Tải bản đầy đủ (.docx) (253 trang)

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH MIỀN BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

ĐINH THỊ LỤA

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH
MIỀN BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

ĐINH THỊ LỤA

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH
MIỀN BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. NGUYỄN MẠNH HÙNG

HÀ NỘI - 2020


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Đinh Thị Lụa


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BCH
CBQH
CBQL
CNH-HĐH
CNTT
GDTX
HS, SV, HV
HT
KH-CN

KT-XH
MTNNL
NNL
PHT
PTNNL
QLNNL
SDNNL
QHCB
QLNNGD
SD
TB
TBC
THPT
UBND
XH
XHCN

Viết đầy đủ
Ban chấp hành
Cán bộ quy hoạch
Cán bộ quản lý
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Cơng nghệ thơng tin
Giáo dục thường xun
Học sinh, Sinh viên, Học viên
Hiệu trưởng
Khoa học - Công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Mơi trường nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực

Phó Hiệu trưởng
Phát triển nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn nhân lực
Quy hoạch cán bộ
Quản lý nhà nước giáo dục
Sử dụng
Trung bình
Trung bình chung
Trung học phổ thơng
Ủy ban nhân dân
Xã hội
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ............................................................................................................11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................11
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ...............................................................11


3


1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................18
1.1.3. Nhận xét chung và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................26
1.2. Trường trung học phổ thông và đội ngũ cán bộ quản lý trường
Trung học phổ thông .........................................................................................27
1.2.1. Trường trung học phổ thông ..................................................................27
1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông ............................28
1.3. Những yêu cầu đổi mới giáo dục và vấn đề đặt ra đối với phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường Trung học phổ thông ......................31
1.3.1. Những yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay ........................................31
1.3.2. Những nội dung cơ bản Chuẩn hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ
thông ................................................................................................................ 41
1.3.3. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục ..............................................................................................43
1.4. Vận dung mơ hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle
trong phát triển đội ngũ CBQL trường THPT hiện nay ................................45
1.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phố thông đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...........................................................................48
1.5.1. Lập quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT .........................................48
1.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông ................................................................................................................ 50
1.5.3. Tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ CBQL trường THPT ..............52
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý trường trung học phổ thông .............53
1.5.5. Tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông .........................................................................................................56
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông ..........................................................................................57
1.6.1. Yếu tố khách quan (những yếu tố thuộc ngoài ngành Giáo dục và
Đào tạo) ...........................................................................................................57
1.6.2. Yếu tố chủ quan (những yếu tô thuộc về bản thân ngành Giáo
dục và Đào tạo) ...............................................................................................59

Kết luận chương 1 .................................................................................................61
Chương 2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG CÁC TỈNH MIỀN BẮC ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .............................................................63
2.1. Giới thiệu khái quát về các tỉnh miền Bắc và giáo dục THPT ................63
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên .............................................................63


4

2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội ...................................................64
2.1.3 Khái quát về giáo dục THPT của tám tỉnh miền Bắc ..............................65
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................................67
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .................................................................67
2.2.2. Khách thể khảo sát .................................................................................67
2.2.3. Phạm vi thời gian và khách thể khảo sát ................................................68
2.2.4. Nội dung khảo sát ..................................................................................68
2.2.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................70
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát ...........................................................................74
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các
tỉnh miền Bắc ..............................................................................................75
2.3.1. Thực trạng về số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu, chất lượng đội ngũ
CBQL trường THPT các tỉnh miền Bắc ..........................................................75
2.3.2. Tổng hợp thực trạng 5 tiêu chuẩn của cán bộ quản lý trường THPT
.........................................................................................................................93
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông các tỉnh miền Bắc ....................................................................................95
2.4.1. Lập quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
.........................................................................................................................95
2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ

thông ................................................................................................................ 98
2.4.3. Thực trạng Tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ
quản lý trường THPT ....................................................................................101
2.4.4. Thực trạng đánh giá cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền
Bắc ................................................................................................................103
2.4.5. Tạo môi trường phát triển và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông ...........................................................................105
2.4.6. So sánh thực trạng nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
các tỉnh miền Bắc ..........................................................................................111
2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ............114
2.5.1. Thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ............................114
2.5.2. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ cản bộ
quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc .................................116
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý


5

trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ............................................118
2.6.1. Điểm mạnh ...........................................................................................119
2.6.2. Điểm yếu ..............................................................................................120
2.6.3. Thời cơ .................................................................................................121
2.6.4. Thách thức ...........................................................................................122
2.6.5. Nguyên nhân của khó khăn ..................................................................122
2.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THPT ...............................................................................................................123
2.7.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ....................................................................123
2.7.2. Kinh nghiệm của Canada .....................................................................126

2.7.3. Kinh nghiệm của New Zealand ...........................................................127
2.7.4. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á ................................................128
2.7.5. Bài học kinh nghiệm ............................................................................129
Kết luận chương 2 ...............................................................................................131
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG CÁC TỈNH MIỀN BẮC ................133
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT các tỉnh miền Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .......................133
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ........................................................133
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ......................................................133
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................133
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ........................................................134
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ
thông các tỉnh miền Bắc đáp ứng đối mới giáo dục ......................................134
3.2.1. Giải pháp 1. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tham mưu thực hiện
phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tiến
tới giao cho các trường THPT chủ động về nhân sự ......................................134
3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo đổi mới bổ nhiệm CBQL, thực hiện kết hợp
xét tuyển và thi tuyển trong tuyển chọn cán bộ quản lý trường Trung học
phổ thông của từng tỉnh .................................................................................137
3.2.3. Giải pháp 3. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý
trường Trung học phổ thông theo quy định đồng thời tăng cường bồi
dưỡng theo nhu cầu của từng địa phương ......................................................141
3.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng tiêu chí cụ thể trên cơ sở cụ thể hóa Chuẩn
HT để bồi dưỡng và đánh giá cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
phù hợp với từng địa phương ........................................................................145


6


3.2.5. Giải pháp 5. Tổ chức đánh giá CBQL trường THPT theo chức danh và
năng lực quản lý theo yêu cầu đổi mới giáo ...................................................150
3.2.6. Giải pháp 6: Chỉ đạo xây dựng văn hóa quản lý trong trường trung
học phổ thông các tỉnh miền Bắc ...................................................................152
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất .................................................156
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi các giải pháp đề xuất ..........159
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm ..........................................................................159
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
.......................................................................................................................160
3.5. Thử nghiệm giải pháp 3: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quản lý trường Trung học phổ thông theo quy định đồng thời tăng
cường bồi dưỡng theo nhu cầu của từng địa phương ...................................168
3.5.1. Lý do chọn giải pháp thử nghiệm ........................................................168
3.5.2. Mục đích thử nghiệm ...........................................................................168
3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm .........................................................................169
3.5.4. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm ..............................................169
3.5.5. Các bước thử nghiệm ...........................................................................170
3.5.6. Phương pháp đánh giá thử nghiệm...................................................... 171
3.5.7. Các tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ..........................................171
3.5.8. Kết quả thử nghiệm .............................................................................172
Kết luận chương 3 ...............................................................................................178
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................179
1. Kết luận .........................................................................................................179
2. Khuyến nghị ..................................................................................................181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .......................184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................185
PHỤ LỤC


7


DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1:

Kết quả học sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 8 tỉnh miền Bắc
(từ năm 2017 đến năm 2019) ............................................................66

Bảng 2.2:

Thống kê số lượng cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng
...........................................................................................................75

Bảng 2.3:

Trình độ đào tạo hiện nay của đội ngũ cán bộ quản lý trường
THPT ................................................................................................76

Bảng 2.4:

Thống kê trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thơng ...............................................................77

Bảng 2.5:

Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ quản lý giáo
dục của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông .............78

Bảng 2.6:

Thống kê cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý trường

THPT ................................................................................................80

Bảng 2.7:

Thống kê thâm niên giảng dạy trước khi bổ nhiệm của đội ngũ
cán bộ quản lý trường trung học phổ thông .......................................81

Bảng 2.8:

Đánh giá Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán
bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc ......................................83

Bảng 2.9:

Đánh giá Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc .....................85

Bảng 2.10:

Đánh giá Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục của đội
ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền
Bắc ....................................................................................................87

Bảng 2.11:

Đánh giá Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình, xã hội của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông các tỉnh miền Bắc ...................................................................90

Bảng 2.12:


Đánh giá Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông
tin của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các
tỉnh miền Bắc ....................................................................................91

Bảng 2.13:

So sánh thực trạng đạt được 3 tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc .....................93

Bảng 2.14:

Thực trạng lập quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông các tỉnh miền Bắc...................................................... 95


8

Bảng 2.15:

Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc .............................................98

Bảng 2.16:

Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đội ngũ
cán bộquản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ............101

Bảng 2.17:


Thực trạng đánh giá cán bộ, GV diện quy hoạch và cán bộ quản
lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ............................103

Bảng 2.18:

Thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ
quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc .........................................106

Bảng 2.19:

Thực trạng tạo môi trường để phát triển thông qua sử dụng đội
ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc .......................109

Bảng 2.20:

So sánh thực trạng nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT các tỉnh miền Bắc .................................................................112

Bảng 2.21:

Mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc.............................. 114

Bảng 2.22:

Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến công tác quản lý
đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền
Bắc.................................................................................................. 116

Bảng 2.23:


Tiêu chuẩn của CBQL trường học của các nước Châu Á................ 128

Bảng 2.24:

Mối quan hệ giữa chuẩn với chương trình đào tạo, bồi dưỡng và
kiểm tra đánh giá .............................................................................129

Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp quản lý
đội ngũ cán bộ quản lý các tỉnh miền Bắc....................................... 160

Bảng 3.2:

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý đội
ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc........................163

Bảng 3.3:

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc
.........................................................................................................166

Bảng 3.4:

Mẫu khách thể thử nghiệm ..............................................................169

Bảng 3.5:


Kết quả khảo sát kỹ năng của cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông trước thử nghiệm............................................................ 173

Bảng 3.6:

Kết quả khảo sát kỹ năng của cán bộ quản lý trường trung học
phố thông sau thử nghiệm ...............................................................175


9


10

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Mơ hình quản lý trường học ưu việt SEM ......................................14

Sơ đồ 1.2:

Quản lý đội ngũ CBQL trường THPT theo Leonard Nadle ............47

Sơ đồ 1.3:

Quan hệ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ
quản lý ............................................................................................49

Biểu đồ 2.1:


Thống kê thâm niên giảng dạy trước khi bổ nhiệm của đội ngũ
cán bộ quản lý trường trung học phổ thông ....................................81

Biểu đồ 2.2:

Đánh giá Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ cán
bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc ....................................83

Biểu đồ 2.3:

Đánh giá Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ..................86

Biểu đồ 2.4:

Đánh giá Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục của đội
ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền
Bắc ..................................................................................................88

Biểu đồ 2.5:

Đánh giá Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình, xã hội của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông các tỉnh miền Bắc ...........................................................90

Biểu đồ 2.6:

Đánh giá Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông
tin của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các
tỉnh miền Bắc ..................................................................................92


Biểu đồ 2.7:

So sánh thực trạng 5 tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ...............................94

Biểu đồ 2.8:

Thực trạng lập quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông các tỉnh miền Bắc ....................................................96

Biểu đồ 2.9:

Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ...........................................99

Biểu đồ 2.10: Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đội ngũ
cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ........102
Biểu đồ 2.11: Thực trạng công tác đánh giá cán bộ diện quy hoạch và cán bộ


11

quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh miền Bắc ................104
Biểu đồ 2.12: Thực trạng việc bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối
với đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc
.......................................................................................................107
Biểu đồ 2.13: Thực trạng việc tạo môi trường phát triển và sử dụng đội ngũ
cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc........................... 110
Biểu đồ 2.14: So sánh thực trạng nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường

THPT các tỉnh miền Bắc ...............................................................113
Sơ đồ 3.1:

Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT ......................143

Sơ đồ 3.2:

Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ........................................157

Biểu đồ 3.1:

Tính cấp thiết của các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý
các tỉnh miền Bắc .........................................................................161

Biểu đồ 3.2:

Tính khả thi của các giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý
trường THPT các tỉnh miền Bắc ...................................................164

Biểu đồ 3.3:

Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải
pháp quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh
miền Bắc .......................................................................................167

Biểu đồ 3.4:

Kết quả khảo sát kỹ năng của cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông trước thử nghiệm ..........................................................174


Biểu đồ 3.5:

Kết quả khảo sát kỹ năng của cán bộ quản lý trường trung học
phố thông sau thử nghiệm .............................................................176


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Trong bất kỳ một cơ sở giáo dục nào nào muốn nâng cao chất lượng yếu tố
đầu tiên phải tính đến chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý. Sinh thời Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã khảng định: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ
quyết định. Ở lĩnh vực giáo dục, từ lý luận và thực tiễn đã chỉ ra đội ngũ Nhà giáo
và cán bộ quản lý là lực lượng chính tạo nên chất lượng giảo dục, yếu tố quyết định
là nguồn nhân lực. Chính vì vậy đào tạo nguồn nhân lực là mục tiêu của giáo dục,
điều này được khẳng định tại Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 [88]. Muốn có nguồn
nhân lực có chất lượng cao phải được bắt đầu đào tạo và bồi dưỡng một cách cơ
bản. UNESCO trong nghiên cứu đã chỉ ra 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI “Học
để biết, học để làm. học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống” và đã
khuyến cáo phát triển nguồn nhân lực phải bắt đầu từ giáo dục phổ thông [139].
Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông, với vai trò là những
người chỉ đạo và điều hành trường THPT có vai trị quyết định chất lượng giáo dục
học sinh. Chương trình "Bồi dưỡng CBQL các trường phổ thơng theo hình thức liên
kết Việt Nam - Singapore” chỉ rõ CBQL có vai trị lãnh đạo phát triển đội ngũ [6],
Với cách tiếp cận hệ thống, CBQL, giáo viên và học sinh là các phần tử trong hệ
thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên khi tác tác động vào một yếu tố thì hệ
thống sẽ có sự thay đối [103]. Vận dụng quan điểm giáo dục học để phân tích sự tác

động của cán bộ quản lý đến học sinh, có thể khái quát đây là sự chỉ đạo phổi hợp,
thống nhất lực lượng giáo viên (chủ thể) nhằm hình thành và phát triển nhân cách
học sinh (đối tượng) theo yêu cầu của xã hội [91]. Năng lực quản lý của cán bộ
quản lý mỗi nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực lao
động trong xã hội.
Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý được đặt ra là một trong những vấn đề
quan trọng quyết định thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Chỉ thị số 40


2

- CT/TW của Ban Bí thư và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã
đề ra chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục [2],
[15]. Nghị quyết của Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục gắn với phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ được nhấn mạnh. Như vậy cán bộ quản lý được xác định từ
việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn, việc bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ; việc đánh
giá cán bộ…đều là những khâu hết sức quan trọng quyết định [30].
Từ những phân tích trên thấy rõ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực được bắt
đầu từ cấp học phổ thơng, trong đó CBQL có vai trò quan trọng trong đào tạo nhân
lực. Mỗi địa phương khác nhau, mỗi vùng có những đặc điểm về thuận lợi và khó
khăn khác nhau, đối với các tỉnh miền Bắc có những thuận lợi nhất định về điều
kiện địa lý, về kinh tế xã hội, nhưng cũng cần có mục tiêu phát triển giáo dục để
tương xứng với những điều kiện của nó. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo
dục được quan tâm nhưng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các
tỉnh Miền Bắc vẫn còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn
nhân lực cho khu vực này. Do đó, cần có nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý
đội ngũ CBQL đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và những yêu cầu đối

cán bộ quản lý trường phổ thông ở các tỉnh miền Bắc hiện nay
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục bậc THPT nói riêng đã và
đang là vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo và của toàn xã hội. Vấn đề đổi mới
suy cho cũng là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học này. Với thực
tiễn ở các vùng miền có tính chất đặc thù, song trong cả nước thì các tỉnh miền Bắc
được coi là những tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cả. Tuy nhiên trong những
năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là cấp THPT ở các tỉnh miền Bắc về
cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn chưa đắp ứng với yêu cầu và
tương xứng với những điều kiện thuận lợi mà các tỉnh này đang có ví dụ: chất lượng
theo mũi nhọn giáo dục cao những chất lượng đại trà chưa cao; chất lượng giáo dục


3

ở các trường chưa đồng đều; chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục …Một
trong những nguyên nhân là năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa đắp ứng với yêu
cầu của đổi mới giáo dục.
Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau ba năm
thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ - TTg, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định kết
quả đạt được nhưng cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục, thể hiện chủ yếu ở công tác tham mưu, dự báo, hoạch định, phương pháp
làm việc, quản lý tài chính, trình độ ngoại ngữ và tin học, khả năng thu thập và xử
lý thông tin. Việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đã có nhiều thay đối
song chưa đáp ứng được đòi hỏi của các cơ sở giáo dục, nhất là việc phân cấp trong
cơng tác cán bộ và thực hiện chế độ chính sách vẫn chưa phân định cụ thể được
chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý giáo dục. Nguồn kinh phí dành cho
đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn đặt ra [7].
Đối với yêu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh
Miền Bắc trong những năm vừa qua về số lượng cơ bản đủ só với yêu cầu, nhưng năng

lực quản lý nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện ở những năng lực cần có để
hội nhập như: ngoại ngữ, tin học mức độ tối thiểu vẫn cịn thấp, khả năng phân tích, dự
báo, xây dựng kế hoạch tầm chiến lược, tham mưu chính sách, năng lực quản lý giáo
dục tồn diện học sinh… cịn bất cập. Đa số cán bộ quản lý không được đào tạo hệ
thống về quản lý giáo dục, trình độ và năng lực điều hành thiếu tính chuyên nghiệp,
làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm cá nhân hoặc làm theo người tiền nhiệm, chất
lượng và hiệu quả công tác thấp. Một bộ phận lúng túng khi mới tham gia quản lý. Bên
cạnh đó, vẫn có cán bộ quản lý chưa chuyên tâm với cơng việc, nhất là ở các trường
khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội.
Mặc dù Thông tư 14/2018 –TT-BGDĐT có quy định về Chuẩn Hiệu trưởng
các cơ sở giáo dục phổ thông ban hành, làm căn cứ để phát triển và đánh giá năng
lực của Hiệu trưởng trường phổ thông. Song vấn đề vận dụng Chuẩn để đánh giá
cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng cịn chung chung, chưa thực chất, mang


4

nặng hình thức trong đánh giá. Cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển cán
bộ quản lý hết nhiệm kỳ còn bộc lộ hạn chế. Việc bổ nhiệm cán bộ chậm đổi mới,
chủ yếu vẫn là tín nhiệm bố nhiệm, chưa áp dụng hình thức thi tuyển.
Vấn đề phân cấp quản lý với chức năng và nhiệm vụ của cán bộ trường THPT
tại các tỉnh Miền Bắc thực hiện theo quy định chưa triệt để [45], [50], [57]. Các trường
trung học phổ thông chưa được thực hiện triệt để cơ chế tự chủ theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đồng thời
những vấn đề phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT miền Bắc đã và đang đặt ra
những bất cập nhất là về năng lực của đội ngũ hiện nay, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng với yêu cầu cao của xã hội [17].
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường Trung học phổ thông các tỉnh Miền Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”
được lựa chọn nghiên cứu với mục đích nâng cao năng lực quản lý cho chất lượng

quản lý, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn các nội dung phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thơng miền Bắc; tìm được những
ngun nhân cơ bản và dựa vào những yêu cầu đổi mới giáo dục THPT, luận án đề
xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các
tỉnh Miền Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh miền Bắc đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
các tỉnh Miền Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Trong điều kiện và phạm vi luận án, chúng tôi xác định chủ thể quản lý đội


5

ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Miền Bắc trong nghiên cứu là Sở Giáo
dục và Đào tạo, trên cơ sở phối hợp với sở Nội vụ của các tỉnh để thực hiện các nội
dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Đội ngũ CBQL trường THPT nghiên
cứu trong luận án tập trung là Hiệu trưởng và phó HT các trường THPT tại 8 tỉnh
miền Bắc, còn các khách thể CBQL trong các trường tHPT thì luận ná chưa có điều
kiện nghiên cứu.
Về nội dung tiếp cận nghiên cứu: Về cơ bản luận án sử dụng lý thuyết quản
lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle để phân tích thực trạng phát triển đội ngũ
CBQL theo các nội dung như: “Phát triển nguồn nhân lực”, “Sử dụng nguồn nhân

lực” và “Tạo môi trường nguồn nhân lực”, cụ thể là việc lập quy hoạch; đào tạo, bồi
dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng mơi trường và thực
hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trong điều kiện nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu ở 8 tỉnh ở Miền
Bắc bao gồm: Bắc Ninh; Hải Dương; Hưng Yên; Ninh Bình; Nam Định; Hà Nam;
Vĩnh Phúc và Quảng Ninh mỗi tỉnh nghiên cứu theo 3 khu vực: 1; Thành phố; Thị
xã; 2: Nơng thơn; 3. Vùng khó khăn . Trong các tỉnh miền Bắc có Thủ đơ Hà Nộiđây là thành phố có đặc thù riêng nên luận án không nghiên cứu ở Hà Nội, chỉ tập
trung nghiên cứu ở 8 tỉnh như đã nêu, các tỉnh này đã đủ đại diện về tỉnh ở đồng
bằng, có tỉnh miền núi, có tỉnh thuận lợi, có tỉnh cũng rất khó khăn.
4.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Luận án lựa chọn ngầu nhiên khách thể khảo sát 584 người, gồm các nhóm
đối tượng khách thể sau để thu thập thơng tin nghiên cứu về thực trạng đội ngũ
CBQL các tỉnh miền Bắc hiện nay bao gồm các nhóm:
Nhóm 1, Nhóm Quản lý Nhà nước: Lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội
vụ; UBND huyện/thành phố; Phòng Giáo dục và Đào tạo: 152
Nhóm 2, Nhóm Quản lý chun mơn: Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo các phịng
chun mơn của Sở Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo Cơng đồn Ngành giáo dục
tỉnh: 120


6

Nhóm 3, Nhóm những khách thể trực tiếp liên quan: Lãnh đạo trường, lãnh
đạo đồn thể, Tổ trưởng chun mơn, giáo viên trung học phổ thông: 312.
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua việc hát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các
tỉnh Miền Bắc mà luận án nghiên cứu đã được kết quả nhất định về cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu như: Số lượng CBQL về cơ bản đủ theo quy định; phẩm chất và
năng lực theo Chuẩn HT ban hành, chất lượng giáo dục THPT. Song về phát triển

chất lượng đội ngũ CBQL cịn yếu như: cơng tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng,
đánh giá, bổ nhiệm, sử dụng và thực hiện chính sách đãi ngộ … còn hạn chế . Nếu
đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
như: Sở GD và ĐT tích cực tham mưu thực hiện phân cấp quản lý; Chỉ đạo đổi mới
bổ nhiệm CBQL; Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng CBQL theo nhu cầu của từng địa
phương; Xây dựng các tiêu chí và cụ thể hố Chuẩn hiệu trưởng; Tổ chức đánh giá
CBQL theo chức danh và năng lực quản lý; Chỉ đạo xây dựng văn hoá quản lý tại
các trường THPT sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
trường THPT các tỉnh Miền Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung
học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
6.2. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường THPT các tỉnh Miền Bắc.
6.3. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông các tỉnh Miền Bắc đáp ứng đổi mới giáo dục.
6.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Miền Bắc.
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Luận án phân tích mối quan hệ, tác động của các thành tố cấu trúc của quá


7

trình giáo dục và vận dụng đối với trường THPT và đội ngũ cán bộ quản lý. Theo
tiếp cận này, cho thấy sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nằm trong
tổng thể phát triển nguồn nhân lực và gắn với một địa phương cụ thể. Đặc biệt phát

triển đội ngũ CBQL trường THPT phải theo các quy định cụ thể trong phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh.
7.1.2. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle
Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle là xác định nội dung
quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT gồm 03 nội dung thống nhất chặt chẽ
với nhau: “Phát triển nguồn nhân lực”, “Sử dụng nguồn nhân lực” và “Môi trường
nguồn nhân lực”. Với cách tiếp cận này sẽ được vận dụng cơ bản trong nghiên cứu
luận án để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.
7.1.3. Tiếp cận Chuẩn HT trường THPT
Tiếp cận theo Chuẩn HT nghĩa là luận án dựa vào bộ chuẩn và tiêu chí về HT
trường THPT ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để khảo sát, đánh giá thực trạng
đội ngũ cán bộ quản lý. Từ đó tìm ra những điểm mạnh, những hạn chế yếu kém và
nguyên nhân làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.
7.1.4. Tiếp cận thực tiễn
Tiếp cận thực tiễn để phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THPT về số lượng, cơ cấu và chất lượng, của các chủ thể quản lý đang thực
hiện; những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ, từ đó đề xuất giải pháp phù
họp, khả thi.
Thực tiễn cho thấy, ngồi tiêu chí của Chuẩn HT trường THPT cần có những
phẩm chất, năng lực khác để phù hợp với sự thay đồi của trường THPT trong bối
cảnh hội nhập hiện nay. Từ đó tác giả có thế nghiên cứu đế đề xuất một số nội dung
bồi dưỡng để đáp ứng với CBQL trường THPT.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp hệ thống các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Tìm hiểu tài liệu ở trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý
luận của luận án.


8


Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, hệ thống, đối chiếu, so sánh,
các quan điểm để phân tích, đánh giá, tóm tắt và trích dẫn các tài liệu khoa học có
liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để phân tích thực
trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó đề xuất giải pháp phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT các tỉnh Miền Bắc .
Các phương pháp cụ thể: Bao gồm phương pháp quan sát, điều tra, phỏng
vấn, tổng kết kinh nghiệm, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phỏng vấn, khảo
nghiệm, thử nghiệm để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ và công tác
quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thơng.
7.2.3. Nhóm phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khảo sát, các số liệu
điều tra khảo sát được xử lý bằng các cơng thức tốn thống kê như: Số lượng %;
;trung bình cộng, số trung vị, hệ số tương quan thứ bậc Spearman để định lượng kết
quả nghiên cứu cho đề tài.
8. Các luận điểm bảo vệ
8.l. Đội ngũ CBQL trường THPT có vai trị quyết định chất lượng giáo dục
của nhà trường và quyết định thực hiện đổi mới giáo dục THPT hiện nay
8.2.Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Miền Bắc về cơ bản
phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu CBQL và đạt chuẩn HT, nhưng chất
lượng từng CBQL so với từng tiêu chuẩn chưa đáp ứng.
8.3 Vận dụng quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle trong phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường THPT của các tỉnh Miền Bắc hiện nay có những bất cập
trong tất cả các nội dung phát triển đội ngũ CBQL từ quy hoạch, bổ nhiệm; sử dụng
và luận chuyển cũng như đánh giá CBQL. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
đội ngũ CBQL Trường THPT hiện nay làm cho chất lượng đội ngũ chưa đắp ứng
với yêu cầu đổi mới giáo dục.

8.4. Đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ


9

quản lý trường THPT Miền Bắc theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của Leonard
Nadle sẽ khắc phục được hạn chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
trường THPT hiện nay.
9. Câu hỏi nghiên cứu
9.1 Nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT theo những tiếp
cận nào? Trong đó tiếp cận quản lý nguồn nhân lực theo Leonard Nadle trong phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT có những nội dung nào là cơ bản? Những yếu tố
nào ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT?
9.2 Đội ngũ CBQL trường THPT có vai trò như thế nào trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay? Thực trạng tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT có
những điểm gì mạnh, hạn chế, ngun nhân của thực trạng? và mức độ đáp ứng yêu
cầu đổi giáo dục hiện nay?
9.3 Có những giải pháp nào phát huy được những điểm mạnh và khắc phục
những điểm yếu kém trong phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh miền
Bắc hiện nay?
10. Điểm mới của luận án
10.1. Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú lý luận về phát
triển đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân
lực của Leonard Nadle; Phân tích được những yêu cầu về đổi mới giáo dục nói
chung và đổi mới giáo dục THPT nói riêng và vấn đề đặt ra về phát triển năng lực
đội ngũ CBQL trường THPT, từ đó có giải pháp phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng
được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
10.2. Luận án phân tích bức tranh đa dạng và phong phú về thực trạng đội
ngũ cán bộ quản lý trường THPT và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường THPT các tỉnh Miền Bắc; Phân tích được những nguyên nhân của thực trạng

và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT;
10.3. Những giải pháp đề xuất để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
THPT Miền Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục có tính thực tiễn phù hợp với các
địa phương và sâu sắc mang tính tồn diện, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL trường THPT các tỉnh miền Bắc đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.


10

11. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận án được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung
học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học
phô thông các tỉnh Miền Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ
thông các tỉnh Miền Bắc đáp ứng đổi mới giáo dục.


11

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Xác định được vai trò của đội ngũ CBQL trong các cơ sở giáo dục quyết định
đến chất lượng giáo dục học sinh của mỗi cơ sở giáo dục, vì vậy đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ

thông trên thế giới và ở Việt Nam. Luận án sẽ tổng quan nghiên cứu vấn đề theo các
nội dung của quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhằm mô tả bức tranh theo
một hướng mới và tạo ra sự kế thừa trong tất cả các chương của luận án.
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu về cán bộ quản lý giáo dục
Kinh nghiệm phát triển giáo dục - đào tạo của các nước trên thế giới cho thấy
CBQL có vai trị quan trọng nhất đối với sự tồn tại, phát triển của một nhà trường.
CBQL có vị trí ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt
động của nhà trường [2]. Với vai trò quan trọng như vậy của hiệu trưởng, hầu hết
các quốc gia đều hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động nghề
nghiệp của hiệu trưởng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề chất lượng hoạt động
nghề nghiệp của CBQL và nâng cao chất lượng hoạt động của CBQL nhằm đảm
bảo cho sự thành công và phát triển của các nhà trường.
Vai trò của cán bộ quản lý trong nhà trường, được Sergiovanni T.J (2008),
Zeeck (1999), Kotter (1990) và một số tác giả khác nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau song điểm chung có thể rút ra là: CBQL phải giải quyết các vấn đề về tầm
nhìn, chiến lược, xác định hướng đi cho nhà trường, lãnh đạo xây dựng văn hóa nhà
trường, hướng dẫn giúp đỡ giáo viên, lãnh đạo giảng dạy, huy động các nguồn lực
đế phát triển nhà trường [116],[114],[121],[124],[133],[134].
Dưới nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề như: Phương pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL có chất lượng tốt


12

cho các nhà trường [20], [26], [31], [46], [47], [49]; Chương trình bồi dưỡng CBQL
phải được phát triển và cập nhật như thế nào để đáp ứng với sự phát triển của khoa
học - công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa [51]; những kỹ năng,
phong cách lãnh đạo hoặc những năng lực mà CBQL cần có để đảm bảo thực hiện
tốt chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường [6], [12], [54]; xây dựng và

phát triển các chuẩn đào tạo CBQL để có thể đào tạo những CBQL (với tư cách là
nhà quản lý, nhà lãnh đạo trường học) đáp ứng được vai trò lãnh đạo và quản lý nhà
trường, đảm bảo cho nhà trường thành công; xây dựng và phát triển các chuẩn (yêu
cầu, tiêu chí) mà CBQL phải đạt được để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường
trong điều kiện hiện nay [56], [57], [59], [60]. Ngoài ra cịn có nhiều nghiên cứu về
phát triển giáo dục - đào tạo, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có đề cập đến vai
trị, chức trách, nhiệm vụ và hoạt động nghề nghiệp của hiệu trưởng. Mục tiêu của
các nghiên cứu nêu trên là tìm cách nâng cao chất lượng của nhà quản lý trường
học/ CBQL để đáp ứng yêu cầu quản lý trường học, đảm bảo cho nhà trường thực
thi tốt sứ mạng đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh - quốc phòng của các quốc gia [18], [21], [25], [35], [64], [81]. Một xu thế đã
và đang diễn ra trong quá trình cải cách giáo dục tại các quốc gia là thực hiện quản
lý dựa trên chuẩn, do vậy có khá nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề chất lượng
của CBQL so với chuẩn đã đề ra [77].
Về chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng, Đại học Nam Florida đã
quy định Chuẩn chương trình đào tạo cho hiệu trưởng, cho nhà quản lý trường học
là chương trình tích hợp gồm mười một vùng kiến thức kỹ năng theo bốn lĩnh vực
lớn: 1/ Lãnh đạo chiến lược; 2/ Lãnh đạo tổ chức; 3/ Lãnh đạo giáo dục; 4/ Lãnh
đạo chính trị và cộng đồng [125].
Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo trường học theo các nhóm năng lực: năng
lực sư phạm, giáo dục và thiết lập; năng lực kiểm soát; năng lực lãnh đạo; năng lực
tổ chức; năng lực tư vấn [56], [60], [31].
Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo, quản lý trường học đặt yêu cầu người
học phải đạt được các năng lực: năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá


×