Lời nói đầu
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã trở thành một hiện thực sống động,
tạo ra một bước ngoặt quan trọng đời sống kinh tế xã hội nước ta, được
bạn bè quốc tế quan tâm sâu sắc và đánh giá cao. Đường lối chính sách ấy
được khởi nguồn từ Đại hội Đảng toàn quốc Việt Nam lần thứ VI. Đại
hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của
tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội, đề ra định hướng lớn để thoát khỏi
tình trạng đó, đồng thời cũng đề ra đường lối đổi mới toàn diện cho nền
kinh tế Nhà nước.Thương mại nước ta, từ đó cũng liên tục vận động cho
phù hơp với thời kỳ đổi mới, trong đó phải kể đến một bộ phận vô cùng
quan trọng đó là thương mại quốc tế mà cụ thể là lĩnh vực xuất nhập
khẩu.
Nhập khẩu từ lâu đã được thừa nhận là một mặt hoạt động cơ bản
của kinh tế đối ngoại là một phương tiện quan trọng để phát triển nền
kinh tế. Nhập khẩu cho phép khai thác các tiềm năng thế mạnh của các
nước trên thế giới, bổ sung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được
hoặc sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam cũng như một số nước nghèo chậm
phát triển khác đang tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến. Ta
cũng biết rằng máy móc, thiết bị, vật tư giữ một vị trí không nhỏ trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời đại ngày
nay những phát minh sáng chế trong việc thiết kế chế tạo máy móc, thiết
bị của thế giới thay đổi từng ngày từng giờ, nếu không nắm bắt được các
thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời thì việc chúng ta nhập khẩu máy móc
thiết bị công nghệ sẽ có thể dẫn đến tổn thất không nhỏ cho đất nước. Vì
vậy, việc nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị như thế nào để phù hợp với
điều kiện nền kinh tế của Việt Nam và đạt hiệu quả cao là vấn đề mà các
nhà doanh nghiệp nhập khẩu và các nghành các cấp có liên quan đang rất
quan tâm xem xét. Đặc biệt việc nhập khẩu máy móc thiết bị trong lĩnh
vực giao thông vận tải luôn có một lĩnh vực giao thông vận tải có một ý
nghĩa quan trọng trong việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở
hạ tầng hiện có, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình phát triển các
1
ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Đó là một mục tiêu lớn của Nhà nước
nói chung cũng như của ngành Giao thông vận tải nói riêng.
Qua nhận thức về mặt lý luận cũng với thời gian thực tập nghiên cứu
ở Công ty Xuất Nhập Khẩu và Hợp tác Đầu tư Giao thông Vận tải Hà
Nội (TRACIMEXCO Hà Nội), được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của
thầy giáo và các cán bộ ở cơ quan thực tập tôi xin chọn đề tài: "Biện
pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao
thông vận tải ở Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông
vận tải Hà Nội - TRACIMEXCO Hà Nội".
Đề tài được kết cấu gồm ba phần:
Chương 1: Vai trò, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư , máy
móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty TRACIMEXCO Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và biện pháphoàn thiện hoạt động nhập
khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty
TRACIMEXCO Hà Nội.
Kết luận.
Với thời gian thực tập, nghiên cứu ngẵn, trình độ có hạn, phạm vi nghiên
cứu rộng, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất điụnh, kính
mong được sự giúp đỡ góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, các cán bộ
nhân viên của Công ty TRACIMEXCO Hà Nội, cùng tất cả các bạn quan
tâm đến đề tài này.
2
I. Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu.
1. Khái niệm.
Quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới đang diễn ra với
tốc độ phát triển ngày càng nhanh và sâu sắc. Đó là xu thế tất yếu
và là một quy luật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới
đều phải tuân theo. Biểu hiện rõ nét nhất của xu thế này là quá
trình tự do hoá buôn bán trong khu vực, lãnh thổ và phạm vi trên
toàn thế giới. Và mỗi người dân của một nước đã không ít lần sử
dụng hàng loạt kết quả của các giao dịch quốc tế. Đó là chúng ta
được đI xe ôtô TOYOTA của Nhật sản xuất, sử dụng máy tính
IBM của Mỹ, quần áo của Trung Quốc….
Với ý nghĩa ấy, Nhập khẩu được hiểu là hoạt động mua hàng
hoá của các doanh nghiệp trong nước từ nước ngoài nhằm mục
tiêu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước và
là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia với nhau.
Nhập khẩu cũng là một trong những hoạt động cốt lõi của thương
mại quốc tế.
2. Các hình thức nhập khẩu.
Không phải ngẫu nhiên ngày nay có nhiều doanh nghiệp tham
gia vào các hoạt động thương maị quốc tế, mà là do kinh doanh
quốc tế có sự phong phú đa dạng về các phương thức hoạt động.
Chính sự đa dạng này cho phép các doanh nghiệp có thể tìm thấy
được những lợi ích thông qua việc lựa chọn phương thức phù hợp
với khả năng của mình nhất. Trước sự phát triển thay đổi của thị
3
trường, đến nay có một số phương thức nhập khẩu chủ yếu sau
mà các doanh nghiệp thường chọn lựa:
a/ Nhập khẩu uỷ thác.
Trong giao dịch quốc tế, không phải doanh nghiệp nào cũng
có thể tham gia một cách trực tiếp do nhiều yếu tố khác nhau,
trong khi đó họ lại muốn được giao dịch. Từ nhu cầu đấy hình
thành nên phương thức nhập khẩu uỷ thác. Đó là phương thức mà
doanh nghiệp này uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng giao
dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên
nhận uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để
làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được
hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác)
không phải bỏ vốn, không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ
hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện cho bên uỷ thác giao
dịch, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay
mặt cho bên uỷ thác khiếu nại, bồi thường với bên nước ngoài
khi có tổn thất.
- Doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim
ngạch nhập khẩu chứ không được tính doanh số, doanh thu. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp phải lập hai hợp đồng:
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá với người nước ngoài.
2. Hợp đồng uỷ thác với bên uỷ thác.
4
b/ Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp).
Là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập
khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường
trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí, đảm bảo kinh
doanh nhập khẩu có lãi, đúng chính sách luật pháp quốc gia cũng
như quốc tế.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp phải chịu mọi rủi ro, tổn thất cũng như lợi
nhuận thu được. Do đó, để có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp
phải thận trọng trong từng bước từ việc nghiên cứu thị trường
cho đến khi bán hàng và thu tiền.
- Doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với đối tác nước
ngoài, còn các hợp đồng liên quan đến khâu tiêu thụ thì có thể lập
sau.
c/ Nhập khẩu liên doanh.
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một
cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một
doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp cùng nhau giao
dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt
động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có
lợi cho các bên tham gia, lãi cùng hưởng rủi ro cùng chịu.
Đặc điểm:
- Các bên tham gia chỉ phải góp một phần vốn nhất định và
tỷ lệ phân chia lãi lỗ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp giữa các bên.
5
- Doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được kim ngạch
nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh
số bán hàng trên số hàng theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế trên
doanh số đó. Doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu phải lập hai hợp
đồng:
1. Một hợp đồng với đối tác nước ngoài.
2. Một hợp đồng với đối tác liên doanh.
d/ Nhập khẩu hàng đổi hàng.
Là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, phương tiện
thanh toán trong hợp đồng này không phải là tiền mà bằng hàng
hoá. Mục đích nhập khẩu ở đây không phải chỉ thu lãi từ hoạt
động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu được hàng và thu lợi
từ hoạt động xuất khẩu nữa.
Đặc điểm:
- Phương thức này mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên
tham gia hợp đồng và có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động
xuất và nhập khẩu.
- Hàng hoá xuất và nhập cũng là bạn hàng trong hoạt động
xuất khẩu.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim
nghạch nhập khẩu trực tiếp, kim nghạch xuất khẩu, doanh số tiêu
thụ trên cả hai loại mặt hàng.
- Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, các bên thường sử dụng
các biện pháp sau:
6
+ Dùng thư tín dụng đối ứng: Là loại thư tín dụng mà
trong nội dung của nó có các điều khoản quy định chung. Thư tín
dụng chỉ có hiệu lực khi người mở một thư tín dụng khác có
kim ngạch tương đương.
+ Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng
hoá. Người này chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi
người này đổi lại một chứng từ sở hữu hàng hoá có giá trị tương
đương.
e/ Nhập khẩu tái xuất.
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá không phải để tiêu thụ ở
nội địa mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận.
Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái
xuất. Phương thức nhập khẩu này được thực hiện thông qua 3
nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán
chi phí, ghép mỗi bạn hàng xuất và bạn hàng nhập khẩu, bảo đảm
sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến
hành hoạt động.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim
ngạch cả xuất và nhập khẩu. Doanh số bán trên trị giá hàng xuất
khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh.
- Doanh nghiệp tái xuất lập hai bản hợp đồng:
1. Hợp đồng xuất khẩu
7
2. Hợp đồng nhập khẩu và không chịu thuế xuất nhập
khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh.
- Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường sử
dụng thư tín dụng giáp lưng.
- Hàng hoá không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có
thể nhập thẳng về nước thứ ba (các hoạt động giao dịch thì vẫn
liên quan đến nước tái xuất). Doanh nghiệp tái xuất còn có thể có
được những khoản lợi do được thanh toán tiền hàng song lại có
thể trả chậm cho bên xuất khẩu.
Với nhiều phương thức nhập khẩu như vậy, các doanh nghiệp
cần thiết phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh
doanh, để từ đó ứng dụng các phương thức này một cách linh
hoạt với thị trường này, với bạn hàng này, ta có thể dùng phương
thức nào là có lợi hơn, song với thị trường, với bạn hàng khác và
vào một thời điểm khác thì phương thức ấy chưa chắc đã có lợi
bằng các phương thức khác. Không nên áp dụng một hay một vài
phương pháp cho mọi thị trường và mọi đối tác.
3. Quy trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp
3.1 Xác định mặt hàng nhập khẩu
Mỗi doanh nghiệp có những nhiệm vụ chức năng khác nhau.
Vì vậy tuỳ thuộc vào chức năng pháp lý của từng doanh
nghiệp mà doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ kinh doanh
về chủng loại hay mặt hàng nào. Từ đó lựa chọn phương thức
giao dịch nhập khẩu. Trong kinh doanh thương mại quốc tế có
8
nhiều phương thức giao dịch khác nhau để doanh nghiệp có
nhiêù sự lựa chọn phù hợp đó là :
a/ Giao dịch thông thường.
Là phơng thức giao dịch đợc thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc,
ngời bán và ngời mua trực tiếp quan hệ bằng cách gặp gỡ trực
tiếp hoặc qua th từ để bàn bạc và thoả thuận với nhau về các điều
kiện giao dịch.
b/ Giao dịch qua trung gian.
Trong hình thức giao dịch này có ngời thứ ba làm trung gian
giữa ngời bán và ngời mua.
c/ Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá.
Là một thị trờng đặc biệt tại đó thông qua những ngời môi
giới do sở giao dịch chỉ định.
d/ Giao dịch tại hội trợ triển lãm.
3.2 Điều tra nghiên cứu thị trờng nhập khẩu.
Thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại
của một doanh nghiệp bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ
về lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Qua thị trường doanh nghiệp sẽ
biết được lượng cung, cầu từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh
thích hợp. Nhiều doanh nghiệp nhờ năng động, nắm bắt sự nhanh
nhạy với thị trường mà việc kinh doanh thành đạt, song cũng
không ít doanh nghiệp vì khả năng hiểu biết thị trường hạn chế
mà dẫn đến phá sản. Do vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu
quả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói
riêng phải nắm vững các yếu tố về thị trường, hiểu biết quy luật
9
vận động của thị trường, từ đó phản ứng kịp thời trước những
thay đổi của thị trường. Nghiên cứu thị trường của một doanh
nghiệp nhập khẩu gồm :
+ Nghiên cứu mặt hàng cần nhập khẩu
+ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
+ Nghiên cứu quan hệ cung cầu hàng hoá, sự biến động của
chúng.
+ Nghiên cứu giá hàng hoá nhập khẩu.
+ Xác định mức giá thấp nhập khẩu đối với thị ttrờng có
quan hệ giao dịch.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá
cả doanh nghiệp sẽ nắm được xu hướng biến động của chúng, từ
đó xác định mức giá cho mặt hàng mà ta có kế hoạch nhập khẩu
đối với thị trường ta sẽ giao dịch.
Nếu mặt hàng này thuộc về đối tượng giao dịch phổ biến hoặc
có trung tâm giao dịch trên thế giới thì phải tham khảo giá thị
trường thế giới về mặt hàng cần kinh doanh. Chú ý khi định giá
cần tính đến yếu tố cước phí vận tải, cũng có thể dựa vào chào
hàng của hãng, dựa vào giá nhập khẩu của thời kỳ trước, vào giá
của lô hàng trước, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tăng hay giảm
giá thành nhập khẩu khi giao dịch.
3.3 Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu.
Sau khi chọn các bên tiến hành giao dịch đàm phán có kết
quả phải đi đến ký kết hợp đồng kinh tế .
10
Trước khi đàm phán ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải đặt
hàng của đối tác cung cấp hàng nhập khẩu và dịch vụ, sau khi đặt
hàng doanh nghiệp có thể nhận được bản chào hàng hay thư trả
lời của nhà cung cấp. Từ đây doanh nghiệp có thể nắm bắt được
những thông tin cần thiết về giả cả, quy cách…của hàng hoá
nhập khẩu. Trong kinh doanh buôn bán quốc tế, các bên tham gia
giao dịch thường có phong tục tập quán, ngôn ngữ, tài chính tiền
tệ…khác nhau. Dẫn đến quyền lợi của các bên không thống nhất ,
trái ngược nhau, để giải quyết những bất đồng này các bên tham
gia đàm phán phảI trao đổi thống nhất các quan điểm chung với
nhau để có thể đi đến một hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng kinh tế ngoại thương là sự thoả thuận của những
doanh nghiệp, tổ chức quốc tịch khác nhau trong đó một bên là
bên bán (xuất khẩu) có nghĩa vụ phải chuyển vào quyền sở hữu
của bên mua (nhập khẩu) một khối lợng hàng hoá nhất định, bên
nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.
b/ Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng ngoại thương.
Nội dung của một bản hợp đồng theo nguyên tắc tự do ký
kết của hai bên quyết định sao cho phù hợp với quyền lợi của cả
hai bên và đúng pháp luật. Nhưng việc ký kết hợp đồng kinh tế
ngoại thương thường gặp khó khăn do các chủ thể hợp đồng
thường không có sự tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục
tập quán,...Vì vậy, để tránh tranh chấp có thể xảy ra thì nội dung
hợp đồng xuất nhập khẩu cần phải có một số điều căn bản sau:
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng:
11
+ Điều khoản tên hàng
+ Điều khoản chất lượng
+ Điều khoản số lượng:
+ Điều khoản trọng lượng của hàng hoá:
-Điều khoản về giá cả hàng hoá:
+ Đồng tiền tính giá:
+ Mức giá
+ Phương pháp quy định giá: Tuỳ theo thoả thuận trong hợp
đồng.
- Điều khoản giao hàng.
Nội dung cơ bản là xác định thời hạn, thời điểm, phương
thức và việc thông báo giao hàng.
+ Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn giao hàng:
+ Điểm giao hàng
+ Phơng thức giao hàng:
+ Thông báo giao hàng:
- Điều khoản về thanh toán trả tiền.
+ Đồng tiền thanh toán
+ Thời hạn thanh toán
+ Phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức trả tiền
nhưng trong thanh toán quốc tế chủ yếu dùng hai phương thức
sau:
* Phương thức nhờ thu
* Phương thức tín dụng chứng từ
c/ Phương thức ký hợp đồng.
12
*/ Có nhiều cách ký kết hợp đồng đó là:
- Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua bán (một văn bản).
- Người mua xác nhận (bằng văn bản) là người mua đồng ý với
các điều khoản của một chủ chào hàng tự do. Nếu người mua viết
đúng thủ tục cần thiết và gửi đúng trong thời hạn quy định cho
người bán.
- Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người
mua. Trong trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản:
đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán.
- Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thoả thuận giữa các bên
(nêu rõ các thoả thuận đã thoả thuận).
3.4 Thực hiện hợp đồng .
Sau khi hợp đồng được ký kết tức là quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên được xác lập, các bên cần phải tổ chức thực hiện hợp
đồng đó. Bên nhập khẩu cần phải xắp xếp các việc phải làm và
ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Quá
trình thực hiện hợp đồng rất phức tạp đòi hỏi các bên tham gia
phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo
quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp.
Trình tự các bước thực hiện hợp đồng gồm có:
+ Xin giấy phép nhập khẩu.
+ Mở thư tín dụng L/C (Nếu thanh toán bằng L/C ).
+ Thuê tàu.
+ Mua bảo hiểm.
+ Làm thủ tục hải quan.
13
+ Nhận hàng, kiểm tra hàng hoá.
+ Thanh toán.
+ Giải quyết tranh chấp nếu có.
a/ Xin giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng của Nhà
nước nhằm quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Sau khi ký hợp
đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để
được thực hiện hợp đồng đó. Giấy phép này do Bộ Thơng mại
cấp. Để được cấp giấy phép doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có
điều kiện:
- Hoạt động theo đúng ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh
- Thực hiện đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của
luật pháp hiện hành.
- Doanh nghiệp có số vốn lưu động tối thiểu tính bằng đồng
Việt Nam tương đương với 200.000 USD tới thời điểm đăng ký
kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
phải có nghĩa vụ nộp lệ phí và sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính và
Bộ Thơng mại quy định.
_Hiện nay chính phủ có quyết định, doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu phải làm bộ hố sơ bao gồm những văn bản sau:
+ Đơn xin nhập khẩu.
+ Phiếu hạn nghạch.
+ Bản sao của hợp đồng được ký.
14
b/ Mở thư tín dụng L/C.
Nếu hợp đồng quy định phải thanh toán bằng phương thức th-
ư tín dụng chứng từ thì bên mua phải mở L/C ở ngân hàng khi có
thông báo của bên bán.
Thời gian mở L/C phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Để cho
chặt chẽ, hợp đồng thường quy định cụ thể ngày giao hàng và
ngày mở L/C. Nếu hợp đồng quy định không cụ thể thường thời
gian này là khoảng 15 - 20 ngày trước khi đến thời hạn giao hàng.
Cơ sở để mở L/C là các điều khoản trong hợp đồng. Đơn vị hợp
đồng dựa vào cơ sở đó làm đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân
hàng.
c/ Thuê tàu chở hàng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng việc ai thuê tàu, thuê tàu
theo hình thức nào dựa vào ba căn cứ: điều khoản hợp đồng, đặc
điểm hàng hoá, điều kiện vận tải. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng
là FOB thì bên nhập khẩu phải thuê tàu chở hàng, còn nếu điều
kiện cơ sở giao hàng là CIF thì bên nhập khẩu không phải thuê
tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người bán.
Tuỳ theo đặc điểm của hàng hoá kinh doanh mà doanh nghiệp
lựa chọn phương thức thuê tàu phù hợp: tàu chuyến, tàu chợ hay
tàu bao. Nếu nhập khẩu thường xuyên với khối lợng lớn thì nên
thuê bao, nhập khẩu không thường xuyên nhưng khối lượng lớn
thì nên thuê tàu chuyến,còn nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì
thuê tàu chợ.
d/ Mua bảo hiểm hàng hoá.
15
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, mát
mát. Để hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra thì bảo hiểm hàng hoá
đường biển ra đời là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại th-
ương. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao, hợp
đồng bảo hiểm chuyến. Đối với bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký
kết hợp đồng từ đầu năm. Mỗi khi giao hàng xuống để vận
chuyển chỉ cần gửi đến Công ty bảo hiểm một thông báo một văn
bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Đối với bảo hiểm
chuyến, doanh nghiệp gửi đến công ty bảo hiểm một băn bản gọi
là: “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này doanh
nghiệp và Công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm
với nhau.
Bên cạnh hình thức bảo hiểm, doanh nghiệp cần lựa chọn
điều kiện bảo hiểm: Có ba loại điều kiện
+ Điều kiện A bảo hiểm mọi rủi ro có thể xảy ra, với phí xuất
0,5%.
+ Điều kiện B bảo hiểm tổn thất, phí xuất 0,34% - 0,36%.
+ Điều kiện C bảo hiểm miễn tổn thất riêng, phi xuất 0,25%
-0,28%.
e/ Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải
làm các thủ tục của hải quan. Thủ tục hải quan gồm 3 bước sau:
+ Khai báo hải quan: Doanh nghiệp phải khai báo chi tiết về
hàng hoá xuất nhập khẩu lên tờ khai hải quan một cách trung
thực và chính xác. Tờ khai phải đi kèm cùng một số chứng từ
16
khác: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bản kê khai
chi tiết, vận đơn,...
+ Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá
nếu thấy cần thiết, hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự,
thuận tiện cho việc kiểm tra. Chủ hàng chịu chi phí nhân công về
việc mở và đóng các kiện hàng.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các
giấy tờ liên quan và hàng hoá, hải quan ra quyết định: Cho hàng
được phép qua biên giới (thông quan) hoặc cho hàng qua với một
số điều kiện kèm theo hoặc hàng không được nhận,...Chủ hàng
phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan.
f/ Nhận hàng, kiểm tra hàng:
Để nhận được hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về doanh
nghiệp nhập khẩu phải làm các công việc sau:
- Ký kết hợp đồng với cơ quan vận tải về việc giao hàng.
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá
nhập khẩu từng tháng, từng quý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch
tàu, vận chuyển, giao nhận.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng như vận
đơn, lệnh giao hàng,... nếu tàu biển không giao những tài liệu đó
cho cơ quan vận tải.
- Theo dõi việc giao nhận và giải quyết trong phạm vi của
mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận.
- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao
nhận, bốc xếp, bảo quản, vận chuyển hàng hoá nhập khẩu.
17
- Thông báo cho doanh nghiệp đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận
hàng hoá.
- Chuyển hàng hoá về kho hàng của doanh nghiệp hoặc giao
trực tiếp cho các đơn vị đặt hàng.
- Kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu
phải được kiểm tra chặt chẽ , trách các sai sót. Mỗi cơ quan chứ
năng tiến hành kiểm tra đúng quyền hạn của mình. Nếu phát hiện
ra các dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập
biên bản. Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước
khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Đơn vị nhập khẩu có tư
cách là một bên đứng tên trong vận đơn cũng phải kiểm tra hàng
hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờ hoặc hàng hoá bị tổn
thất, thiếu hụt hoặc không đúng hợp đồng.
g/ Thanh toán.
Thanh toán là khâu quan trọng trong kinh doanh thương mại
quốc tế. Vì đặc điểm buôn bán với nước ngoài phức tạp nên
thanh toán trong thương mại quốc tế phải thật thận trọng tránh
xảy ra tổn thất. Có nhiều phương thức thanh toán : phương thức
nhờ thu, Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền,... Thực hiện theo
phương thức như thế nào phải quy định cụ thể trong hợp đồng.
Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng điều kiện quy
định trong hợp đồng đã ký kết.
h/ Giải quyết tranh chấp:
Trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu
phát hiện hàng nhập khẩu bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng,… thì
18
lập hồ sơ khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, người
vận chuyển,... tuỳ theo tính chất của thiệt hại. Bên nhập khẩu chỉ
viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong các điều
khoản quy định. Đơn khiếu nại phải có bằng chứng về sự tổn thất
gồm: biên bản giám định, vận đơn đường biển, hoá đơn, đơn bảo
hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảo hiểm),...
Dựa vào nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu
nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết
được thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế để
giải quyết.
3.5 Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu.
Sau khi nhập hàng về nước, doanh nghiệp giao hàng cho đơn
vị đặt hàng hoặc tổ chức bán hàng trên thị trường nội địa. Doanh
nghiệp nhập khẩu cần tiến hành tiêu thụ hàng hoá sao cho hiệu
quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đây là khâu
cuối cùng nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong kết quả
kinh doanh của một doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy doanh
nghiệp cần phải:
- Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường trong nước và tâm lý khách
hàng trong việc mua hàng hoá nhất là đối với hàng hóa mà doanh
nghiệp kinh doanh.
- Xác đinh các kênh phân phối hàng hoá và các hình thức bán
hàng phù hợp đạt hiệu quả cao.
19
- Tiến hành quảng cáo hàng hoá và xúc tiến hoạt động bán
hàng.
- Xác định mức giá cụ thể dựa trên cơ sở cung cầu thị trường
trong nước và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra.
- Tổ chức, đào tạo nhân sự của doanh nghiệp về nghiệp vụ bán
hàng cụ thể tại các cửa hàng.
- Chấp hành những quy định của phấp luật nhà nước ban hành.
4. Đặc điểm của sản phẩm thiết bị y tế:
Sản phẩm thiết bị y tế một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và
chăm sóc sức khoẻ của người dân. Sản phẩm thiết bị y tế bao
gồm nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau nhưng có thể chia
thành 3 nhóm chính sau: Thiết bị y tế, dụng cụ y tế, hoá chất và
vật tư y tế. Những mặt hàng này chủ yếu phục vụ trong nghành y
tế thường có yêu cầu cao về chất lượng kỹ thuật, vệ sinh, bảo
quản phải nghiêm ngặt đúng theo một quy trình quy định tiêu
chuẩn và có giá thành cũng rất cao. Ví dụ như máy chụp cắt lớp,
máy siêu âm, máy X quang, ôtô cứu thương đều có giá mấy chục
nghìn USD.
Hoà với nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước và trên thế giới,
thì yêu cầu của nhiều người dân ngày càng cao về chất lượng
khám, chữa bệnh. Vì vậy các mặt hàng thết bị y tế cũng phát triển
kịp đáp ứng các nhu cầu của thời đại, ngày càng nhiều sản phẩm
y tế ra đời tăng về số lượng, cao về chất lượng. Tất cả các sản
phẩm đó sự kết hợp của những thành tựu khoa học, công nghệ
20
tiên tiến như: máy theo dõi bệnh nhân, máy phân tích máu, máy
tạo oxi…
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng
hoá của công ty cổ phần thiết bị y tế Mendinsco.
Hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp nói chung và của công ty
Mendinsco nói riêng là liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực trong
thương mại quốc tế. Do đó, những thay đổi trong cơ chế, chính sách,
pháp luật của các quốc gia có liên quan và luật pháp quốc tế,... đều tác
động mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Vì vậy để hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp diễn ra một cách
thuận lợi thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các yếu tố thuộc về
môi trường kinh doanh.
5.1: nhân tố về chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế.
Trong kinh doanh quốc tế ,các hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt
động đa dạng và phức tạp, nó phải chịu sự chi phối của nhiều nguồn
luật khác nhau: luật quốc tế, luật nước nhập khẩu, luật nước xuất
khẩu, luật của nước thứ ba,…. Hệ thống luật pháp này tạo hành lang
bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế.
Và để hoạt động một cách có hiệu quả, đương nhiên các doanh
nghiệp nhập khẩu cần nắm vững được hệ thống luật pháp, phong tục
tập quán trong nước cũng như quốc tế và cả luật pháp của nước có
liên quan.
5.2 Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài.
Chúng ta biết rằng cung cầu là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các
nhà kinh doanh. Sự thay đổi cung - cầu trên thị trường ảnh hưởng trực
tiếp tới khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc làm của các doanh
nghiệp là xác định được lượng cung và cầu hiện tại, đồng thời cần phải
dự báo được những xu hướng thay đổi của nó trong ngắn hạn cũng như
21
dài hạn. Với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc làm này không chỉ dừng
lại ở thị trường nội địa mà phải trên các thị trường khác và cả thị trường
quốc tế. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa nhập khẩu thành phẩm vừa
nhập khẩu bán thành phẩm và nguyên liệu như Công ty XNK và kỹ thuật
bao bì thì hoạt động của họ còn phải chịu chi phối của nền sản xuất và
từng thời kỳ phát triển của đất nước.
5.3 Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà
nước.
Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà
chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lí hoạt động nhập khẩu.
Các chính sách mà các chính phủ thường đưa ra và tác động trực tiếp tới
hoạt động nhập khẩu là việc dựng nên các hàng rào nhằm bảo hộ nền sản
xuất còn yếu sức cạnh tranh trong nước. Các công cụ mà thường sử dụng
là công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan (hạn nghạch, giấy phép
nhập khẩu, biện pháp quản lí ngoại tệ và các tiêu chuẩn địa phương).
a/ Chính sách tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hoạt động nhập khẩu vì nó là
cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước với thế giới, đồng thời
phục vụ cho sự vận động của tiền tệ và hàng hoá giữa các quốc gia, các
doanh nghiệp nhập khẩu theo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa đồng
nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động của mình. Khi
đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu là không có lợi và so với
trước doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá và
ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợi và so
với trước doanh nghiệp phải trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá. Sự
điều tiết tỷ giá của Nhà nước: cố định, thả nổi, hay thả nổi có quản lý vì
thế có tác động rất mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp.
22
b/ Quan hệ kinh tế quốc tế.
Các quan hệ này có tác động tương hỗ tới hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của doanh nghiệp. Thông thường một doanh nghiệp nhập khẩu sẽ
thấy thuận lợi hơn trong suốt quá trình giao dịch nếu đối tác là một nước
láng giềng, trong cùng một khu vực hay cùng một khối. Họ cũng cảm
thấy dễ chịu hơn khi các chính phủ dành cho nhau quy chế đặc biệt (quy
chế tối huệ quốc, cho hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan,...) và đến lượt nó,
nhập khẩu lại củng cố mối quan hệ ấy giữa các quốc gia.
5.4Các nhân tố khác.
a/ Cơ sở hạ tầng.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều
vào điều kiện cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng
gồm có: Hệ thống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng, hệ thống thông
tin liên lạc và hệ thống tài chính ngân hàng. Một nước có cơ sở hạ tầng
phát triển là cơ sở để phát triển các hoạt động nhập khẩu bởi cùng với sự
phát triển của cơ sở hạ tầng là việc giảm thiểu các chi phí trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng
cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
b/ Hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
Tuy là một mặt đối lập, song xuất khẩu lại có tác động to lớn và trực
tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Đó là cỗ máy chính tạo nguồn ngoại tệ an
toàn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhập
khẩu nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên
thiên nhiên khai thác của nội địa phục vụ cho các đơn vị sản xuất thì điều
này càng có ý nghĩa hơn. Xuất khẩu được đồng nghĩa với việc thị trường
được mở rộng, tiêu thụ được nhiều hơn nên sản xuất phát triển và lại càng
nhiều nguyên liệu hơn. Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước như:
Nhật Bản, Singapore,... đã chứng minh rằng nhập khẩu chỉ phát triển khi
xuất khẩu phát triển và ngược lại.
23
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CUẢ CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ MEDINSCO
I. Kết quả kinh doanh của công ty Medinsco.
Để biết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,chúng ta đi tìm
hiểu và phân tích một số chỉ tiêu của công ty trong năm 2004 đến 2006.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty Medinsco
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
TH năm
2004
TH năm 2005
TH năm
2006
Tỷ lệ %
06/05
I. Giá trị( doanh thu) 76.202 84.000 179.729 214
1. kinh doanh sản phẩm
chính: 72.414 80.200 175.297 218
_Máy, thiết bị y tế 42.314 43.243 96.745
_Dụng cụ y tế 15.265 17.576 34.256
_Hoá chất và vật tư 14.835 19.381 44.296
2. Phí hàng uỷ thác 0.416 0.8 1.153 144
3. Trị giá phí dịch vụ 3.372 3.000 3.279 109
II. Gía trị hàng nhập khẩu 52.800 62.500 144.800 153
III. Lợi nhuận trước thuế 416 1.390 2.465 177
IV. Thuế TNDN 116 380 769
V. Lợi nhuận sau thuế 300 1.010 1.696 122
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua cho
thấy,doanh thu, giá trị hàng nhập khẩu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng theo từng
năm. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 300 triệu đồng, năm 2005 là 1010 triệu đồng tăng
710 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh thu tăng gấp 214% so năm
2005, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên là 1696 triệu đồng tức tăng 686 triệu
đồng so với năm 2005. Kết quả trên cho thấy Công ty đã hoạt động kinh doanh hết sức
hiệu quả và phát triển ổn định.
- Các sản phẩm chủ yếu:
Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu với nhiều loại sản phẩm khác nhau, số
lượng lớn về trang thiết bị y tế. Nhưng có thể chia các sản phẩm đó thành 3 nhóm sản
phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty như sau:
Máy,thiết bị: Máy soi, bàn mổ, giường mổ, các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, ô
tô cứu thương và các loịa máy móc phục vụ y tế…
25