Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

VŨ THỊ GẤM

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

VŨ THỊ GẤM

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY


Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN HÙNG

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã rất cố gắng trau
dồi kiến thức, tìm đọc tra cứu hệ thống tài liệu có liên quan để hồn thành sản
phẩm này. Đây là cơng trình khoa học của Tơi được thầy giáo hướng dẫn, chỉnh
sửa và công bố.
Tác giả

Vũ Thị Gấm


ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành bày tỏ lòng tri ân tới thầy cô trực tiếp giảng dạy, hướng
dẫn khoa học của Học viện Quản lý giáo dục. Trân trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo
UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở GDMN của huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương hỗ trợ Tôi về tài liệu, động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện
về thời gian và hệ thống các tài liệu quản lý bậc học Mầm Non. Để hồn thành

nội dung Luận văn, tơi gửi lời biết ơn thầy giáo, cán bộ hướng dẫn khoa học:
Tiến sỹ Phạm Xuân Hùng.
Tác giả

Vũ Thị Gấm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................
MỤC LỤC...................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................
4. Giả thuyết khoa học..............................................................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..........................................................................
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................
8. Cấu trúc.................................................................................................................
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY................................................................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...........................................................................
1.1.1. Khái quát một số các nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên mầm non.....................6
1.1.2. Khái quát một số các nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ giáo viên................................................................................................................................................. 7
1.1.3. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của Đề tài........................................................................8

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................
1.2.1. Năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non.......................................................................................... 9
1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên......................................................................................................... 10
1.2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên..................................................................................... 10
1.2.4. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho giáo viên mầm non........................................................11

1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và yêu cầu đặt ra về bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non hiện nay..................................................
1.3.1. Yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm non hiện nay...............................................................................13
1.3.2. Yêu cầu đặt ra về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non..................................................14

1.4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non hiện nay...................................................................................................
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng.......................................................................................................................... 16
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng.......................................................................................................................... 17
1.4.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng................................................................................................... 18
1.4.4. Tổ chức bồi dưỡng bồi dưỡng........................................................................................................... 19
1.4.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng............................................................................................ 20


iv
1.5. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay........21
1.5.1. Khảo sát, xác định nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm
non hiện nay............................................................................................................................................... 22
1.5.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
.................................................................................................................................................................. 22
1.5.3. Chỉ đạo tổ chức các nộ dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

mầm non hiện nay...................................................................................................................................... 24
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm
non hiện nay............................................................................................................................................... 26
1.5.5. Quản lý điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục mầm non hiện nay............................................................................................................................... 27

1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.................................................
1.6.1. Nhận thức về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
hiện nay..................................................................................................................................................... 28
1.6.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD và GVMN................................................................................28
1.6.3. Điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non hiện nay...................................................................................................................................... 29
1.6.4. Chế độ chính sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
hiện nay..................................................................................................................................................... 29

Tiểu kết Chương 1......................................................................................................
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH
HẢI DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MẦM NON
HIỆN NAY..................................................................................................................
2.1. Khái quát giáo dục mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..............
2.1.1. Chất lượng hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ................................................................31
2.1.2. Về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.........................................................................32
2.1.3. Đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn.................................................................33

2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát..............................................................................
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................................................................. 34
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................................................. 34
2.2.3. Phạm vi đối tượng khảo sát............................................................................................................... 35

2.2.4. Công cụ và phương pháp khảo sát.................................................................................................... 35
2.2.5. Xử lý số liệu khảo sát....................................................................................................................... 36

2.3. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện
nay............................................................................................................................
2.3.1. Thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non................................................................................... 36
2.3.2. Thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non................................................................................... 39
2.3.3. Phương thức bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non..................................................................................................... 42
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng CMNV cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non..................................................................................................... 43

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện
nay............................................................................................................................


v
2.4.1. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay...................................................................................... 44
2.4.2. Thự trạng lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay...................................................................................... 45
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.............................................................46
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN...........................................................................48
2.4.5. Thực trang kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình

Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN...........................................................................49
2.4.6. Thực trang quản lý điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay....................................................................................... 50
2.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.......................................................51

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục mầm non hiện nay....................................................................................
2.5.1. Những mặt mạnh.............................................................................................................................. 53
2.5.2. Những hạn chế................................................................................................................................. 53
2.5.3. Nguyên nhân.................................................................................................................................... 54

Tiểu kết Chương 2......................................................................................................
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP
VỤ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI
DƯƠNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN
NAY.............................................................................................................................
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.........................................................................
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ...................................................................................................................... 56
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..................................................................................................................... 56
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi........................................................................................................................ 57
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả...................................................................................................................... 57

3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục mầm non hiện nay....................................................................................
3.2.1. Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay..................................................58
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải

Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.....................................................................63
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng CMNV cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay..............................................................73
3.2.4. Huy động các nguồn lực tổ chức bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay....................................80
3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.........................83
3.2.6. Tạo động lực cho mỗi giáo viên mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương tích cực tự học, tự bồi
dưỡng phát triển chuyên môn của bản thân................................................................................................. 85

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hiện
nay............................................................................................................................


vi
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp....................
3.4.1. Mục đích.......................................................................................................................................... 88
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm.................................................................................................................... 88
3.4.3. Xử lý số liệu..................................................................................................................................... 89
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm........................................................................................................................ 89

Tiểu kết Chương 3......................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................
1. Kết luận...............................................................................................................
2. Khuyến nghị........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................
PHỤ LỤC



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GVMN..............................
Bảng 1.2. Tổng hợp các loại hình, phương thức bồi dưỡng GVMN.......................
Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu GVMN huyện Bình Giang, Hải Dương năm học
2021 - 2022..................................................................................................................
Bảng 2.2: Thống kê hạng chức danh nghề nghiệp GVMN.....................................
Bảng 2.3: Trình độ đào tạo ĐNGV các trường MN.................................................
Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính và số năm cơng tác GVMN...........................................
Bảng 2.5: Tổng hợp thống kê về trình độ của đội ngũ GVMN...............................
Bảng 2.6: Thống kê phân hạng GVMN và xếp loại hằng năm (từ năm học
2019-2020 đến năm học 2021- 2022).........................................................................
Bảng 2.7: Ý kiến của đội ngũ giáo viên về thực hiện mục tiêu bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương.........................................................................................................................
Bảng 2.8: Ý kiến của đội ngũ CBQL về thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
.....................................................................................................................................
Bảng 2.9: Ý kiến của GVMN về nội dung bồi dưỡng CMNV cho GVMN.............
Bảng 2.10: Ý kiến của CBQL về nội dung bồi dưỡng CMNV cho GVMN............
Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá về phương thức bồi dưỡng CMNV cho GV các
trường Mầm non Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...........................................
Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho GVMN........................................................................................
Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương về nhu cầu bồi dưỡng CMNV cho GVMN............................................
Bảng 2.14: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên MN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..................................................
Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng CMNV
cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, Hải Dương..........................................

Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá về hình thức bồi dưỡng CMNV cho giáo viên
mầm non huyện Bình Giang, Hải Dương.................................................................
Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng CMNV cho
giáo viên mầm non huyện Bình Giang, Hải Dương.................................................


viii
Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá quản lý điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, Hải
Dương.........................................................................................................................
Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non huyện Bình Giang, Hải
Dương.........................................................................................................................
Bảng 3.1. Tóm tắt Kế hoạch bồi dưỡng CMNV cho GVMN..................................
Bảng 3.2. Kết quả lấy ý kiến về mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp
.....................................................................................................................................

DANH MỤC HÌNH
(Hình vẽ, đồ thị và sơ đồ)
Hình 1.1. Tóm tắt yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay............................
Hình 1.2. Nội dung bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho GVMN........................
Hình 1.2. Qui trình các bước quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN......................
Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương................
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GVMN và CBQL về thực hiện nội dung bồi dưỡng
CMNV cho GVMN hiện nay.....................................................................................
Hình 3.1. Các bước thiết kế bài học minh họa.........................................................


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BD
CMNV
CNTT
CT
CT GDMN
ĐNGV
GD&ĐT
GDMN
GVMN
GVMG
GVNT
KH
KHGD
MN
NLNN
NQTW
NVSP
QLGD
SDD
VHCĐ
VHXH

Đọc đầy đủ
Bồi dưỡng
Chun mơn nghiệp vụ
Cơng nghệ thơng tin
Chương trình

Chương trình giáo dục Mầm non
Đội ngũ giáo viên
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục Mầm non
Giáo viên Mầm non
Giáo viên Mẫu giáo
Giáo viên nhà trẻ
Kế hoạch
Khoa học giáo dục
Mầm non
Năng lực nghề nghiệp
Nghị quyết Trung ương
Nghiệp vụ sư phạm
Quản lý giáo dục
Suy dinh dưỡng
Văn hóa cộng đồng
Văn hóa xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rằng “thời kỳ dưới 6 tuổi là giai
đoạn vàng của quá trình phát triển con người”. Vì thế, bậc học mầm non có ý
nghĩa, vai trị to lớn, góp phần định hình tố chất phát triển cho trẻ. Đổi mới
phương pháp dạy trẻ là một điều cần thiết vì đến trường, trẻ khơng chỉ là được
chăm sóc mà cịn phải được học, được giáo dục theo khoa học. Việc học của trẻ
được đưa về đúng bản chất học của trẻ: “học mà chơi, chơi mà học” và “Trẻ là
trung tâm”. Dạy học, giáo dục/chăm sóc, nơi dưỡng ở đây được diễn ra một cách
tự nhiên, tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tự tìm hiểu, khám phá bằng sự yêu

thích và sáng tạo một cách tự nguyện khơng gị bó và áp đặt trẻ. Từ lâu, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về năng lực/bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
(CMNV) cho GVMN nhằm đánh giá một cách khách quan nhất để có thể đưa ra
những giải pháp phù hợp cho về bồi dưỡng CMNV.
Các nghiên cứu đã khẳng định vai trị của DMN, cơng tác quản lý bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho GDMN của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã cơ
bản đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN với nhiều GV ở mầm non là tạo dựng ra được
những điều tốt nhất cho trẻ em. Bởi vậy họ chịu trách nhiệm phát triển tồn bộ
tiềm năng của trẻ nhỏ và nhìn thấy hạnh phúc của chúng, để làm được điều này họ
cần phải được trang bị và trao quyền đầy đủ và chuẩn bị cung cấp dịch vụ chất
lượng cao (McCrea, 2015) [32]; [37].
Tháng 4 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thơng tư
01/VBHN-BGDĐT về Chương trình giáo dục mầm non. Cùng với việc đổi mới
Chương trình GDMN thì hoạt động bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho
GVMN có vai trị rất quan trọng để hỗ trợ, giúp GVMN làm chủ chương trình
GDMN, chủ động tìm kiếm khai thác tài liệu để tự học tập nghiên cứu, học tập liên
tục, suốt đời.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới G kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh
những thành tựu đạt được, đội ngũ GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương vẫn
còn một số hạn chế về cơng tác chun mơn nghiệp vụ giáo dục, chăm sóc trẻ. Do


2
đó, một số giáo viên chưa khai thác, vận dụng được phương pháp thực hành trải
nghiệm, chưa thực hiện được phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”; vẫn chú
trọng tổ chức hoạt động học có chủ định cho trẻ. Việc tổ chức và khai thác môi trường
giáo dục (môi trường trong và ngoài lớp) ở một số giáo viên chưa thực sự hiệu quả, cịn
mang tính hình thức; chưa tận dụng, tiết kiệm nhiều nguyên vật liệu sẵn có để giáo viên
và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi...
Một số GVMN chưa biết cách tận dụng mơi trường ngồi trời sinh động để tổ

chức hoạt động cho trẻ và vẫn cịn quan niệm: Tổ chức hoạt động học thì phải tổ
chức trong lớp. Một số giáo viên trẻ chưa có kĩ năng lập và điều chỉnh kế hoạch
giáo dục.
Mặt khác, việc bố trí đủ giáo viên để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ
vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế,
do đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; năng lực thực tế của giáo
viên chưa tương thích với trình độ đào tạo; kĩ năng tổ chức hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non của một bộ
phận giáo viên còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế nói trên chủ yếu là do năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ GV các trường MN chưa đồng đều, khả năng tự học, tự rèn
luyện vẫn còn thụ động, chưa thật sự sáng tạo và đổi mới, việc xây dựng kế hoạch
ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện cho trẻ vẫn cịn rập
khn máy móc, chưa dám đổi mới mang tính đột phá, các nội dung tích hợp lồng
ghép kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo chuẩn nghề nghiệp đang cịn
nhiều vấn đề khó khăn thách thức.
Để góp phần đề xuất các biện pháp quản lý và phát triển đội ngũ GVMN
trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tương ứng với các hạng chức danh
nghề nghiệp giáo viên mầm non, cũng như yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVMN,
tác giả chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
mầm non hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho GVMN trước yêu cầu đổi mới GDMN; Thực trạng quản lý bồi dưỡng chun
mơn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi
mới GDMN hiện nay; Luận văn đề xuất biện pháp Quản lý bồi dưỡng chun mơn

nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDMN hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương ,đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khác nhau do vậy, công tác quản lý bồi dưỡng
chuyên mơn nghiệp vụ cho giáo viên MN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương so với
yêu cầu yêu cầu đổi mới GDMN và tiêu chuẩn nghề nghiệp GVMN cịn khó khăn, bất
cập.
Trong bối cảnh đổi mới GDMN hiện nay, nếu nghiên cứu đề xuất được hệ
thống các biện pháp phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương thức bồi
dưỡng chun mơn cho GVMN, thì sẽ cung cấp các cơ hội, điều kiện cho đội ngũ
GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương phát triển năng lực chuyên môn, nghỉệp
vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục mầm
non hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho GVMN trước yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện nay;
Thứ hai: Phân tích thực trạng về quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
Thứ ba là: Đề xuất những biện pháp khả thi để quản lý bồi dưỡng CMNV cho


4
GVMN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian học tập, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu yêu cầu về
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại thông tư số:
26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo; và Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN theo Thông tư 12/2019/TTBGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chủ thể: Trưởng, phó phịng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng và Phó Hiệu
trưởng các trường MN Huyện;
Số liệu hồi cứu để nghiên cứu từ năm học 2020 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của
GVMN theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay, gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, thông tư hướng dẫn về bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVMN theo chương trình đổi mới giáo dục mầm
non hiện nay.
- Hệ thống các thuật ngữ các khái niệm, các cơng trình đã cơng bố có liên
quan về đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở trong và ngồi nước.
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý bồi dưỡng
chuyên mơn nghiệp vụ cho GVMN theo chương trình đổi mới giáo dục mầm non
hiện nay như sách, tạp chí nghiên cứu, luận án, luận văn...
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tác giả vận dụng các công cụ
như: điều tra và phỏng vấn; quan sát; xin lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư
phạm...để nhận diện điểm mạnh, yếu cơ hội và thách thức; nguyên nhân của những
vấn đề nghiên cứu
Đối tượng điều tra gồm các lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ
QLGD các trường mầm non, các GV, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.


5

Phương pháp điều tra gồm chọn mẫu gửi phiếu điều tra; Phỏng vấn sâu các
đối tượng điều tra về các nội dung cần điều tra.
7.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
Ngồi các phương pháp trên, Luận văn cịn sử dụng các phương pháp như:
thống kê toán học của Lý thuyết xác suất, thông kê trong KHXH; phần mềm xử lý
bảng thống kê, các biểu đồ, được thu thập nghiên cứu.
Đối với các số liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra, phỏng vấn, Luận văn
sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phần mềm excel để xử lý các kết
quả điều tra theo nội dung nghiên cứu.
8. Cấu trúc
Luận văn được cấu trúc bởi các phần: Mở đầu, Nội dung 3 chương, Kết luận
và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và các Phụ lục. Trong đó:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay;
Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng CMNV cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay;
Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng CMNV cho GVMN huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
CHO GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC MẦM NON HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Khái quát một số các nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo
viên mầm non
Từ những năm 1980, học thuyết lịch sử - xã hội của Vygotsky bắt đầu được
biết đến ở phương Tây và ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Ông cho rằng vai trị

của giáo viên mang tính chất hỗ trợ, khích lệ, chia sẻ, đổng hành hơn là dẫn dắt và
“chèo lái”, dẫn dắt quá trình học của trẻ.
Brodinsky và Neill (1983) trong một nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố đó là: tăng
cường sự tham gia quản lý của giáo viên (shared 9 govemance, participatory
management), bồi dưỡng giáo viên (inservice education) và đánh giá một cách hệ
thống, có tính chất hỗ trợ giáo viên (systematic supportive evaluation) (theo Ellis,
1984). Việc tăng cường sự tham gia quản lý trường học của giáo viên sẽ giúp nâng
cao vị thế của giáo viên đồng thời giúp giáo viên quan tâm nhiều hơn đến trường và
thúc đẩy mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa đội ngũ quản lý và giáo viên. Các hình
thức bồi dưỡng chính thức (hội thảo, seminar...) hoặc khơng chính thức (cuộc trị
chuyện trao đơi, chia sẻ tài liệu...) giúp các giáo viên chia sẻ ý tưởng với nhau và
tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các giáo viên.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu khoa học Việt Nam
phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo với chủ đề
“Bồi dưỡng phương pháp giáo dục cho trẻ em”. Các bài viết trong Hội thảo hướng
đến mục tiêu thảo luận, chia sẻ các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm khuyến nghị
các giải pháp tăng cường Bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, để giúp họ tiếp cận và
nâng cao chất lượng GDMN. Bốn nội dung chính Hội thảo hướng đến đó là là 1) Cơ
sở khoa học của chất lượng Giáo dục Mầm non; 2) Thực trạng chất lượng GVMN,


7
3) Chất lượng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em; 4) Kinh nghiệm của một số quốc
gia trên thế giới về phát triển Giáo dục Mầm non [24].
Theo hướng nghiên cứu bồi dưỡng CMNV cho giáo viên mầm non, nhóm tác
giả Tài Thành và Vũ Thanh (2019) Cuốn sách “Cẩm nang giáo dục mầm non” đã
làm rõ những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn dành cho giáo viên; cách thức xử lý
những tình huống sư phạm thường gặp dành cho giáo viên và một số những quy
định, chính sách đối với giáo dục mầm non. Từ cuốn sách, GVMN trường mầm non
có thể tự đánh giá những kỹ năng của mình từ đó rèn luyện để có thể có những kỹ

năng tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ [26].
1.1.2. Khái quát một số các nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên
Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2009) cũng chỉ rõ, cần xác định nội dung
chương trình đào tạo nhà giáo theo hướng vừa hàn lâm, vừa mang tính thực hành và
chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Tác giả đề cập đến các mơ hình khảo sát
điểm (casestudy), mơ hình học theo tình huống (problem-based leaming), mơ hình
học tập thực địa và tập sự như là những mơ hình học tập có hiệu quả tối ưu.
Năm 2020, Tác giả Phạm Quang Trung, Trần Hữu Hoan tiếp cận khái niệm
bồi dưỡng theo hướng các thành tố của hoạt động bồi dưỡng. Tác giả khẳng định
hoạt động bồi dưỡng là một quá trình bao gồm nhiều thành tố từ nhu cầu, mục tiêu,
chương trình, đối tượng, phương pháp và các hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả
bồi dưỡng. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và hội nhập quốc tế của đất nước, vấn đề được đặt ra trong nhiều nghiên cứu
hiện nay đó chính là việc nhận thức lại vai trò của nhà giáo.
Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới về chương trình giáo dục mầm non năm
2021, hơn bao giờ hết, việc nhận thức lại vai trò của người GVMN càng trở nên cấp
thiết. Và để bồi dưỡng đội ngũ GVMN, trước hết cơ quan quản lý cần chuẩn hóa hệ
thống tiêu chí chất lượng giáo dục mầm non; Mô tả công việc của GV làm việc
trong các cơ sở GDMN; Và nhận diện chuỗi các năng lực cần có của GV các cơ sở
GDMN; Tiêu chí đánh giá chất lượng GV cơ sở GDMN…làm cơ sở để thiết kế
chương trình bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.


8
Khi đề cập tới vai trò của hoạt động bồi dưỡng CMNV cho đội ngũ GVMN,
các nghiên cứu ở nước ngoài cho rằng: một nhà giáo ở mầm non kết tinh bởi trí tuệ
tài năng phong phú, họ vừa là nhà giáo dục, nhà tâm lý, nghệ sỹ, vừa là người mẹ…
cuối cùng là tạo ra được những điều tốt nhất cho trẻ em. Bởi vậy họ chịu trách nhiệm
phát triển tồn bộ tiềm năng của trẻ nhỏ và nhìn thấy hạnh phúc của chúng, để làm

được điều này họ cần phải được trang bị và trao quyền đầy đủ và chuẩn bị cung cấp
dịch vụ chất lượng cao (McCrea, 2015) [32];
Đề cập đến một nhà giáo mầm non như một nhà giáo dục, điều phối viên hoặc
cá nhân có trình độ và kinh nghiệm phù hợp làm việc trong môi trường mầm non để
dẫn đầu trong việc phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục. Đáng chú ý,
khái niệm nhà giáo, người nghệ sỹ hòa trộn với hình ảnh của các cá nhân những
người thường có những đặc điểm, kiến thức và kỹ năng đặc biệt thiên chức [37].
Mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau, song các đề tài nghiên cứu nói trên
đều có chung quan niệm phát triển nghề nghiệp GVMN còn thực hiện chức năng
phát triển, nghĩa là làm phong phú, nâng cao chất lượng của các năng lực nghề
nghiệp vốn có của GVMN trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều nhấn
mạnh đến chất lượng đội ngũ GVMN của các cơ sở giáo dục mầm non hoặc định
hướng cho các cơ quan quản lý phát triển đội ngũ này. Bởi lẽ, đội ngũ GVMN sẽ góp
phần quyết định chất lượng của các cơ sở GDMN, các chính sách cần được thực thi
hiệu quả và phù hợp đều cần phải thông qua đội ngũ này [31, tr 169].
1.1.3. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của Đề tài
Như vậy, sự thay đổi về vai trò GVMN và những yêu cầu đặt ra trong công tác
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh đổi mới GDMN sẽ
thấy hoạt động bồi dưỡng CMNV của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cần được
đổi mới từ mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình và cách thức bồi dưỡng CMNV
cho đội ngũ GVMN, góp phần bù đắp những thiếu hụt, điểm yếu mà thực tế GDMN
trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Tuy nhiên thực tế hiện nay công tác bồi dưỡng
phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nói chung, phát triển năng lực giáo viên mầm
non nói riêng cịn bộc lộ những bất cập và cần được đổi mới theo hướng tiếp cận kỹ


9
năng sư phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo viên mầm non đáp ứng yêu
cầu của xã hội. Thực trạng vấn đề bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên mầm non

theo hướng tiếp cận kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đặt ra vấn đề mới
trong nghiên đề tài của tác giả trước yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tác giả McClelland (1970), một cựu Tâm lý học (Đại học Harvard, Hoa Kỳ)
khởi đầu nghiên cứu đề xuất ý tưởng thử nghiệm năng lực khác với thông minh;
Ở Việt Nam, từ góc độ giáo dục, tác giả Phạm Tất Dong, cho rằng năng lực
hình thành trên cơ sở của các tư chất (thể chất) tự nhiên; Trong đó, năng khiếu chỉ là
một phần của mầm mống hình thành năng lực, song năng lực tự tạo (quá trình giáo
dục) nhiều gấp bội. Điều kiện tiên quyết để phát triển năng lực của một con người là
phải có một bộ não phát triển bình thường và được hưởng một nền giáo dục nhân
bản và nhân đạo;
Ngày 8/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí giáo viên cần đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDMN (Thông tư số: 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Theo tác giả:
* Năng lực nghề nghiệp của người GVMN, được tích hợp bởi các đặc điểm
tâm lý cá nhân của nhân cách (hệ thống phẩm chất, năng lực) đáp ứng các yêu cầu
của hoạt động sư phạm để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em trong các cơ sở giáo dục mầm non.
* Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GVMN là một lĩnh vực của Chuẩn
Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Cấu trúc của năng lực này gồm có các năng lực thành
phần/tiêu chí:
1) Năng lực phát triển chuyên môn của bản thân;
2) Năng lực lập KH (giáo án) thực hiện Chương trình GDMN để phát triển
tồn diện trẻ em;
3) Năng lực ni dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ em;



10
4) Năng lực giáo dục phát triển toàn diện trẻ em;
5) Năng lực tổ chức quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
6) Năng lực quản lý nhóm lớp
1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Khái niệm bồi dưỡng hay đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ/kỹ thuật là
một quá trình bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ,
kỹ năng giáo dục, quản trị; kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; Năng
lực phát triển quan hệ xã hội cho đội nhà giáo nhằm mục đích phát triển phẩm chất,
năng lực nghề nghiệp đáp ứng ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Hầu hết các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Thái clan,
Malaysia, Singapore Anh, Úc, Hà Lan, Đức, Canada, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Nam Phi... đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đều được chú trọng và tổ chức thực
hiện thường xuyên bởi các trường/cơ sở giáo dục Đại học, Học viện. Các cơ sở giáo
dục này thực hiện cả hai nhiệm vụ kép: vừa đào tạo, vừa huấn luyện, bồi dưỡng.
Trong khuôn khổ của luận văn, hoạt động bồi dưỡng giáo viên được hiểu và
giới hạn là những hoạt động của chủ thể các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và
của người học khi được tham gia vào quá trình bồi dưỡng;
Do vậy, thuật ngữ hoạt động bồi dưỡng giáo viên được hiểu là sự mô tả các
thành phần cấu thành và khái qt tồn bộ quy trình bồi dưỡng, từ khâu xác định
nhu cầu, lập kế hoạch, thiết kế chương trình, tổ chức bồi dưỡng và đánh giá hiệu
quả cơng tác bồi dưỡng nhà giáo.
Nội dung bồi dưỡng nhà giáo thường là theo chuẩn và dựa vào khung năng
lực, gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng, hình thức tổ
chức, kiểm tra đánh giá kết quả quá trình bồi dưỡng Đây là phương thức cách tiếp
cận theo Chuẩn và khung năng lực đối với nhà giáo hiện nay nhằm định hướng đến
mục tiêu giúp người học đạt Chuẩn và phát triển nâng Chuẩn trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao hơn.
1.2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên
Bồi dưỡng CMNV cho giáo viên còn gọi bồi dưỡng/huấn luyện (model of

school leadership training/coaching) là khái quát toàn bộ qui trình, các bước từ khâu


11
xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thiết kế chương trình, tổ chức học tập/huấn luyện và
đánh giá hiệu quả cơng tác đào tạo/huấn luyện. Mơ hình đào tạo, bồi dưỡng dựa
trên/tiếp cận năng lực (Competence - Based Trainning) là phương pháp chuẩn hóa và
tích hợp tất cả các hoạt động theo qui trình từ khâu đánh giá, phân tích nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng; phát triển chương trình; lập kế hoạch tổ chức các hình thức (chuẩn hóa;
thường xun; nâng cao; tự bồi dưỡng); đánh giá hiệu quả và cải tiến chương trình đào
tạo, bồi dưỡng ...vv, tất cả các hoạt động trong qui trình đều dựa trên năng lực (Dẫn
theo Sherry Fox - 2011, Unlocking the Value of Competencies: A Look at
Competency-based Management, Newsletter RSS, September 22) [16, tr 67]
Cũng như việc bồi dưỡng nhà giáo, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức và các điều kiện phục vụ bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là
giúp họ bổ sung, làm mới kiến thức, năng lực nghề nghiệp.
Do đó, mục tiêu bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non là nhằm cung
cấp các cơ hội, điều kiện để giáo viên mắm non phát triển năng lực chuyên môn,
nghỉệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục
mầm non, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tương ứng với các hạng chức
danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, cũng như yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non.
Như vậy, bồi dưỡng CMNV cho GVMN là tổ chức cho họ học tập liên tục
dựa theo theo Chuẩn và nội dung bồi dưỡng căn cứ theo Chuẩn, đó là các năng lực
mong muốn của GVMN để tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng Chuẩn của họ để
lựa chọn hệ thống nội dung phù hợp, giúp định hình, làm mới hoặc bổ khuyết
những năng lực còn thiếu hoặc hạn chế ở GVMN so với những yêu cầu mới thông
qua quá trình bồi dưỡng với các hình thức khác nhau.
1.2.4. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho giáo viên mầm non
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: Định nghĩa này nêu lên đầy đủ các đặc điểm của

hệ thống, ngoài ra nó cịn nhấn mạnh thêm tính ưu việt của hệ thống, đó là “tính
trồi”. Tính trồi này đã làm cho hệ thống có được những ưu việt nhất định để hoạt
động một cách có hiệu quả, trong khi các bộ phận hay các phần tử hợp thành đó


12
đứng riêng rẽ hoặc là sự tập hợp các phần tử khơng tạo thành một chính thể thống
nhất thì khơng có được các ưu việt đó, hoặc có nhưng rất yếu.
Pierre Bergeron, một tác giả người Pháp đã giải thích: “Hệ thống quản lý là
một mạng lưới được lập ra trong một tổ chức với mục đích thực hiện tốt các chức
năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, và kiểm tra các hoạt động của các thành viên
trong một tổ chức”
Khái niệm “quản lý” với cách hiểu hệ thống và khái niệm quản lý như đã
phân tích ở trên, để hiểu rõ hơn bản chất của hệ thống quản lý, theo quan điểm hệ
thống của lý thuyết hệ thống thì hệ thống quản lý có các tính chất sau: -Tính chỉnh
thể: hệ thống quản lý bao gồm hàng loạt những chủ thể quản lý riêng lẻ kết hợp với
nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Để có được tính chỉnh thể của hệ thống
phải nhờ đến tổ chức và quản lý.
Trong quản lý phải biết tổ chức, phối hợp, liên kết các bộ phận hay các chủ
thể quản lý lại với nhau một cách tốt nhất mới tạo được hệ thống và sức mạnh
chung cho hệ thống, nghĩa là tạo ra “lính trồi” của hệ thống và phát huy được các hệ
con và các chủ thể quản lý; ngược lại sẽ khơng làm cho hệ thống đó phát triển được.
Mục đích của việc Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội
ngũ giáo viên là: (1) thúc đẩy năng lực chuyên môn và phát triển đội ngũ giáo viên;
(2) cải thiện thực hành ở trường học và (3) thực thi những sáng kiến trong trường
học (Veenman, Van Tulder và Voeten, 1994). Trong một số nghiên cứu của
Veenman, Van Tulder và Voeten (1994) cũng đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả các khóa bồi dưỡng như: đặc điểm của trường học (số lượng học sinh, tần
suất hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn của nhà trường...), đặc điểm của chương trình bồi
dưỡng (số lượng người tham gia, thời gian bồi dưỡng...) và đặc điểm thực hiện

(điều kiện thực hiện, sự chỉ đạo của hiệu trưởng...).
Theo nghiên cứu của tác giả:
Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong các cơ sở GDMN là
một “chức năng quản trị nhân sự” của chủ thể quản lý (để thực hiện 4 chức năng:
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ) đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp GVMN, bổ sung


13
kiến thức kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ GVMN vừa hướng tới đạt
chuẩn các chức danh nghề nghiệp.
Các chủ thể nghiên cứu là Trưởng/Phó phịng GD&ĐT, Hiệu trưởng/Phó hiệu
trưởng qui định Luật giáo dục 2019 và Điều lệ trường mầm non.
1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và yêu cầu đặt ra về bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non hiện nay
1.3.1. Yêu cầu về đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, ngành giáo dục Mầm non Việt Nam tiếp tục
quán triệt yêu cầu đổi mới GDMN từ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
* Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành chương trình giáo dục mầm non;
* Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 3/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;
* Và các văn bản chỉ đạo của địa phương hiện hành về GDMN.
Tác giả, xác định các yêu cầu về đổi mới GDMN hiện nay trong Luận văn đó
là: 1) đổi mới nội dung giáo dục mầm non; 2) đổi mới phương pháp giáo dục mầm
non; 3) đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ (xem hình 1.1.)
Thứ nhất: Những yêu cầu về đổi mới nội dung giáo dục mầm non, phải đảm bảo:
1) Chương trình GDMN khoa học, vừa sức với lứa tuổi trẻ em
2) Nội dung GDMN gắn cuộc sống của trẻ em

3) Mục tiêu GDMN đảm bảo cân đối, các cháu khỏe mạnh
4) Phát triển kỹ năng ban đầu của trẻ
5) Hình thành giá trị đạo đức của trẻ
Thứ hai: Những yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục mầm non
* Đối với Chương trình giáo dục nhà trẻ:
6) Chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp thường xuyên
7) Tổ chức hoạt động kích thích giác quan
* Đối với Chương trình giáo dục Mẫu giáo:
8) Tăng cường hoạt động Trải nghiệm


14
9) Tổ chức hoạt động tìm tịi
10)Tổ chức hoạt động khám phá
Hình 1.1. Tóm tắt u cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
Khoa học, vừa sức
Gắn cuộc sông
Cân đối khỏe mạnh
Phát triển kỹ năng
Hình thành giá trị đạo đức

Coi trọng đánh giá sự tiến bộ
Đánh giá hằng ngày
Đánh giá giai đoạn
Đánh giá thường xuyên
Đánh giá qua hoạt động

GD nhà trẻ:
+ giao tiếp thường xuyên
+ kích thích giác quan

GD mẫu giáo
+ Trải nghiệm
+ Tìm tịi
+ Khám phá

Nguồn: dẫn theo Thông tư số: 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ
trưởng Bộ GD ĐT ban hành Chương trình GDMN 2021
Thứ ba: Yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ/chú trọng hình thức đánh giá
sự tiến bộ của trẻ, bằng cách:
11)Đánh giá hằng ngày
12)Đánh giá giai đoạn
13)Đánh giá thường xuyên
14)Đánh giá qua hoạt động.
1.3.2. Yêu cầu đặt ra về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non
Thứ nhất:
Câu hỏi thường trực cho mỗi GVMN và cán bộ QLGD: Giáo viên mầm non
cần có những năng lực gì? Biện pháp nào để hỗ trợ thực hiện việc bồi dưỡng
CMNV cho GVMN thành cơng?
Theo đó u cầu về năng lực của giáo viên mầm non cũng ngày một tăng cao.
Để tạo được lòng tin đối với quý phụ huynh và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
giáo viên mầm non cần có những phẩm chất và năng lực sau:


×