Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI tập lớn NUTIFOOD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.9 KB, 9 trang )

BÀI TẬP LỚN MGT 201 C
NHÓM: NUTIFOOD
I)
Tổng quan về Nutifood:
1. Giới thiệu về cơng ty Nutifood:
Hoạt động chính của cơng ty NutiFood là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng. Với thành tích chiếm 22% thị phần, chênh lệch gấp 1,77
lần doanh nghiệp xếp kế tiếp, NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em
số 1 Việt Nam từ Hiệp hội sữa Việt Nam vào năm 2020
Trụ sở giao dịch của cơng ty: 208 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại (84.8) 8 117745 – 8 117 759 Fax: (84.8) 8 117 746
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1989: Trạm Nghiên Cứu Dược Liệu chuyển thành Trung Tâm Dinh Dưỡng
TP.HCM, Tổ hợp Đồng Tâm trở thành Cơ sở Thực phẩm Đồng Tâm, nơi ứng dụng các đề
tài nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng để sản xuất các sản phẩm phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em và nuôi ăn bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Sản phẩm tiêu biểu trong
thời kỳ này là Enalaz – thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dày đầu tiên tại Việt Nam,
góp phần hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện khắp cả nước với giá thành chỉ
bằng 1/10 sản phẩm ngoại nhập.
29/03/2000: Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của
Trung tâm Dinh dưỡng Tp. HCM, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm
(tên ban đầu của NutiFood) đã được thành lập.
Năm 2001: Sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm đã được người
tiêu dùng VN bình chọn vào Top 5 Hàng VN chất lượng cao và liên tục các năm về sau.
Năm 2002: Cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên tại VN "Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật" tổ chức
thành công tại TP. HCM với hơn 4.000 người tham dự đã đạt kỷ lục VN.
Năm 2006: Nhà Máy NutiFood Bình Dương mở rộng (sữa bột + sữa nước) được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP và liên tục các năm về sau.
Năm 2008: NutiFood đã trở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành cơng trên thị
trường chứng khốn.


Năm 2010:
- Ký kết hợp tác với Tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ nhằm xây dựng và giám sát Hệ thống
Quản lý Chất lượng và gia hạn liên tục cho đến nay.


- Tham gia Chương trình Bình ổn Thị trường của TP. HCM – Chương trình Hàng Việt về
nơng thơn
Năm 2011: Tổ chức nhiều sự kiện lớn về sức khỏe cộng đồng thể hiện vai trò “Chuyên
Gia Dinh Dưỡng” như "Ngày Hội Sức Khỏe Tuổi Thơ” tại Công viên Lê Văn Tám
TP.HCM thu hút hơn 35.000 lượt trẻ em – Ngày Hội “Dinh dưỡng hợp lý và vận động
trong phòng ngừa đái tháo đường” thu hút truyền thông và hơn 2.000 lượt người tham
gia.
Năm 2012:
- Đổi tên Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm thành Công ty CP Thực phẩm
Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm
- Được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và đón nhận Bằng
khen.
Năm 2013: Đưa nhà máy thứ 2 của NutiFood tại Khu CN Phố Nối - Hưng Yên đi vào
hoạt động.
Năm 2015:
- Ký kết hợp đồng thành lập Học viện bóng đá Nutifood - Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ tháng 6/2015 tại các tỉnh thành cả nước.
- 29-6-2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+
của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ
suy dinh dưỡng thấp cịi.
Tính từ năm 2015: NutiFood đang là một trong 3 nhà sản xuất và kinh doanh sữa lớn nhất
Việt Nam.
Còn những năm cịn lại thì nhà báo Nutifood khơng cập nhật thông tin.
II)

Các chiến lược phát triển:


Nutifood xây dựng giá trị cốt lõi cho mọi sản phẩm là nền tảng "Đề kháng khỏe - Tiêu
hóa tốt" nhưng vẫn trong khả năng kinh tế của mọi gia đình Việt Nam.
 Chú trọng lợi ích người tiêu dùng, song song với các kế hoạch phát triển sản
phẩm, Nutifood tạo nên một hình ảnh chuyên gia dinh dưỡng thân thiện với các
hoạt động cộng đồng thiết thực bằng cách tài trợ chính cho nhiều hoạt động xã hội,
các cao trào truyền thông, các Hội nghị chuyên đề về sức khỏe của Ngành Y tế
Việt Nam.


 NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở rộng khắp 64 tỉnh
thành với chiến dịch tham vọng "cá bé nuốt cá lớn" đối đầu với các công ty đa
quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt Nam. Chiếm thị phần cao nhất về sữa bột
nguyên kem. Xây dựng hệ thống đại lý khắp cả nước nhưng chủ yếu phân phối
qua các nhà bán sỉ ở chợ đầu mối
 Đầu tư mạnh cho nghiên cứu sản phẩm và công nghệ; hợp tác với các chuyên gia
dinh dưỡng trong và ngồi nước; cung ứng các dịng sản phẩm theo vòng đời từ trẻ
sơ sinh, đến các lứa tuổi cần phát triển trí não, chiều cao, bà mẹ mang thai và cho
con bú, cho đến người già cần bổ sung canxi, …
 Các nhà quản lý chủ trương chiêu nạp nhân sự giỏi, xây dựng hệ thống tiếp thị
chuyên nghiệp; có nhiều giải gháp cải thiện sức khỏe & giải quyết các vấn đề dinh
dưỡng cấp thiết để mang đến nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho người tiêu dùng Việt
đã đưa Nutifood đến Thuỵ Điển.
 Tạo ra nhiều chiến dịch sáng tạo, tiên phong, tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh
tế “xanh” song hành với việc bảo vệ mơi trường cho thấy Nutifood khơng chỉ
“xanh” mà cịn hiện đại, an toàn, chuẩn quốc tế, phục vụ hàng triệu người tiêu
dùng.
III) Công tác tổ chức để thực hiện chiến lược:
1. Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức và nhân sự: Các thành viên Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ 2008-2012, sau

2012 gần như các thơng tin được Nutifood bảo mật hồn tồn.
 Chủ Tịch HĐQT: bà Trần Thị Lệ
 Phó chủ tịch HĐQT: ơng Lê Ngun Hịa và ơng Trần
Kim Thành
 Thành viên HĐQT: bà Phạm Thị Ngọc Tịnh và ông Trần
Lệ Nguyên
Các thành viên Ban Kiểm Soát:
 Trưởng ban kiểm soát: bà Nguyễn Thị Ngọc Khuyên
 Thành viên: bà Trần Thị Tâm Thanh & ông Võ Minh Tiến
Ban Tổng Giám Đốc:
 Tổng GĐ: bà Trần Thị Lệ
 Phó Tổng GĐ: ông Lê Văn Lộc & bà Nguyễn Thị Lan Hương
 Kế tốn trưởng kiêm GĐ tài chính: ơng Nguyễn Đức Quan
Cùng với các bộ phận bán hàng/ marketing/ cung ứng - RD/ tài
chính – kế tốn/ nhân sự - hành chính, … Với hơn 6000 nhân viên
(số liệu thống kê ở quý I/ 2022)


2. Lĩnh vực hoạt động:
NutiFood là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh
dưỡng. Với thành tích chiếm 22% thị phần, chênh lệch gấp 1,77 lần doanh nghiệp xếp
kế tiếp, NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ
Hiệp hội sữa Việt Nam vào năm 2020.
Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu
tư vào Công ty CP thương mại - dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam (Quasapharco),
chính thức đặt chân vào “lãnh địa” thảo dược, đặc biệt là thảo dược quý hiếm.
Sản phẩm ban đầu của NutiFood có 3 nhóm: nhóm bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa
bột dinh dưỡng và nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng... Ngày ấy, với sứ
mạng cung cấp các giải pháp dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu theo lứa tuổi, theo bệnh
lý và các nhu cầu đặc biệt khác, với kiến thức dinh dưỡng và sự ân cần chăm sóc của

văn hóa bán hàng đặc trưng, lực lượng bán hàng tuy còn "mỏng" nhưng rất được thị
trường tin yêu. Dù chưa thật sự chuyên nghiệp, nhưng hình ảnh và hoạt động của
thương hiệu NutiFood đã được người tiêu dùng VN liên tục bình chọn vào Top 5
Hàng VN chất lượng cao kể từ năm 2001.
Bắt đầu từ năm 2003, NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở rộng
khắp 64 tỉnh thành đối đầu với các công ty đa quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt
Nam, đã tạo nên doanh thu tăng hơn 250% hằng năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa
bột nguyên kem, trở thành một “hiện tượng” được các Khoa, Trường chuyên về quản
trị kinh doanh nghiên cứu.
Song song các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất phát từ triết lý kinh doanh: “Mỗi
sản phẩm làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bức xúc của cộng đồng, góp phần
vào sự phát triển toàn diện về thể chất của người Việt nam”, các hoạt động marketing,
từ thiện cộng đồng của Công ty luôn được các tầng lớp người tiêu dùng ủng hộ nhiệt
tình. Là nhà tài trợ chính cho nhiều hoạt động xã hội, các cao trào truyền thông, các
Hội nghị chuyên đề về sức khỏe của Ngành Y tế Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí


Minh nói riêng, tạo nên một hình ảnh chun gia dinh dưỡng với các hoạt động cộng
đồng bổ ích và thiết thực.
Trong các chương trình quảng bá trên truyền hình gần đây, mẫu quảng cáo của
NutiFood tạo ra nhiều cảm xúc sâu lắng do đề cập dịu dàng về tình mẫu tử trong câu
chuyện kể về vị bác sĩ dinh dưỡng là sáng lập viên của NutiFood. Bằng hình ảnh
chiếc máy xay sinh tố giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhi trong giai đoạn đất nước khó
khăn, NutiFood đã thuyết phục người tiêu dùng đồng cảm với một công ty “được xây
dựng bằng tình thương vơ tận cho các em nhỏ” và có niềm tin vào đội ngũ chuyên gia
dinh dưỡng của công ty dù 100% là Việt Nam, với một thông điệp hết sức nhân văn
tới người tiêu dùng Việt Nam: “Trước khi là một chuyên gia, chúng tôi nhìn cuộc
sống bằng trái tim của người làm cha, làm mẹ”.
NutiFood đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên
biệt. Với sự hợp tác của các chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước để có được

các sản phẩm chất lượng cao tương đương hàng ngoại nhập, NutiFood đã đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất tại khu CN Mỹ Phước, Bình Dương, với hệ thống dây chuyền
thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức, Thụy Điển... bảo đảm chất lượng sản phẩm,
môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm và tất cả các nguyên liệu cũng như q trình
sản xuất đều được kiểm sốt và quản lý rât chặt chẽ . Chính vì vậy, NutiFood luôn
tránh được các khủng hoảng về chất lượng sữa xảy ra trong những năm qua như
“sữa nhiễm melamin”, “sữa nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum” mà nhiều doanh
nghiệp kể cả công ty đa quốc gia phải điêu đứng.
IV) Tình hình hoạt động:
1. Đánh giá kết quả kinh doanh
Nutifood cũng đã hợp tác với rất nhiều công ty ở Việt nam cũng như nước ngoài.
NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp hội
sữa Việt Nam vào năm 2020.
+ Các đối tác tiềm năng
 Năm 2019, Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đã cùng Asahi
Group Foods của Nhật công bố liên doanh hợp tác giữa hai bên, để đưa các sản


phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật vào thị trường Việt Nam. Việc Asahi Group
Foods chọn liên doanh với NutiFood khẳng định doanh nghiệp sữa Việt này đã có
thể đứng cùng với các tập đoàn nổi tiếng thế giới. Những sản phẩm chuẩn Nhật
này được tư vấn công thức bởi các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood. liên
doanh với tập đoàn ASAHI doanh thu 19 tỉ USD đang sở hữu thương hiệu thức ăn
trẻ em số 1 Nhật Bản Wakodo
 Công ty Delori cũng là nhà phân phối sản phẩm gồm sữa chua uống tiệt trùng
đóng chai với nhiều hương vị như cam, dâu, xồi...sau khi phân phối thành cơng
sữa đặc trị cho trẻ biếng ăn của NutiFood vào Mỹ. Hiện tại sản phẩm của
NutiFood với số lượng 2 triệu đơn vị sản phẩm, đã có mặt trên kệ hàng của hơn
300 siêu thị trong bang Califonia và được người tiêu dùng Mỹ đón nhận.
 Tiếp theo là ký kết hợp tác với tỷ phú Erik Paulsson đầu tư vào Thụy Điển và mới

đây nhất, nhà máy sữa NutiFood tại Thụy Điển đã đi vào hoạt động mang tên
NutiFood Sweden AB, mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dinh dưỡng chuẩn
organic vào thị trường châu Âu và châu Á.
 Để đưa cà phê Việt ra thế giới, NutiFood đã thực hiện một bước đi táo bạo khi
quyết định bắt tay với huyền thoại golf Greg Norman.
+ Số lượng người dùng: sản phẩm thì đã tiếp cận đến hầu hết người dân ở Việt Nam
 Hiện nay các sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood có
bán tại khắp 64 tỉnh thành trên cả nước
 Khách hàng có thể tìm mua những sản phẩm này tại các siêu thị bigC, vincom,
coopmart; vinmart; family mart; các tạp hóa lớn nhỏ ... hoặc có thể mua trên
các trang Thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, …
+ Hiện tại đã có 5 “Ngơi nhà dinh dưỡng Nutifood” tại tp.HCM:
1. Số 237 Lê Văn Sỹ, P.1, Q. Tân Bình.
2. Số 322 Thống Nhất, P.16, Q. Gò Vấp.
3. Số 20 Tơn Đản, P.13, Q.4.
4. Tịa nhà H3, 384 Hồng Diệu, P.6. Q.4.
5. Số 113 Nơ Trang Long, P.11, Q. Bình Thạnh.
+ Trong năm 2022, Nutifood đặt mục tiêu xây dựng 300 Ngơi Nhà Dinh Dưỡng
Nutifood trên cả nước để có thể chăm sóc sức khỏe tồn diện cho người tiêu dùng”.
2. Tình hình tài chính:
 Khởi nghiệp từ một tổ hợp “ba lợi ích”, sau gần 30 năm, NutiFood là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam với
doanh thu 8.000 tỷ đồng mỗi năm.


 Asahi-NutiFood là liên doanh có vốn điều lệ 160 tỉ đồng, được góp vốn theo tỷ
lệ 50:50 giữa NutiFood và Asahi Group Food – công ty thành viên của Asahi
Group Holdings, một tập đoàn lớn tại Nhật Bản. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài
sản của Asahi-NutiFood đạt 217 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 154 tỉ đồng.
 Lãnh đạo NutiFood không tiết lộ khoản đầu tư nhưng cho biết Nutifood

Sweden – công ty con tại Thụy Điển là đơn vị trực tiếp mua 51% vốn Cawells,
một thương hiệu thực phẩm bổ sung của Thụy Điển.
V)
Các hoạt động của cơng ty:
a) Nâng cao chất lượng sản phẩm
Như đã nói, Nutifood phát triển dựa trên mục tiêu là chất lượng thể hiện ở Slogan:
“Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”. Và để có được chất lượng sản phẩm tương
đương như hàng nhập ngoại, Nutifood đã tiến hành thữ hiện những hoạt động sau:
 Đầu tư xây dựng nhà máy ở khu cơng nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương
 Áp dụng những quy chuẩn tiên tiến về hệ thống và dây chuyền thiết bị hiện đại
được nhập khẩu từ Đức và Thụy Điển
 Từ đó, đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
b) Đầu tư xây dựng bao bì
Nắm bắt tâm lí người tiêu dùng ưu tiên về cả chất lượng, lẫn hình thức bên ngồi.
Hãng đã có quyết định quan trọng để tạo lợi thế riêng cho mình:
 Chi mạnh tay để mời Cowan – nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc, thiết kế
bao bì cho mình
 Điều này giúp cho hãng có sự nhất qn và một bao bì bắt mắt nhất nhắm tới thị
hiếu của khách hàng tiêu dụng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của
họ
c) Giá thành sản phẩm
Mặt khác, giá cả cũng chiếm nhiều sự quan tâm cũng như đánh giá của khách hàng
khi mua sản phẩm. Chính vì thế, giá cả cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà
Nutifood nghiên cứu rất kĩ. Ngồi việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì đi theo đó là
giá cả phải chăng, hợp lý cũng là một yếu tố then chốt. Doanh nghiệp nghiên cứu rất
kỹ thu nhập của người tiêu dùng cũng như thông tin về sản phẩm và giá cả của các
doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle để định giá
sản phẩm của mình. Nutifood nhận thấy khách hàng của mình thuộc phân khúc bình
dân nên đã định được một mức giá thường rẻ hơn 5 – 7% so với mức giá sản phẩm
của đối thủ của mình.

d) Mở rộng thị trường


Để dễ dàng cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm, Nutifood đã sử dụng tối đa một số
kênh mang lại hiệu quả cao cho hãng trong việc tiếp cận khách hàng có thể kể đến
như sau:
 Các kênh bán lẻ: một trong nhứng kênh phân phối chính của Nutifood. Hiện nay
doanh nghiệp đã có hơn 100 nhà phân phối và hàng chục nghìn điểm bán lẻ trên
tồn lãnh thổ Việt Nam
 Các kênh siêu thị
 Bán hàng trực tiếp
 Ngoài ra, Nutifood đẩy mạnh xuất khẩu sang Philippines, Myanmar, Lào,
Campuchia và Trung Quốc.
 Riêng tại Philippines, ở phân khúc sữa dành cho người bệnh, Enplus của
Nutifood đang đứng thứ ba thị trường tại đó, doanh thi khoảng 1.000.000
USD mỗi năm.
 Tháng 1/2019, Nutifood đã ký hợp tác với Tập đoàn Asahi (Nhật Bản)
thành lập liên doanh Asahi – Nutifood để phân phối các sản phẩm dinh
dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản mang thương hiệu Wakodo vào Việt Nam
 Tháng 3/2019, ký hợp đồng với Golf thủ huyền thoại thế giới Greg Norman
đưa Nuti Café thâm nhập thị trường quốc tế.
 Mục tiêu đầu tiên của Nutifood ở thị trường châu Âu là Thụy Điển, vì đây là đất
nước cung cấp thực phẩm đạt chuẩn organic cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là sữa.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn sản phẩm sữa organic do doanh
nghiệp Việt Nam và Thụy Điển hợp tác sản xuất sẽ có mặt trên toàn thế giới.
 Việc bắt tay hợp tác với Tập đồn Backahill là chiến lược khơn ngoan của
Nutifood trên hành trình chinh phục thị trường châu Âu. Liên doanh với Backahill
và Hợp tác xã các nông trại chăn nuôi bị sữa Ekonomisk Forening giúp Nutifood
có nguồn cung ứng ngun liệu dồi dào.
e) Truyền thông tài trợ

 Những ngày cuối cùng của tháng 9/2018, đội tuyển U19 trở thành niềm tự hào
trong lịng người hâm mơ, mà nịng cốt là những cầu thủ của Hồng Anh Gia Lai,
thì Nutifood đã kịp thời ghi điểm trong mắt giới kinh doanh khi rót mạnh tay 20 tỷ
đồng cho học viện này. Giữa thời buổi khó khăn như vậy, quyết định này của
Nutifood được đánh giá là thơng minh và nhanh nhạy.
 Ngồi ra, những hoạt động cộng đồng, trách nhiệm xã hội cũng được thực hiện
suốt 10 năm qua như: cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên tại VN “Vì phụ nữ nghèo và
bệnh tật” (2002), cuộc đi bộ từ thiện “Đồng hành chống hiểm họa tiểu đường”
(2003), cầu truyền hình trực tiếp “Vì tương lai Việt” cùng lúc tại 3 thành phố lớn :
Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng (2005), Quỹ “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh nhân nghèo


Tp. HCM”, ”Ngày uống sữa Thế giới”; ”Ngày hội trẻ thơ”…hẳn sẽ có nhiều người
tin tưởng và ủng hộ thương hiệu NutiFood trong chương trình này. Bởi NutiFood
quảng cáo đã chạm được vào trái tim người tiêu dùng và đồng cảm với họ trong
những vấn đề bức thiết của cuộc sống, xã hội lúc này. Chiến lược Marketing của
Nutifood giúp cho thương hiệu sữa này gây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt
người tiêu dùng.
VI) Những rủi ro trong q trình hoạt động:
a) Rủi ro cạnh tranh: Do có sự tham gia của các tập đoàn lớn nước ngoài vào thị
trường Việt Nam và các công ty trong nước hoạt động linh hoạt, mạnh mẽ và đồng
bộ như Vinamilk, Dutch Lady, …
b) Rủi ro giá nguyên liệu đầu vào: Nguyên liệu sữa đầu vào đều nhập khẩu từ các
quốc gia xuất khẩu nguyên liệu sữa hàng đầu trên thế giới như Úc, New Zealand,
Châu Âu, …Do đó, giá nguyên liệu sữa tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cán cân
cung cầu trên thế giới.
c) Rủi ro xuất phát từ đặc điểm kinh doanh:
 Do đời sống ngày càng phát triển nên người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan
tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm liên quan đến sức khỏe
con người, trong đó sữa và thực phẩm dinh dưỡng là 2 mặt hàng dược quan tâm

nhiều nhất. Do đó, áp lực ln đặt lên vai các nhà sản xuất với những rủi ro trong
sản xuất và phân phối liên quan đến chất lượng sản phẩm luôn tạo ra sự chú ý của
dư luận và điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
d) Rủi ro về công nghệ: Xu hướng phát triển ngày càng nhanh về công nghệ trên thế
giới để tăng cường hoạt động R&D; đồng thời phải áp dụng cơng nghệ mới thích
hợp trong sản xuất. Việc đầu tư thay đổi cơng nghệ sẽ làm tăng chi phí đầu tư, có
tác động đến giá thành sản phẩm và có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của
cơng ty.
e) Rủi ro về tỷ giá: Do nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên các
biến động về tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty.
f) Rủi ro khác:
 Ngồi ra, do tính chất hoạt động kinh doanh, cơng ty cịn có thể chịu những rủi ro
như sự thay đổi các quy định về pháp luật, tình hình lạm phát, thay đổi lãi suất,
tăng thuế nhập khẩu sữa, …
 Và một số rủi ro mang tính chất khả kháng ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra
thì sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của Cơng ty. Đó là những hiện tượng
thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất v.v…), chiến tranh hay dịch bệnh hiểm nghèo
trên quy mô lớn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×