Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2008 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.29 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  




NGUYỄN THANH TÙNG





TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
GIAI ĐOẠN 2008-2010



LUẬN VĂN THẠC SĨ




Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  




NGUYỄN THANH TÙNG



TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
GIAI ĐOẠN 2008-2010


Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG NGA



Hà Nội - 2012
8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 11

1. Lý do chọn đề tài 11
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 13
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 13
4. Phương pháp nghiên cứu 14
5. Phương pháp thu thập thông tin 14
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 14
5.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 14
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 14
6.1 Câu hỏi nghiên cứu 14
6.2 Giả thuyết nghiên cứu: 15
6.3 Mô hình nghiên cứu 15
7. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 15
8. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 16
9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 18
1.1 Cơ sở lý luận 18
1.1.1 Một số khái niệm 19
1.1.2 Một số hình thức đánh giá HĐGD của GV 28
1.2 Tổng quan hoạt động đánh giá giảng dạy ở Việt Nam và trên TG 32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Tổng quan về trường CĐSP TT Huế và bối cảnh nghiên cứu 40
2.1.1 Qúa trình thành lập 40
2.1.2 Quá trình hình thành 40
2.1.3 Các giai đoạn phát triển 41
2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy: 42
9

2.1.5 Hoạt động đánh giá giảng viên ở trường CĐSP TT Huế. 43
2.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 44
2.2.1 Mẫu nghiên cứu 44

2.2.2 Thu thập số liệu 45
2.2.3 Xây dựng phiếu khảo sát 47
2.2.4 Đánh giá công cụ 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 53
3.1 Kết quả khảo sát sinh viên (Phiếu số 1) 53
3.1.1 Thống kê theo 5 phương án trả lời của thang đo 53
3.1.2 Phân tích Nhân tố 1 ( Việc bảo đảm giờ giấc và giới thiệu đề cương chi
tiết học phần) 58
3.1.3 Phân tích Nhân tố 2 (Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV) 60
3.1.4 Phân tích Nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá) 61
3.2 Kết quả khảo sát Tự đánh giá của giảng viên (Phiếu số 2) 63
3.2.1 Phân tích theo nhân tố 1 (Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp và giới thiệu
đề cương chi tiết học phần) 66
3.2.2 Phân tích nhân tố 2 (Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV ) 67
3.2.3 Phân tích nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá ) 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 79
PHỤ LỤC 1: PHIÊ
́
U THĂM DO
̀
M ỨC ĐỘ THAY ĐỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY 79
PHỤ LỤC 2: PHIÊ
́
U THĂM DO
̀
Ý KI ẾN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HỌC PHẦN 81

PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH PHIẾU SỐ 1 83
PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THỐNG KÊ THEO TỪNG GIẢNG VIÊN PHIẾU SỐ
1 89
PHỤ LỤC 5: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH TỪ PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN
(PHIẾU SỐ 2) 92
10

PHỤ LỤC 6 : KIỂM ĐỊNH T-TEST GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 98
PHIẾU SỐ 1 98
PHỤ LỤC 7 : KIỂM ĐỊNH T_TEST GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 101
PHIẾU SỐ 2 101


2
TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trên nhiều
lĩnh vực khác nhau về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật, v.v Cùng với sự
phát triển đó, đòi hỏi cần phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ
chuyên môn để xây dựng đất nước, đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới sánh kịp với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy cần phải thực hiện đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục đại học. Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học đòi hỏi phải được
thực hiện trên nhiều mặt khác nhau từ đổi mới chương trình đào tạo, trang thiết bị cơ sở vật
chất phục vụ dạy học và nghiên cứu đến nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên (GV), đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá v.v…
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của mỗi quá trình giáo dục nhưng đóng vai trò
hết sức quan trọng, đánh giá giúp ta biết kết quả của cả quá trình đã thực hiện, từ đó mới có
thể rút ra những nhận xét, đánh giá nhận định phù hợp, thấy được những điểm tốt và những

điểm chưa tốt trên cơ sở đó phát huy những điểm tốt và khắc phục những điểm chưa tốt. Có
làm tốt công tác kiểm tra đánh giá thì mới có thể tạo tiền đề cho những thay đổi về sau. Có
nhiều loại hình đánh giá khác nhau trong giáo dục, có thể kể đến một số hình thức đánh giá
như: đánh giá kết quả học tập, đánh giá giảng viên, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng
viên, đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá cơ sở đào tạo, v.v…
Năm học 2009 – 2010, năm học với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục”, đòi hỏi việc tìm ra lời giải cho “Bài toán chất lượng” càng trở nên
bức thiết, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ra quyết định năm học 2009-2010
là năm lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV, đây là việc làm
quan trọng và cần thiết để các trường đẩy mạnh thực hiện công việc lấy ý kiến phản hồi từ
người học. Đối với trường CĐSP Thừa Thiên Huế, việc lấy ý kiến phản hồi từ người học đã
được thực hiện từ học kỳ II năm học 2008-2009. Việc thu thập ý kiến phản hồi từ người học
giúp cho lãnh đạo Nhà trường, các Khoa, các Tổ bộ môn nắm bắt được một số tình hình
chung về công tác giảng dạy của các GV để đưa ra các ý kiến nhận xét. Tuy nhiên, việc đưa
ra các ý kiến nhận xét được thực hiện thủ công và mang tính chủ quan nhiều bởi vì chưa có
một nghiên cứu hay báo cáo nào tiến hành phân tích và xử lý số liệu thu thập được theo một
quy trình khoa học và đảm bảo độ tin cậy để cho ra các nhận định chính xác và khoa học
hơn.
Từ những vấn đề đã nếu ở trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Tác động của việc sinh
viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa
Thiên – Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài này là nghiên cứu các tác động của việc sinh
viên đánh giá giảng viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động
đánh giá giảng viên của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy
của giảng viên trường CĐSP TT Huế.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát đánh giá tác động của “Hoạt động thăm dò mức
hài lòng của sinh viên về học phần” đến hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi hoạt

động thăm dò diễn ra. Bản chất của hoạt động này chính là đánh giá hoạt động giảng dạy
của giảng viên, tuy nhiên để tránh gây tâm lý e ngại cho giảng viên và sinh viên khi tham

3
gia hoạt động này, nhà trường tránh sử dụng cụm từ “sinh viên đánh giá giảng viên”, đây
cũng là cách làm mà nhiều trường đại học trên thế giới đã áp dụng. Số liệu khảo sát được
thu thập chủ yếu từ 2 nguồn: nguồn thứ nhất là từ sinh viên ( sử dụng phiếu số 1) được thu
thập chủ yếu từ sinh viên năm 2, năm 3 bởi vì những sinh viên này đã được thăm dò ý kiến
ít nhất 1 lần ở những học kỳ trước đó; nguồn từ giảng viên (phiếu số 2).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Việc thăm dò mức hài lòng của sinh viên về học phần được triển khai ở trường CĐSP
TT Huế đã tác động như thế nào đến hoạt động giảng dạy của giảng viên?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Giảng viên thực hiện giờ giấc lên lớp và chuẩn bị giáo trình
tài liệu tham khảo tốt hơn trước đây.
Giả thuyết 2: Giảng viên tích cực thay đổi hoạt động giảng dạy trên lớp hơn sau
khi nhà trường tổ chức thăm dò sinh viên về HĐGD.
Giả thuyết 3: GV tích cực thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá sau khi nhà
trường tổ chức thăm dò sinh viên về HĐGD.
6. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu:
- Người học: SV các khoá K31, K32 đang học tại trường.
- Các giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần được đánh giá
- Tổ trưởng chuyên môn, Ban chủ nhiệm khoa.
b. Đối tượng nghiên cứu:

Tác động của việc sinh viên đánh giá giảng viên đến hoạt động giảng dạy của giảng
viên trường CĐSP TT Huế.
7. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Số liệu khảo sát được lấy từ SV các khóa K31, K32 và các giảng viên giảng dạy tại
trường CĐSP TT-Huế.
Bắt đầu từ học kỳ II năm học 2008-2009, trường CĐSP TT Huế tiến hành hoạt động
“thăm dò ý kiến phản hồi của sinh viên về học phần” đây là hoạt động nhằm thu thập thông
tin từ sinh viên để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên trong nhà trường, để nhà
trường nắm bắt tình hình giảng dạy của giảng viên, từ đó có những chấn chỉnh phù hợp
nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường. Từ khi mới bắt đầu cho đến nay hoạt
động này được tiến hành đều đặn theo từng học kỳ giảng dạy.
Thông qua đây, tác giả muốn nghiên cứu tìm hiểu rõ về tác động của hoạt động này
như thế nào đối với giảng viên trong nhà trường. Tiến hành thu thập số liệu khảo sát với
mẫu như sau:
Đối với mẫu sinh viên, chỉ phát phiếu khảo sát cho các nhóm sinh viên đang học tại
lớp mà giảng viên của họ đã từng dạy họ ở học kỳ trước đây. Thời điểm khảo sát là học kỳ
I, học kỳ II năm học 2009-2010, số lượng lớp khảo sát là 30 lớp, số phiếu phát ra là 1002
phiếu.
Đối với giảng viên tiến hành khảo sát đối với các giảng viên có tham gia giảng dạy
trong thời gian nhà trường tiến hành hoạt động thăm dò ý kiến sinh viên về học phần, còn
đối với các giảng viên bận không tham gia giảng dạy thì không khảo sát. Số lượng giảng
viên được khảo sát là 95 người.

4
Nghiên cứu này sẽ tiến hành đánh giá trên số liệu của tất cả giảng viên đã được đánh
giá ít nhất 2 lần trong 3 lần tiến hành khảo sát.
8. Phƣơng pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát sinh viên và phiếu khảo sát giảng viên.
Phỏng vấn đối với một số tổ trưởng chuyên môn hoặc ban chủ nhiệm khoa.

b. Phương pháp phân tích thông tin
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý và phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng như:
EXCEL, SPSS, QUEST.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
Đánh giá: có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đánh giá, chúng ta có thể kể đến
một số cách định nghĩa như sau:
Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và đưa ra những nhận định
dựa trên cơ sở các thông tin thu được.
Đánh giá là 1 hoạt động định kỳ của chu trình quản lý, nhằm thu thập và phân tích
các thông tin, tính toán các chỉ số, để đối chiếu xem chương trình / hoạt động có đạt được
mục tiêu, kết quả tương xứng với nguồn lực ( chi phí ) bỏ ra hay không. Thông thường,
đáng giá nhằm phân tích sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của
chương trình.
Đánh giá là một khâu rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả, kết quả
của 1 chương trình. Đánh giá càng kỹ và làm càng đúng thì kết quả sẽ càng tốt, càng cao.
Đánh giá cần được làm trước, trong và sau khi triển khai chương trình, phải tiến hành
thường xuyên và có hệ thống.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một sự rà soát, thẩm định trình độ
chuyên môn, khả năng sư phạm và ảnh hưởng của giảng viên với sinh viên, với nhà trường
và cộng đồng.
Khi đánh giá hoạt động giảng dạy, người ta thường hỏi ý kiến sinh viên, nói cách khác
là lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của giảng viên. Đây là một trong

những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm cải tiến
nâng cao chất lượng.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một khâu quan trọng trong giáo dục
đào tạo. Nó tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự
kiểm nghiệm của thực tế. Nghiên cứu giáo dục đại học cho rằng, đánh giá hoạt động giảng
dạy của giảng viên là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học và
người dạy với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Việc đánh giá giảng viên được thực hiện thông qua nhiều nguồn đánh giá khác nhau.
Theo (Brinko, 1993). Tính xác thực của nguồn đánh giá rất quan trọng, trong đề tài luận văn
này tác giả chủ yếu đi sâu phân tích nguồn đánh giá từ sinh viên, bên cạnh kết quả phân tích
từ nguồn tự đánh giá của giảng viên và cán bộ quản lý cũng được xem xét đến.

5
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả sinh viên đánh giá
hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu được từ sinh viên không chỉ giúp giảng
viên tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại nội dung và
chương trình đào tạo của trường.
Sinh viên thường cung cấp các bằng chứng về chất lượng hoạt động giảng dạy của
giảng viên. So với các nguồn đánh giá khác, nguồn sinh viên đánh giá giảng viên chiếm ưu
thế hơn [26, 98].
1.1.2 Quá trình hình thành và lịch sử hoạt động đánh giá giảng dạy của giảng viên (trên
TG ở Vn)
Trong lịch sử giáo dục đại học, thông qua công việc của mình giảng viên đóng vai trò
quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục, cho nên đánh giá giảng viên là một
trong những việc làm cần thiết và rất quan trọng để có cái nhìn chính xác về chất lượng đội
ngũ giảng viên, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ GV
góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trên thế giới người ta có thể
sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đánh giá giảng viên, ví dụ: đồng nghiệp đánh giá,
đánh giá của khoa, tổ chuyên môn, sinh viên đánh giá Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau thì
hình thức đánh giá cũng khác nhau, ví dụ có thể kể đến một số mốc hình thành và hình thức

đánh giá giảng viên với sự tham gia của sinh viên:
a. Thời kỳ Trung cổ ở châu Âu:
Các trường đại học ở châu Âu dựa vào sinh viên để kiểm tra việc giảng dạy của giảng
viên. Hiệu trưởng chỉ định một hội đồng sinh viên, Hội đồng này có nhiệm vụ giám sát việc
giảng dạy của giảng viên và báo cáo với Hiệu trưởng (Rashdall, 1936 và Centra, 1993).
b. Thời kỳ Thực dân
Vào thời điểm cuối năm học, đại diện Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng đã dự giờ
quan sát việc giảng viên đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cả năm học của sinh viên. Tuy nhiên,
việc dự giờ này cũng không thể đánh giá được kiến thức sinh viên tích luỹ được trong một
năm học và cũng không thể đánh giá được hiệu quả giảng dạy của giảng viên vì theo nghiên
cứu của Smallwood (trích dẫn Rudolph, trang 146,1977) các giảng viên thường chỉ hỏi các
câu hỏi dễ hoặc các câu hỏi mang tính gợi ý để sinh viên dễ dàng trả lời (Centra, trang 22,
1993).
c. Thời kỳ đánh giá hiện đại,
Bắt đầu từ năm 1925, được chia thành 4 giai đoạn:
Thời kỳ từ 1925 đến 1960: Công bố Bảng đánh giá chuẩn đã được kiểm nghiệm
dùng cho sinh viên đánh giá giảng viên do Herman Remmers và đồng nghiệp công bố vào
năm 1927 tại Đại học Purdue.
Thời kỳ những năm 1960: giảng viên các trường đại học và cao đẳng đã nhận thức
rõ mục đích và ý nghĩa của các Bảng đánh giá giảng dạy và đã chấp nhận sử dụng. Bảng
đánh giá chuẩn nhằm mục đích điều chỉnh việc giảng dạy của giảng viên [1, 181].
Thời kỳ những năm 1970: Bảng đánh giá chuẩn được sử dụng một cách rộng rãi.
Theo nghiên cứu của Central (1979), vào cuối thập kỷ 70 hầu hết các trường đại học ở Châu
Âu và ở Hoa kỳ đã sử dụng 3 phương pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy đó là: đồng nghiệp
đánh giá, Chủ nhiệm khoa đánh giá và sinh viên đánh giá, trong đó các thông tin từ Bảng
đánh giá của sinh viên được công nhận là quan trọng nhất.
Thời kỳ những năm 1980 đến nay: 4 phương pháp sử dụng để đánh giá: sinh viên
đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và bảng tự đánh giá của giảng
viên. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích thống kê, các nhà nghiên cứu cũng đã kết luận các hệ
số tương quan giữa sinh viên đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, Chủ nhiệm khoa đánh giá đạt


6
mức chấp nhận được (Central, trang 51, 1993). Như vậy trong giai đoạn này thì phương
pháp sinh viên đánh giá giảng viên vẫn tiếp tục được đánh giá cao khi đánh giá giảng viên.
1.1.3 Một số hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
Ở các nước trên thế giới, việc đánh giá giáo dục được thực hiện bằng nhiều kênh,
nhiều phương thức khác nhau:
Đánh giá bằng tự đánh giá
Đánh giá bằng thông qua ý kiến của đồng nghiệp, bằng hình thức dự
giờ

Đánh giá giảng viên thông qua mạng truyền thông
Đánh giá thông qua ý kiến của nhà quản lý
Đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về trƣờng CĐSP TT Huế và bối cảnh nghiên cứu
2.1.1 Qúa trình thành lập
2.1.2 Quá trình hình thành
2.1.3 Các giai đoạn phát triển
2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy:
2.1.5 Hoạt động đánh giá giảng viên ở trường CĐSP TT Huế.
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 nắm bắt được tình hình, xu thế phát triển của giáo
dục đại học hiện đại, nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng giảng
viên Nhà trường đã tiến hành thu thập ý kiến của sinh viên về học phần, thực chất của công
việc này chính là sử dụng sinh viên để đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Đây là
một một việc làm cần thiết và kịp thời của lãnh đạo nhà trường, bằng chứng là sang năm
học 2009-2010 Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường Đại học phải lấy ý kiến phản hồi từ người
học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Cho đến nay việc thu thập ý kiến sinh viên về học phần được Nhà trường và các

Khoa thực hiện thường xuyên, cuối mỗi học kỳ Ban chủ nhiệm các khoa sẽ chỉ đạo Thư ký
khoa đi phát phiếu cho sinh viên của các lớp đã được lựa chọn, có thể chọn một vài giảng
viên để đánh giá hoặc chọn đánh giá tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy trong học kỳ
đó.
Kết quả khảo sát thu được sẽ do Thư ký khoa tổng hợp lại sau đó báo cáo cho Ban
chủ nhiệm khoa, Ban chủ nhiệm khoa căn cứ vào số liệu và các ý kiến phản hồi (nếu có) thu
được để đưa ra các nhận xét đánh giá về tình hình dạy học của các giáo viên trong khoa.
Nếu giáo viên nào bị sinh viên phàn nàn nhiều thì Ban chủ nhiệm khoa và tổ chuyên môn sẽ
làm việc trực tiếp để làm rõ thêm tình hình giảng dạy của giảng viên đó và có biện pháp
khắc phục.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Việc thăm dò mức hài lòng của sinh viên về học phần đƣợc triển khai ở trƣờng
CĐSP TT Huế đã tác động nhƣ thế nào đến hoạt động giảng dạy của giảng viên?
2.2.2 Mô hình nghiên cứu








7
















2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Giảng viên thực hiện giờ giấc lên lớp và giới thiệu đề cương
chi tiết học phần tốt hơn trước đây.
Giả thuyết 2: Giảng viên tích cực thay đổi hoạt động giảng dạy trên lớp hơn sau
khi nhà trường tổ chức thăm dò sinh viên về HĐGD.
Giả thuyết 3: GV tích cực thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá sau khi nhà
trường tổ chức thăm dò sinh viên về HĐGD.
2.2.4 Mẫu nghiên cứu
Song song với hoạt động thăm dò ý kiến sinh viên về giảng viên được thực hiện từ
năm học 2008-2009 đến nay, mẫu nghiên cứu được khảo sát trong đề tài luận văn này được
thu thập từ các nguồn như: sinh viên, giảng viên và ban chủ nhiệm khoa/tổ bộ môn.
Về phía sinh viên: sử dụng phiếu số 1 để khảo sát. Số liệu khảo sát được lấy từ SV
các khóa K31, K32 tại trường CĐSP TT-Huế.
Về phía giảng viên: Sử dụng phiếu số 2 để khảo sát.
Về phía Ban chủ nhiệm khoa/Tổ chuyên môn: sử dụng phương pháp phỏng vấn đối
với một số lãnh đạo để thăm dò ý kiến nhằm làm rõ thêm các vấn đề về hoạt động này.
2.2.5 Thu thập số liệu
a. Số liệu khảo sát sinh viên:
Tiến hành khảo sát với phiếu số 1, kết quả thu được 1002 phiếu khảo sát từ 30 lớp.
Làm sạch dữ liệu bằng cách loại ra các phiếu mà sinh viên thiếu ý thức trong việc đánh giá
để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Kết quả mẫu khảo sát thu được sau khi loại

bớt là 807 phiếu.
b. Số liệu khảo sát giảng viên:
Với sự giúp đỡ của các thư ký khoa, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu cho từng giảng
viên, khi giảng viên lên khoa làm việc thư ký khoa sẽ phát phiếu thăm dò và nhận lại ngay
tại đó sau khi giảng viên đánh giá xong. Số lượng giảng viên khảo sát được mô tả ở bảng
dưới đây. Kết quả khảo sát được 95 giảng viên trên tổng sô khoảng 107 giảng viên trong
toàn trường.
2.2.6 Xây dựng phiếu khảo sát
a. Phiếu hỏi dùng cho sinh viên (Phiếu số 1): gồm 15 câu hỏi được chia thành 3 nhóm
nhân tố. Nhân tố 1 gồm 3 câu hỏi đầu tiên nội dung đề cập đến việc đảm bảo giờ
giấc và chuẩn bị tài liệu tham khảo. Nhân tố 2 đề cập đến các hoạt động dạy học trên
lớp của giảng viên. Nhân tố 3 nói về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ GV
HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY
Việc đảm bảo giờ giấc và giới
thiệu đề cương chi tiết HP
Hoạt động giảng dạy trên lớp
Hoạt động kiểm tra đánh giá
môn học

8
b. Phiếu dùng cho giảng viên (Phiếu số 2):
Đối với phiếu khảo sát dành cho giảng viên tự đánh giá, cũng tiến hành nghiên cứu
tương tự như phiếu đánh giá của sinh viên, dựa trên các biến có trong bảng hỏi dành cho
sinh viên thay đổi câu từ để phù hợp với đối tượng giảng viên. Kết quả bảng hỏi thu được
gồm có 15 câu chia thành 3 nhân tố như trên. Chi tiết bảng hỏi xem trong phụ lục 2.
2.2.7 Đánh giá công cụ
a. Đánh giá phiếu khảo sát sinh viên (Phiếu số 1)

Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi và kiểm tra tính
tương quan giữa các câu hỏi trong bảng hỏi với toàn bộ bảng hỏi:
Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ
0,6 trở lên [4].
Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm: các mục hỏi được chấp nhận khi hệ
số này phải đạt từ 0,3 trở lên [4].
Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 2.3, Bảng 2.4:
Bảng 2.3: Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả bảng hỏi
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based
on Standardized Items
N of Items
.911
.910
15

Từ bảng thống kê ở trên ta thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt được của toàn phiếu
hỏi là 0.911 giá trị này lớn hơn rất nhiều so với giá trị 0.6 nên có thể thấy bảng hỏi có độ tin
cậy rất cao và có thể đưa vào khảo sát.
Qua phân tích hệ số tương quan của các câu hỏi ta thấy rằng hệ số tương quan của
từng câu hỏi với toàn bộ bảng hỏi có giá trị từ 0.410 đến 0.754 đều cao hơn giá trị chấp
nhận được là 0.3. Điều này chứng tỏ tất cả 15 câu hỏi trong phiếu số 1 đều có tương quan
tốt, không phải loại bỏ thêm câu hỏi nào.
Tiếp theo ta sẽ đánh giá độ tin cậy cũng như hệ số tương quan của từng câu hỏi với
tổng thể theo từng nhân tố, kết quả thu đươc như sau:
Nhân tố 1( việc đảm bảo giờ giấc và giới thiệu đề cương chi tiết học phần của giảng
viên): có hệ số tin cậy 0.648 > 0.3 cho nên các câu hỏi trong nhân tố này là chấp nhận được và
có thể sử dụng. Hệ số tương quan của các câu hỏi so với toàn bộ các câu hỏi trong nhân tố từ
0.368 đến 0.520 đều lớn hơn 0.3 .
Nhân tố 2 (các hoạt động giảng dạy ở trên lớp) và nhân tố 3 (hoạt động kiểm tra đánh

giá) có hệ số tin cậy lần lượt là 0.864 và 0.726 đều lớn hơn nhiều so với 0.3. Vì vậy có thể kết
luận cả 2 nhân tố này đều có độ tin cậy và có thể đưa vào để phân tích kết quả. Hệ số tương
quan của các câu hỏi so với toàn bộ các câu hỏi trong nhân tố từ 0.368 đến 0.520 đều lớn hơn
0.3 vì vậy các câu hỏi trong nhân tố 2 đều có độ tương quan tốt. Nhân tố 3: có độ tương quan
của các câu hỏi từ 0.435 đến 0.658, độ tương quan này cao hơn so với nhân tố 1 nhưng thấp
hơn nhân tố 2. Tuy nhiên độ tương quan này đều tốt để đưa vào sử dụng.
b. Đánh giá phiếu khảo sát giảng viên (Phiếu số 2)
Sau khi tiến hành phát phiếu và thu phiếu khảo sát đối với giảng viên như mô tả ở trên.
Tiến hành phân tích kết quả ta thu được số liệu về giảng viên như sau:
Về hệ số tin cậy của bảng hỏi Cronbach’s Alpha của phiếu số 2 đạt đươc 0.914, đây là
giá trị rất cao về độ tin cậy do đó ta có thể yên tâm sử dụng kết quả khảo sát này để phân tích.

9
Hệ số tương quan của các câu hỏi đối với toàn bảng hỏi đều lớn hơn 0.3, ngoài ra ta
thấy có nhiều câu hỏi có hệ số này khá cao như câu 7, câu 8, câu 13 chứng tỏ giữa các câu hỏi
với toàn bảng hỏi có độ tương quan tốt.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.1 Kết quả khảo sát sinh viên (Phiếu số 1)
Như đã mô tả ở trên khi tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên, số phiếu lại được là
1002 phiếu, trong đó có 807 phiếu hợp lệ được sử dụng để phân tích, đánh giá, còn lại 195
phiếu bị loại do sinh viên khảo sát trả lời qua quýt, không phản ảnh đúng tình hình thực tế,
807 phiếu còn lại là đạt yêu cầu để đưa vào phân tích kết quả.
Qua thống kê số liệu ta thấy có 2 phương án là Kém hơn nhiều và Kém hơn chỉ có
3.42 % lựa chọn; Đa phần sinh viên cho rằng hoạt động giảng dạy của giảng viên đã tốt hơn
so với trước đây khi chưa có hoạt động thăm dò ý kiến sinh viên. Cụ thể mức Tốt hơn
(chiếm 41.67%) và Tốt hơn nhiều (45.18%). Còn lại 9.73% sinh viên cho rằng không có sự
thay đổi trong các hoạt động của giảng viên.
Phân tích giá trị trung bình và phƣơng sai của phiếu số 1
Giá trị trung bình của toàn bộ mẫu khảo sát là 4.275; Phương sai là 0.626. Câu hỏi có

giá trị trung bình được đánh giá thấp nhất là 3.917 (ứng câu số 9) và giá trị cao nhất là 4.450
( ứng với câu số 1). Điều này có nghĩa là sinh viên nhận thấy sự thay đổi tích cực nhất của
giảng viên là tiêu chí về đảm bảo giờ giấc lên lớp, điều này chứng tỏ rằng sau khi có hoạt
động đánh giá thì giáo viên nghiêm túc hơn trong việc lên lớp đúng giờ.
Các chỉ số thống kê về giá trị trung bình và phương sai của từng câu hỏi cụ thể được
trình bày trong bảng 3.3.
Thông qua bảng thống kê này có thể thấy rằng giá trị trung bình của các câu hỏi đều
đạt từ mức 4 trở lên tức là sinh viên đánh giá giảng viên đều có sự chuyển biến tích cực ở tất
cả các tiêu chí trong bảng hỏi. Giá trị phương sai từ 0.663 đến 0.959. Trong đó, câu hỏi số 1
đề cập đến giờ giấc lên lớp của giảng viên được sinh viên đánh giá là có sự thay đổi tốt hơn
nhiều ( giá trị TB đạt 4.54) so với các tiêu chí khác; đối với câu hỏi số 9 (GV sử dụng
phương tiện kỹ thuật phù hợp hổ trợ giảng dạy) kết quả đánh giá của sinh viên cho rằng
cũng có sự thay đổi tốt lên nhưng mức thay đổi ít hơn (giá trị TB đạt 3.92) so với các tiêu
chí còn lại ; câu hỏi 8 với nội dung “Giảng viên chuẩn bị bài giảng hấp dẫn lôi cuốn người
học” và câu hỏi 9 có độ lệch chuẩn lớn (lần lượt có giá trị 0.959 và 0.918) điều này có nghĩa
là có sự khác biệt lớn trong ý kiến đánh giá của SV đối với 2 tiêu chí này. Như vậy, qua
phân tích bảng giá trị trung bình và phương sai ở trên ta thấy rằng các hoạt động giảng dạy
đã được sinh viên đánh giá tốt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, liệu các con số thống kê ở
bảng trên có đủ độ tin cậy hay không trên cơ sở đưa ra kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê.
Để khẳng định có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của giảng viên ta dùng phép phương
pháp kiểm định T-test để khẳng định rằng các giá trị trung bình này lớn hơn 3 (mức tương
đương với không có sự thay đổi) là có ý nghĩa tức là đủ độ tin cậy để khẳng định.
Tiến hành kiểm định với giả thiết Ho là giá trung bình của các câu hỏi là bằng 3 với
mức ý nghĩa 99%, ta được kết quả như bảng 3.4 ở trên. Dựa vào bảng 3.4 ta thấy rằng giá trị
sig. (p-value) là 0.0001 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0.01 vì vậy ta có thể yên tâm
bác bỏ giả thuyết H
o
tức là giá trị trung bình của các câu hỏi là khác 3, cũng nhìn vào bảng
giá trị trung bình ở trên ta thấy rõ ràng các giá trị trung bình này lớn hơn hẳn 3.
Từ đó ta có thể đi đến kết luận rằng có sự thay đổi tốt hơn trong các mặt của hoạt

động giảng dạy, tức là hoạt động giảng dạy của giảng viên trường CĐSP TT Huế có tốt hơn
so với trước khi có hoạt động thăm dò ý kiến giảng viên về học phần thông qua ý kiến đánh
giá của sinh viên nhà trường.

10
Sau khi phân tích dữ liệu đối với toàn phiếu hỏi, để chứng minh các giả thiết nghiên
cứu ta tiếp tục đi sâu phân tích theo từng nhân tố của bảng hỏi.
3.1.1 Phân tích Nhân tố 1 ( Việc bảo đảm giờ giấc và chuẩn bị giáo trình, TLTK) – Kiểm
định giả thuyết H1.
Qua phân tích, ta có được giá trị trung bình chung của nhân tố này là 4.376 (>4) còn
phương sai là 0.561. Như vậy đối với nhân tố này, sinh viên đánh giá khá cao về giảng viên
của họ.
Đối với từng câu hỏi trong bảng hỏi, giá trị trung bình và phương sai của 3 câu hỏi
trong nhân tố 1 được thể hiện trong bảng 3.5
Căn cứ vào bảng 3.5 ta thấy rằng có sự chuyển biến rõ rệt về vấn đề đảm bảo giờ giấc
lên lớp của giảng viên tiêu chí này được sinh viên đánh giá cao nhất đạt 4.54, câu hỏi 2 về
thực hiện tiến độ giảng dạy của giảng viên cũng được đánh giá cao 4.39, câu hỏi 3 về giới
thiệu danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo cũng được giảng viên thực hiện tốt đạt 4.20.
Như vậy tất cả 3 tiêu chí trên được đánh giá ở mức tốt.
Tiếp theo, tiến hành kiểm định T-test để kiểm tra xem giá trị trung bình của từng câu
hỏi trong nhân tố 1 có đúng là lơn 3 hay không. Với mức ý nghĩa đặt ra là 99% ta thấy giá
trị sig. thu được đều là 0.0001 nhỏ hơn nhiều so với 0.001.
Vậy ta kết giá trị trung bình của 3 câu hỏi trong nhân tố 1 là khác 3, kết hợp với giá
trị cụ thể trong bảng 3.5 ta có kết luận cuối cùng là cả 3 câu hỏi này đều lớn hơn 3 tức là 3
tiêu chí này đều được đánh giá tốt hơn so với trước đậy.
Vậy ta kết luận giả thuyết H1 đặt ra là đúng.
3.1.2 Phân tích Nhân tố 2 (Hoạt động trên lớp của GV)
Nhân tố 2 gồm 8 câu hỏi từ 4 đến 11 có nội dung liên quan đến các hoạt động giảng
dạy trên lớp của giảng viên. Đây là nhân tố quan trọng và có nhiều câu hỏi nhất trong 3
nhân tố của bảng hỏi. Như đã phân tích ở chương 2 độ tin cậy của cả nhân tố này đạt rất cao

0.864 > 0.8 mức rất tốt để tiến hành phân tích kết quả tiếp theo.
Kết quả phân tích nhân tố 2 cho ta biết được giá trị trung bình chung và phương sai
của toàn nhân tố lần lượt là 4.177 và 0.654; trung bình của từng câu hỏi trong nhân tố này
đạt từ 3.92 đến 4.49 trong đó có 1 câu đạt mức 3.92, 3 câu đạt gần mức 4, 4 câu còn lại đạt
từ 4.2 trở lên. (Xem phụ lục 3).
Kiểm định T-test với giá trị trung bình của nhân tố với giá trị 3, mức ý nghĩa 99%
cho ta kết quả là giá trị trung bình của các câu hỏi trong nhân tố này là khác 3 (xem phụ lục
5), do đó ta có thể kết luận giá trị trung bình của các câu hỏi này đều lớn hơn 3 ( từ 3.92 đến
4.49). Tóm lại theo ý kiến đánh giá của sinh viên thì giảng viên có sự chuyển biến tích cực
theo chiều hướng tốt lên trong các hoạt động giảng dạy trên lớp.
Như vậy giả thuyết H2 đặt ra là đúng.
3.1.3 Phân tích Nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá)
Nhân tố 3 gồm 4 câu hỏi từ 12 đến 15 nói về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả nhân tố là 0.726 > 0.7 là chấp nhận được và có thể
tiến hành phân tích tiếp.
Số liệu thu thập được về trung bình của nhân tố này là 4.394 (lớn hơn 4 – mức tốt
hơn) và phương sai là 0.620. (Xem thêm phụ lục 3)
Về giá trị trung bình của từng câu hỏi trong nhân tố này lần lượt là 4.47; 4.16; 4.49;
4.46 các giá trị này đều rất cao chứng tỏ mức đánh giá của sinh viên là tốt hơn thậm chí ở
mức tốt hơn rất nhiều. (Xem thêm phụ lục 3)
Cũng như các nhân tố trên để khẳng định giá trị trung bình này lớn hơn 3 là có ý
nghĩa. Sử dụng kiểm định T-test với giả thiết trung bình bằng 3, mức ý nghĩa 99% ta thấy
giá trị sig. thu được đều là 0.0001 nhỏ hơn nhiều so với 0.01 cho nên đủ cơ sở để bác bỏ giả

11
thiết trung bình bằng 3. Căn cứ vào bảng giá trị trung bình ta có thể kết luận rằng giá trị
trung bình này là lớn hơn hẳn 3.
Vậy giả thuyết H3 là đúng.
3.2 Kết quả khảo sát Tự đánh giá của giảng viên (Phiếu số 2)
Như đã mô tả trong chương 2, đối với giảng viên nghiên cứu đã tiến hành khảo sát

trong 95 giảng viên cơ hữu của nhà trường về tình hình hoạt động giảng dạy của giảng viên
nói chung trong nhà trường, các giảng viên được khảo sát phân bố ở 6 khoa khác nhau trong
nhà trường. Qua phân tích số liệu thu thập được từ phiếu đánh giá giảng viên (Phiếu số 2 –
xem phụ lục 2), ta thu được kết quả như sau:
Giá trị trung bình chung của tất cả các phiếu hỏi là 4.066 (lớn hơn 4) tức là nhìn
chung giảng viên trong nhà trường cho rằng hoạt động của giảng viên là tốt hơn sau khi nhà
trường tiến hành thăm dò ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy. Chi tiết được trình bày
trong phần phụ lục 4.
Giá trị trung bình của câu hỏi trong phiếu hỏi có giá trị từ 3.53 đến 4.46 đều lớn hơn
mức 3 (ứng với lựa chọn còn phân vân), trong đó có 9 câu có giá trị trung bình lớn hơn 4; 6
câu còn lại có giá trị trung bình nhỏ hơn 4.
Kiểm định T-test để kiểm tra xem giá trị trung bình của các câu hỏi trong phiếu số 2
có thật sự lớn hơn 3 hay không. Kết quả kiểm định ta thu được số liệu như sau:
Với mức ý nghĩa 99%, giá trị cần so sánh là 3, từ kết quả ở phụ lục 5 ta thấy rằng các
trị số sig. (p-value) đều bằng 0.001 < 0.01 vì vậy ta có thể kết luận rằng bản thân các giảng
viên tự đánh rằng có sự thay đổi tốt hơn trong hoạt động giảng dạy sau khi nhà trường tiến
hanh hoạt động đánh giá giảng viên.

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu hoạt động thăm dò mức hài lòng của sinh viên về hoạt động
giảng của giảng viên ở trường CĐSP TT Huế giai đoạn 2008-2010, có thể rút ra một số kết
luận như sau về tác động của hoạt động nói trên và công tác đánh giá hoạt động này:
Đề tài đã sử dụng bộ thang đo gồm phiếu số 1 và phiếu số 2 hoàn toàn đủ độ tin cậy
để khảo sát đánh giá.
Mẫu tiến hành đánh giá khá lớn và trải đều trên tổng thể đánh giá, cho nên có hoàn
toàn mang tính đại diện khi phân tích, nhận định cho tổng thể.
Thông qua đánh giá của sinh viên
Giảng viên của Trường Cao đẳng sư pham Thừa Thiên Huế đã có sự thay đổi tích
cực hơn trong công tác giảng dạy của mình, đa phần ý kiến đánh giá của sinh viên đều cho
rằng hoạt động của giảng dạy của giảng viên đã tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều (chiếm

86.85%) , có 9.73% đánh giá là không có sự thay đổi và có 3.42% đánh giá là kém đi.
Khi phân tích theo từng nhân tố của phiếu hỏi, kết quả thu được đã chứng minh được
3 giả thuyết nghiên cứu đã đề ra, từ đó ta có thể kết luận được rằng hoạt động sinh viên
đánh giá giảng viên của nhà trường là hoạt động tốt có tác động tích cực.
Thông qua đánh giá của giảng viên
Kết quả thu được cũng tương như kết quả đánh giá của sinh viên, hầu hết giảng viên
đều cho rằng hoạt động giảng dạy của họ đã tốt hơn so với trước đây. Hầu hết giáo viên nào
cũng nghiêm túc và cẩn thận hơn trong công tác giảng dạy của mình khi mà họ biết rằng
những sinh viên của họ sẽ là người đưa ra nhận xét về chính họ, không giáo viên nào lại
muốn để lại ấn tượng không tốt trong sinh viên của mình. Mặt khác kết quả đánh giá cũng
được nhà trường xem xét nên đã làm cho giảng viên buộc phải thay đổi nếu không muốn bị
nhắc nhở hay xử lý kỷ luật.

12
Khi so sánh kết quả đánh của sinh viên và giảng viên ta thấy rằng sinh viên đánh giá
về sự thay đổi cao hơn giảng viên tự đánh giá, cụ thể trung bình do sinh viên đánh giá là
4.275 trong khi đó của giảng viên tự đánh giá là 4.066. Tuy có sự chênh lệch như vậy nhưng
cả 2 nguồn đều cho rằng hoạt động giảng dạy là tốt hơn.
Tóm lại qua việc đánh của sinh viên và giảng viên đều thấy rằng có sự thay đổi tốt
trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. Như vậy hoạt động thăm dò ý kiến phản hồi của
sinh viên về học phần đã có tác dụng tích cực đối với giảng viên trong nhà trường.

×