Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

luận văn: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 160 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM THÀNH KHÁNH



TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC







THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


PHẠM THÀNH KHÁNH


TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
Mã số: 60 14 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHAN THANH LONG


THÁI NGUYÊN – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Thanh Long, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục
trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, những ngƣời đã góp ý kiến quý báu
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp cùng các
đồng chí cán bộ Đoàn Thanh niên và sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
Thái Bình, nơi tôi đang công tác đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp và khoá học.
Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đối với gia đình tôi, bạn bè,
những ngƣời đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi làm
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Phạm Thành Khánh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Câu lạc bộ
CLB
Cao đẳng

Cán bộ phong trào
CBPT
Chất lƣợng giáo dục
CLGD
Công nghiệp hoá
CNH
Đại học

ĐH
Cao đẳng sƣ phạm
CĐSP
Cục xuất bản
CXB
Đoàn thể
ĐT
Giáo dục - đào tạo
GD - ĐT
Giáo dục đại học
GDĐH
Giảng viên
GV
Hiện đại hoá
HĐH
Hoạt động phong trào
HĐPT
Kỹ năng
KN
Khoa học kỹ thuật
KHKT
Nhà xuất bản
NXB
Nhà xuất bản giáo dục
NXBGD
Sinh viên
SV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Đóng góp của luận văn 5
9. Cấu trúc của luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHONG TRÀO CHO SINH VIÊN TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1 Khái niệm tổ chức 12
1.2.2 Khái niệm HĐPT 12
1.2.3 Khái niệm tổ chức HĐPT 15
1.3 HĐPT với sự phát triển nhân cách cho sinh viên trong trƣờng cao đẳng 16
1.3.1 Những đặc điểm cơ bản trong sự phát triển tâm lý của sinh viên 16
1.3.2 Vai trò của HĐPT đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.3.3 Nhiệm vụ của HĐPT 39
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tổ chức HĐPT trong trƣờng đại học 40
1.4.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục đại học liên quan đến HĐPT 40
1.4.2 Nhận thức của các lực lƣợng giáo dục 42
1.4.3 Năng lực của ngƣời tổ chức HĐPT 42
1.4.4 Nội dung chƣơng trình của HĐPT 43

1.4.5 Hình thức tổ chức HĐPT 43
1.4.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của HĐPT 43
1.4.7 Các điều kiện để tổ chức HĐPT đạt hiệu quả 44
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HĐPT CHO SINH
VIÊN TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH
2.1 Mục đích, đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp khảo sát 46
2.1.1 Mục đích khảo sát 46
2.1.2 Đối tƣợng khảo sát 46
2.1.3 Nội dung khảo sát 47
2.1.4 Tiêu chí đánh giá và thang đo 47
2.2 Vài nét về quá trình trƣởng thành và phát triển của trƣờng CĐSP TB 48
2.3 Thực trạng HĐPT cho sinh viên trƣờng CĐSPTB 51
2.3.1 Đánh giá về mức độ tổ chức các HĐPT cho sinh viên trong trƣờng
CĐSPTB 52
2.3.2 Đánh giá về quy mô tổ chức các HĐPT cho SV trong trƣờng CĐSPTB 59
2.3.3 Đánh giá về hình thức tổ chức HĐPT cho SV trong trƣờng CĐSPTB 63
2.3.4 Thực trạng các lực lƣợng tổ chức HĐPT cho SV trong trƣờng CĐSPTB 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.3.5 Tìm hiểu mức độ tham gia của SV vào các HĐPT do nhà trƣờng tổ chức 69
2.4 Khảo sát thực trạng biện pháp tổ chức HĐPT cho SV trong trƣờng
CĐSPTB 71
2.4.1 Nhận thức của các lực lƣợng về tính cần thiết sử dụng biện pháp tổ chức 71
2.4.2 Đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức HĐPT 75
2.4.3 Đánh giá về ƣu, nhƣợc điểm của các biện pháp tổ chức HĐPT trong
trƣờng CĐSPTB 77
2.4.4 Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả triển khai các biện pháp tổ
chức HĐPT 78
2.5 Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân 80
2.5.1 Đánh giá chung về thực trạng 80

2.5.2 Nguyên nhân của thực trạng 81
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HĐPT CHO SINH VIÊN TRONG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM THÁI BÌNH
3.1 Những nguyên tắc xây dựng các biện pháp 83
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học 83
3.1.2 Nguyên tắc tổ chức HĐPT phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý SV 84
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự huy động các chủ thể cùng tham gia 84
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính xung kích, chủ động sáng tạo 85
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp tổ chức HĐPT 85
3.1.6. Đảm báo tính giáo dục cao 85
3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên 86
3.2.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên 86
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.3 Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho công tác tổ chức HĐPT 92
3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thƣởng cho sinh viên tích cực 93
3.2.5 Biện pháp 5: Bồi dƣỡng, tập huấn năng lực cho cán bộ tổ chức HĐPT 95
3.2.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền kế hoạch hoạt động đến các lực lƣợng 96
3.2.7 Biện pháp 7: Phát huy tính tích cực và chủ động của sinh viên 98
3.2.8 Biện pháp 8: Xã hội hoá HĐPT cho sinh viên 99
3.2.9 Biện pháp 9: Chƣơng trình hoá, Đa dạng hoá hình thức tổ chức HĐPT 100
3.3 Khảo nghiệm các biện pháp tổ chức HĐPT 106
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 106
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 106
3.3.3 Đối tƣợng khảo nghiệm 106
3.3.4 Tiến trình khảo nghiệm 106
3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận 115

II. Kiến nghị 116
1. Đối với trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình 116
2. Đối với các khoa, bộ môn 116
3. Đối với các lớp, chi đoàn, chi hội 117
4. Đối với cán bộ phong trào 117
5. Đối với giảng viên 117
6. Đối với sinh viên 117
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình 50
Bảng 2.1 Đánh giá về mức độ tổ chức các HĐPT 52
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về quy mô các HĐPT tổ chức ở cấp trƣờng 59
Biểu đồ 2.2 Đánh giá về quy mô các HĐPT tổ chức ở cấp khoa 61
Biểu đồ 2.3 Đánh giá về quy mô các HĐPT tổ chức ở cấp lớp 62
Biểu đồ 2.4. Đánh giá về tính phong phú của các HĐPT 64
Biểu đồ 2.5. Đánh giá về tính đơn điệu của các HĐPT 65
Biểu đồ 2.6. Đánh giá về thực trạng lực lƣợng tổ chức các HĐPT 67
Biểu đồ 2.7 Đánh giá về mức độ tham gia của sinh viên vào HĐPT 69
Biểu đồ 2.8 Đánh giá về tính cần thiết sử dụng các biện pháp tổ chức HĐPT 71
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của CBPT về tính cần thiết sử dụng các biện pháp tổ chức 73
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của SV về tính cần thiết sử dụng các biện pháp tổ chức 74
Biểu đồ 2.11. Đánh giá về mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức HĐPT 75
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm về tính phù hợp của các biện pháp 107
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính hiệu quả của các biện pháp 109
Biểu đồ 3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 111
Bảng 3.1. Đánh giá về nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp 112


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1: Thầy Hiệu trƣởng trong lễ khai giảng năm học 2007 - 2008
Ảnh 2: Đại diện ĐTN trƣờng nhận cớ lƣu niệm của Tỉnh Đoàn Thái Bình
Ảnh 3: Hoạt động của CLB khiêu vũ trong hội diễn văn nghệ 20/11/2008
Ảnh 4: Giải bóng đá sinh viên ( Tháng 10/2007)
Ảnh 5: Thầy, cô tham gia văn nghệ trong buổi giao lƣu văn nghệ 20/11/2008
Ảnh 6: Các thầy phòng Đào tạo tham gia văn nghệ 20/11/2008
Ảnh 7: Tiết mục của Thầy, cô giáo trong giao lƣu văn nghệ 20/11/2008
Ảnh 8: Văn nghệ chào mừng ngày 20/11/2008
Ảnh 9: Ảnh triển lãm tranh mùa thu do sinh viên tổ chức
Ảnh 10: Triển lãm Mỹ thuật do sinh viên tổ chức
Ảnh 10a: Sáng tác tranh với chủ đè " Khúc giao mùa" SV: Vũ Bình Nguyên
Ảnh 10b: Sáng tác tranh với chủ đề " Khúc giao mùa" SV: Mai Tiến Bộ
Ảnh 10c: Sáng tác tranh với chủ đề " Khúc giao mùa" SV: Nguyễn Ngọc
Ảnh 10d: Văn nghệ trong chủ đề " Khúc giao mùa" Tháng 11/2008
Ảnh 11: Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập ĐTNCS HCM
26/3/2009
Ảnh 12: Đêm giao lƣu văn nghệ chào mừng ngày thành lập ĐTNCS HCM
26/3/2009
Ảnh 13: Sự hƣởng ứng, động viên của Thầy, cô và tham gia của các em SV
trong đêm chào mừng ngày thành lập ĐTNCS HCM 26/3/2009
Ảnh 14: Đội TNXK trƣờng trong đêm liên hoan văn nghệ Lễ khai giảng năm
học 2009 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ảnh 15: Lễ khai giảng năm học 2009 - 2010
Ảnh 16: Hoạt động văn nghệ chào mừng khai giảng năm học 2009 - 2010 do
ĐTN trƣờng tổ chức
Ảnh 17: Hoạt động báo cáo tổng kết công tác NCKH của nhà trƣờng năm học

2009 - 2010
Ảnh 18: Đoàn TNCS HCM trƣờng trong lễ dâng hoa Thầy Chu Văn An
18/11/2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nƣớc đã xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", là
con đƣờng cơ bản để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Vai trò của
giáo dục, trong đó có giáo dục đại học là nhân tố quan trọng góp phần quyết
định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục góp phần vào công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Để đào tạo ra đƣợc những con ngƣời có kiến
thức, có các phẩm chất, năng động, thích ứng với sự phát triển của xã hội cần
có sự đóng góp của các lực lƣợng giáo dục và phải đƣợc tiến hành thông qua
nhiều hoạt động. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định: "Nhà trƣờng ngày
nay là nhà trƣờng hoạt động…Phƣơng pháp giáo dục bằng hoạt động…hoạt
động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa
trò - trò có một tác dụng lớn”.
Sinh viên là những ngƣời đang học tập, nghiên cứu tại các trƣờng cao
đẳng, đại học. Phần lớn các em sinh viên, học sinh đã và đang sinh hoạt tại các tổ
chức Đoàn TNCSHCM, Hội học sinh, sinh viên trong trƣờng học. Trong những
năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên trƣờng học đã có những chuyển
biến tích cực, đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trƣờng còn lúng túng
trong việc đƣa ra các mô hình hoạt động phù hợp, chƣa đƣa ra đƣợc các biện pháp
tổ chức hoạt động phong trào nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong trƣờng.
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình tiền thân là trƣờng Trung cấp Sƣ
phạm, ra đời tháng 10 - 1959. Đây là trƣờng trung cấp chuyên nghiệp đầu tiên
của tỉnh. Nhiệm vụ của trƣờng là: đào tạo giáo viên cấp 2, bồi dƣỡng kiến
thức văn hoá phổ thông cho cán bộ các ngành của tỉnh. Hơn 50 năm xây dựng

và phát triển, nhà trƣờng đã tích cực phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, bồi
dƣỡng văn hoá cho các cán bộ trong tỉnh, đã và đang góp phần tích cực vào sự
nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Bên cạnh việc giáo dục hành vi văn hoá, bồi dƣỡng kiến thức cho sinh
viên, trong những năm qua tổ chức Đoàn trong Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
Thái Bình đã thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động phong trào thu hút nhiều
sinh viên tham gia. Qua các hoạt động đã tạo nên môi trƣờng sƣ phạm lành
mạnh, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo của
nhà trƣờng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới giáo
dục đòi hỏi các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên phải có những biện
pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cho hoạt động phong trào trong
trƣờng. Thực tế, những hoạt động phong trào của nhà trƣờng mới chỉ tập
trung ở một số nội dung nhất định, hình thức còn đơn điệu, quy trình và cách
thức tổ chức còn hạn chế, dẫn đến tác dụng của các hoạt động này tới công tác
giáo dục đào tạo chƣa nhiều. Việc xây dựng và hoàn thiện các biện pháp tổ
chức hoạt động phong trào cho sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm
Thái Bình là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài: "Tổ chức hoạt động phong trào cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Thái Bình" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thiện các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Thái Bình, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn tổ chức các HĐPT cho sinh viên trong trƣờng Cao
đẳng sƣ phạm.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
4. Giả thuyết khoa học
HĐPT trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm bị chế ƣớc và chi phối bởi
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Nếu thiết lập đƣợc các biện
pháp tổ chức hợp lý, phát huy tốt các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục
những khó khăn trở ngại thì hiệu quả hoạt động HĐPT của sinh viên trong
trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm sẽ đƣợc nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức HĐPT cho sinh viên
trong trƣờng đại học, cao đẳng.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng các biện pháp tổ chức HĐPT cho
sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
5.3. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trong
trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình và tiến hành khảo nghiệm tính khả thi
và mức độ phù hợp của biện pháp này.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện các biện pháp tổ
chức HĐPT cho sinh viên của các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên
CSHCM trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đọc các tài liệu để phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các lý thuyết có
liên quan nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu, đồng
thời sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học định
hƣớng cho quá trình nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp này nhằm xem xét, phân tích các biện pháp,

cách thức tổ chức HĐPT cho sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái
Bình, đảm bảo tính chân thực, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng bộ phiếu câu hỏi để điều tra các đối
tƣợng là: Cán bộ quản lý, cán bộ tổ chức phong trào, giảng viên và sinh viên
các khoa, lớp. Thông qua đó để khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức HĐPT
cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Trực tiếp trao đổi với đại diện: Ban giám
hiệu; Cán bộ đoàn thể; Lãnh đạo các bộ phận và giảng viên, sinh viên trong
trƣờng để thấy rõ thực trạng các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên. Đồng
thời, chỉ ra đƣợc những nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức
HĐPT cho sinh viên trƣờng CĐSPTB.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tham
khảo ý kiến của một số nhà tổ chức và chuyên gia nghiên cứu về cách thức tổ
chức HĐPT cho sinh viên trong trƣờng đại học và cao đẳng, các nhà giáo dục
nhằm xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, xử lý số liệu, xây dựng biện pháp tổ
chức các HĐPT trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hiệu quả
các HĐPT do nhà trƣờng tổ chức cho sinh viên nhằm đánh giá, tổng kết kinh
nghiệm đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các biện pháp tổ chức các
HĐPT cho sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở các báo cáo tổng kết
đánh giá hiệu quả HĐPT cho sinh viên tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái
Bình trong 5 năm trở lại đây; Tham khảo ý kiến của đại diện Ban giám hiệu;
Cán bộ tổ chức HĐPT; Lãnh đạo các bộ phận và giảng viên, sinh viên nhà
trƣờng trong công tác tổ chức HĐPT cho sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ
phạm Thái Bình.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
để xử lý số liệu điều tra làm cơ sở cho các phân tích khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
8. Đóng góp của luận văn
Hoàn thiện hệ thống các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên của
Đoàn thanh niên trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng.
9. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐPT cho sinh viên trong
trƣờng Cao đẳng.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức HĐPT cho sinh viên trong trƣờng Cao
đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
Chƣơng 3: Các biện pháp tổ chức HĐPT cho sinh viên trong trƣờng
Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình.
Kết luận và kiến nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO
CHO SINH VIÊN TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1.Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền
đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài ngƣời.

Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân
tộc và nhân loại đƣợc kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài ngƣời
không ngừng tiến lên. Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạt động đƣợc tổ
chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chƣơng trình, kế hoạch, có nội dung,
phƣơng pháp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khẩn trƣơng và đã trở thành
động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài ngƣời.
Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con ngƣời. Mục
tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách ngƣời đƣợc
giáo dục (học sinh, sinh viên). Sự phát triển toàn diện nhân cách đó bao hàm
sự phát triển về thể chất, tâm trí và năng lực thực tiễn. Muốn đạt đƣợc mục
tiêu nêu trên thì giáo dục không chỉ khuôn gọn trong không gian trên giảng
đƣờng mà phải mở rộng trong không gian xã hội, tổ chức HĐPT là để hƣớng
đến các yêu cầu đó. Sinh viên không chỉ là khách thể mà cuối cùng phải là
chủ thể của quá trình giáo dục trong trƣờng đại học, cao đẳng. Việc giáo dục
không chỉ diễn ra trên lớp, mà còn phải thực hiện ở ngoài lớp, phải có phƣơng
thức phối hợp của nhiều lực lƣợng giáo dục, thông qua các hình thức học tập,
lao động, vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoài trời, tham quan, du lịch, hoạt động
trong môi trƣờng thiên nhiên, sinh hoạt tập thể…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Trong lịch sử giáo dục học đã từng có những lý luận và những quan
điểm thừa nhận vai trò chủ đạo của giáo dục. Nhà giáo dục Tiệp khắc vĩ đại
Jan Amôt Cômenxki (thế kỷ XVII) đã nói: "Dù cho tấm gƣơng có mờ mấy đi
chăng nữa chƣa chắc nó đã không phản chiếu đƣợc gì, dù cho cái bảng có sù
sì đến mấy chăng nữa, chƣa chắc đã không viết đƣợc gì trên đó". Muốn phát
triển một cách sáng tạo các tƣ tƣởng giáo dục trong quá khứ, tiếp cận với các
tƣ tƣởng giáo dục hiện đại, chúng ta cần kế thừa các thành tựu và kinh nghiệm
giáo dục trong lịch sử giáo dục của nhân loại:
Arixittôt là thuỷ tổ của nhiều ngành khoa học hiện nay nhƣ: Toán học, sinh

học, văn học, địa lý, thiên văn học, tâm lý học và giáo dục học. Ông để lại cho
nhân loại nhiều di sản giáo dục quý báu. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà trƣờng
Arixittôt khẳng định: Muốn giáo dục con ngƣời có hiệu quả cần xuất phát từ
những đặc điểm tự nhiên của con ngƣời và nhu cầu phát triển của con ngƣời.
Đêmôcơrit đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục lao động cho học
sinh. Ông đƣa ra nguyên tắc kết hợp giáo dục với lao động trong hoạt động
giáo dục, trong cuộc sống sinh hoạt của học sinh.
Các nhà giáo dục của Hy lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại những tƣ
tƣởng giáo dục rất tiến bộ. Đánh giá về họ, Các Mác viết: "Nếu không có chế
độ nô lệ, chƣa chắc đã có đế quốc La Mã, mà không có sự vững vàng của Hy
Lạp và đế quốc La Mã chƣa chắc đã có Châu Âu hiện nay".
J.A. Cômenxki ( 1592 - 1670) đƣợc coi là "Ông tổ của nền sƣ phạm cận
đại" đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục trên thế giới. Ông khẳng
định "Học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà con lĩnh hội
kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ" (14).
Quan điểm C. Mác (1818 - 1883) cho rằng: "Bản chất con ngƣời
không phải là cái gì trừu tƣợng vốn có, trong tính hiện thực của nó, bản chất
con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Ông cũng khẳng định hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
động thực tiễn, hoạt động lao động, hoạt động xã hội là yếu tố quyết định trực
tiếp quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Mác chỉ ra nguyên tắc để
giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện là: Kết hợp giữa các mặt giáo dục với
giáo dục lao động sản xuất, muốn kết hợp phải tiến hành giáo dục bách khoa.
V.I. Lênin (1870 – 1924) là ngƣời phát triển học thuyết của C. Mác và
F.Anghen, trong đó có học thuyết về giáo dục XHCN đã vận dụng phƣơng
thức giáo dục này vào thực tiễn và coi là một trong những nguyên tắc của
giáo dục XHCN. Trong bài phát biểu “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”
(1920), Ngƣời nói: “Chỉ có thể trở thành ngƣời cộng sản khi biết lao động và

hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân” [ 2 ].
N.K. Cơrupxkaia (1869 - 1939) - nhà giáo dục Xô viết vĩ đại. Bà đã vận
dụng phƣơng pháp luận Mác xít vào việc nghiên cứu khoa học giáo dục và đặt
nền móng phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội chủ nghĩa. Theo bà,
nguyên tắc giáo dục chung nhất là: Đảm bảo tính mục đích, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất một cách hợp lí, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục
tập thể. Bàn về nhiệm vụ giáo dục của tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu
niên tiền phong, bà yêu cầu các tổ chức này phải tiến hành nhiệm vụ giáo dục
thông qua các hoạt động của mình. Hình thức hoạt động: Đội chủ yếu hoạt
động thông qua vui chơi, thể dục, thể thao, hoạt động tập thể. Đoàn chủ yếu
thông qua lao động công ích, nghiên cứu khoa học.
Không chỉ dừng lại ở đánh giá cao vai trò của hoạt động ngoài lớp, hoạt
động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động trong môi trƣờng thiên nhiên, sự
kết hợp giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội mà
cao hơn nữa một số nhà giáo dục còn thử nghiệm giáo dục thông qua hoạt
động sản xuất, hoạt động trong tập thể nhƣ Petxtalozi, Robert Owen. Đặc biệt
A. X. Macarenco (1888 - 1939) - nhà giáo dục Xô viết vĩ đại. Ngƣời có công
làm một cuộc thử nghiệm giáo dục vĩ đại trong gần 20 năm trời ở "Trại lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
động Goocki và DecZinxki", đã thử nghiệm giáo dục cải tạo trẻ em phạm
pháp trong hoạt động xã hội, hoạt động trong tập thể vì tập thể, giáo dục trong
lao động, giáo dục bằng tiền đồ, viễn cảnh.
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng giáo dục trong nhà trƣờng kết hợp với giáo dục
ngoài nhà trƣờng, kết hợp giáo dục lao động sản xuất đã đƣợc nhiều nhà giáo
dục vĩ đại trên thế giới đề cập tới và thử nghiệm thành công. Hiện nay xu thế
phát triển giáo dục thế giới thể hiện qua tƣ tƣởng của UNESCO là: giáo dục
thƣờng xuyên, giáo dục suốt đời, giáo dục cho mọi ngƣời, giáo dục hƣớng tới
4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định

mình. Tƣ tƣởng này chỉ đƣợc thực hiện qua các hoạt động. Song muốn giáo
dục giúp cho sinh viên hƣớng đến 4 trụ cột trên, đòi hỏi giáo dục phải đƣợc
thực hiện với nhiều hình thức phong phú đa dạng, trong đó đặc biệt coi trong
hình thức HĐPT.
Tóm lại, giáo dục thông qua HĐPT là bí quyết thành công của sự nghiệp
giáo dục con ngƣời, là tƣ tƣởng cốt lõi của mọi thời đại. Song xây dựng kế hoạch
và tổ chức HĐPT nhƣ thế nào có hiệu quả nhất trong trƣờng đại học, cao đẳng
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đại học, cao đẳng đang trở thành một đòi
hỏi cấp thiết hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau
của HĐPT nhƣ:
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của HĐPT tới hiệu quả giáo dục một mặt nào đó
trong nhân cách nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục lý
tƣởng…
- Nghiên cứu về giáo dục ngoài giờ lên lớp và sự phối kết hợp các lực
lƣợng giáo dục trong việc tổ chức HĐPT ở ngoài trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Nghiên cứu HĐPT ở trƣờng phổ thông nhấn mạnh vai trò chủ thể
trong hoạt động tập thể.
- Nghiên cứu đề cập đến các hình thức tổ chức HĐPT.
- Nghiên cứu về công tác quản lý tổ chức HĐPT.
Tiêu biểu nhƣ:
- Năm 1995, Chƣơng trình Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nƣớc
KX.05 với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc KX.05.10: “Vị trí, vai
trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hệ
thống chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do PGS. TS
Nguyễn Viết Vƣợng chủ nhiệm đề tài đã bƣớc đầu xây dựng hệ thống các

quan điểm lý luận, nhận thức mới, làm tiền đề đổi mới tổ chức, hoạt động của
các tổ chức, đoàn thể nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong đề tài
đã xác định vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, đặc điểm của các mặt trận, các
đoàn thể, tổ chức xã hội.
- Luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Thành nghiên cứu về
“Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung
học phổ thông”. Công trình đi sâu phân tích khẳng định vai trò HĐGDNGLL
trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục khác trong việc hình thành những
phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế tri thức và xu thế hội nhập. Xác định đƣợc những yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hƣởng đến việc tổ chức HĐGDNGLL, tìm ra đƣợc các biện
pháp tổ chức mang tính khả thi giúp các trƣờng THPT có đƣợc những biện
pháp tổ chức HĐGDNGLL hiệu quả, chỉ ra đƣợc quy trình thực hiện biện
pháp. Đồng thời xác định việc lựa chọn biện pháp trong từng dạng hoạt động,
góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động, đáp ứng mục tiêu đổi mới của
giáo dục THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Qua tổng quan một số công trình nghiên cứu trƣớc đây, cho thấy đã có
nhiều tác giả đề cập tới vấn đề HĐPT, song các tác giả hầu hết chỉ đi sâu
nghiên cứu về vai trò của các tổ chức trong công tác tổ chức HĐPT, hay ảnh
hƣởng của HĐPT đến quá trình hình thành nhân cách cho ngƣời học, sự phối
hợp các lực lƣợng giáo dục trong công tác này, mà chƣa phân tích biện pháp
cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động này. Hoặc có thì chỉ tập trung nghiên
cứu ở cấp học phổ thông, chƣa có đề tài nghiên cứu làm nổi bật tầm quan
trọng, vai trò của HĐPT trong việc hình thành nhân cách sinh viên góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện tại các trƣờng ĐH, CĐ trong giai đoạn
hiện nay, đặc biệt là chƣa đi sâu nghiên cứu tìm và hoàn thiện biện pháp tổ
chức HĐPT cho đối tƣợng sinh viên trong các trƣờng đại học.

Một số các công trình nghiên cứu đã gợi mở nhiều ý tƣởng nghiên cứu
sáng tạo, cho chúng tôi những kinh nghiệm, những cách tiếp cận có ý nghĩa
đối với đề tài của riêng mình. Trên tinh thần kế thừa và phát huy tính tích cực
của những tác giả đi trƣớc, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu
bàn về tổ chức HĐPT cho sinh viên trong các trƣờng Cao đẳng. Đặc biệt là
trong trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình nơi tôi đang công tác, do tính chất
đặc thù về mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng là đào tạo ra những cán bộ giáo
dục có trình độ, bên cạnh đó có những kỹ năng hoạt động xã hội, hoạt động
phong trào. Chính vì vậy việc làm cho sinh viên nhà trƣờng quen với các
HĐPT ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đƣờng không những giúp họ có hứng
thú khi học các môn nội khoá, mà còn thông qua các HĐPT này chính là điều
kiện để sinh viên thực nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt
động thực tiễn, giúp nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức phong trào sau khi
ra trƣờng, đáp ứng phƣơng hƣớng đổi mới hoạt động dạy học trong trƣờng
Cao đẳng Sƣ phạm Thái Bình hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm tổ chức
Tổ chức (Orgamizo - tiếng Latin): Một sự sắp xếp tƣơng hỗ và sự liên
hệ qua lại của các yếu tố trong một phức hợp nào đó, tổ chức đƣợc hiểu là
một trật tự xác định cả về mặt ý nghĩa chức năng cũng nhƣ về ý nghĩa cấu
trúc và đối tƣợng sự vật.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên):
Tổ chức (I. establish; set up organize đgt): Sắp xếp, bố trí thành các bộ
phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ, hoặc một chức năng chung. Là sự sắp
xếp, bố trí để làm cho có trật tự, có nền nếp. Là tiến hành một công việc theo
cách thức, trình tự nào đó.
Tổ chức (organization dt): Tập hợp ngƣời đƣợc tổ chức theo cơ cấu nhất

định để hoạt động vì lợi ích chung. VD: Tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức công
đoàn.
Nhƣ vậy: Tổ chức theo quan điểm của một số tác giả là sự sắp xếp, bố
trí một cách tƣơng hỗ, qua lại, khoa học giữa các thành tố để đạt mục đích
chung.
1.2.2. Khái niệm HĐPT
Theo từ điển Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên: Hoạt động - Làm những việc
khác nhau, với mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
Từ điển tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng của Nguyễn Văn Đạm cho
rằng: "Hoạt động là toàn thể những việc làm của một tổ chức, một cá nhân, có
liên quan với nhau để qui vào một mục đích chung, thƣờng trong những lĩnh
vực hoạt động xã hội" [10,tr.380].
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: "Hoạt động là tiến hành
những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định
trong đời sống xã hội" [1,tr.426].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Các nhà Tâm lý học cho rằng: "Hoạt động là quá trình tác động qua lại
giữa ngƣời với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản
phẩm về phía con ngƣời". Trong quá trình tác động qua lại đó, có 2 chiều tác
động diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau: Quá trình xuất tâm (Quá trình
đối tƣợng hoá) và quá trình nhập tâm (quá trình chủ thể hoá). Trong hoạt
động, con ngƣời vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của
chính mình. Có thể nói tâm lý của con ngƣời chỉ có thể đƣợc bộc lộ, hình
thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.
Hoạt động là phƣơng thức tồn tại tích cực của con ngƣời với môi
trƣờng sống của mình. Hoạt động là cơ chế, là con đƣờng để hình thành phát
triển nhân cách. Trong đó có hoạt động học tập, hoạt động xã hội, HĐPT,
hoạt động lao động sản xuất…

Khái niệm Phong trào, theo từ điển tiếng Việt thông dụng Nguyễn Nhƣ
Ý chủ biên: "Là hoạt động lôi cuốn đƣợc đông đảo (nhiều) ngƣời tham gia"
[602].
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm: "Phong trào là hoạt động của đông đảo
quần chúng, thƣờng diễn ra trong một thời gian không dài có lãnh đạo hoặc tự
phát…" [3, tr. 648].
Từ điển tiếng Việt do Hoàng phê (chủ biên) giải thích: "phong trào là
hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội lôi cuốn đƣợc đông đảo quần chúng tham
gia" [19, tr.756].
Theo cách hiểu này, phong trào có các đặc trƣng cơ bản sau đây:
- Là một dạng hoạt động (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội).
- Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
- Có sức hấp dẫn, thu hút quần chúng (lôi cuốn).
- Do một tổ chức phát động (Đoàn thanh niên, Hội LHTN…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Từ những khái niệm trên đã cho thấy các tác giả đều thống nhất cho
rằng HĐPT là những hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của một tổ chức
trong đó lôi cuốn nhiều thành viên tham gia. Trong nhà trƣờng, HĐPT có một
vai trò quan trọng, với những hình thức đa dạng nhằm nâng cao hiểu biết các
giá trị truyền thống của dân tộc, củng cố kiến thức đã học, bồi dƣỡng năng lực
tổ chức, hoạt động, năng lực hợp tác, cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị
xã hội, đồng thời giúp sinh viên có thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề của
cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành động của mình, tự đánh giá và phấn
đấu trong cuộc sống. HĐPT trong nhà trƣờng có các hình thức nhƣ: Hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động vui chơi, tham quan, du
lịch, hoạt động giáo dục môi trƣờng, hoạt động lao động công ích, hoạt động
xã hội. Các hoạt động này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý sinh viên và
hƣớng tới sự phát triển tâm lý, ý thức sinh viên.

Khi tổ chức HĐPT cho sinh viên cần có những biện pháp. Khái niệm
biện pháp cũng có những quan điểm khác nhau.
Từ điển tiếng Việt thông dụng Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên: "Biện pháp là
cách làm, cách thức tiến hành"[67]. Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt tƣờng
giải và liên tƣởng", Tác giả Nguyễn Văn Đạm cho rằng: " Biện pháp là cách
làm, cách hành động, đối phó để đi tới một mục đích nhất định"[13,tr.66].
Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) đƣa ra khái niệm
"Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể"[29,tr.64]. Nhƣ
vậy, nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc
nào đó nhằm đạt mục đích đề ra. Biện pháp ở đây chủ yếu nhấn mạnh đến
cách làm, cách hành động cụ thể.

×