Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Câu kết trong tác phẩm văn học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.77 KB, 5 trang )

Câu kết trong tác phẩm văn học


Hensher Philip
Một trong những trò chơi yêu thích của giới văn chương là chơi "câu mở đầu".
Hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến những biểu hiện đa dạng của câu mở đầu
trong từng tác phẩm: Kỳ lạ như Earthly Powers; ám ảnh như Rebecca; thâm trầm, triết
lý như Anna Karenina và tự nhiên như Howards End.
Câu mở đầu một tác phẩm văn học luôn mang đến những khám phá thú vị
nhưng nó không thực sự quan trọng như câu kết. Câu mở đầu là sự phát hiện của cuốn
tiểu thuyết thì câu kết là những gì sẽ đọng lại nhiều nhất trong tâm trí người đọc.
Có một kiểu câu kết đã quá quen thuộc với quãng đời tuổi thơ ta: "Cuối cùng
họ sống hạnh phúc bên nhau suốt đời". Không giống như câu mở đầu "Ngày xửa ngày
xưa" của những tác phẩm văn học viết theo dạng này, câu kết không chỉ đơn giản là
một công thức, mà nó còn mang ý nghĩa khẳng định kết cục không thể thay đổi của
cốt truyện. Hơn thế nữa, câu kết dạng này còn thâu tóm đặc trưng của thể loại truyện
cổ tích - một thể loại văn học dân gian đề cập đến hạnh phúc con người và những
thách thức mà con người phải đối mặt trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Toàn bộ ý
nghĩa của tác phẩm được tập trung vào câu cuối.
Không chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích, những câu kết dạng này còn phổ biến
trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển. Cả Emma và Kiêu hãnh và định kiến của Jane
Austen đều không chỉ kết thúc chính xác theo lối này mà còn nhấn mạnh đến những từ
chìa khóa của thể loại cổ tích như: "đoàn tụ" trong Kiêu hãnh và định kiến và "hòa
hợp" trong Emma.
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, một tiểu thuyết gia hiện đại không bao giờ
kết thúc một cách chính xác theo lối đó. Nhưng có hai câu hỏi cần phải đặt ra ở đây,
về cái mà Frank Kermode gọi là "ý nghĩa của câu kết". Thứ nhất, nhà tiểu thuyết đặt
niềm tin vào câu kết tác phẩm ở mức độ nào, bất luận đó là kết thúc có hậu hay kết
thúc bi thảm? Câu hỏi thứ hai nằm ở chính cụm từ "ý nghĩa của câu kết", bởi có những
câu cuối chỉ có vẻ như "kết" vì câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết nằm ở dạng thức
dang dở, chưa hoàn thành. Một cuốn tiểu thuyết có kết thúc đã rõ ràng có thể được


khép lại bằng một câu văn rất đỗi mơ hồ, ví như tác phẩm Bleak House (Charles
Dickens). Ngược lại, có những cuốn tiểu thuyết mà tại những dòng chữ cuối cùng của
nó, tất cả những vấn đề tác phẩm đặt ra còn dang dở, vẫn có thể "nói lời chia tay" độc
giả bằng một câu văn chắc nịch, như Loving (Henry Green).
Trường hợp hiếm hơn theo như chúng tôi thấy là sự gặp gỡ của hai tình huống
trên. Nhà tiểu thuyết thường không muốn khép lại câu chuyện của mình bằng một kết
thúc hoàn toàn đóng. Bạn sẽ hiếm gặp những cuốn tiểu thuyết trinh thám kết thúc theo
kiểu của Casino Royale: "Vâng, mẹ kiếp, tôi nói "đã". Con mụ lẳng lơ, phản trắc ấy
chết rồi". Cũng khó lòng tưởng tượng được lại có một cuốn tiểu thuyết hiện đại nào
kết thúc theo kiểu hân hoan hạnh phúc như những tác phẩm thời Victoria.
Bạn cũng có thể tìm thấy những câu kết chắc nịch trong những tác phẩm hiện
đại như Ulyssescủa James Joyce với sự lặp lại nhiều lần của từ "Vâng" - một kết thúc
nghe âm vang giao hưởng Beethoven. Nhưng nói chung, chúng ta quen thuộc hơn với
những kết thúc không chắc chắn và chứa đầy hoài nghi. Chúng ta thích những kết thúc
mập mờ, những câu văn khép lại tác phẩm nhưng lại mở ra cả một chân trời của
những điều không xác định. Một cuốn tiểu thuyết hiện đại với cái kết có hậu, rõ ràng,
cùng lắm cũng chỉ như kết thúc của High Fidelity (Nick Hornby): "Tối nay là lần đầu
tiên tôi sẽ xem xét liệu việc đó đã và sẽ diễn ra như thế nào". Từ kết thúc này cho đến
ý nghĩa "Thưa độc giả, tôi sẽ cưới anh ta" là cả một chặng đường dài.
Có một dạng câu kết phổ biến là tại những dòng cuối cùng của tác phẩm, mọi
thứ bỗng nhiênbiến đổi sang một hướng khác. Những truyện ngắn của Chekhov -
một tên tuổi có nhiều ảnh hưởng đến các nhà văn hậu thế - là những sáng tác điển hình
cho lối kết thúc này. Ông là tác giả của những cái kết mở ra một xu hướng thay đổi
nhất định cho cốt truyện, tựa như sự chuyển biến của thời tiết. Với Chekhov, đó là
một cách biểu hiện hiệu quả cho ý tưởng, cuộc sống con người bao giờ cũng rộng và
sâu hơn giới hạn của một tác phẩm văn học.
Rất nhiều nhà văn hiện đại đã đi theo lối viết này. Chúng ta từng đề cập đến
vấn đề: Cuộc sống con người rộng và sâu hơn giới hạn của một cuốn tiểu thuyết,
chúng ta cũng có thể nói rằng, ý tưởng của nhà văn không bao giờ được gói gọn lại
trong khuôn khổ một tác phẩm văn học. Và độc giả thích những kết thúc có tính xu

hướng.
Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất cho một nhà văn khi kết thúc tác phẩm của mình.
Cách thứ nhất - kết thúc đóng. Nhưng không một tiểu thuyết gia nào bây giờ lại
muốn kết thúc tác phẩm của mình theo cách đó. Cuốn tiểu thuyết gần đây nhất kết
thúc theo dạng này, theo như tôi biết là Joseph and his Brothers của Thomas Mann.
Mann vốn là một nhà văn không giỏi kết thúc.
Thiết nghĩ, chúng ta cần bàn một chút đến kết thúc của những cuốn tiểu thuyết
đồ sộ, đề cập đến phạm vi cuộc sống rộng lớn. Các nhà tiểu thuyết đã tìm cách giải
quyết vấn đề này bằng việc sáng tạo nên những kết thúc mang tính tổng kết. Proust
kết thúc cuốn tiểu thuyết của mình bằng một từ mang ý nghĩa khái quát "thời gian".
Một số người khác chọn cách kết thúc tác phẩm bằng cách rút ra những bài học như
Liev Tolstoy với Chiến tranh và hòa bình.
Một bước phát triển đáng ghi nhận là những kết thúc mang tính mở nút, có
khả năng giải tỏa các vấn đề đặt ra trong cốt truyện. Có thể dẫn ra rất nhiều tác phẩm
văn học cổ điển có lối kết thúc mà phần tinh túy nhất của tác phẩm tập trung vào hai
hay ba đoạn văn cuối. Trong những tác phẩm của Penelope Fitzgerald như The Gate
of Angels, The Beginning of Spring, người ta thường thấy, những xung đột của tác
phẩm được cởi nút trong vài ba câu cuối, hoàn toàn gây bất ngờ cho người đọc
Việc sử dụng câu kết như thế nào là phụ thuộc vào phong cách riêng của từng
tác giả nhưng có một mục đích mà bất cứ nhà văn nào cũng phải đạt được là khép lại
tác phẩm của mình. Có những nhà văn viết câu kết như là câu mở đầu, ví như James
Joyce với Finnegans Wake hoặc V.S. Naipaul trong tác phẩm The Enigma of Arrival.
V.S. Naipaul viết: "Và đấy là khi, đối mặt với cái chết thực sự nhưng vẫn mang trong
mình những băn khoăn về cuộc sống con người, tôi lật trang bản thảo, ngập ngừng và
sau đó vội vàng viết về Jack và mảnh vườn của anh" - những dòng chữ này khiến cho
người đọc nghĩ tới một câu chuyện sẽ được mở ra hơn là sự kết thúc của một tác
phẩm.
Tuy nhiên, kiểu kết thúc ưu việt, nổi bật trong văn học thế giới suốt 100 năm
qua là những kết thúc mơ hồ, khó hiểu, tạo dư ba. Khi kết thúc The Ambassadors,
Henry James viết: "Thế rồi chúng tôi đã ở đây, Strether nói", thì người đọc không ai

biết rõ ý nghĩa đích thực của cụm từ này. Đó là một kết thúc khiến cho độc giả băn
khoăn suốt cả 100 năm nay.
Lao động của nhà văn là vô cùng khác nhau, mỗi người mỗi vẻ. Nhưng thật
ngớ ngẩn cho một nhà văn nào đó nếu anh không nghĩ đến việc kết thúc tác phẩm của
mình ngay từ khi mới bắt đầu câu chuyện. Tôi đồ rằng sự trù liệu này phải rất cụ thể,
không chỉ sắp xếp cho cốt truyện kết thúc theo hướng nào, nhân vật nào sẽ cưới nhân
vật nào mà còn phải hình dung trước cả cách hành văn cho những câu kết.
Đó cũng là thói quen của tôi khi viết tiểu thuyết, thậm chí ngay cả khi, trong
quá trình viết, kết thúc tác phẩm có thể có những thay đổi so với sự trù tính ban đầu.
Tôi thường để dành sẵn một câu kết thúc ngay từ khi mới triển khai được một nửa tác
phẩm của mình. Nó như là một cái đích, một ý tưởng mà tác phẩm hướng tới, như một
mảng bè trên dòng sông mà chắc chắn bạn sẽ phải bơi đến nơi.

×