Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.75 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------------

BÙI THỊ TỐ UYÊN

XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------------

BÙI THỊ TỐ UYÊN

XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NGỌC THÚY

HÀ NỘI - 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Bùi Thị Tố Uyên, sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thúy, tơi đã hồn thành đề tài luận văn của
mình. Cá nhân tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả đề tài mang lại được mô tả một cách chân thực và chưa được
đăng tải công khai ở bất cứ đâu. Bản thân tác giả thu thập thông tin từ nhiều nguồn
tài liệu khác nhau, từ lý luận đến thực tiễn, được thể hiện cụ thể trong tài liệu tham
khảo, giúp cho việc phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá, đảm bảo tính khách
quan, minh bạch.
Nội dung đề tài có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ
Quan tổ chức khác, đều được trích dẫn cụ thể và rõ nguồn gốc.
Nếu có điều nào khơng đúng tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2022
Tác giả

Bùi Thị Tố Uyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Với sự tin tưởng, lòng biết ơn sâu sắc, tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn tới
các thầy, cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện
để tác giả hồn thành tốt q trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài “Xây
dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành

phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”.
Trong suốt q trình hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự định
hướng, chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thúy. Qua đây, tác giả xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thúy - Nhà khoa học tâm huyết,
trách nhiệm.
Đặc biệt tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban
giám hiệu, giáo viên, nhân viên các nhà trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phịng, cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã luôn là chỗ dựa,
nguồn động viên tinh thần, ủng hộ giúp tác giả hồn thành q trình nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, xong vẫn còn những điểm chưa được hoàn thiện ở nội
dung đề tài, tác giả kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của Hội đồng khoa học,
cùng quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Trân trọng biết ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2022
Tác giả

Bùi Thị Tố Uyên


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBGVNV

: Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CBGV


: Cán bộ, giáo viên

CBQL

: Cán bộ quản lý

VH

: Văn hố

VHNT

: Văn hóa nhà trường

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD

: Giáo dục

GDMN

: Giáo dục mầm non

GV

: Giáo viên


MN

: Mầm non

HS

: Học sinh

NT

: Nhà trường

GVNV

: Giáo viên, nhân viên

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

QLGD

: Quản lý giáo dục

HT

: Hiệu trưởng

VHNT


: Văn hóa nhà trường

CSND

: Chăm sóc, ni dưỡng

CSNDGD

: Chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục

CSGD

: Chăm sóc, giáo dục

SDDNC

: Suy dinh dưỡng nhẹ cân

SDDTC

: Suy dinh dưỡng thấp còi


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG...............................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
8. Đóng góp của đề tài..........................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC HIỆN NAY..........................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trường............................................7
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................10
1.2.1. Văn hóa nhà trường.................................................................................10
1.2.2. Xây dựng văn hóa nhà trường.................................................................11
1.3. Yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục đối với xây dựng văn hóa
nhà trường mầm non.........................................................................................12
1.3.1. Hội nhập quốc tế định hướng các giá trị cốt lõi mới của nhà
trường mầm non...............................................................................................13
1.3.2. Phương thức quản lý, dạy học trực tuyến và các ứng dụng công
nghệ số thay đổi môi trường sư phạm tương tác giữa các thành viên trong
nhà trường mầm non.........................................................................................14



v
1.3.3. Các chương trình giáo dục tiên tiến hiện nay được vận dụng các
hình thức tự chọn phong phú, linh hoạt.............................................................15
1.4. Văn hóa nhà trường mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện
nay....................................................................................................................... 15
1.4.1. Các giá trị cốt lõi của nhà trường phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo
dục.................................................................................................................... 15
1.4.2. Hệ thống chuẩn mực của nhà trường mầm non.......................................16
1.4.3. Bầu khơng khí tâm lý của nhà trường mầm non.....................................17
1.4.4. Cách thức tổ chức các nghi lễ, nghi thức của nhà trường mầm non........18
1.4.5. Môi trường sư phạm trong nhà trường mầm non....................................18
1.4.6. Phong cách làm việc của đội ngũ CBQL và GV của nhà trường
mầm non...........................................................................................................19
1.5. Xây dựng văn hóa nhà trường mầm non trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay................................................................................................20
1.5.1. Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường mầm non
trong từng giai đoạn cụ thể...............................................................................20
1.5.2. Phát triển các giá trị cốt lõi và các chuẩn mực của văn hóa nhà
trường mầm non phù hợp với bối cảnh đổi mới................................................20
1.5.3. Xây dựng các biểu tượng của văn hóa nhà trường mầm non..................22
1.5.4. Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường MN phù hợp với
các giá trị, chuẩn mực mong muốn...................................................................24
1.5.5. Phát triển phong cách làm việc chuyên nghiệp của các thành viên
trong nhà trường...............................................................................................25
1.5.6. Xây dựng bầu khơng khí tâm lý của nhà trường theo hướng hợp
tác, lành mạnh..................................................................................................26
1.5.7. Đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường mầm non..................27
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây văn hóa nhà trường ở trường mầm
non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.................................................28
1.6.1. Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước, các cấp quản lý Bộ Ngành và địa

phương..............................................................................................................28
1.6.2. Sự phối hợp của các bên liên quan..........................................................28
1.6.3. Q trình tồn cầu và hội nhập...............................................................29
1.6.4. Kinh tế tri thức và nhu cầu phát triển tổ chức biết học hỏi......................29
1.6.5. Năng lực của đội ngũ trường MN...........................................................30


vi
Tiểu kết chương 1..................................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................................32
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu................................................................32
2.1.1. Vài nét về tình hình giáo dục nói chung..................................................32
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non huyện Thủy Nguyên.................................33
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát.........................................................................36
2.2.1. Mục đích khảo sát...................................................................................36
2.2.2. Nội dung khảo sát...................................................................................36
2.2.3. Khách thể và địa bàn khảo sát.................................................................37
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................37
2.3. Thực trạng về văn hóa nhà trường của các trường mầm non huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng................................................................38
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường ở
các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.....................38
2.3.2. Thực trạng về mức độ thực hiện các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ
mệnh tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
hiện nay............................................................................................................39
2.3.3. Thực trạng về mức độ thực hiện các hành vi nhất quán và đồng
dạng của các thành viên tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng hiện nay..........................................................................40

2.3.4. Thực trạng về mức độ biểu hiện bầu khơng khí tâm lý nhà trường tại
các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay
.......................................................................................................................... 42
2.3.5. Thực trạng về mức độ thực hiện phong cách làm việc của các thành
viên tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
hiện nay............................................................................................................44
2.3.6. Thực trạng về mức độ biểu hiện của môi trường cơ sở vật chất và
cảnh quan sư phạm trong nhà trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng hiện nay....................................................................................45
2.3.7. Thực trạng về mức độ thực hiện tổ chức các ngày lễ truyền thống,
nghi lễ và nghi thức trong nhà trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng hiện nay..........................................................................47


vii
2.4. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường của các trường Mầm non
huyện Thủy Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay......................49
2.4.1. Thực trạng về thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường
mầm non...........................................................................................................49
2.4.2. Thực trạng xây dựng các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng) trong
nhà trường mầm non.........................................................................................52
2.4.3. Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường....................53
2.4.4. Thực trạng xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm tôn vinh trong nhà
trường mầm non................................................................................................57
2.4.5. Thực trạng xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong
nhà trường mầm non.........................................................................................59
2.4.6. Thực trạng xây dựng bầu khơng khí tâm lý của nhà trường mầm non
.......................................................................................................................... 60
2.4.7. Thực trạng các phương pháp và hình thức xây dựng văn hóa nhà
trường mầm non................................................................................................63

2.4.8. Thực trạng đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng...........................66
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng văn hóa
nhà trường ở các trường mầm non ở huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng...........................................................................................................67
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng........................69
2.6.1. Điểm mạnh..............................................................................................69
2.6.2. Hạn chế...................................................................................................70
2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế.................................................................71
Tiểu kết chương 2..................................................................................................72
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG..........................................................................................................73
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường Mầm non huyện Thủy Nguyên.............................................................73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính văn hóa - lịch sử.............................................74


viii
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................74
3.2. Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo
dục hiện nay........................................................................................................74
3.2.1. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về xây dựng văn hóa nhà trường của
hiệu trưởng các trường mầm non đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay..............74
3.2.2. Chỉ đạo định hướng các nội dung trong xây dựng bộ quy tắc văn
hóa ứng xử của nhà trường mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục............77

3.2.3. Xây dựng môi trường và cảnh quan sư phạm trong nhà trường mầm
non theo hướng văn hóa chia sẻ........................................................................78
3.2.4. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của các thành viên
trong nhà trường mầm non................................................................................80
3.2.5. Xây dựng bầu khơng khí nhà trường mầm non theo hướng hợp tác
.......................................................................................................................... 81
3.2.6. Chỉ đạo tăng cường cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan tham
gia xây dựng văn hóa nhà trường mầm non......................................................83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................84
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp................85
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................85
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm............................................................................85
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm..........................................................................85
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................85
Kết luận chương 3.................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................90
1. Kết luận...........................................................................................................90
2. Kiến nghị.........................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................94
PHỤ LỤC


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Quy mô giáo dục của huyện Thủy Ngun.....................................32

Bảng 2.2.


Chất lượng chăm sóc sức khỏe và ni dưỡng trẻ tại các
trường mầm non huyện huyện Thủy Nguyên................................33

Bảng 2.3.

Thống kê trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ của CBQL
các trường MN năm học 2018-2019................................................34

Bảng 2.4.

Thống kê về đội ngũ giáo viên MN đã tuyển dụng từ năm
học 2018-2019 đến năm học 2020-2021...........................................35

Bảng 2.5.

Thống kê CSCV, thiết bị dạy học, ĐDĐC tại các trường mầm
non huyện Thủy Nguyên..................................................................35

Bảng 2.6.

Thực trạng mức độ thực hiện các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ
mệnh tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng..................................................................................39

Bảng 2.7.

Thực trạng về mức độ thực hiện các hành vi nhất quán của
các thành viên tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng.......................................................................40


Bảng 2.8.

Thực trạng về mức độ biểu hiện bầu khơng khí tâm lý tại các
trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
...........................................................................................................42

Bảng 2.9.

Thực trạng về mức độ thực hiện phong cách làm việc của các
thành viên tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng.......................................................................44

Bảng 2.10. Thực trạng về mức độ biểu hiện của môi trường cơ sở vật
chất và cảnh quan sư phạm trong nhà trường mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng..................................45
Bảng 2.11.

Thực trạng về mức độ thực hiện tổ chức các ngày lễ truyền
thống, nghi lễ và nghi thức trong nhà trường mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng...................................47


x
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa
nhà trường mầm non.......................................................................49
Bảng 2.13. Mức độ biểu hiện của tính hợp thức và nhất quán hành vi
của các thành viên trong trường mầm non huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng........................................................52
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát xây dựng môi trường và cảnh quan sư
phạm tại các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành

phố Hải Phòng..................................................................................53
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm của
các trường mầm non........................................................................57
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát xây dựng phong cách làm việc của các
thành viên trong nhà trường trường mầm non huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phịng.......................................................59
Bảng 2.17. Mức độ biểu hiện của bầu khơng khí tâm lý tại các nhà
trường trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng................................................................................................61
Bảng 2.18. Thực trạng vận dụng các phương pháp và hình thức hoạt
động xây dựng văn hóa nhà trường...............................................64
Bảng 2.19. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
...........................................................................................................66
Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt
động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non ở
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng...................................67
Bảng 3.1.

Khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp xây dựng
VHNT tại các trường MN huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng.........................................................................................86

Bảng 3.2.

Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT
tại các trường MN huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.........87


xi



xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng
của VHNT tại các trường mầm non ở huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng.......................................................................38


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng phát triển
của mỗi nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng. Với bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay đã đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với chất lượng của các
nhà trường nói chung và chất lượng của các trường mầm non nói riêng. Để đáp ứng
yêu cầu này đòi hỏi hiệu trưởng các trường mầm non cần có sự thay đổi về tư duy,
về cách thức quản lý điều hành về văn hóa nhà trường để phù hợp với bối cảnh mới.
Sự thay đổi về văn hóa nhà trường được thể hiện qua các quan hệ ứng xử giữa các
thành viên trong các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thay đổi giao diện
tương tác giữa môi trường giáo dục truyền thống và mơi trường số, cách diễn đạt
tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà trường...
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, Nghị quyết 33/NQ-TW của Trung ương về Xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Quyết
định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
giai đoạn 2018-2025” của Thủ tướng Chính phủ, ngày 03/10/2018 với mục tiêu
“Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm xây dựng văn hóa
trường học lành mạnh, thân thiện; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán
bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện

nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây
dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần
cù, sáng tạo”. [1]
Mong muốn thích ứng trước sự đổi mới giáo dục thì các nhà trường mầm
non ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng đã tự ý thức và khơng ngừng phấn
đấu vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, dần từng bước hướng tới sự phát
triển giáo dục bền vững. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo các trường mầm non của
huyện đã xác định VHNT là cơ sở để xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu giáo
dục mà mỗi nhà trường đã đặt ra. Bên cạnh những điểm mạnh của quá trình thực
hiện xây dựng VHNT từ các giá trị cốt lõi mang tính truyền thống của mỗi nhà


2
trường, niềm tin tổ chức ổn định và các hiện thực văn hóa tương đồng thì cịn có
những điểm hạn chế như: nhận thức của đội ngũ lãnh đạo về VHNT chưa hệ thống,
bài bản nên quá trình xây dựng VHNT cịn mang tính bột phát, chưa khoa học, các
cách thức triển khai còn lúng túng và chưa phân loại rõ ràng các giá trị cốt lõi của
nhà trường đang có là gì hay cần bổ sung gì mới cho phù hợp với xu thế phát triển,
chưa định hình rõ các loại hình văn hóa quản lý, văn hóa dạy học, văn hóa học tập
và văn hóa phục vụ trong nhà trường nên dễ dẫn đến thể hiện phong cách làm việc
hay quản lý chưa đảm bảo sự chuyên nghiệp, cơng tác chỉ đạo của các cấp quản lý
cịn chưa thống nhất và toàn diện.
Với các lý do trên đề tài: “Xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay” được nghiên cứu để góp phần nâng cao văn hóa nhà trường của
các trường mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường, tìm hiểu thực
trạng thực hiện và xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường Mầm non huyện Thủy
Nguyên từ đó đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu riêng của các trường
mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo
dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non trong bối
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường Mầm non huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Các trường mầm non của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng xác
định xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục là nhiệm vụ


3
trọng tâm của mỗi nhà trường. Hiệu trưởng của các trường mầm non đã xây dựng
văn hóa nhà trường trên nền tảng các giá trị cốt lõi, truyền thống và các giá trị mới
của nhà trường để phù hợp với yêu cầu của đổi mới và phát huy được các nét độc
đáo riêng của văn hóa mỗi nhà trường. Tuy nhiên, trong q trình xây dựng văn hóa
nhà trường mầm non do nhận thức của các CBQL các nhà trường cịn hạn chế, chưa
có đủ năng lực để thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường một cách bài bản, khoa
học mà chủ yếu dựa trên các nền tảng hiện thực văn hóa có sẵn và sự trải nghiệm
của cá nhân dẫn đến còn gặp nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả và chưa thể hiện
được các biện pháp tối ưu trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Vì vậy, các biện
pháp đề xuất mang tính cấp thiết và tính khả thi sẽ góp phần nâng cao được văn hóa
nhà trường hợp tác, chia sẻ và khẳng định được thương hiệu của mỗi nhà trường tại
các trường Mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm
non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
ở các trường Mầm non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường Mầm
non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
5.4. Tổ chức khảo nghiệm biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại các
trường Mầm non huyện Thủy Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Q trình xây dựng văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng các trường Mầm
non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng.
Thời gian thu thập thơng tin thực tiễn từ năm học 2018-2019 đến năm học
2020-2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng nghiên cứu đề tài được thực hiện gồm có các
nhóm phương pháp sau:


4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm nhóm phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các tài
liệu văn bản pháp lý có liên quan tới đề tài và các quy chế xây dựng VHNT, hoạt
động xây dựng VHNT tại các trường mầm non, các văn bản hướng dẫn về xây dựng
VHNT trường mầm non nói chung và của các trường mầm non huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phịng nói riêng nhằm mục đích xác định các khái niệm
cơng cụ và hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng 02 phiếu điều tra về thực
trạng hoạt động VHNT và xây dựng VHNT tại các trường mầm non huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng. Cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên là đối tượng

khảo sát của đề tài (Xem phụ lục 01 và 02)
- Phương pháp Quan sát: Quan sát hoạt động quản lý, xây dựng, phát
triển của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Thủy Ngun để
có những thơng tin thực tế đánh giá đúng thực trạng hoạt động xây dựng VHNT
của các nhà trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi phỏng vấn giáo viên, nhân viên, cán
bộ địa phương, cha mẹ trẻ về công tác xây dựng VHNT trong các trường mầm
non huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp chuyên gia:
+ Xin ý kiến các chun gia có chun mơn và có kinh nghiệm trong quản lý
nhà trường về phân tích thực trạng xây dựng VHNT tại các trường Mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về các biện pháp đề xuất.
+ Khảo nghiệm các biện pháp xây dựng VHNT tại các trường Mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng (Phụ lục 04)
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Dựa vào số liệu thống kê
những năm học gần đây về hoạt động xây dựng VHNT của các trường mầm non,
thực trạng thực hiện và xây dựng VHNT của Hiệu trưởng các trường mầm non qua
các nguồn số liệu, từ đó đưa ra các nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng cũng


5
như đề xuất các giải pháp xây dựng VHNT tại các trường Mầm non huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng.
7.3. Phương pháp thống kê
- Sử dụng các thuật toán thống kê
- Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu và phân tích phiếu khảo sát
thực trạng.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về khoa học
Đề tài đã làm rõ hơn về lý luận trong xây dựng VHNT tại các trường mầm

non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
8.2. Đóng góp về thực tiễn
Trên cơ sở phân tích, khảo sát thực trạng về xây dựng văn hóa nhà trường để từ
đó xây dựng các biện pháp có giá trị thực tiễn giúp cho các cơ sở giáo dục, các nhà
quản lý giáo dục đặc biệt là Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng vận dụng trong thực tiễn quản lý nhà trường.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường mầm non
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
MẦM NON TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau:
Các tác giả như David Miller Sadker (2003), đã đưa ra “Văn hóa nhà trường
có sự hợp tác là những chuẩn mực, niềm tin, giá trị và các giả định sẽ củng cố và
hỗ trợ tính chuyên nghiệp cao, làm việc theo nhóm và trao đổi về các vấn đề” [37].
- Các đặc điểm của văn hóa hợp tác gồm có:
+ Thường xun có những cơ hội để khơng ngừng cải thiện.

+ Các cơ hội để học tập lâu dài phục vụ cho cơng việc.
+ Giáo viên có tinh thần cầu thị học hỏi các đồng nghiệp, các nhà chuyên
môn và hỗ trợ các đồng nghiệp khác trong nhà trường.
+ Giáo viên quan tâm đến tính hiệu quả của cơng việc hơn là các quyền lực
lãnh đạo trong làm việc.
+ Giảm bớt sự hoài nghi liên quan đến việc giảng dạy.
+ Tăng cường dạy theo nhóm và đưa ra những quyết định có sự sẻ chia.
+ Biết chia sẻ các thành quả công việc, nguồn lực, thông tin, tài liệu và hợp
tác trong việc lập kế hoạch phát triển công việc trên các thành quả đã đạt được.
+ Cải thiện hiệu quả công việc, nâng cao sự tự tin luôn được cam kết
+ Giáo viên tích cực học tập tìm kiếm ý tưởng mới từ các hội nghị, hội thảo,
các lớp tập huấn và chị em đồng nghiệp.
+ Đẩy mạnh sự trao đổi tích cực giữa các giáo viên, các nhà trường về
chương trình và mối liên quan tới việc tổ chức lại cơ cấu.
+ Nhà trường là nơi hàng ngày được vận dụng sự đổi mới, trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm thực tế.


7
+ Mục đích và các giá trị ln được chấp nhận rộng rãi trên một quan
điểm chung.
+ Việc học tập thường xun và sự tiến bộ ln có những tiêu chuẩn rõ ràng.
+ Việc học tập của tất cả trẻ ln được cam kết và có tinh thần trách nhiệm
+ Mối quan hệ tương trợ, hợp tác, và tạo điều kiện cho nhân viên
Cách tiếp cận văn hóa nhà trường (VHNT) trên cơ sở tương tác liên văn hóa
trong nhà trường được nghiên cứu tại một số cơng trình nghiên cứu ở Mỹ của Kevin
Eikenberry tìm hiểu về các cách xây dựng văn hóa nhà trường để nhằm khuyến
khích sự hiểu biết về văn hóa, sự trao đổi về ngơn ngữ, sự phối hợp giữa các gia
đình, các nhà chuyên môn, trẻ và cộng đồng.[42]
1.1.2. Nghiên cứu về xây dựng văn hóa nhà trường

Tác giả Phạm Minh Hạc lại nhấn mạnh đến quản lý nhà trường theo tiếp cận
hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường. Kết quả nghiên cứu VHNT được thể hiện
ở ba mặt của văn hóa nhà trường: cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và giao tiếp
ứng xử. Và đây cũng là một cách hiểu văn hóa nhà trường là văn hóa học đường
(dành cho các tương tác ứng xử sư phạm trong nhà trường). [34]
Tác giả Lê Thị Ngọc Thúy (2014) đã phân tích trong cuốn chun khảo Xây
dựng văn hóa nhà trường phổ thông: lý thuyết và thực hành đã hệ thống lại các vấn
đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những gợi ý và những
hướng vận dụng Bộ tiêu chí đánh giá VHNT đối với các nhà trường tiểu học ở Việt
Nam.[29]
Nghiên cứu về xây dựng văn hóa bằng cách xây dựng “trường học thân
thiện, trẻ tích cực” được nhóm tác giả như: Phạm Văn Khanh, Lê Ngọc Việt, … lại
phân tích mơ hình văn hóa học đường dưới góc độ của mơ hình trường học thân
thiện, trẻ tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. [51]
Bên cạnh đó, có thể đề cập đến một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài
như sau:
- Ngơ Tú Hiền (2006), Tìm hiểu một số ảnh hưởng của mơi trường văn hóa
đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ nông thôn nước ta, Tài liệu Viện Khoa học
Giáo dục;


8
- Nông Thị Hiếu (2011), Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường
MN huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng;
- Lưu Văn Mùi (2012), Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường MN
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
Các tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xn
Thanh,...đã phân tích văn hóa nhà trường trong các bài báo khoa học cũng đã chỉ ra
các chức năng của văn hóa tổ chức văn hóa học đường như sau:
Văn hóa tổ chức là cơ sở để xác định ranh giới, tạo ra sự khác biệt giữa tổ

chức này với tổ chức khác. Đây được xem là một trong những chức năng cơ bản
nhất của văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức lan truyền từ một chủ thể đến các thành
viên trong tổ chức, thúc đẩy sự cam kết của các thành viên vượt qua lợi ích riêng để
đi đến lợi ích chung của tổ chức. Nó làm tăng sự ổn định của hệ thống tổ chức, xã
hội và kiểm sốt để định hướng, hình thành nên thái độ cũng như hành vi của người
lao động. [30]
Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nhà khoa học đã khẳng định văn hóa
tổ chức có nhiều chức năng khác nhau. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi
xác định văn hóa có các chức năng cơ bản như tác giả Schein đã khẳng định. Cụ
thể như sau:
1) Giảm xung đột trong nhà trường: Khi bàn về chức năng giảm xung đột
nhiều nhà lý thuyết văn hóa đã nhấn mạnh vai trị quan trọng của văn hóa trong việc
khuyến khích liên kết xã hội. Văn hóa được miêu tả như là chất gắn kết hay chất
keo gắn kết một tổ chức lại với nhau. Một văn hóa chung sẽ thúc đẩy tính nhất quán
của nhận thức, xác định, đánh giá các vấn đề, lựa chọn và hành động ưu tiên. Ở
những tổ chức có xu hướng mâu thuẫn và đối kháng cao thì văn hóa là một động lực
hữu hiệu để hịa nhập và nhất trí. Tác giả Schein cho rằng: Các tổ chức cần có sự
nhất trí về hai vấn đề: “(1) những nhân tố giúp nhóm tồn tại và thích ứng với mơi
trường bên ngồi, (2) những nhân tố giúp tổ chức hội nhập bên trong để tồn tại và
thích ứng. Trong đó, một số vấn đề có ý nghĩa nhất của việc thích ứng với mơi
trường bên ngoài và tồn tại mà tổ chức phải đối mặt bao gồm sự nhất trí về nhiệm
vụ, chiến lược, mục tiêu của tổ chức, phương tiện thực hiện mục tiêu, tiêu chí để


9
đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu, và những chiến lược đúng thích hợp phải
được sử dụng nếu nhóm khơng đạt được mục tiêu của mình. Về việc hội nhập bên
trong, các cá nhân trong tổ chức phải đạt được sự nhất trí về cách giao tiếp với
nhau, cơ sở để sử dụng quyền lực, nguyên tắc để thiết lập các mối quan hệ liên nhân
cách tại nơi làm việc, tăng thưởng được phân chia như thế nào và tại sao, cách giải

quyết những tình huống mập mờ và dường như khơng thể giải thích nổi.
2) Phối hợp và kiểm sốt: Có thể nói rằng, văn hóa có chức năng thúc đẩy
tính nhất qn về quan điểm, nên nó cũng thúc đẩy q trình phối hợp và kiểm sốt
của tổ chức. Văn hóa chính là cơ sở để tạo nên những chuẩn mực đã được nhất trí
về hành vi hay sẽ tạo nên những chuẩn mực đã được nhất trí về cách tổ chức nói
chung và thơng qua đó có thể ra được quyết định cụ thể của tổ chức. Văn hóa của
nhà trường khơng chỉ có chức năng phối hợp mà dưới các hình thức giá trị, thái độ,
và đặc biệt là những thừa nhận cơ bản, văn hóa cũng là một phương tiện kiểm sốt
đầy hữu hiệu trong tổ chức.
3) Giảm sự không chắc chắn: Đối với mỗi nhà trường, đối với mỗi cá nhân
trong nhà trường luôn phải đối mặt với nhiều điều không chắc chắn và phức tạp [12,
tr.34]. Do đó, ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của văn hóa là truyền
đạt sự hiểu biết hay kiến thức về văn hóa của nhà trường cho cá nhân. Thông qua
việc chấp nhận một văn hóa đồng nhất mà các thành viên học cách tiếp nhận tử tế
theo cách đặc trưng, đưa ra các giả định về điều gì là quan trọng, cách thức tiến
hành công việc và xử sự ra sao. Việc chấp nhận nền văn hóa này là một cách để cá
nhân thích ứng, giảm sự lo lắng, làm cho mọi việc dễ dàng hơn, thoải mái hơn và cá
nhân có những hành vi hợp lý hơn.
4) Động cơ: Văn hóa nhà trường có thể là một loại động cơ thúc đẩy quan
trọng đối với người lao động và vì vậy có ảnh hưởng đáng kể tới tính hiệu quả và
hiệu năng của nhà trường. Bằng nhiều hình thức khen thưởng, bổ nhiệm thăng chức
hay các giải pháp phạt như đề nghị thuyên chuyển, giáng chức, dừng đề nghị tăng
lương trước thời hạn, các nhà trường từng ngày nỗ lực để động viên đội ngũ
CBGVNV. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có một số hiệu lực nhất định. Mặc dù
vậy, nhân viên, giáo viên, cán bộ nhà trường sẽ có động lực được thúc đẩy khi họ


10
thấy cơng việc của họ có ý nghĩa và hứng thú, khi họ xác định được mục tiêu của
riêng họ trong mục tiêu chung của tổ chức và họ thấy mình có giá trị và an tồn.

Như vậy, rõ ràng ở đây văn hóa nhà trường có tiềm năng quan trọng. Một nền văn
hóa phù hợp và liên kết chặt chẽ có thể làm cho giáo viên, nhân viên trung thành
hơn, củng cố các niềm tin và giá trị, khuyến khích các nhân viên nghĩ rằng họ là
những người làm việc rất có ích và tạo ra các câu chuyện, nghi lễ, nghi thức đem lại
cảm giác thuộc về tổ chức và nhà trường của mình.
5) Lợi thế cạnh tranh: “Có thể thấy rằng, một văn hóa nhà trường mạnh và
tích cực sẽ là một nhân tố có lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh. Bởi vì, một nền văn
hóa mạnh, tích cực sẽ thúc đẩy sự nhất quán, phối hợp và kiểm soát, giảm bớt sự bất
thường và tăng cường động cơ thúc đẩy. Do đó, văn hóa nhà trường khuyến khích
tính hiệu quả của tổ chức và làm tăng thêm cơ hội thành công của nhà trường và các
thành viên của nhà trường” [30].
Như vậy, khi nghiên cứu về văn hóa nhà trường chúng ta có thể thấy:
- Nhà trường là một tổ chức được quy định khá rõ ràng về tính chất và mối
quan hệ giữa các bộ phận; hay nói cách khác, mỗi nhà trường là một cộng đồng có
những đặc điểm riêng biệt. Mỗi trường có hệ thống giá trị riêng bên cạnh hệ thống
giá trị chung của ngành giáo dục, của cộng đồng xã hội nơi trường đóng. Và xét ở
góc độ văn hóa tổ chức, thì văn hóa trường học cũng mang những đặc điểm của văn
hóa tổ chức nói chung và cũng có chức năng riêng. Văn hóa nhà trường bao gồm
tổng thể những chuẩn mực, các giá trị và hành vi ứng xử của người thầy với thầy,
thầy với trò, trò với trò; giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục để tạo nên nét
riêng của mỗi nhà trường.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều khẳng định xây dựng văn hóa nhà
trường có một ý nghĩa và vai trị rất quan trọng để thay đổi và phát triển nhà trường.
Với mỗi một cơng trình đều có hướng nghiên cứu và tiếp cận khác nhau.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Văn hóa nhà trường
Xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau do cách tiếp cận nội hàm văn hóa nhà
trường khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác



11
nhưng tựu chung lại thì đều xác định VHNT chính là văn hóa một tổ chức và trong
cách tiếp cận của nghiên cứu này thì VHNT được tiếp cận theo văn hóa tổ chức.
Nhiều nhà nghiên cứu như Schein đã khẳng định, văn hóa nhà trường có các
chức năng cơ bản đó là: giảm xung đột; phối hợp kiểm sốt; giảm sự không chắc
chắn; động cơ; lợi thế cạnh tranh [46].
Tác giả Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cấu trúc,
một q trình và bầu khơng khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và
trẻ đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” [48].
Nhìn chung, các khái niệm về văn hóa nhà trường hiện nay khơng chỉ cho
thấy làm thế nào để thiết lập được môi trường học tập hiệu quả, mà còn tập trung
vào các giá trị cơ bản trong hoạt động dạy học tác động tới trí tuệ của trẻ. Tuy
nhiên, các khái niệm đó chưa cho thấy mức độ thể hiện của văn hóa. Trong thực
tiễn, các nhà giáo dục nói đến văn hóa nhà trường khi họ giải thích với những người
mới đến về các “cách làm việc hay ứng xử được chia sẻ” mà nhà trường tích lũy
được khi kết hợp các sức mạnh bên trong dễ vượt qua những vấn đề khó khăn trong
quá trình phát triển để thích nghi được với mơi trường bên ngồi; một số mặt của
văn hóa khơng nhất thiết xuất hiện hay cịn tiềm ẩn mà khơng nhìn thấy ngay cả với
những người đang làm việc trong nhà trường phổ thơng. Những tiềm ẩn này chính
là những điều hiển nhiên (các nhất trí cơ bản, niềm tin…) làm sâu sắc suy nghĩ của
mọi người về công việc của họ và liên quan đến cách xác định sứ mạng và dẫn dắt
nhà trường đến sự thống nhất và thành cơng.
Có thể khẳng định rằng: văn hóa nhà trường (school culture) là sự nhất trí
cơ bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và cách làm việc của
nhà trường, cũng như định hướng cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường
với nhau, được phản ánh qua các hiện thực văn hóa nhà trường [ 45].
Đây là khái niệm được sử dụng để nghiên cứu đề tài.
1.2.2. Xây dựng văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức, đó cũng là một vấn đề
trừu tượng, địi hỏi các nhà quản lý giáo dục khi xây dựng phải biết tiếp cận theo lát

cắt ngang hay lát cắt dọc để triển khai thực hiện. Đồng thời cũng cần nắm rõ các


×