giá hưởng thụ (Hedonic pricing method)............................................16
1.2.3.5 Phương pháp chi phí du lịch (Travel cost method)...................................................16
1.2.3.6 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method)..........................17
1.2.3.7 Phương pháp mô hình lựa chọn riêng biệt (Discrete choice modelling method).....17
1.2.3.8 Phương pháp chuyển giao lợi ích ( Benefit transfer method)...................................17
1.3KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY
RA...................................................................................................................................................18
1.3.1Sự cố Exxon Valdez...........................................................................................................18
1.3.2Sự cố The Prestige..............................................................................................................20

1.3.3Sự cố American Trader .....................................................................................................22
1.3.4Sự cố Lake Barre................................................................................................................23
1.3.5Sự cố Alambra 2000...........................................................................................................26
1.3.6Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do môi trường và thực tiễn Việt Nam27
1.3.6.1Tổng kết kinh nghiệm lượng giá thiệt hại..................................................................27
1.3.6.2Thực tiễn ở Việt Nam.................................................................................................30
1.4LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU
VỰC CÙ LAO CHÀM VÀ CỬA ĐẠI ........................................................................................31
1.4.1Cách tiếp cận......................................................................................................................31
1.4.2Các phương pháp áp dụng trong lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm tràn dầu tại
khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam)........................................................................32
Loại thiệt hại...................................................................................................................................32
Phương pháp lượng giá..................................................................................................................32
Thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp......................................................................................32
- Phương pháp chi phí trực tiếp......................................................................................................32
Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp......................................................................................32
- Phương pháp chi phí thay thế......................................................................................................32
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
iii
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng...............................................................................................32
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên...............................................................................................32
1.4.2.1 Phương pháp chi phí trực tiếp (direct costs)..............................................................32
1.4.2.2 Phương pháp chi phí thay thế....................................................................................33
1.4.2.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.............................................................................34
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VÙNG BIỂN QUẢNG NAM 1/2007. 39
2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NAM............................................................................................39
2.1.1Vị trí địa lý kinh tế.............................................................................................................39
2.1.2Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................40
2.1.2.1 Địa hình......................................................................................................................40

2.1.2.2 Khí hậu ......................................................................................................................40
2.1.3Sơ lược về tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................41
2.1.4Đặc điểm dân số, dân cư và nguồn nhân lực ....................................................................42
2.1.5Tình hình kinh tế-xã hội ....................................................................................................43
2.1.5.1 Tình hình kinh tế........................................................................................................43
2.1.5.2 Tình hình văn hoá – xã hội........................................................................................44
2.1.6Thông tin cơ bản về địa điểm nghiên cứu.........................................................................45
2.2 SỰ CỐ TRÀN DẦU THÁNG 1 NĂM 2007 TẠI BIỂN QUẢNG NAM..............................46
2.2.1Diễn biến............................................................................................................................46
Sự cố tràn dầu tháng 1 năm 2007 được đánh giá có quy mô tác động rất lớn đối với các tỉnh ven
biển nước ta. Sự cố ô nhiễm dầu đã được phát hiện đầu tiên vào 28 tháng 01 năm 2007 tại
Quảng Nam, sau đó ảnh hưởng đến 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Diễn biến ảnh
hưởng của dầu ô nhiễm có thể chia thành 4 đợt theo thời gian phát hiện như sau:......................46
Đợt 1: Từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07 tháng 02, ảnh hưởng đến 06 tỉnh miền Trung: Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi;....................................46
Đợt 2: Từ ngày 01 tháng 3 đến 31 tháng 3 năm 2007, ảnh hưởng đến 12 tỉnh miền Trung và
miền Nam: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;...............................................47
Đợt 3: Từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 19 tháng 4 năm 2007, ảnh hưởng đến 4 tỉnh miền Bắc và
miền Trung: Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận;...................................................47
Đợt 4: Ngày 20 tháng 5 năm 2007 tiếp tục ảnh hưởng đến tỉnh Tiền Giang (lần 3) và ngày 4
tháng 5 năm 2007 dầu xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau...............................................................47
Bảng 2.2 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó...................................................................48
tại các địa phương thuộc đợt 1......................................................................................................48
TT....................................................................................................................................................48
Tỉnh, thành phố...............................................................................................................................48
Dầu đã thu gom..............................................................................................................................48
(tấn).................................................................................................................................................48
Chi phí ứng phó, thu gom, vận chuyển, xử lý................................................................................48
(triệu đồng).....................................................................................................................................48

1.......................................................................................................................................................48
Hà Tĩnh...........................................................................................................................................48
294...................................................................................................................................................48
899,92.............................................................................................................................................48
2.......................................................................................................................................................48
Quảng Bình.....................................................................................................................................48
68,5.................................................................................................................................................48
942,00.............................................................................................................................................48
3.......................................................................................................................................................48
Quảng Trị........................................................................................................................................48
22,97...............................................................................................................................................48
76,51...............................................................................................................................................48
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
iv
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4.......................................................................................................................................................48
Thừa Thiên Huế..............................................................................................................................48
326,72.............................................................................................................................................48
506,04.............................................................................................................................................48
5.......................................................................................................................................................48
Đà Nẵng..........................................................................................................................................48
50.....................................................................................................................................................48
51,50...............................................................................................................................................48
6.......................................................................................................................................................48
Quảng Nam.....................................................................................................................................48
978...................................................................................................................................................48
1.021,265........................................................................................................................................48
7.......................................................................................................................................................48
Quảng Ngãi.....................................................................................................................................48
127...................................................................................................................................................48

36,00...............................................................................................................................................48
Tồng cộng.......................................................................................................................................48
1.867,19..........................................................................................................................................48
3.481,735........................................................................................................................................48
Nguồn: Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (2007)...................................................................48
2.2.2Nguyên nhân ......................................................................................................................48
Cho đến nay, chưa có cơ quan nào khẳng định chính xác nguyên nhân của sự cố tràn dầu xảy ra
vào đầu năm 2007. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu Nạn mới chỉ đưa nhận định ban đầu về
nguyên nhân gây ra sự cố dựa trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân mẫu, ảnh viễn thám, mô
hình lan truyền dầu ô nhiễm và các điều kiện khí hậu, thuỷ văn trong khu vực tại thời điểm phát
hiện sự cố tràn dầu trong các tỉnh miền Trung như sau:...............................................................48
Sự cố tràn dầu thô từ các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí hoặc các hoạt động
xúc rửa đổ xuống biển dầu thô cặn từ các tàu chứa, vận chuyển ở khu vực Biển Đông, đặc biệt
là vùng biển phía Đông, Đông Nam đảo Hải Nam, Trung Quốc..................................................48
Sự cố dò, tràn dầu thô từ giếng dầu đã ngừng khai thác và đã đóng miệng giếng. Do điều kiện
bất thường về địa chất, giếng dầu đã bị ảnh hưởng của chấn động làm tăng áp suất trong giếng
gây hiện tượng rò rỉ dầu ra bên ngoài............................................................................................48
2.2.3Phạm vi...............................................................................................................................48
2.2.4Các tác động môi trường do sự cố tràn dầu gây ra............................................................49
2.2.4.1 Tác động của dầu đến môi trường sống....................................................................49
2.2.4.2 Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc.............................................................50
- Giảm 50% diện tích cỏ biển.........................................................................................................51
- Giảm chỉ số đa dạng sinh học......................................................................................................51
CHƯƠNG III : ƯỚC TÍNH SƠ BỘ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY
RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI (QUẢNG NAM)..............................................52
3.1XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU
VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI...............................................................................................52
3.1.1Khái quát chung về các loại thiệt hại môi trường..............................................................52
3.1.2Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam).53
3.1.3Thông tin liên quan ...........................................................................................................54

3.2 ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG..............................................................................55
Mỗi thành phần trong tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái đều có thể dùng nhiều phương pháp
để lượng hoá chúng. Tuy nhiên, dựa vào phân tích ở trên cũng như điều kiện về nguồn số liệu,
đề tài lựa chọn những phương pháp sau cho tính toán thiệt hại :..................................................55
3.2.1Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (C1).......................................................55
3.2.1.1Phương pháp lượng giá...............................................................................................55
3.2.1.2 Kết quả.......................................................................................................................57
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
v
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2.2Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp (C2).................................................................60
3.2.2.1Phương pháp lượng giá...............................................................................................60
3.2.2.2Kết quả........................................................................................................................61
3.2.3Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3)..........................................................................62
3.2.3.1 Phương pháp lượng giá..............................................................................................63
3.2.3.2 Kết quả.......................................................................................................................65
3.2.4Tổng thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tràn tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại......68
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP.........................................................................................69
4.1KIẾN NGHỊ...............................................................................................................................69
Tổng thiệt hại môi trường mà đề tài đưa ra là xấp xỉ 130 tỷ VNĐ, đây là một con số không hề
nhỏ. Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã thống kê tổng chí phí ứng phó, thu gom, xử lý, và
thiệt hại về kinh tế, môi trường do ô nhiễm dầu tràn cho 20 tỉnh trong đợt tràn dầu kéo dài từ
28/1 đến 4/5 năm ngoái ước tính là 213.179.966.000 đồng. Trong đó:........................................69
Kinh phí ứng phó, thu gom, vận chuyển và xử lý là 8.606.692.000 đồng....................................69
Thiệt hại về kinh tế và môi trường là 204.573.304.000 đồng gồm:..............................................69
+ Thiệt hại về thuỷ sản: 138.002.250.000 đồng............................................................................69
+ Thiệt hại về du lịch: 58.829.249.000 đồng.................................................................................69
+ Thiệt hại về nông nghiệp: 3.398.650.000 đồng..........................................................................69
+ Thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng: 34.085.000 đồng..................................................................69
+ Thiệt hại về môi trường: 4.238.400.000 đồng............................................................................69

+ Thiệt hại khác: 70.670.000 đồng................................................................................................69
Nếu lấy con số mà đề tài tính toán được làm đại diện về thiệt hại môi trường cho tỉnh Quảng
Nam thì nó cũng lớn hơn tổng chi phí cho 20 tỉnh mà cơ quan này thống kê (213.179.966.000
đồng) và gấp khoảng 7,5 lần con số thiệt hại về môi trường (4.3238.400.000 đồng). Như vậy
nếu lượng giá đầy đủ, thì riêng thiệt hại môi trường không thôi cũng là con số rất đáng kể. Từ
đó thấy được các giá trị mà hàng hoá, dịch vụ môi trường cung cấp là rất lớn. Do đó, phải đánh
giá đầy đủ thiệt hại để giúp nhà nước có được những quyết định về chính sách đúng đắn.........69
Sự cố tràn dầu diễn ra vào đầu tháng 1/2007, nhưng đến tháng 1/2008 mới có một cuộc khảo sát
được Viện Tài nguyên Môi trường biển và trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
tiến hành. Số liệu về tác động cũng như thiệt hại môi trường, do đó, không được thu thập một
cách đầy đủ, gây khó khăn trong việc lượng giá. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra, đánh giá
thiệt hại của tràn dầu ngay sau khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó phải tiến hành theo dõi liên tục,
định kỳ để đánh giá tác động lâu dài của ô nhiễm dầu tràn..........................................................69
4.2GIẢI PHÁP................................................................................................................................70
Thiệt hại chung từ ô nhiễm dầu tràn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó không chỉ có các
yếu tố như tính chất, mức độ của sự cố, mà còn do năng lực về thể chế, chính sách, tổ chức, kỹ
thật, về tài chính, truyền thông hay hợp tác quốc tế...Vì vậy để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại
của tràn dầu, để xây dựng được cơ chế đền bù, gắn trách nhiệm sau sự cố thì cần phải kết hợp
các giải pháp sau:............................................................................................................................70
4.2.1Giải pháp về mặt thể chế, chính sách................................................................................70
4.2.2Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý.................................................................................70
4.2.3Giải pháp về mặt kỹ thuật..................................................................................................71
4.2.4Giải pháp truyền thông ......................................................................................................71
4.2.5Giải pháp tài chính.............................................................................................................71
4.2.6Giải pháp hợp tác quốc tế...................................................................................................72
KẾT LUẬN........................................................................................................................................73
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................74
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................76
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
vi

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
vii
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt
TEV Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế
WB World Bank Ngân hàng thế giới
IUCN
International Union for the
Conservation of Nature and
Natural resources.
Hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
ITOPF
The International Tanker
Owners Pollution Federation
Một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt
động trong lĩnh vực ứng phó với
các sự cố tràn dầu, các chất hóa
học và các loại chất khác từ các tàu
vào môi trường biển.
CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP Willing To Pay Sẵn lòng chi trả
WTA Willing To Accept Sẵn lòng chấp nhận
TCM Travel cost method Phương pháp chi phí du lịch
HEA Habitat Equivalent Analysis Phân tích cư trú tương đương
IMER
Institute of Marine
Environment and Resources
Viện tài nguyên và môi trường biển

HST Hệ sinh thái
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
viii
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 : Chi phí thay thế, di chuyển và phục hồi loài động vật có vú ở biển và trong
đất liền – Kết quả phân tích sự cố tràn dầu Exxon Valdez.
19
Bảng 1.2: Giá trị thay thế cho chim biển và đại bàng – Kết quả vụ tràn dầu Exxon
Valdez. (USD 1989)
20
Bảng 1.3 : Khoản đền bù quỹ IOPC nhận được từ Pháp và Tây Ban Nha (theo đồng
Euro) cho vụ tràn dầu Prestige
21
Bảng 1.4: Ước lượng tổng giá trị giải trí thiệt hại từ sự cố tràn dầu American Trader 23
Bảng 1.5: Lượng hoá những tổn thất đối với vùng đầm lầy 25
Bảng 1.6: Các khoản đền bù cho sự cố tàu Alambra, Talinn, Estonia 2000 27
Bảng 1.7: Tổng kết kinh nghiệm lượng giá ô nhiễm dầu tràn trên thế giới 28,29
Bảng 1.8: Lựa chọn phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại
khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại
32
Bảng 2.1 : Dự báo dân số tỉnh Quảng Nam 42
Bảng 2.2 : Số lượng dầu thu gom và chi phí ứng phó tại các địa phương thuộc đợt 1 47
Bảng 3.1 : Dạng thiệt hại môi trường do dự cố tràn dầu tại khu vực Cù Lao Chàm và
Cửa Đại
53
Bảng 3.2: Thiệt hại của các khách sạn do khách hủy đặt phòng và trả phòng sớm 57,58
Bảng 3.3 : Dữ liệu đầu vào để tính chi phí thay thế đối với san hô và cỏ biển 59

Bảng 3.4: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP) 64
Bảng 3.5: Tổng hợp thiệt hại môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm,
Cửa Đại
67
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
ix
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ TEV
12
Hình 1.2 Cách tiếp cận lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra tại khu
vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại (Quảng Nam)
30
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam 39
Hình 3.1: Dòng chi phí vận hành hàng năm đối với 1 ha san hô 60
Hình 3.2: Dòng chi phí vận hành hàng năm đối với cỏ biển 61
Hình 3.3: Cơ cấu các loại thiệt hại đối với hệ sinh thái biển khu vực Cù Lao Chàm,
Cửa Đại
67
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
x
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Từ 1997, Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ
gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường
biển.
Từ phía cơ quan có chức năng, ngày 29/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 129/2001/QĐ-TTg phê duyệt quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu 2001-2010.
Đến ngày 2/5/2005, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số

103/2005/QĐ-TTg về quy chế ứng phó sự cố tràn dầu. Tuy nhiên, việc thực hiện các
quyết định này còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Yêu cầu đặt ra trước mỗi sự cố
tràn dầu là phải xác định được nguyên nhân, gán trách nhiệm cho chủ thể gây tràn dầu
và tiến hành đền bù cho những đối tượng chịu tác động của các vụ tràn dầu đó. Cho đến
nay, cơ chế đền bù mới chỉ dựa trên các chi phí trước mắt có thể nhìn thấy được như chi
phí làm sạch, những thiệt hại đối với tài sản cá nhân. Tuy nhiên, tác động của tràn dầu
không chỉ có trong ngắn hạn mà diễn ra phức tạp trong dài hạn. Đặc biệt là tác động lên
môi trường hệ sinh thái, đây là hệ thống hỗ trợ cuộc sống của hệ sinh vật và con người
qua nhiều thế hệ.
Dựa trên cơ sở lý thuyết của kinh tế học môi trường, một sự lượng giá thiệt hại kinh
tế do ô nhiễm môi trường gây ra sẽ góp phần xác định đầy đủ các tác động về kinh tế,
môi trường và xã hội của sự cố tràn dầu. Đó là lý do em chọn đề tài:
Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại Cù Lao Chàm và
Cửa Đại (Quảng Nam).
II. Mục tiêu và phạm vi của đề tài
Mục tiêu chung
Mỗi sự cố tràn dầu diễn ra đều tác động đến cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường
đối với khu vực chịu tác động. Đề tài này đưa ra phân tích nhằm lượng giá thiệt hại từ
những tác động môi trường, đặc biệt là tác động đến hệ sinh thái ven biển do tràn dầu
gây ra tại khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại, vùng biển Quảng Nam. Tuy nhiên, đề tài
chỉ cố gắng đưa ra được khung lượng giá nói chung đối với thiệt hại môi trường do ô
nhiễm dầu tràn và lượng giá một số giá trị đại diện chứ không hy vọng sẽ lượng giá
được hết tất cả các thiệt hại từ sự cố.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp khoa học phù hợp để đánh giá thiệt hại
môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
- Xây dựng một mô hình tính toán cụ thể lượng giá thiệt hại môi trường do ô

nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
- Phân biệt các tác động ngắn hạn và tác động dài hạn của ô nhiễm môi trường do
tràn dầu gây ra và lượng hóa chúng.
- Sử dụng mô hình tính toán và các số liệu liên quan, tiến hành ước tính thiệt hại
môi trường do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do ô nhiễm tràn
dầu.
Phạm vi đề tài:
- Về không gian: Đề tài chỉ lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường
trong khu vực Cù Lao Chàm, phường Cửa Đại, Cẩm An, thị xã Hội An thuộc vùng
biển Quảng Nam.
- Về thời gian: Đề tài lượng hoá thiệt hại môi trường từ thời điểm diễn ra sự cố
(tháng 1 năm 2007) đến thời điểm nghiên cứu (tháng 3 năm 2008). Đồng thời cũng
lượng hoá thiệt hại trong dài hạn đối với môi trường (cụ thể là đối với các hệ sinh
thái) khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.

III. Kết cấu đề tài
Đề tài này gồm bốn chương:
Chương I: Sự cố tràn dầu và lượng giá thiệt hại môi trường do tràn dầu gây ra.
Chương II: Thực trạng sự cố tràn dầu tại vùng biển Quảng Nam (1/2007).
Chương III: Ước tính sơ bộ thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại khu vực
biển Quảng Nam.
Chương IV: Kiến nghị, giải pháp.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài rất mới và khó trong lĩnh vực lượng giá thiệt hại môi trường, vì vậy
tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu lượng giá ô nhiễm dầu trên thế giới để rút ra phương
pháp nghiên cứu. Để có được đầy đủ số liệu phục vụ cho việc lượng giá này không phải
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

là việc đơn giản, các số liệu thứ cấp rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu vẫn thu thập và sử dụng nhiều dữ liệu
thuộc loại này.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Số liệu điều tra của trường Đại học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
- Dữ liệu của Ban Tràn dầu - Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
- Dữ liệu trong các báo cáo lượng giá tác động của các sự cố tràn dầu quy mô trên
thế giới,
- Kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Trung tâm nghiên
cứu và bảo tồn San hô tại Cù Lao Chàm) về tác động ô nhiễm nói chung tới san
hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại Cửa Đại, Cù Lao Chàm.
- Đánh giá về sự cố tràn dầu của Chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan quản
lý tài nguyên, du lịch, đặc biệt là đánh giá của lực lượng chính tham gia xử lý ô
nhiễm dầu tràn đầu năm 2007.
Bên cạnh đó tác giả cũng tham khảo nhiều sách và ấn phẩm về kiến thức chuyên ngành
kinh tế môi trường đồng thời lấy các ý kiến các chuyên gia khoa học môi trường, kinh tế
môi trường... để phục vụ cho nghiên cứu này.
Số liệu sau khi được thu thập được tác giả xử lý bằng các phần mềm Excel, SPSS. Tác
giả cũng dùng phương pháp phân tích tổng hợp đưa ra mô hình lượng giá và phân tích
kết quả trong nghiên cứu.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI
MÔI TRƯỜNG DO TRÀN DẦU GÂY RA
1.1 SỰ CỐ TRÀN DẦU
I.1.1 Khái niệm sự cố tràn dầu
Tràn dầu là một sự cố xảy ra khi có một hành động vô tình hoặc có chủ đích làm
thoát dầu ra môi trường, thông qua các hoạt động của con người như khoan tìm dầu, sản
xuất, dự trữ, vận chuyển dầu và quản lý chất thải từ dầu.

I.1.2 Đặc tính của dầu tràn
Khi dầu tràn ra khỏi tàu, chúng vẫn còn ấm và dễ dàng nổi trên bề mặt nước, chỉ có
một số ít là tan ra, còn lại sẽ lạnh đi cho đến khi bằng với nhiệt độ của nước. Sau đó
chúng đông đặc dần dần thành các “quả bóng hắc ín” (tar balls) có kích thước rất nhỏ
hoặc chìm vào các cột nước hoặc nổi lên trên mặt nước. Nếu không có vật cản hoặc rào
chắn, dầu sẽ nhanh chóng lan rộng. Dầu càng nhẹ hoặc càng ít đậm đặc thì lan càng
nhanh và hình thành lớp mỏng, óng ánh trên mặt nước. Dòng nước hoặc gió càng mạnh
càng làm cho vết dầu loang lan càng nhanh. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng lan
dầu, dầu lạnh sẽ phân tán nhanh hơn dầu nóng.
Loại dầu khác nhau thì có phản ứng khác nhau trong nước. Các loại dầu nhẹ như dầu
hoả, dầu diezen thì bay hơi tương đối nhanh, chỉ tồn tại trong môi trường một vài ngày
nhưng dễ gây cháy, nổ. Các loại dầu này gây nguy hiểm khi con người hít phải chúng
hoặc đưa lên da, đồng thời chúng có thể gây tổn hại hoặc giết chết nhiều loài động, thực
vật khi tiếp xúc với chúng. Ít độc hơn là các loại dầu nặng như dầu than được dùng làm
nhiên liệu cho tàu. Với đặc điểm là dầy, đen và dính, chúng bay hơi chậm, tồn tại trong
nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm. Chúng đặc biệt có hại đối với chim
nước và một số loài chim khác. Nằm giữa hai loại trên là dầu trung bình, chúng tồn tại
trong môi trường trong những khoảng thời gian khác nhau với nhiều mức độ độc khác
nhau.
Dầu ở đây cũng được hiểu là các loại nguyên liệu khác nhau như dầu thô, sản phẩm
hoặc bán sản phẩm dầu tinh chế, đồ phế thải có dầu, dầu lẫn trong chất thải, bỏ bì chứa
dầu. Sự cố tràn dầu và tác động của nó khác nhau do phụ thuộc vào chủng loại và lượng
dầu tràn ra.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I.1.3 Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu
Dầu bị tràn ra khi ống dẫn dầu bị vỡ, giếng dầu phun trào, các tàu va chạm hoặc
chạy vòng quanh, các thùng ngầm chứa dầu bị rò rỉ hoặc liên quan đến các thiết bị lọc.
Tràn dầu cũng có thể xảy ra do lỗi của con người, tính bất cẩn, làm vỡ thiết bị, hoặc cố

ý (ví dụ: thuỷ thủ các tầu cố ý bơm nước bẩn ở đáy tàu ra biển), do hành động phá hoại
của bọn khủng bố, khi đất nước có chiến tranh, do thiên tai như lốc, bão hay do dầu tự
nhiên thấm qua tầng đáy đại dương.
Gây được sự quan tâm nhất của cộng đồng và giới truyền thông là các vụ tràn dầu từ
tầu chở dầu. Chúng thải đồng thời một lượng lớn các hydrocacbon vào trong nước và
thường gây thiệt hại trên diện rộng đối với các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, vì
không xảy ra thường xuyên nên các vụ tràn dầu lớn chỉ chiếm khoảng 5% lượng ô
nhiễm dầu ở biển. Thường các nguồn nhỏ lại gây ô nhiễm nhiều hơn, như nước nhiễm
dầu từ trên đường hoặc từ các bãi đỗ xe.
Theo Smithsonian Institution, các nguồn chính gây ô nhiễm dầu trong môi trường,
được xếp theo thứ tự sau:
• Dầu động cơ và nước nhiễm dầu chảy ra từ đất và chất thải công nghiệp.
• Các hoạt động trên tàu như rửa đáy tàu
• Ô nhiễm trong không khí
• Rò rỉ tự nhiên
• Các vụ tràn dầu lớn
• Các hoạt động khoan dầu ngoài khơi.
I.1.4 Các tác động của tràn dầu
Tràn dầu là một loại sự cố môi trường do thiên nhiên hoặc con người (do lỗi vô ý
hoặc cố ý) gây ra. Cũng giống nhiều loại thiên tai (bão, lũ, sóng thần…), sự cố tràn dầu
tác động đến cả ba mặt: kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên cách phân chia các loại
tác động này không tuyệt đối vì cả ba mặt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
đến một mặt sẽ ảnh hưởng đến các mặt còn lại.
I.1.4.1 Tác động môi trường
Tác động môi trường của sự cố tràn dầu được xem xét dưới hai khía cạnh là tác
động sinh học và tác động địa chất.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Tác động sinh học

Tràn dầu xảy ra thường gây tác động lên động vật hoang dã, các loài thuỷ, hải sản và
hệ sinh thái ven biển.
Sinh vật phù du
Sinh vật phù du đóng một vai trò quan trọng đối với sức sản xuất của các đại dương,
là nơi tạm trú cho trứng và ấu trùng của các loài cá, động vật có vú, động vật đáy biển
và các sinh vật ven bờ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính ảnh hưởng gây độc của sự
cố tràn dầu đối với chức năng của sinh vật phù du đã để lại những thiệt hại môi trường
trong dài hạn.
Chim biển
Chim biển là một trong những loài dễ bị tác động nhất khi sự cố tràn dầu xảy ra vì
chúng thường lặn xuống biển kiếm thức ăn hoặc tụ tập với số lượng đông trên mặt biển.
Mặc dù dầu đi vào cơ thể loài động vật này do chúng rỉa lông để tự làm sạch nhưng
nguyên nhân chủ yếu gây chết là do chúng bị ướt, đói và mất thân nhiệt vì lông bị dính
dầu. Mặc dù đã cố gắng làm sạch cơ thể và phục hồi sau mỗi sự cố tràn dầu nhưng chỉ
một phần ít các loài chim bị dính dầu có thể sống khi đã lau sạch dầu và càng hiếm con
có thể sinh đẻ trở lại. Chim cánh cụt là một ngoại lệ vì chúng có sức đề kháng tốt hơn
các loài chim khác. Nhiều loài cá còn bị thu hút do dầu có màu giống thức ăn trôi nổi.
Điều này gây nguy hiểm đối với nhiều loại chim biển vì dầu thu hút từng đàn cá và chim
biển sẽ lặn qua vết dầu loang đó để bắt cá. Chim biển bị chết nhiều trong các vụ tràn dầu
và số lượng con sinh đẻ cũng giảm đáng kể. Nhiều loài trong số đó phản ứng lại sự suy
giảm này bằng cách đẻ nhiều trứng hơn, đẻ thường xuyên hơn và tham gia đẻ sớm hơn.
Mặc dù quá trình phục hồi mất một vài năm và phụ thuộc vào các yếu tố khác như
nguồn thức ăn nhưng sự phản ứng trên cũng hỗ trợ phần nào cho quá trình phục hồi.
Động vật có vú
Cá voi, cá heo và hải cẩu ở ngoài biển thường không gặp nguy hiểm khi sự cố tràn
dầu xẩy ra. Tuy nhiên, nhiều loài thường đẻ trên bờ (như chó biển và rái cá) lại dễ gặp
phải dầu tràn. Các loài động vật điều tiết nhiệt độ cơ thể nhờ bộ lông sẽ bị ảnh hưởng
nhiều nhất vì nếu lông bị phủ dầu, chúng có thể chết do nhiệt độ cơ thể quá thấp hoặc
quá cao tùy vào từng mùa.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46

6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Động vật ven bờ
So với các bộ phận khác của môi trường biển, bờ biền thường chịu nhiều tác động
nhất của sự cố tràn dầu vì đây là nơi dầu thường tích tụ lại. Tuy nhiên, nhiều loài động,
thực vật ven bờ lại thường rất cứng do chúng phải đối diện với những đợt sóng mạnh,
đợt gió khô, nhiệt độ cao, mưa to và nhiều áp lực khác từ thiên nhiên. Chính sự chịu
đựng này đã mang lại cho sinh vật ven biển khả năng chống chịu và phục hồi cao từ
những tác động của dầu tràn. Các loài cá trưởng thành sống gần bờ và cá còn nhỏ sống
ở vùng nước sâu thường gặp nguy hiểm hơn đối với ô nhiễm từ dầu hoà tan.
Hệ sinh thái ven biển
Tràn dầu tác động đến cửa sông, rặng san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn, đây đều là
nơi cư trú của nhiều loại cá, loài giáp xác. Ở vùng nhiệt đới, các đầm lầy với loại cây
đước vừa cung cấp nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật vừa có chức năng bảo vệ vùng ven
biển. Loài cây đước tạo thành một khung chắn đôi lúc làm nhiều loài cư trú bị chết do
dầu tràn. Thiệt hại sẽ nghiêm trọng hơn khi dầu làm nghẹt thở các rễ cây hoặc loại dầu
có tính độc thẩm thấu qua lớp trầm tích. Điều này khiến cây đước chết nhiều, đặc biệt là
những cây trên 50 năm tuổi thì phải mất đến hàng chục năm mới khôi phục lại được tính
đa dạng và năng suất như ban đầu.
 Tác động địa chất
Dầu tích tụ trên bờ biển không dễ bị di chuyển bởi sóng biển và thuỷ triều. Những
môi trường năng lượng thấp (đầm lầy, thềm sóng) dễ bị ảnh hưởng nhất đối với những
thiệt hại dài hạn còn những vùng biển nhiều đá chắn sóng thì thường ít bị tác động hơn.
Mặc dù nhẹ hơn nước, nhưng dầu có thể chìm xuống đáy thông qua các loài sinh vật
hoặc thiết bị khai thác khoáng sản. Các khoáng chất có đất sét mà hút hydro cacbon sẽ
giữ dầu và được dòng nước mang đi. Do đó, ô nhiễm đáy biển có thể vượt quá diện tích
dầu tràn ban đầu. Hơn nữa, những chất lắng cặn chứa dầu tồn tại trong thời gian dài vì
dầu thường rất ổn định trong môi trường này.
I.1.4.2 Tác động kinh tế
Tràn dầu thường tạo ra những tác động kinh tế nghiêm trọng đối với các hoạt động

vùng biển và các đối tượng khai thác tài nguyên của biển. Do tính đa dạng, dễ biến đổi
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
và rất nhạy cảm đối với ô nhiễm dầu của hệ sinh vật, các hợp chất hoá học của dầu dễ
gây ảnh hưởng có tính phá huỷ lên sinh vật ven biển.
Khi xảy ra tràn dầu, nhiều loài cá và sinh vật sống ở biển sẽ chết và do đó tác động
đến ngành hải sản. Nhiều ngư dân không bán được cá buộc lòng phải dời đi nơi khác
kiếm kế sinh nhai.
Tràn dầu có thể gây mất lòng tin vào thị trường do người dân trong vùng không sẵn
lòng mua hải sản nữa bất chấp hải sản vùng đó có thực sự bị hư hại do tràn dầu hay
không. Thậm chí khi xẩy ra tràn dầu thì có thể còn cấm các hoạt động đánh bắt, thu
hoạch các loại sản phẩm từ biển vừa để duy trì lòng tin vào thị trường vừa bảo vệ thiết
bị và con người khỏi ô nhiễm dầu. Điều này có thể hạn chế đầu vào của một số ngành
liên quan khác.
Ngoài ra việc gây ô nhiễm các bờ biển đẹp cũng là một trong những đặc điểm chung
của các vụ tràn dầu, điều này ngăn cản các hoạt động giải trí như tắm nắng, đi thuyền,
câu cá hay lặn dưới biển. Các chủ nhà hàng, khách sạn và những người có nguồn thu
nhập từ các dịch vụ du lịch cũng bị tạm thời bị tác động. Mọi sự xáo trộn đối với cuộc
sống và nhu cầu giải trí khu vực ven biển chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng khi bờ
biển đã được làm sạch thì vấn đề là làm thế nào để lấy lại lòng tin của người dân.
Đặc biệt là đối với các ngành hoạt động dựa vào nguồn nước sạch sẽ bị ảnh hưởng
bất lợi do tràn dầu. Các nhà máy điện và nhà máy khử muối cần một lượng lớn nước
làm đầu vào nên đặc biệt gặp nguy hiểm, nhất là ống dẫn nước vào mà càng gần mặt
nước biển thì càng dễ hút vào lượng dầu trôi nổi. Hoạt động của các ngành công nghiệp
ven biển khác như đóng tàu, cảng biển và bến tàu cũng có thể bị tác động bởi tràn dầu
và các hoạt động làm sạch sau đó.
Một sự cố tràn dầu có thể trực tiếp gây tổn hại đến tàu, thuyền và các dụng cụ đánh
bắt và thu hoạch các loài động, thực vật biển. Các dụng cụ nổi hay cố định trên mặt biển
sẽ bị ô nhiễm bởi dầu trôi nổi, còn các loại lưới, giỏ, dây câu do nằm phía dưới mặt

nước nên ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chúng đôi khi chịu tác động của dầu chìm hoặc dầu
tản mạn.
Nguyên nhân chung dẫn đến các thiệt hại kinh tế đối với ngư dân là do sự gián đoạn
mà dầu tràn cũng như các hoạt động làm sạch gây ra.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I.1.4.3 Tác động xã hội
Do dầu tràn có tác động khá nghiêm trọng lên môi trường và nhiều hoạt động kinh tế
ven biển nên gây ra những hậu quả về xã hội như: ảnh hưởng đến sinh kế, thu nhập của
người dân chài ven biển. Nhiều người phải rời đi nơi khác để kiếm sống, cuộc sống của
họ bị xáo trộn cùng với sự đi xuống của nhiều ngành kinh tế ven biển đã trực tiếp tác
động lên sự ổn định kinh tế, xã hội.
Nhiều bãi biển đẹp, thậm chí là các danh lam, di tích lịch sử bị mất hình ảnh do ô
nhiễm dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị văn hoá địa phương.
Nghiêm trọng hơn nữa là các tác động của tràn dầu đối với sức khoẻ của con người.
Điều này tạo nên khoản chi phí lớn đối với xã hội. Ô nhiễm đối với các loại dầu đốt có
thể gây ra chứng viêm da, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Ăn cá, tôm cua bị nhiễm
dầu dễ gây rối loạn đường ruột và một số bệnh khác. Mùi độc có thể gây các bệnh về
mắt, mũi, miệng và phổi. Các thành phần nhẹ hơn của xăng là benzen, toluene thì độc
hơn nhưng dễ bay hơi và biến mất rất nhanh. Chúng gây hại đối với các mô máu của
con người. Các thành phần nặng hơn của dầu thô như hydrô thơm nhiều nhân (PHAs –
Polynuclear Aromatic Hydrocarbon) thì ít độc hơn, tồn tại trong môi trường lâu hơn các
thành phần dễ bay hơi nhưng chúng lại có tác hại lớn nhất.
Tác động của một sự cố tràn dầu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Loại dầu
Nhìn chung, các loại dầu tinh chế (xăng, diezel) và dầu thô có tính chất nhẹ thường
tồn tại trên mặt biển trong thời gian ngắn do chứa nhiều thành phần dễ bay hơi. Chúng
thường phân tán và biến mất một cách tự nhiên. Trong khi đó, những loại dầu thô nặng
và dầu nhiên liệu nặng lại tồn tại rất lâu do chứa phần lớn thành phần không bay hơi.

Những loại dầu này dễ phân tán rộng hơn từ điểm xảy ra sự cố và vì vậy việc làm sạch
loại dầu nặng trên phạm vi rộng sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với dầu nhẹ.
Thiệt hại do tràn dầu gây ra cũng khác nhau đối với từng loại dầu. Những sản phẩm
dầu tinh nhẹ thường tạo nguy cơ cháy, nổ cao khi sự cố xảy ra trong ranh giới nhất định
và có thể gây thiệt hại cho nhiều đối tượng, ví dụ như khu vực cảng hay các ngành gần
ranh giới đó. Những loại dầu này thường độc hơn dầu nặng. Nhiều loài động thực vật
biển bị chết do nước biển chứa nồng độ dầu nhẹ quá cao. Tuy nhiên, những tác động
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
này mang tính cục bộ và ngắn hạn vì thành phần độc trong dầu nhẹ thường bay hơi rất
nhanh.
Dầu thô và dầu nhiên liệu nặng thường ít độc hơn nhưng cũng đe doạ các loài chim
biển và nhiều động vật hoang dã khác. Các khu vực giải trí, phương tiện ngành thuỷ sản
và nhiều đối tượng khác có thể bị nhiễm dầu do tính tồn tại lâu trên mặt nước của
chúng. Hơn nữa, với mật độ lớn, dầu nặng dễ chìm và gây ô nhiễm dài hạn đối với đáy
biển.
• Lượng dầu tràn
Lượng dầu tràn rõ ràng là một yếu tố quyết định mức độ tác động của sự cố. Do đo,
nếu các yếu tố khác không đổi, 100.000 tấn dầu tràn sẽ tác động lớn hơn, gây thiệt hại
nhiều hơn và tạo chi phí cao hơn nhiều so với 10.000 tấn.
• Các đặc tính về vật lý, sinh học và kinh tế của khu vực bị dầu tràn
Tất cả các loại dầu, khi tồn tại trên biển đủ lâu, chúng sẽ tự biến mất qua các quá
trình tự nhiên. Khi sự cố tràn dầu xảy ra tại khu vực cách xa bờ biển thì dễ dàng kiểm
soát được sự di chuyển và biến mất của nó, do đó đưa ra được những biện pháp ứng phó
kịp thời. Nhưng cũng loại dầu và lượng dầu tương tự bị tràn ra gần khu vực bờ biển
nhạy cảm sẽ có tác động đáng kể lên các hoạt động du lịch, thuỷ sản và nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên môi trường khác. Khi đó, tổng thiệt hại từ sự cố cao hơn nhiều.
Các đặc tính vật lý tại nơi diễn ra sự cố tràn dầu (kiểu gió phổ biến, biến thiên của
thuỷ triều, dòng chảy và độ sâu của nước..) cũng quyết định một phần đối với ô nhiễm

bờ biển.
Các yếu tố kinh tế - xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng chịu tác động của
sự cố tràn dầu khác nhau trong một nước và giữa các nước với nhau. Nhiều khu vực
được đánh giá là có tầm quan trọng quốc gia, thậm chí là quốc tế về ngành thuỷ hải sản,
về du lịch hoặc về các hoạt động bảo tồn trong khi một số khu vực chỉ có tầm quan
trọng địa phương.
• Thời điểm trong năm
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mùa khác nhau cũng khiến cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên có độ nhạy cảm
khác nhau đối với tác động của ô nhiễm dầu tràn. Do đó, thiệt hại về kinh tế và môi
trường cũng có sự khác nhau.
• Tính hiệu quả của các biện pháp làm sạch
Các hoạt động làm sạch cần phải được đánh giá trước khi tiến hành để đảm bảo rằng
chúng không gây ra sự thay đối lớn đối với khu vực chịu tác động của dầu tràn. Trên
thực tế, nhiều hoạt động tỏ ra không hiệu quả, còn gây thêm thiệt hại đối với nguồn tài
nguyên thiên nhiên, hoặc chi phí làm sạch vượt quá lợi ích của hoạt động.
Các bãi biển giải trí ngay trước và trong mùa du lịch cần phải được làm sạch nhanh
chóng để tối thiểu hoá tổn thất về thu nhập của các chủ khách sạn và các đối tượng hoạt
động du lịch khác. Mặt khác, những khu vực như đầm lầy, rừng ngập mặn có giá trị sinh
thái cao thì việc để chúng làm sạch tự nhiên sẽ tốt hơn bởi chúng thường rất nhạy cảm
với những ảnh hưởng của hoạt động làm sạch.
1.2 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM HAY SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm hay sự cố môi trường cũng chính là việc
lượng giá giá trị kinh tế của các hàng hoá, dịch vụ môi trường bị suy giảm (mất đi) do
chịu tác động của ô nhiễm hay sự cố môi trường đó.
1.2.1 Khái niệm về giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của một tài sản tự nhiên hay nhân tạo hoặc dịch vụ/chức năng mà tài

sản đó cung cấp là tổng lợi ích hiện tại và tương lai của tài sản đó (hoặc dịch vụ/chức
năng của nó). Tuy nhiên, nhiều hàng hoá và dịch vụ nói trên không được trao đổi, mua
bán trong nền kinh tế thị trường (không có giá). Giá trị kinh tế có thể được dùng để nhận
dạng và đo lường giá trị. Mặc dù nhiều loại giá trị khác cũng rất quan trọng nhưng giá
trị kinh tế thường được cân nhắc nhiều nhất khi đưa ra các lựa chọn về kinh tế liên quan
đến sự đánh đổi trong việc phân bổ nguồn tài nguyên.
Tổng giá trị kinh tế là khái niệm được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn
diện về giá trị hàng hoá môi trường mà sự nhìn nhận đó không chỉ bao gồm những giá
trị trực tiếp có thể lượng hoá được mà còn cả những giá trị gián tiếp - những giá trị ẩn
khó nhìn thấy nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các nhà khoa học đã phân tích TEV theo nhiều cách khác nhau. Callan (2000) cho
rằng:
Tổng giá trị = Giá trị sử dụng + Giá trị tồn tại
(trực tiếp và gián tiếp) (tiêu dùng của người khác
và giữ gìn cho thế hệ tương lai)
Theo Tom Tietenberg: TEV = UV + OV + NUV
Trong đó: UV là giá trị sử dụng
OV là giá trị tuỳ chọn
NUV là giá trị không sử dụng
Như vậy, các nhà kinh tế học môi trường đã làm được rất nhiều khi phân loại giá
trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trường thiên nhiên. Tuy vấn đề thuật
ngữ vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng nhìn chung họ đều dựa trên cơ sở sự
tương tác giữa con người (người định ra giá trị) và môi trường (vật được đánh giá).
Theo nguyên tắc, để đo lường TEV các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa
giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng, và TEV đã được khái quát hoá bằng công thức
sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)


Hình 1.1: Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.
- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.
- NUV (Nonuse values) là giá trị không sử dụng.
- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá tị để lại.
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
TEV
NUVN
UVUV
UV
UV
DUV IUV OV BV EXV
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- EXV (Existen values) là giá trị tồn tại.
Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng môi trường, trên thực tế nó bao
gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung cấp mà
chúng ta có thể tính được về giá cả và khối lượng trên thị trường.
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh
thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường, hay nói cách khác đây là các chức năng
môi trường cơ bản gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và và lợi ích của mọi người.
Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn lực
hoặc một phần sử dụng nguồn lực đó, để sử dụng cho tương lai. Đây là giá trị do nhận
thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị này không có tính thống
nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó. Tuy

nhiên trong một số trường hợp ranh giới giữa giá trị tuỳ chọn và giá trị không sử dụng là
không rõ ràng.
Giá trị không sử dụng thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của
sự vật, không liên quan đến việc sử dụng thực tế hoặc thậm chí việc lựa chọn sự vật
này. Tuy nhiên, thay vào đó, những giá trị này thường liên quan nhiều về lợi ích của con
người. Giá trị không sử dụng bao gồm:
Giá trị tuỳ thuộc (giá trị để lại) phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong một hàm nhiều
biến và có thể có sự thay đổi trên cơ sở phát hiện của khoa học cũng như nhận thức của
con người. Một số người biệt hoá giá trị tuỳ thuộc là giá trị của việc để lại các giá trị sử
dụng và phi sử dụng cho con cháu. Những người khác đưa cả giá trị tuỳ chọn và giá trị
tồn tại vào trong dạng giá trị này.
Giá trị tồn tại: xuất phát từ nhận thức của con người về tài nguyên và môi trường
mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về
mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà kể cả lâu dài buộc người ta phải duy trì giống loài
đó bằng mọi giá. Trong việc tính toán giá trị này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn
nhưng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.
Như vậy, trong giá trị của một hệ sinh thái ngoài những giá trị trực tiếp và giá trị
gián tiếp có thể nhìn thấy thì đối với giá trị tuỳ chọn, giá trị tuỳ thuộc và giá trị tồn tại
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đòi hỏi chúng ta phải có những cách nhìn nhận hết sức nhạy cảm và linh hoạt, phụ thuộc
vào ý nghĩa của những giá trị này đối với con người, đối với hoạt động kinh tế. Đó là lý
do các nhà kinh tế học môi trường không ngừng hoàn thiện về phương pháp luận và
phương pháp tiếp cận để nhìn một cách toàn diện TEV của một khu rừng, một hệ sinh
thái. Từ đó tư vấn chính xác cho các nhà hoạch định chính sách phương án sử dụng hợp
lý.
Lý thuyết về lượng giá kinh tế dựa trên sự ưa thích và lựa chọn cá nhân. Mọi người
thường biểu lộ sự ưa thích của mình thông qua việc đưa ra những lựa chọn và đánh đổi
với sự ràng buộc về thu nhập hoặc thời gian.

1.2.2 Mục đích của lượng giá kinh tế môi trường
Mục đích của lượng giá hàng hoá môi trường (EEV) là nhằm tăng cường mối liên
kết giữa môi trường và kinh tế. Trước đây nếu kinh tế và môi trường được xem là tách
biệt, riêng rẽ thì giờ đây, chúng dường như có mối quan hệ qua lại khá chặt chẽ với
nhau. Phát triển bền vững về sinh thái đòi hỏi phải có sự lồng ghép các vấn đề về môi
trường, kinh tế và xã hội. Việc áp dụng lượng giá kinh tế cho các tài sản môi trường
thông qua các kỹ thuật kinh tế khác nhau là một trong những cách thức nhằm tăng
cường việc lồng ghép này.
Lượng giá các giá trị môi trường (thể hiện bằng đơn vị tiền tệ) có thể được sử dụng
nhằm:
- Lập luận và quyết định phân bổ nguồn tài chính công cho việc bảo tồn, dự trữ
hoặc phục hồi môi trường,
- So sánh lợi ích của các dự án thay thế được đề xuất; và
- Tối đa hoá lợi ích môi trường trên một đồng chi phí.
1.2.3 Sơ lược về các phương pháp lượng giá
1.2.3.1 Phương pháp giá thị trường (Market price method)
Phương pháp giá thị trường ước lượng giá trị kinh tế các hàng hoá hoặc dịch vụ môi
trường được mua bán, trao đổi trên thị trường. Phương pháp này dựa trên việc quan sát
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sự thay đổi trong giá của hàng hoá, dịch vụ được trao đổi trên thị trường với một sự thay
đổi trong chất lượng môi trường. Ví dụ như sự thay đổi năng suất của thuỷ, hải sản do
có sự thay đổi của chất lượng nước. Phương pháp giá thị trường cũng có thể dựa trên
phương pháp phụ thuộc vào hàm sản xuất (production-based method) hoặc phương pháp
phụ thuộc vào chi tiêu (expenditure-based method).
1.2.3.2 Phương pháp vốn con người và phương pháp liều lượng-đáp ứng (Dose-
response and human capital methods)
Phương pháp liều lượng đáp ứng được sử dụng để xác định sự thay đổi trong giá trị
bằng tiền do sự thay đổi trong hàng hoá môi trường, ví dụ như tổn thất trong sản xuất do

thuỷ, hải sản bị tác động của ô nhiễm nước.
Phương pháp vốn con người xác định trước những khoản thu nhập và chi phí sức
khoẻ để lượng giá thiệt hại môi trường, như tác động của ô nhiễm không khí lên sức
khoẻ.
1.2.3.3 Phương pháp chi phí phòng ngừa và phương pháp chi phí thay thế
(Preventive cost, replacement cost methods)
Phương pháp chi phí phòng ngừa và chi phí thay thế nhằm lượng giá giá trị của dịch
vụ sinh thái dựa trên chi phí để tránh những thiệt hại do mất đi dịch vụ sinh thái, chi phí
thay thế các dịch vụ sinh thái hoặc chi phí để cung cấp các dịch vụ thay thế khác. Các
phương pháp này không cung cấp những biện pháp đo lường giá trị kinh tế dựa trên sự
sẵn lòng chi trả của con người cho một hàng hoá, dịch vụ mà dựa trên giả thiết rằng nếu
người dân phải chịu chi phí để tránh những tổn thất do mất dịch vụ sinh thái hoặc chi
phí để thay thế các dịch vụ đó, thì các dịch vụ đó đáng giá ít nhất bằng khoản chi phí mà
người đó phải bỏ ra kể trên. Do đó, các phương pháp này được áp dụng thích hợp nhất
trong trường hợp thực sự đã có biện pháp phòng ngừa thiệt hại hoặc thực tế đã chi tiêu
để thay thế dịch vụ.
Các trường hợp đó bao gồm:
- Lượng giá chất lượng nước được cải thiện thông qua việc đo lường chi phí kiểm
soát lượng phát thải;
- Lượng giá các dịch vụ chống xói mòn đất của một khu rừng hoặc đất ngập nước
bằng việc đo lường chi phí di chuyển đất bồi lắng khỏi khu vực hạ nguồn;
Vũ Thị Hoàng Vân – Kinh tế Môi trường 46
15

×