Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì với tật không thích ngủ trưa của trẻ? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.74 KB, 3 trang )

Làm gì với tật không thích ngủ trưa của trẻ?
Hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ phải khổ sở vì con không chịu ngủ trưa. Tuy nhiên,
giấc ngủ trưa đối với trẻ là không cần thiết. Vậy cách nào là tốt nhất để những thay
đổi khi trẻ từ bỏ thói quen ngủ trưa không gây ra ảnh hưởng đáng kể nào đến cả trẻ
và cha mẹ?
Nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em vẫn ngủ trưa trong 4 năm đầu đời, thế nhưng
cũng có không ít trẻ từ bỏ thói quen này từ rất sớm. Những nghiên cứu đã chỉ ra
20% trẻ 5 tuổi vẫn giữ thói quen ngủ trưa.

Nhiều bà mẹ khổ sở vì con không chịu ngủ trưa.
Các nhà nghiên cứu tin rằng trẻ con chợp mắt vì nhu cầu cần được ngủ hình thành
trong não bộ và trở thành một nhu cầu sinh lý. Khi não bộ càng phát triển, trẻ sẽ có
khả năng tỉnh táo nhiều hơn và chống lại việc chìm vào giấc ngủ trưa. Nếu con bạn
dễ dàng ngủ thiếp đi vào giờ trưa trong khoảng 10 phút, đó là dấu hiệu cho biết trẻ
cần một giấc ngủ ngắn để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng giấc ngủ trưa đối với trẻ là không cần thiết nữa nếu
bé có những biểu hiện sau đây:
 Luôn hiếu động và tỏ ra “chống đối” việc ngủ trưa.
 Vẫn còn thức sau 30 phút và điều này diễn ra thường xuyên.
 Vẫn tỉnh táo mặc dù không ngủ trưa.
 Có ngủ trưa nhưng tối lại không muốn đi ngủ vào giờ như thường lệ.
Trẻ không cần ngủ trưa không có nghĩa là đủ tỉnh táo và sức khỏe để vui chơi cả
ngày. Do vậy, nếu bé vẫn tỉnh táo sau bữa tối, thay vì bắt ép phải ngủ trưa thì tốt
hơn là bạn nên biến giờ ngủ trưa thành một khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày
dành cho trẻ.
Vậy cách nào là tốt nhất để những thay đổi khi trẻ từ bỏ thói quen ngủ trưa không
gây ra ảnh hưởng đáng kể nào đến cả trẻ và cha mẹ?Sau đây là một số lời khuyên
mà bạn có thể tham khảo:
 Giải thích cho trẻ về thói quen mới, nói rằng bạn hiểu bé không thích ngủ và
thay vào đó giờ ngủ trưa sẽ là thời gian yên tĩnh trong ngày để có thể chơi
những trò chơi nhẹ nhàng.


 Kiên quyết làm theo thời gian biểu mới. Bé có thể không phải ngủ trưa,
nhưng thời gian này cũng không dành cho những hoạt động ồn ào.
 Tạo một không gian yên tĩnh, có thể vẫn là phòng ngủ nhưng bạn không cần
thiết phải tắt đèn hoặc ép trẻ phải nằm xuống giường.
 Giới hạn thời gian, nếu trước đây con bạn thường ngủ trưa trong một vài giờ
thì bây giờ khoảng thời gian yên tĩnh cũng có độ dài tương tự. Một đứa trẻ
đang thức có thể tự xoay sở được trong một giờ đồng hồ.
Những hoạt động nhẹ nhàng trẻ có thể làm trong khoảng thời gian này:
 Đọc sách.
 Nghe đọc truyện từ sách điện tử.
 Tô màu.
 Chơi với món đồ chơi mềm.
 Giải câu đố.
 Xem phim.
Bạn cũng có thể điều chỉnh giờ ăn tối, giờ đi tắm và giờ ngủ của trẻ sớm hơn một
tiếng đồng hồ so với trước kia trong một vài tuần cho đến khi bé quen với việc
thức cả ngày. Nhớ rằng, trẻ thỉnh thoảng vẫn muốn được ngủ trưa cho dù thời gian
ngủ không lâu như trước kia nữa.

×