Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các biện pháp tăng cường xuất khẩu chè vào thị trường Nga.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.41 KB, 15 trang )

Tiểu luận Ngoại thương
LỜINÓIĐẦU
Chè là một trong những ngành quan trọng trong chiến lược phát triển xuất
khẩu của Việt Nam, thúc đẩy cho nền kinh tế của nước ta trong cơ chế tập trung và
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước như hiện nay.Sự phát triển của
nghành chè chiếm vai trò khá quan trọng.
Trong những năm gần đây, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hoá
thương mại, ngành chè Việt Nam đã có những bước phát triển nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Với mức tiêu thụ tăng trong những năm tới, thị trường
chè thế giới sẽ khá rộng cho sản phẩm chè Việt Nam thâm nhập. Màđặc biệt là thị
trường Nga, một thị trường truyền thống của ta.Vấn đềđặt ra là các biện pháp thúc
đẩy xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này sao cho có hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Các biện pháp tăng cường xuất khẩu chè vào
thị trường Nga”. Mục đích của bài tiểu luận không nằm ngoài việc tìm hiểu về thị
trường chè Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra một vài giải pháp mang tính cá nhân
cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trong nghành chè, cũng như những kiến
nghị với nhà nước nhằm khắc phục tình trạng khó khăn đang xảy ra cho ngành chè
nước ta.
Nội dung bài tiểu luận của em gồm 3 phần:
1. Tổng quan về xuất khẩu
2. Khả năng triển vọng xuất khẩu của chè Việt Nam vào thị trường Nga.
3. Những biện pháp tăng khả năng xuất khẩu chè Việt Nam vào thị trường Nga.
Tiểu luận Ngoại thương
NỘIDUNG
1. TỔNGQUANVỀXUẤTKHẨU.
1.1 Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia này sang một
quốc gia khác, được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường,
trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc dùng hàng hóa khác để trao
đổi.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương,


nóđã xuất hiện từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển. Trước đây khi hoạt
động sản xuất trong nước phất triển đến trời điểm cung vượt quá cầu thì sẽ xuất
hiện một hiện tượng hàng hoá dư thừa . Để tiêu thụ số hàng hoá này, các nước phải
mở rộng thị trường sang các nươc khác. Thực hiên việc tiêu thụ hàng hoá bàng
việc xuất khẩu. Từ hoạt động trong khu vực, xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn
cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng vào mục tiêu
cuối cùng của sản xuất là bán hàng thu lợi nhuận.
1.2 Chức năng của xuất khẩu.
Chức năng cơ bản của hoạt động xuất khẩu là mở rộng lưu thông hàng hóa
trong nước và quốc tế. Chức năng cơ bản đóđược thể hiện qua ba chức năng sau:
1.2.1Xuất khẩu là một khâu trong quá trình tái sản xuất mở rộng:
Hàng hóa xuất khẩu là chuyển hóa hình thái vật chất và giá trị của hàng hóa
trong nước và quốc tế. Thực hiện chưc năng này làđể bổ xung các yếu tố “đầu vào”
cho sản xuất một khi chúng khan hiếm, đồng thời tạo “đầu ra” ổn định cho sản
xuất.
1.2.2 Xuất khẩu là lĩnh vực “mũi nhọn” cho ngành kinh tế mở :
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là gắn kết thị trường trong nước với thị
trường quốc tế, nhằm nâng cao trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao
năng suất laođộng.
1.2.3 Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu:
Tiểu luận Ngoại thương
Chức năng của hoạt động xuất khẩu là thông qua thương mại quốc tếđể phát
huy cao độ lợi thế so sánh của đất nước và lợi thế trong phân công laođộng quốc tế
nhờ tập trung và tận dụng các nguồn lực trong nước để nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả của xuất khẩu.
1.3. Các hình thức của xuất khẩu:
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp (Direct export):
Là hàng bán trực tiếp ở nước ngoài không qua trung gian (phần lớn hàng hóa
ở thị trường nước ngoài thực hiện qua phương thức nhập khẩu trực tiếp).
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp (Indirect export)

Là xuất khẩu qua các trung gian thương mại (các công ty sử dụng các đại lý
xuất khẩu hoặc các công ty thương mại quốc tế, hoặc bán hàng cho các chi nhánh
của các tổ chức nước ngoài đặt trong nước).
1.3.3 Hợp tác xuất khẩu:
Xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp đều có những lợi thế và những hạn
chế nhất định, và một công ty nếu có những hạn chế nhất định thì hợp tác xuất
khẩu là một lựa chọn phù hợp. Liên kết xuất khẩu có thể thành lập theo nhiều cách
khác nhau, tùy thuộc vào điều khoản giá của hợp đồng và những lợi thế.
1.4 Vai trò của xuất khẩu:
1.4.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân:
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vu Công nghiệp
hóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Nguồn vốn quan
trọng nhất để làm được điều này là xuất khẩu.Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc
độ phát triển của nhập khẩu.
b) Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Tiểu luận Ngoại thương
Cuộc cách mạng KH-CN đã vàđang làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên
thế giới.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH phù hợp với xu hướng
phát triển của kinh tế thế giới và cũng là tất yếu đối với nước ta.
c) Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện điều kiện sống.
Xuất khẩu là hoạt động thu hút hàng triệu lao động có thu nhập tương đối ổn
định. Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu đáp ứng ngày một đa dạng yêu cầu của người tiêu dùng.
d) Xuất khẩu là cơ sởđể mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tếđối ngoại
của nước ta.
Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động

kinh tếđối ngoại khác phát triển, mặt khác, chính các quan hệ này lại tác động tạo
tiền đề cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.4.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:
a) Xuất khẩu giúp doanh nghiệp sử dụng khả năng dư thừa:
Khi khả năng sản xuất của doanh nghiệp vượt ra khỏi nhu cầu nội địa, các
doanh nghiệp liền tìm kiếm lợi ích từ thị trường bên ngoài nhằm tận dụng khả năng
sản xuất dư thừa của mình.
b) Xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Một doanh nghiệp có thể giảm 20% - 30% chi phí sản xuất mỗi lần sản lượng
của nó tăng gấp hai lần và giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
c) Xuất khẩu giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Do sự khác nhau về chính sách của mỗi Chính phủ về thuế khóa hay sựđiều
chỉnh giá, sự cạnh tranh vàchu kỳ sống của sản phẩm, mà các doanh nghiệp có thể
thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng hóa.
d) Xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro:
Do chu kỳ kinh doanh thay đổi liên tục một cách tuần hoàn, nhà sản xuất có
thể tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu bằng cách mở rộng thị trường.
e) Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực nước ngoài:
Hai nguồn lực mà các công ty kinh doanh quốc tế có nhu cầu, đó là:
Tiểu luận Ngoại thương
 Tài nguyên thiên nhiên: là những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về
mặt kinh tế và CN
 Thị trường laođộng: các doanh nghiệp thường duy trì mức giá cạnh tranh quốc
tế bằng cách tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp, nhưng lại
cóđội ngũ lao động lành nghề và môi trường ổn định về kinh tế, chính trị và xã
hội.
2. KHẢNĂNGVÀTRIỂNVỌNGXUẤTKHẨUCỦACHÈ VIỆT
NAMVÀOTHỊTRƯỜNG NGA
2.1 Giới thiệu chung về thị trường chè Việt Nam
2.1.1 Đặcđiểm của ngành chè Việt nam

So với thế giới, Việt Nam đứng thứ 9 trong tổng số các nước xuất khẩu chè,
nhưng trong khu vực Châu Á thì Việt Nam đứng sau Trung Quốc và Inđônêxia về
số lượng chè xuất khẩu. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% tổng số dân
làm nông nghiệp. Cây chè là một trong những cây nông nghiệp chủđạo của người
dân, nhất là miền núi và trung du. Trong những năm gần đây với cơ chếđổi mới
của Đảng và Nhà nước, có sự quan tâm của ngành đối với người làm chè nên đời
sống của họđược nâng cao rõ rệt, số lượng của cây chè và số lượng chè xuất khẩu
tăng cao.
2.1.2 Khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam:
Diện tích chè của cả nước hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 1999 là 82 nghìn
hécta chè. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là
2,2 nghìn ha, diện tích kỹ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản lượng chè khô xuất
khẩu là 41 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 53 triệu và năng suất chè búp tươi
năm 1999 là 4,46 tấn/ha. Đó là một thành tựu đáng kể của ngành chè Việt Nam
trong công cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải
quyết việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao
phó.
2.1.3 Những tồn tại của ngành chè Việt Nam:
Tiểu luận Ngoại thương
a) Chất lượng chè:
Trong những năm gần đây năng suất sản lượng chè thấp do sự thoái hoá của
cây chè vìđã quá lâu năm và sử dụng nhiều phân bón hoá học. Đất đồi dốc mưa
làm trôi màu nên không còn phì nhiêu. Mặt khác, người làm chè chưa thực sự
cóđiều kiện để trang trải cho việc mở rộng và chăm bón cây chè, việc áp dụng tiến
bộ KHKT cho sản xuất còn chậm, hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, nhà
xưởng... các thiết bị phục vụ cho bảo quản còn thiếu, khâu bao gói còn sơ sài, lạc
hậu.
b) Giá chè xuất khẩu:
Mặc dùđã cố gắng nâng cao số lượng và chủng loại chè xuất khẩu nhưng
hiệu quả kinh tếthuđược từ hoạt động này chưa được cao. Nguyên nhân chủ yếu do

giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với giá xuất khẩu bình quân
hàng năm của thế giới.
c) Phản ứng với thị trường:
Các công ty kinh doanh xuất khẩu chè chưa mạnh dạn đưa ra một chính
sách thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thật sâu sắc vàđồng bộ
nhằm tận dụng hết khả năng lợi thế vàưu điểm của chè Việt Nam trên thị trường
thế giới, tạo ra hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.
2 .2 Nga - thị trường xuất khẩu truyền thống của chè Việt Nam
2.2.1 Những thuận lợi xuất khẩu chè vào thị trường Nga.
a) Chủng loại và qui mô:
Chè Việt Nam phát triển theo chiều hướng tăng dần cả về diện tích và sản
lượng, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung duy trìđược những vùng
chèđặc sản. Tuy năng suất bình quân cả nước còn thấp nhưng một số doanh nghiệp
đãđạt được năng suất chè búp tươi bình quân khá cao như: Mộc Châu (10,5
tấn/ha), Phú Sơn (9,5 tấn/ha), Thanh niên (9,7 tấn/ha)... đã có một số vườn chèđạt
năng suất 25 tấn/ha.

×