Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chuẩn bị chu đáo cho bé khi đi nghỉ tết ở quê xa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.11 KB, 4 trang )

Chuẩn bị chu đáo cho bé khi đi nghỉ tết ở quê xa

Với các bé dưới một tuổi, khi đi xa, khó khăn nhất với cha mẹ là chuyện… ăn uống
của bé… Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ chỉ cần có thêm áo khoác ngoài là không còn e
ngại khi cho con bú nơi công cộng.
Với bé bú bình, do không nên pha sẵn sữa, dễ bị nhiễm khuẩn khi để ngoài môi
trường, cha mẹ cần mang theo bình thủy nước sôi (loại nhỏ) và nước uống đóng
chai để tiện pha chế. Trường hợp bé bú không hết, không nên để dành đến cữ sau
vì sữa sẽ bị nhiễm khuẩn.
Với bé ăn dặm, trên đường di chuyển, nên pha bột, cháo ăn liền để đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm hơn là nấu sẵn rồi ủ mang theo. Để con ăn ngoan, cần để
cho bé đói mới cho ăn, không ép ăn và cũng không quá căng thẳng, chú tâm vào
bữa ăn của bé.

Với bé bú bình, do không nên pha sẵn sữa, dễ bị nhiễm khuẩn khi để ngoài môi
trường, cha mẹ cần mang theo bình thủy nước sôi (loại nhỏ) và nước uống đóng
chai để tiện pha chế
Với bé trên hai tuổi, khi đi xa đỡ cực hơn cả về vấn đề vệ sinh và ăn uống. Cần chú
ý chọn mua cho bé đôi giày mềm mại, dễ đi. “Thủ” sẵn vớ để mang vào ban đêm,
giữ ấm cơ thể, phòng từ xa các bệnh do nhiễm lạnh.
Quần áo cho bé cần đủ cả đồ đông lẫn hè để phòng khi thời tiết thay đổi bất
thường. Nên liên hệ bằng điện thoại với người thân trước để nắm bắt thời tiết vì
vùng biển, vùng núi khí hậu thất thường hơn đồng bằng. Bé dưới một tuổi dễ bị
viêm họng, viêm phổi khi thời tiết lạnh, nhưng mặc áo lạnh khi thời tiết thay đổi bé
toát mồ hôi, lại không biết “báo cáo” hoặc tự cởi ra nên dễ nhiễm lạnh mồ hôi. Tốt
nhất, nên mang một số áo yếm để che phần ngực, khi nhiệt độ tăng, bé không bị
nóng. Trong trường hợp không chuẩn bị sẵn, có thể dùng các loại yếm ăn loại mềm
(không lót ni lông ở mặt trái) để giữ ấm ngực cho bé. Tất cả dầu tắm, gội, phấn
rôm và đồ dùng vệ sinh cá nhân nên để vào túi trong suốt để đỡ mất thời gian tìm
kiếm.
Khi đi xa, nên mang theo tủ thuốc di động. TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y


Dược TP.HCM hướng dẫn: “Để phòng trẻ sốt nhưng không thể mua được thuốc thì
mang theo nhiệt kế và thuốc hạ sốt paracetamol (đây là loại thuốc uống theo cân
nặng của trẻ, vì thế cần dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ). Vài gói Oresol
rất cần để đề phòng khi trẻ tiêu chảy. Cho trẻ uống nước gừng cũng giúp trị sình
bụng, tiêu chảy (chỉ cần giã giập pha gừng với nước ấm). Để sơ cứu khi bị chảy
máu, trầy da, cần có dung dịch Povidine sát trùng, bông, băng cá nhân. Kem thoa
vết côn trùng cắn, chích”.
Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi bị say xe, có thể dùng si rô Phenergan, Theralene, cho
uống trước khi khởi hành một tiếng. Hai loại thuốc này còn có thể dùng khi trẻ bị
dị ứng. TS Nguyễn Hữu Đức còn cảnh báo một cách dùng thuốc sai: Nhiều bà mẹ
dán hai miếng dán trị say xe sau mỗi tai trẻ. Hậu quả là bé bị ngộ độc thuốc: la hét,
lú lẫn. Nếu muốn dùng băng dán sau tai, cần nhớ chỉ dùng cho trẻ từ 8 – 15 tuổi.
Dán mỗi bên tai nửa miếng là đủ. Thuốc dán loại này phải mất sáu tiếng mới phát
huy tác dụng, vì thế cần dán trước khi lên xe đúng sáu tiếng.
Khí hậu ngày Tết ở miền Nam thường nắng nhiều nên trẻ dễ bị say nắng với các
biểu hiện: xây xẩm mặt mày, da đỏ, chóng mặt, có thể khát nước. Bác sĩ Nguyễn
Công Viên (Phòng khám đa khoa quốc tế CMI, TP.HCM) hướng dẫn: “Khi thấy
trẻ bị say nắng, cần đưa vào chỗ mát, cởi bỏ bớt quần áo, lau mát, cho trẻ uống
nước nằm nghỉ ngơi và gọi xe cấp cứu”.
Để có được thời gian vui Tết trọn vẹn, cần nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tai nạn
xảy ra rất nhanh và bất ngờ, vì thế tuyệt đối không cho trẻ chơi gần hồ ao, sông
nước, chui vào bụi rậm (đề phòng côn trùng chích), cầm cây chạy nhảy (đề phòng
đâm vào mắt…). Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị phỏng do chủ quan của người
lớn, nhất là lúc dùng các món lẩu hoặc nướng khô bằng cồn.

×