Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.75 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ MỸ HÀO,
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG
PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ MỸ HÀO,
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG
PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ THỊ DUNG



HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát, kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố ở các tài liệu khác. Nếu có
gì sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Nguyệt


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài “Quản lý hoạt
động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng n”, đến
nay tơi đã hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Với tình cảm chân thành, cho phép tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu Học viện Quản lý giáo dục, các thầy cô trong khoa Quản lý Giáo dục, các thầy
cô tham gia giảng dạy, đào tạo lớp K23 thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý
Giáo dục.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn các trường Tiểu học trên
địa bàn thị xã Mỹ Hào, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, hợp tác với tơi trong q trình
nghiên cứu để tơi hồn thành đề tài.
Đặc biệt, tơi xin phép được gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Thị Dung- Người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình tơi nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp, bạn bè và gia

đình đã động viên, khích lệ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
tập và hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Nguyệt


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................
MỤC LỤC..............................................................................................................
PHỤ LỤC...............................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................
MỞ ĐẦU..................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học............................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................................4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC
LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC....................................................................................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.........................................................................................5

1.1.1. Nghiên cứu hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học...............................................5
1.1.2 Nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học..................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................................10
1.2.1.Quản lý.......................................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục.......................................................................................................10
1.2.3. Phối hợp...................................................................................................................11
1.2.4. Hoạt động trải nghiệm..............................................................................................11
1.2.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm................................................................................12
1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục......13
1.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học....................................................................14
1.3.1. Đặc điểm HS tiểu học..............................................................................................14
1.3.2. Vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
..............................................................................................................................................14


iv
1.4. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo
dục............................................................................................................................................15
1.4.1. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm...............................................................................15
1.4.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm..............................................................................16
1.4.3. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm....................................16
1.4.4. Các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm.......................................................21
1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực
lượng giáo dục.........................................................................................................................23
1.5.1. Phân cấp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp
các lực lượng giáo dục........................................................................................................23
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo hướng phối hợp
các lực lượng giáo dục........................................................................................................24
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học theo
hướng phối hợp các lực lượng giáo dục..............................................................................29

1.6.1.Yếu tố chủ quan.........................................................................................................29
1.6.2. Yếu tố khách quan....................................................................................................30

Tiểu kết chương 1.................................................................................................
.................................................................................................................................
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ MỸ HÀO, TỈNH
HƯNG YÊN THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO
DỤC........................................................................................................................
2.1. Khái quát tình hình giáo dục thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng n..................................34
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................................34
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội........................................................................34
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục Tiểu học của Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.......35
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..........................................................................................36
2.2.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................................36
2.2.2. Nội dung khảo sát.....................................................................................................36
2.2.3. Phương pháp khảo sát...............................................................................................36
2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá............................................................................36
2.3. Kết quả khảo sát..............................................................................................................38
2.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục..........................................38


v
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục..........................................57
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường
tiểu học thị xã Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục...66
2.4. Đánh giá chung................................................................................................................68
2.4.1. Kết quả đạt được.......................................................................................................68

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................................69

Tiểu kết chương 2.................................................................................................
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN
THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC......................
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................................72
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.............................................................................................72
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn...............................................................................72
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả................................................................................73
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.........................................................................73
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.................................73
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý,
giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học.........................73
3.2.2. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục............................................................76
3.2.3. Bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lí và năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm
cho giáo viên (giáo viên chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội) ở các trường tiểu học.......78
3.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong HĐTN ở các
trường tiểu học....................................................................................................................81
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm ở
các trường Tiểu học.............................................................................................................83
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học
..............................................................................................................................................85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...................................................................................87
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp....................................88
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.............................................................................................88
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.............................................................................................88
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................................88



vi
3.4.4. Thang đánh giá khảo nghiệm...................................................................................88
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất........88

Tiểu kết chương 3.................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................
1. Kết luận...............................................................................................................................96
2. Khuyến nghị........................................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
CB - GV
CBQL
CMHS
CLB
CSVC
CTPT 2018
CNTT
ĐTB
GD
GD-ĐT



Ban giám hiệu
Cán bộ giảng viên
Cán bộ quản lí
Cha mẹ học sinh
Câu lạc bộ
Cơ sở vật chất
Chương trình phổ thơng 2018
Cơng nghệ thơng tin
Điểm trung bình
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Hoạt động

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HĐGDNGLL
HĐGD
HS
GV
GVTH

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục
Học sinh
Giáo viên
Giáo viên Tiểu học

GV TPT

KN
LLGD
TN

Giáo viên tổng phụ trách
Kĩ năng
Lực lượng giáo dục
Trải nghiệm

TCM
TH
CMHS
QL
QLGD

Tổ chuyên môn
Tiểu học
Cha mẹ học sinh
Quản lí
Quản lí giáo dục

PPTK

Phương pháp thống kê


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các trường tiểu học trên địa bàn Thị xã
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2019-2022...................................................

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, và CMHS về sự cần thiết của
HĐTN ở các trường Tiểu học..............................................................................
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV và CMHS về ý nghĩa của HĐTN ở
các trường Tiểu học..............................................................................................
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV và CMHS về mục tiêu của HĐTN
ở các trường Tiểu học...........................................................................................
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS về nội dung HĐTN ở
trường tiểu học......................................................................................................
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS về các phương pháp tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học....................................................
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS về các hình thức tổ chức
HĐTN ở các trường tiểu học...............................................................................
Bảng 2.8. Các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học
.................................................................................................................................
Bảng 2.9. Mức độ phối hợp của các lực lượng GD trong và ngoài nhà
trường trong tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học..........................................
Bảng 2.10. Mức độ tham gia của các lực lượng ngoài nhà trường ở các
trường tiểu học......................................................................................................
Bảng 2.11. Khó khăn khi tổ chức HĐTN ở các trường tiểu học theo
hướng phối hợp các lực lượng GD.....................................................................
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm
ở các trường tiểu học............................................................................................
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện HĐTN ở các
trường Tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.......................
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL thực trạng chỉ đạo phối hợp với các lực
lượng GD trong hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học..............................
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết
quả HĐTN ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp các LLGD...............
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động trải
nghiệm ở các trường tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo

dục..........................................................................................................................


ix
Bảng 3.1. Thang đánh giá khảo nghiệm.............................................................
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp........................
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp...........................
Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
.................................................................................................................................

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp...................................................


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay và hội nhập
quốc tế đã xác định giáo dục cần đào tạo người học phát triển toàn diện năng lực
phẩm chất thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức. Đồng thời cần giáo dục HS kết
hợp luyện tập thực hành nhiều hơn, gắn lý luận với thực tiễn nhiều hơn. Huy động
tối đa mọi nguồn lực tham gia vào quá trình giáo dục, giáo dục nhà trường, gia đình
và xã hội [1].
Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, cần có chương trình phù hợp. Nghị
quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 ra đời quy định về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng. Chương trình mới giúp người học
phát triển tồn diện về năng lực, phẩm chất. Phát huy tốt năng lực riêng của từng cá
nhân [7].
“Hoạt động trải nghiệm” trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là khái

niệm mới mẻ đối với GV phổ thông và HS, đây là hoạt động giáo dục bắt buộc thực
hiện từ lớp 1 đến lớp 12. HĐTN nó khác với hoạt động ngồi giờ lên lớp về mục tiêu,
nội dung và cách thức thực hiện và khơng chỉ thực hiện ngồi giờ lên lớp, mà cịn
được thực hiện cả trong dạy học các môn khoa học, cả trong các hoạt động theo chủ
đề…nghĩa là trong mọi hoạt động, thực hiện theo nguyên lí HS được tham gia vào
hoạt động và được trải nghiệm qua các hoạt động đó. HĐTN được tổ chức tại nhiều
địa điểm khác nhau và có nhiều hình thức khác nhau. Các HĐTN sẽ giúp học sinh
khám phá, rèn luyện bản thân, có những mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô và người
thân trong gia đình, có những mong muốn tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng xã
hội, có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, qua đó, các em sẽ thể hiện khả năng chủ động,
sáng tạo và tích cực của bản thân trong mọi hoạt động học tập và đời sống.
Tuy vậy, thực tiễn cho thấy hoạt động trải nghiệm và quản lý HĐTN ở các
trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay chưa được chú trọng, dẫn
đến học sinh chỉ có kiến thức mà thiếu kỹ năng sống, chưa đáp ứng việc phát triển
phẩm chất và năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ


2
Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó cơng tác quản lý, tổ chức, kiểm tra, đánh giá
HĐTN chưa đem lại hiệu quả, đa số các hoạt động trải nghiệm thường “giao khoán”
cho Tổng phụ trách Đội và GVCN lớp phụ trách, công tác phối hợp giữa các lực
lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa thường xuyên….. Đặc biệt, các trường
tiểu học hiện nay chỉ chú trọng hoạt động dạy học mà ít quan tâm nâng cao chất
lựợng HĐTN, điều này dẫn đến chưa đảm bảo mục tiêu phát triển giáo dục toàn
diện học sinh tiểu học.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động trải
nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối
hợp các lực lượng giáo dục” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm ở các

trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động trải nghiệm theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên theo theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế
như: Nhận thức của một bộ phận giáo viên, nhận thức của Ban chi hội và CMHS về
hoạt động trải nghiệm chưa đầy đủ, tổ chức HTĐTN chủ yếu do GVCN và Tổng
phụ trách Đội đảm nhận, nguồn kinh phí dành cho HĐTN cịn hạn hẹp... Nếu đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thị xã Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong


3
và ngồi nhà trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTN ở trường tiểu học theo
hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các
trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng
giáo dục.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu

học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động trải
nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp
các lực lượng giáo dục.
6.2. Giới hạn về khách thể điều tra
- 20: CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng)
- 100: Giáo viên tiểu học, Tổng phụ trách
- 50 : Cha mẹ học sinh.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Số liệu thống kê trong 3 năm gần đây: Từ năm 2019 đến 2021
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Tập hợp và tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT
và các tài liệu về QLGD và nhà trường về HĐTN.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Thiết kế mẫu phiếu điều tra CBQL, GV, CMHS một số trường Tiểu học thị


4
xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động trải nghiệm và thực
trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn một số CBQL Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng, cha mẹ
HS một số trường Tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhằm thu thập thông tin

về nhận thức và trách nhiệm của các lực lượng GD trong các HĐTN và quản lý hoạt
động trải nghiệm ở các trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng
phối hợp các lực lượng giáo dục.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát thái độ HS khi tham gia HĐTN.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, Lãnh đạo phòng GD&ĐT, CBQL ở các
trường tiểu học thị xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về các biện pháp quản lý đã đề xuất.
7.3. Sử dụng phương pháp thống kê tốn học:
- Thống kê, xử lý và tính tốn số liệu thu được từ kết quả phiếu điều tra bằng
cách sử dụng bảng tính Excel.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
-

Mở đầu

-Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu
học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
-Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu
học thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
-Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm các trường tiểu học thị
xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục.
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


5
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHỐI HỢP
CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
• Ở nước ngồi:
Tác giả John Dewey (nhà triết học, tâm lí học người Mĩ) coi trọng việc GD
hình thành các kĩ năng, năng lực phẩm chất thông qua các hoạt động tạo cơ hội cho
người học được trải nghiệm. Trong công trình “Experience and education” ( kinh
nghiệm và giáo dục) ơng chủ trương xây dựng “ Nhà trường hoạt động” - “Dạy học
qua việc làm”, khẩu hiệu của ơng là: “Lí luận ít chừng nào hay chừng ấy”. Theo
ơng, hợp tác là một trong số bản chất của con người, HS cần biết làm việc cùng
nhau để giải quyết vấn đề và cần được trải nghiệm quá trình sống hợp tác trong nhà
trường. Cũng trong tác phẩm “Experience and education” (Kinh nghiệm và giáo
dục), John Dewey đã có những phân tích sâu sắc về nền giáo dục truyền thống lẫn
nền giáo dục hiện đại. Quan điểm của ông là nền giáo dục truyền thống có nhược
điểm căn bản đó là khơng vận dụng những nguyên tắc của triết học kinh nghiệm
được phát triển thấu đáo. Kinh nghiệm và giáo dục có mối quan hệ với nhau. Chỉ
khi HS được trải nghiệm thì khi đó tri thức mới được HS lĩnh hội một cách đầy đủ
và rõ ràng. Đây là điều mà ông đã làm sáng tỏ [24].
Tác giả David Kolb (nhà giáo dục người Mĩ) trong lý thuyết “Experiential
learning” (học qua trải nghiệm) nhấn mạnh việc học qua trải nghiệm đó là kiến
thức được tạo ra thơng qua kinh nghiệm. Ơng đã khẳng định vai trò của kinh
nghiệm trong học tập và đưa ra quy trình học trải nghiệm bao gồm 4 bước: Kinh
nghiệm cụ thể; Quan sát suy ngẫm; Khái niệm trừu tượng; Thử nghiệm thực tế
[ 28 ]. Nhờ đó, các nhà giáo dục Việt Nam đã dựa vào những cơ sở lí luận về học
tập trải nghiệm của David a. Kolb để làm nền tảng cơ sở cho việc dạy và học thông
qua HĐTN.



6
Lý thuyết kiến tạo của nhà khoa học Jean Piaget coi sự hợp tác của HS trong
các trải nghiệm hoạt động nhóm sẽ tạo cơ hội để rèn luyện hành vi ứng xử của
chúng. Ông đã cho rằng sự tiến triển nhanh nhận thức của HS chính là nhờ sự giao
lưu xã hội giữa chúng [ 27 ]
Lý thuyết vùng cận phát triển (zone of proximal development) của tác giả
L.X.Vưgotsky đã cho rằng đa số đứa trẻ đều có “vùng tiềm năng”. Nếu được hỗ trợ
của nhà giáo dục, của người hướng dẫn và sự hoạt động nỗ lực, trải nghiệm tích cực
của chính bản thân HS thì tiềm năng đó sẽ được bộc lộ thành hiện thực. Như vậy để
giải quyết tốt mọi vấn đề trong cuộc sống, HS cần được trải nghiệm. Đó cũng chính
là con đường để phát triển bản thân của mỗi con người [ 34 ].
Tác giả Tsunesaburo Makiguchi với tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng
tạo” đã có những tư tưởng mới trong phát triển giáo dục. Tác giả đã thể hiện mong
muốn xây dựng một nền giáo dục gắn liền với thực tiễn có tính khoa học và phổ
biến rộng rãi, việc học tập gắn với HĐTN, thông qua HĐTN để rút ra kinh nghiệm
cho bản thân. [ 31]
Tác giả Jacques Delo với Học tập một kho báu tiềm ẩn: Báo cáo gửi
UNESCO của Hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã nêu lên bốn trụ cột của
giáo dục là: Học để biết; học để làm; học để chung sống; học để tồn tại. Như vậy,
giáo dục cần hướng tới giúp HS có năng lực tự chủ vững vàng, hồ nhập tơt với
cuộc sống để phát triển [ 25].
Tác giả John Polesel với cơng trình nghiên cứu “The Experience of
Education: The impacts of high stakes testing on school students and their families
Literature Review” cho thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ có tác
động tích cực trong việc gắn kết nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh, điều
này là hết sức cần thiết trong giáo dục. Chỉ khi có sự phối hợp giáo dục của nhà
trường, gia đình và xã hội thì khi đó GD mới đem lại hiệu quả cao nhất [32].
Thơng qua những kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên đã đưa ra các
luận chứng về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc học tập, giáo dục gắn liền với
trải nghiệm thực tế đời sống xã hội. HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã được học

để giải quyết vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, từ đó rút ra kinh nghiệm bài học


7
cho bản thân. Tuy vậy, các tác giả chưa đề xuất được các nguyên tắc, quy trình thực
hiện đa dạng hóa hoạt động của HS và sự phối hợp lực lượng trong HĐTN.
• Ở Việt Nam
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln có quan điểm “học đi đơi hành”, “lý
thuyết gắn liền với thực tiễn” và dùng thực tiễn kiểm chứng. Tác phẩm “Minh triết
Hồ Chí Minh về Giáo dục” của các tác giả Đặng Quốc Bảo (chủ biên), Phạm Minh
Giản, Phan Hồng Phúc đã chỉ rõ tư tưởng Người. Đây là tư tưởng tiến bộ mà hiện
nay các nền giáo dục trên thế giới đang hướng tới, trong đó có Việt Nam. [8]
Nghiên cứu về vấn đề tổ chức HĐTN trong nhà trường phổ thơng, đã có một số
cơng trình nghiên cứu về HĐTN như tác giả Nguyễn Thị Liên ( chủ biên). Nhờ
những nghiên cứu đó mà đội ngũ giáo viên phổ thơng đã có những kiến thức về nội
dung HĐTN sáng tạo, kĩ năng cơ bản nhất về tổ chức HĐTN sáng tạo [15]
Đã có các bài viết trên tạp chí chuyên ngành như: “Xây dựng và tổ chức các
hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới” của các tác giả
Nguyễn Mậu Đức - Nguyễn Thị Nguyệt chỉ ra tầm quan trọng của HĐTN trong
Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 và đề xuất quy trình tổ chức HĐTN
trong dạy học ở trường phổ thơng [ 10 ].
Như vậy, vai trị của HĐTN đối với dạy học môn học và hoạt động giáo dục
cùng với cách thức tổ chức các hoạt động TN như thế nào để đạt hiệu quả đã được
các bài viết trên tập trung nêu rõ.
1.1.2 Nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
* Ở nước ngoài:
Ngày nay, tổ chức HĐTN được nhiều nước phát triển trên thế giới quan tâm,
nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng theo hướng phát triển
năng lực, coi trọng giáo dục phẩm chất và kĩ năng, sự sáng tạo, chủ động.
Nhóm tác giả Walsh, V., & Golins, GL (1976) với cuốn “The exploration of

the Outward Bound process” đã chỉ ra rằng tổ chức giáo dục TN ngoài trời sẽ sẽ
giúp phát triển, rèn luyện các hoạt động có tổ chức. Tất cả các nước phát triển đều
chú trọng đến HĐTN cho HS nhằm hình thành những năng lực cần thiết cho học
sinh [26].


8
Một số trường trung học của Úc đã thiết lập các chương trình giáo dục dựa
trên trải nghiệm, bao gồm chương trình quốc tế năm tuần của Caulfield Grammar ở
Nanjing, Trung Quốc và chương trình giáo dục ngồi trời Timbertop của trường
Geelong Grammar. Các chương trình GDTN này có tác dụng mạnh mẽ trong sự
hình thành phát triển năng lực cho HS [22].
Với đề tài nghiên cứu “The Experience of Education: The impacts of high
stakes testing on school students and their families Literature Review” tác giả John
Polesel cho thấy rằng việc tổ chức các HĐTN, HĐGD sẽ là cơ hội để gia đình và
nhà trường phối hợp giáo dục học sinh. Đây là điều cần thiết và quan trọng trong
giáo dục vì HS tham gia hoạt động sống ở các mơi trường gia đình, nhà trường và
xã hội nên cần có sự phối hợp giáo dục của gia đình và cộng đồng thì mới đem lại
hiệu quả cao nhất [32].
Tác giả Yang Yue (2017), với đề tài “The impact of positive school
experiences and school SES on depressive symptoms in Chinese children: A
multilevel investigation, International Journal of Child, Youth and Family Studies”
[35], tác giả nhận định rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ có tác động
tích cực đối với các triệu chứng trầm cảm cho học sinh ở Trung Quốc. Thông qua
hoạt động trải nghiệm HS sẽ được tham gia các hoạt động, có cơ hội tích cực chủ
động hơn, các kỹ năng xã hội, phát triển từ đó dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của
cuộc sng.
Nhúm tỏc gi Z.Nurdan Baysal1, ệzlem Apak Tezcan, KamilErsin Araỗ, với
nghiên cứu “Perceptions of Elementary School Students: Experiences and Dreams
about the Life Studies Course, Universal Journal of Educational Research” [23] đã

chỉ ra rằng: Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm giúp học sinh hứng thú, vui vẻ,
học thêm được nhiều kiến thức, phát triển các kỹ năng sống cho bản thân sau mỗi
lần trải nghiệm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng có nhiều ý kiến cho rằng một
số hoạt động tổ chức kém hiệu quả, không hấp dẫn.
* Ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, HĐTN được xem là một trong những hoạt động giáo
dục cơ bản bắt buộc thực hiện trong trường học nhằm hình thành và phát triển toàn


9
diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy vậy, việc tiếp cận nghiên cứu về HĐTN và quản
lý HĐTN vẫn cịn ít cơng trình, tài liệu nghiên cứu và vận dụng mặc dù trên thế
giới, HĐTN được bắt đầu nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên vẫn có các cơng trình
nghiên cứu có thể kể đến như sau:
Đề tài “Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa
học tiểu học” của tác giả Võ Trung Minh [16]. Qua kết quả nghiên cứu luận án, ông
đã khẳng định bảo vệ môi trường đã và đang trở thành vấn đề được cần thiết và
được toàn thế giới quan tâm. Vì vậy, việc trang bị cho HS các kiến thức, kỹ năng
dựa vào trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiểu học thể hiện hết những hiểu biết, rèn
luyện hành vi và thói quen bảo vệ mơi trường. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả khẳng
định giáo dục môi trường ở môn khoa học dựa vào trải nghiệm trong dạy học là phù
hợp và cần thiết.
Để giải quyết các vấn đề thực tiễn, người học cần phải gắn lý luận với
thực tiễn, đặc biệt là sự tham gia gắn kết của “Nhà trường - Gia đình - Cộng
đồng” và phải trải nghiệm, từ đó phân tích, cũng cố kiến thức và vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống là những vấn đề mà tác giả Nguyễn Tiến Hùng cùng với
nghiên cứu vấn đề “Quản lý học tập trải nghiệm” đã chỉ ra [13]. Đồng thời tác
giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu QL HĐTN muốn thành công ở mỗi cấp học, bậc
học cần vận dụng để quản lý phù hợp theo các chức năng quản lý đó là: “Lập kế
hoạch – lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch - kiểm sốt, đánh giá kết quả và

phản hồi thơng tin để cải tiến”.
Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng Tác giả Phạm Thị Lệ Nhân, với đề tài “Quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học
phổ thơng thành phố Hồ Chí Minh” [17] có những nghiên cứu về lý luận và khảo
sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã
hội hóa, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân, thực trạng và từ đó đề xuất
các giải pháp quản lý phù hợp ở các trường học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại: Qua nghiên cứu tổng quan, cho thấy các cơng trình nghiên cứu đã
tập trung vào các vấn đề: hoạt động trải nghiệm của HS trên các phương diện nội
dung, phương pháp, cách thức tổ chức,…; Tổ chức HĐTN của một số trường và


10
một số tỉnh. Tất cả các hướng nghiên cứu đều tập trung vào tổ chức hoạt động trải
nghiệm gắn với một số mơn học và hoạt động ngoại khố, tuy nhiên các cơng trình
nghiên cứu về tổ chức HĐTN cho HS theo hướng phối hợp các lực lượng ở trường
Tiểu học cịn ít được đề cập.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.Quản lý
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về “Quản lý”
theo những cách tiếp cận khác nhau. Trong nghiên cứu khoa học, có một số quan
điểm của các nhà khoa học về khái niệm “Quản lý” như sau:
Khái niệm quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác để
đạt được các mục tiêu đề ra- theo James Stoner và Stephen Robbins
Tác giả Robert Kreitner cho rằng: tiến trình làm việc thơng qua người khác
trong một môi trường thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức đó là quản lý[ 29].
5888 Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới
mục tiêu đã đề ra là quản lý [11]

Kế thừa các quan điểm trên, theo tác giả: Quản lý là sự điều khiển, phối hợp,
tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động của
một tổ chức, một đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian, thời gian, nguồn
lực...) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, chủ thể, đối tượng, nội dung, công cụ là những thành tố của
quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Hiểu theo nghĩa rộng quản lý giáo dục là quản lý mọi HĐGD trong xã hội bao
gồm các HĐGD hoặc có tính giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội,
của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình...
Có một số khái niệm quản lý giáo dục như sau:
Nhà nghiên cứu giáo dục M.I.Konzacov cho rằng: chủ thể quản lý dùng
những tác động giáo dục có hệ thống, kế hoạch, hướng đích đến các phần của hệ


11
thống nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận
dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý
trẻ em" [30].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục đó là
chủ thể quản lý dùng hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất" [18].
Những khái niệm này có những điểm tương đồng nhất định, đều hướng tới
mục tiêu giáo dục. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến quản lí giáo dục trong
phạm vi quản lí của Hiệu trưởng, kế thừa các quan điểm trên, chúng tơi quan niệm:
“Quản lí giáo dục là q trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ

hội vào hoạt động giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường”.
1.2.3. Phối hợp
Phối hợp là cùng nhau tham gia hoạt động nào đó của hai hay nhiều cá nhân, tổ
chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một cơng việc chung. Phối hợp đóng một vai trị
quan trọng trong việc duy trì sự đều đặn trong các hoạt động. Q trình này nhằm
mục đích quản lý có hệ thống các nỗ lực cá nhân hoặc nhóm để đảm bảo sự thống
nhất trong hành động và hoàn thành mục tiêu chung. Phối hợp là một hoạt động cơ
bản của quản lý; giúp đạt được sự hài hòa trong hành động giữa các hoạt động phụ
thuộc lẫn nhau và lực lượng trong tổ chức.
Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhiều hoạt
động giáo dục. Hoạt động phối hợp này mang tính chủ động, tích cực của nhà
trường. Hiệu trưởng phải xác định rõ ràng các lĩnh vực và nội dung phối hợp là gì?
trách nhiệm của mỗi tổ chức khi tham gia phối hợp ra sao? và cần làm gì để cơng
tác phối hợp đạt hiệu quả cao nhất có thể?
1.2.4. Hoạt động trải nghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua” [21; tr.1020].


12
Hiểu theo quan điểm triết học, “Trải nghiệm” là con người tương tác với thế
giới khách quan. Trong giáo dục, TN chính là việc HS được vận dụng những kiến
thức đã học hay những vốn hiểu biết đã có để thực hành những hoạt động trong
cuộc sống hay những hoạt động được nhà giáo dục tổ chức.
HĐTN chính là việc HS chủ động tham gia tương tác với thực tiễn khách
quan để hình thành lên những phẩm chất và những năng lực mới cần thiết, đáp
ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra.. Điểm chính của HĐTN là người tổ chức lôi cuốn
được HS tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó HS dùng những kinh nghiệm
có sẵn để phản ánh thực tiễn, hình thành kinh nghiệm mới sau trải nghiệm, từ đó
tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển
tiềm năng bản thân.

Theo tác giả David A. Kolb, học tập trải nghiệm là hình thức học tập dùng kinh
nghiệm chủ quan của người học tham gia hoạt động học. Học tập trải nghiệm được
cho là triết lí giáo dục chỉ rõ quá trình tác động hai chiều giữa GV, HS dựa trên
những kinh nghiệm của HS đối với mục tiêu và nội dung học tập. [28].
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: HĐTN là hoạt động giáo dục mà mỗi cá
nhân HS tự mình trải nghiệm, dùng kinh nghiệm hiểu biết đã học được ở nhà trường
kết nối với thực tiễn đời sống giải quyết vấn đề ở thực tiễn, nhờ đó các kinh nghiệm
được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực [19].
Như vậy, mỗi tác giả đều đưa ra những diễn đạt khác nhau về HĐTN, nhưng
đều có nhận định chung về HĐTN là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo phương
thức trải nghiệm để phát triển hoàn thiện bản thân học sinh. Do vậy, theo tác giả:
‘‘HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của
nhà giáo dục, học sinh được tham gia trực tiếp các hoạt động thực tiễn trong
nhà trường và xã hội, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân
cách, các năng lực và tiềm năng sáng tạo của cá nhân, góp phần phát triển toàn
diện học sinh”.
1.2.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành
chính là hoạt động GDNGLL gồm các hoạt động tập thể như sinh hoạt lớp, chào cờ


13
đầu tuần, sinh hoạt Đội TNTP HCM và hoạt động giáo dục theo các chủ đề. Hoạt
động giáo dục hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao gồm cả hoạt động dạy học và hoạt động
giáo dục ( theo nghĩa hẹp)
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ là một
hoạt động bắt buộc bên cạnh hoạt động dạy học.
Dựa trên khái niệm “Quản lý”,“Hoạt động trải nghiệm”, tác giả quan niệm
khái niệm ‘‘Quản lý hoạt động trải nghiệm” như sau:
“Quản lý hoạt động HĐTN là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm

tra đánh giá của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên đối tượng quản lí nhằm phát
triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi của học sinh trong các mối quan hệ với bản
thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
ở các bậc học”.
Dựa trên khái niệm “Quản lý hoạt động HĐTN” vận dụng vào bậc học tiểu học,
theo chúng tôi, khái niệm “Quản lý hoạt động HĐTN ở trường tiểu học” được hiểu
như sau:
“Quản lý hoạt động HĐTN ở trường tiểu học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên đối tượng quản
lí phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quan hệ với bạn bè, thầy cơ và
người thân trong gia đình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học”
1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng phối hợp các lực lượng giáo
dục.
Kế thừa các khái niệm “Phối hợp”, “Quản lý hoạt động HĐTN ở trường tiểu
học”, chúng tôi quan niêm khái niệm: “Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường
Tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục” như sau:
“ Quản lý HĐTN ở trường Tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục
đó là q trình lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh
giá kết quả việc thực hiện HĐTN theo hướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài
nhà trường phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quan hệ với bạn bè,
thầy cô và người thân trong gia đình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học”


14
1.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
1.3.1. Đặc điểm HS tiểu học
Tuổi của HS tiểu học là từ 6 tuổi đến 14 tuổi. Giai đoạn này hệ cơ, xương
đang ở thời kỳ cốt hoá và đang phát triển. Do vậy, Các hoạt động vận động mang
tính động thường là những hoạt động các em yêu thích hơn là những hoạt động tĩnh.
Bộ não của trẻ có nhiều biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Trọng lượng

não của HS tiểu học gần bằng trọng lượng của não người lớn và phát triển bằng não
người lớn vào năm 11-12 tuổi. Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc động, hưng phấn mạnh
và hiếu động vì sự phát triển cấu tạo và chức năng của não không đồng đều. Trí nhớ
trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc, tư duy
của HS mang tính cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan mà trẻ quan sát được ở
các sự vật, hiện tượng. Do đó, để trẻ học tốt hơn cần sử dụng các dụng cụ học tập
hỗ trợ như que tính, bảng tính. Cuối bậc tiểu học, tư duy trừu tượng của HS phát
triển rõ rệt cùng với sự lớn lên của các em.
Ở mầm non, HS đang vui chơi là chủ yếu thì lên Tiểu học hoạt động học tập
giáo dục là chủ yếu. Do vậy, đây là điều rất mới lạ, quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển tâm lý nhận thức của HS. Các em thích khám phá, tìm tịi
những điều mới lạ. Vì vậy các hoạt động học tập giáo dục được thiết kế dưới hình
thức trải nghiệm khám phá sẽ thu hút sự tham gia của HS nhiều hơn. Đồng thời sự
phát triển ngôn ngữ của HS Tiểu học đầu cấp cùng khả năng hợp tác nhóm cịn kém
nên rất cần có những hoạt động tập thể tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác
nhóm để HS tham gia.
Ở độ tuổi này các em thường hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng vì vậy các
hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ở trường tiểu học đều giúp HS hình thành
năng lực, phẩm chất cho HS.
1.3.2. Vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.
Cấp tiểu học là cấp học nền móng của trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
cấp học hình thành cho HS những giá trị tốt đẹp về phẩm chất, những kĩ năng cơ


×