ĐỀ TÀI:
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM “MỘT CÁI
CHẾT” CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
I.
MỞ ĐẦU
Qua những tác phẩm xuất sắc của mình, người ta thường biết đến Vũ Trọng Phụng là
“ơng vua phóng sự đất Bắc” (Mai Xn Nhân), “nhà tiểu thuyết trác tuyệt” (Nguyễn
Đình Thi), đồng thời là một nhà văn hiện thực, nhà phân tích xã hội sắc sảo. Thật vậy,
nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), là một hiện tượng độc đáo, là một nhà văn
được nhiều giới đánh giá, bình luận khác nhau, thậm chí cả trái chiều. Xưa nay, các
cơng trình nghiên cứu thường xoáy sâu vào thể loại tiểu thuyết của nhà văn này. Tuy
nhiên, thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nói riêng có
rất nhiều khía cạnh cần khám phá. Vũ Trọng Phụng viết truyện ngắn với số lượng
khá nhiều và đặc sắc và ông đã thực sự chinh phục độc giả và cả giới nghiên cứu phê
bình cùng thời. Nhà văn Vũ Bằng đã nhận xét về ông: “Tôi bị chinh phục ngay từ
truyện ngắn đầu tay của anh… Tôi thấy văn anh là trời mà văn tơi là vực”. Dưới góc
nhìn thi pháp, tiểu luận này tập trung nghiên cứu và đánh giá về thế giới nghệ thuật
mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đã vẽ lên trong tác phẩm “Một cái chết” (1931)
II.
TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả:
1.1 . Gia đình và cuộc đời:
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Hà Nội. Ơng q
ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cha mất sớm, nhà nghèo
nên Vũ Trọng Phụng chỉ học hết bậc tiểu học phải nghỉ, đi làm để đỡ gánh nặng cho
mẹ. Sau hai lần mất việc ông chủ yếu sống bằng nghề viết báo, viết văn.
Tuy nhiên dù lao động cật lực ngịi bút của ơng vẫn khơng thể ni nổi gia
đình gồm 3 người phụ nữ là mẹ - vợ - con gái. Thêm vào đó, ông mang mầm
bệnh lao bẩm sinh - căn bệnh hiểm nghèo khơng có thuốc chữa thời đó. Tất cả
những yếu tố đó đã làm cho gia đình ơng vốn nghèo khó càng lâm vào cảnh túng
quẫn nợ nần chồng chất, bản thân ơng ốm đau khơng có tiền chữa bệnh.
Vũ Trọng Phụng, ông là con người tài hoa bạc mệnh. Ông bắt đầu nổi tiếng trên
văn đàn từ khi mười tám tuổi và hai mươi bảy tuổi ông đã có một sự nghiệp văn
chương đồ sộ. Nhưng ở cái tuổi 27 sung sức và đang nở rộ, ông mất ngày 13 tháng
10 năm 1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, ngã Tư Sở nay thuộc quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội. Ông mất đi để lại cảnh gia đình cơi cút: Bà nội, một mẹ già, một
người vợ goá và một con gái vừa đầy năm.
1.2 . Con người:
Tuy sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khổ, nhưng được ni dưỡng bởi vịng
tay ấm áp và nguồn sữa tình thương của người mẹ hiền, đã hình thành ở Vũ Trọng
Phụng phẩm chất của một con người bình dị, sống chừng mực và giàu lịng tự trọng.
Trong cuộc sống, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm để cưới vợ, có con
nối dõi. Đối với bạn bè, ơng coi tình cảm là trên hết: “Trong chỗ chúng bạn, tôi ghét
nhất sự vay mượn. Ở đâu mà đồng tiền đã lọt đến, sự tốt đẹp sẽ khơng cịn”. Cách
sống chừng mực của Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ ngay trong sự ăn mặc, sự lựa chọn
đồ dùng của nhà văn, chưa ai trong số các bạn thân của anh đã được ngạc nhiên thấy
Vũ Trọng Phụng dám phá cách ăn mặc lạ bao giờ.
Do phần lớn cuộc đời Vũ Trọng Phụng sinh sống ở thành thị, nên ơng có một lối sống
vơ cùng phong phú ở nơi đây. Xuất thân trong gia đình nghèo, lại phải quay cuồng,
vật lộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày, nên Vũ Trọng Phụng có cơhội gần gũi
với những người nghèo khổ thành thị. Ơng có dịp tiếp xúc thường xuyên với những
hạng người cùng đinh dưới đáy xã hội (con sen, thằng ở, đám dân nghiện hút, bọn
lưu manh, gái điếm…) nên ơng có cái nhìn rất chân thật về họ. Sống trong thời buổi
xã hội “mưa Âu, gió Mĩ”, nhưng Vũ Trọng Phụng là một con người sống nền nếp,
nguyên tắc, khuôn phép theo nếp cũ. Ơng coi những điều ln lí của Khơng Tử là
vĩnh viễn “bất khả xâm phạm”. Ơng giữ chữ tín của một nhà nho chính thống. Đặc
biệt, về tiền tài thì “tài tượng phân minh” hơn ai hết.
1.3 . Sự nghiệp văn chương:
Vũ Trọng Phụng là nhà văn lao động sáng tác khơng ngừng. Ơng cũng là người bình
dị, “người của khn phép nền nếp” (Lưu Trọng Lư). Vũ Trọng Phụng viết báo từ
năm ông 18 tuổi. Sáng tác của ông đa dạng về thể loại. Ðặc biệt là thể loại phóng sự
và tiểu thuyết. Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ơng vua phóng sự” đất Bắc.
Ơng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian
cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn “Chống nạng lên đường”
đăng trên Ngọ báo vào năm 1930. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không
được chú ý. Năm 1931, ơng viết vở kịch “Khơng một tiếng vang”, thì bắt đầu gây
được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu
thuyết tâm lý đầu tay “Dứt tình” đăng trên tờ Hải Phịng tuần báo.
Năm 1936, ngịi bút tiểu thuyết của ơng nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu
thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Bốn tác phẩm
tiểu tiểu bao gồm: “Giông tố”, “Làm đĩ”, “Vỡ đê”, “Số đỏ” đều mang được tính
hiện thực và đi sâu vào những vấn đề của hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Trong đó “Số
đỏ” xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài
nhân vật, câu nói trong “Số đỏ” đã đi vào ngơn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu
tay “Cạm bẫy người” (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, ông đã gây
được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ
lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ơng là một trong hàng
vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo
như “Cơm thầy cơm cơ”, “Lục sì” đã góp phần tạo nên danh hiệu "ơng vua phóng
sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.
Những tiểu thuyết và phóng sự của ơng cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ
năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung
quanh vấn đề "dâm hay khơng dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ơng.
Vậy nhưng khơng thể phủ nhận được những đóng góp của Vũ Trọng Phụng khi ông
đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9
tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê
bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn
hóa.
Tóm lại, Vũ Trọng Phụng là nhà văn hiện thực xuất sắc. Vũ Trọng Phụng đã để lại
những tác phẩm văn học như một di sản văn hóa. Tác phẩm của ơng là một kho tàng
phong phú.
1.4 . Quan điểm nghệ thuật:
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu, đứng vị trí hàng đầu của nền
văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Sinh thời ông được tơn vinh
là “ơng vua phóng sự đất Bắc”, một con người tài năng có nhiều sáng tạo trong văn
chương.
Trong sáng tạo nghệ thuật, điều quyết định là tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. “Nó
tạo ra ở tâm hồn nhà văn một chất dính riêng, có khả năng bắt lấy, hút lấy rất nhạy,
và làm sống dậy trí tưởng tượng của người viết tất cả những tư liệu gián tiếp thu
lượm từ sách vở, báo chí hay nghe ai đó thuật kể lại”( Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và
sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng). Không giống với Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Nguyễn
Công Hoan, tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng có nguồn gốc từ đời sống thực
tế. Nó được hình thành ở nhà văn ngay từ thuở ấu thơ do hoàn cảnh xuất thân và tác
động của mơi trường sống (mơi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hố,…).
Do hồn cảnh xuất thân trong một gia đình nghèo thành thị, mồ cơi cha từ nhỏ, nhà
lại có bệnh lao gia truyền (ơng nội, ơng thân sinh và bản thân Vũ Trọng Phụng đều
mất sớm vì bệnh lao). Sau khi cha mất, Vũ Trọng Phụng phải bươn trải với rất nhiều
nghề nhưng không ổn định vì nạn kinh tế khủng hoảng. Một thiếu niên vừa bước chân
vào đời thì mọi con đường lập thân, lập chí đều bị tắc nghẽn hết. Hơn nữa ơng lại
sống chủ yếu ở phố Hàng Bạc trong một căn gác xép. Vùng phố này là một trong
những trung tâm buôn bán và
ăn chơi của Hà Nội. Chính hồn cảnh ấy đã tạo ra
một nhà văn Vũ Trọng Phụng mang trong mình tư tưởng bi phẫn, bi quan mãnh liệt
đối với cái xã hội mà ơng gọi là “chó đểu” - một xã hội mà kẻ có quyền, có tiền làm
chủ tất cả còn những người nghèo khổ kia chỉ là những đám thấp cổ, bé họng.
Do sự ảnh hưởng của tư tưởng bi phẫn, bi quan nên Vũ Trọng Phụng có cách nhìn
khơng mấy thiện cảm về con người. Đối với ơng, con người có căn tính chủ yếu là
dâm đãng, là hám tiền, hám danh lợi còn cuộc đời thì thật vơ nghĩa lí. Tư tưởng ấy
được nhà văn thể hiện rất rõ trong hầu hết các sáng tác, đặc biệt là trong tiểu thuyết
“Giông tố”. Mặt khác, sự hồi nghi về nhân cách con người khơng chỉ được thể hiện
trong “Giông tố” mà trong đọc truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng người ta càng thấy
rõ hơn điều đó.
Xun suốt trong tồn bộ sáng tác của mình nhà văn Vũ Trọng Phụng luôn thể hiện
thái độ căm phẫn đối với bọn giàu có thuộc tầng lớp thống trị khi ông đứng trên địa
vị của những người nghèo khổ. Còn đối với tầng lớp lao động nhà văn tỏ thái độ hồi
nghi, với ơng họ là những con người “vơ nghĩa lí”, bị cái “vật chất” lấy đi nhân cách,
bị thói ích kỉ, dục vọng điều khiển mà khơng cưỡng lại được. Nhìn chung, tư tưởng
bi quan, bi phẫn, định mệnh đã ảnh hưởng chi phối đến con đường sáng tác của nhà
văn và tạo nên một dấu ấn riêng độc đáo cho văn phong, đậm chất Vũ Trọng Phụng.
Đôi khi ông thể hiện sự bi quan, mất niềm tin vào con người nhưng đằng sau đó người
đọc lại thấy được một Vũ Trọng Phụng luôn khao khát, hi vọng về một xã hội tốt đẹp
hơn. Đó là một xã hội công bằng, dân chủ, người ta không chỉ sống vì tiền, đồng tiền
chỉ là phương tiện để sống chứ không quyết định tất cả, bán rẻ bản chất con người. Ở
xã hội đó, mọi người yêu thương đùm bọc nhau, không thủ đoạn với nhau cho dù
người ta có khơng cùng máu mủ đi chăng nữa.
2. Tác phẩm:
2.1. Giai đoạn sáng tác:
Truyện ngắn “Một cái chết” được viết năm 1931 nằm trong giai đoạn sáng tác từ
năm 1930 – 1935 của Vũ Trọng Phụng. Nhìn tổng thể, các sáng tác của Vũ Trọng
Phụng có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1930 – 1935, Giai đoạn 1935 – 1936,
Giai đoạn 1936 – 1939.
Trong giai đoạn 1930 -1935 ấy, Vũ Trọng Phụng có sáng tác đăng báo từ năm 1930.
Qua lời kể của Tam Lang (“Vài kỉ niệm về Vũ Trọng Phụng”- Tao đàn số đặc biệt về
Vũ Trọng Phụng), của Thiều Quang (“Tập san phê bình” số đặc biệt về Vũ Trọng
Phụng, năm 1957) ngay từ truyện ngắn đầu tay đăng trên “Ngọ báo” khoảng năm
1930 với Chống nạng lên đường, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng thể hiện khuynh
hướng tả chân rõ rệt. Với khuynh hướng này, ông đã vạch ra những truyện dơ dáy
của xã hội, nhất là lối văn “Lại tả một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng” (Tam
Lang). Đây là thời kì mà Vũ Trọng Phụng cho ra đời nhiều sáng tác truyện ngắn nhất.
Tính riêng một năm 1931, ông đã cho ra mắt công chúng tám truyện, cụ thể là: Tội
người cô, Nhân quả, Cái tin vặt, Thủ đoạn, Điên, Bẫy tình, Phép ơng láng giềng, Bà
lão loà. Và ở giai đoạn đầu sáng tác, chặng đường năm năm Vũ Trọng Phụng đã có
cho mình một con số tròn trĩnh hai mươi truyện ngắn.
Nổi bật trong thời kỳ này là khuynh hướng “tả chân” và tố cáo xã hội. Vũ Trọng
Phụng mạnh baok trong việc “lật mặt trái” dơ dáy của xã hội thuộc địa thối nát đó.
Giá trị hiện thực chủ yếu trong sáng tác Vũ Trọng Phụng thời kì này phản ánh được
tình trạng bần cùng đến lưu manh hoá của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị
và nông dân trong những năm khủng hoảng kinh tế, tình trạng giàu nghèo bất công
và những tệ nạn xã hội thành thị đương thời. Qua đó ơng bày tỏ thái độ phê phán, lên
án đến thói lừa bịp, xấu xa, bất nhân bất nghĩa, chà đạp lên chuẩn mực đạo đức, luân
thường đạo lí, chỉ biết đến tiền và nhục dục. Tuy vậy, thời kỳ này Vũ Trọng Phụng
cũng bộc lộ một số hạn chế khi phạm vi phản ánh trong các sáng tác còn hẹp, đối
tượng phản ánh chủ yếu là đám lưu manh, và dân nghèo ở thành thị, chưa đi vào đề
tài rộng lớn, điển hình, chiều sâu, sự phản ánh cũng như tình cảm nhà văn cịn hạn
chế. Nhà văn lên án sự bất công, thối nát của xã hội, song chưa nhìn rõ mối mâu thuẫn
giai cấp và nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn xã hội lưu manh, mại dâm… Những
lời kết án đồng tiền tuy đanh thép nhưng chưa chỉ ra được nguyên nhân căn bản khiến
đồng tiền lũng đoạn xã hội là do thế lực sử dụng đồng tiền.
2.2 . Nội dung tác phẩm:
Trong “Một cái chết”, truyện mở ra trong một đêm mưa như trút, một “ơng lão ăn
mày vừa lịa, vừa cụt chân, người quắt như con mắm nướng, áo tơi, nón lá chống
nạng” lê vào cửa một ngơi nhà khá giả để ăn xin. Chủ nhà – nhân vật “tôi”, điểm nhìn
trần thuật, đã gắt gỏng mắng, đuổi đi, nhưng anh bạn chủ nhà ngăn lại “ân cần để vào
tay ông lão một xu”. Và khi cửa đóng lại, người bạn kể cho chủ nhà nghe một câu
chuyện đúng hơn là một vở bi kịch vô cùng thương tâm mà chính anh đã chứng kiến.
Đó là chuyện cũng vào đêm mưa rét lạnh cắt da, cắt thịt, có một ơng lão ăn mày đói
rách gõ cửa ăn xin nhà thầy cai thu thuế chợ đang ngồi uống rượu. Vậy nhưng, thầy
cai đã tàn nhẫn đuổi, mắng, đe dọa và hắt cả chậu nước lạnh qua khe cửa vào ông lão.
Sáng hôm sau, Hợi - con trai thầy cai đã thấy xác ơng lão ăn mày chết cịng queo, thê
thảm trong cái cống xi măng. Cậu bé trong sáng, ngây thơ, mới 11 tuổi đã nhiều phen
chứng kiến cảnh bố mình đánh đập những bà già, em nhỏ bán hàng rong, đã xấu hổ,
nhục nhã vì bị bạn bè cùng lớp chế giễu, nay trước tội ác bố mình gây nên đã chọn
cái chết để giải thoát khỏi sự buồn đau.
Tác phẩm cho thấy một bức tranh bi kịch của sự ích kỉ vạch trần sự lạnh lùng, thờ ơ
với thân phận cô đơn, với cái chết bi thương của đồng loại. Ích kỉ giống như một liều
thuốc độc, khơng chỉ làm mục rữa tâm hồn ta mà còn đầu độc tâm hồn của những
người xung quanh. Mỗi hành động của ta, ngồi ảnh hưởng trực tiếp tới người đó thì
nó còn gián tiếp ảnh hưởng tới cả những người chứng kiến. Bên cạnh đó, tác phẩm
cịn cho thấy bi kịch khi một đứa trẻ phải sống trong một môi trường xấu khi người
cha là một kẻ ích kỉ đến tàn nhẫn.
III.
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM “MỘT CÁI CHẾT”
Thế giới nghệ thuật là thế giới hình tượng được sáng tạo, xây dựng nên trong tác
phấm nghệ thuật theo những nguyên tắc tư tưởng – thẩm mĩ nhất định của người nghệ
sĩ. Gắn với một thế giới nghệ thuật là một quan niệm riêng, cá tính sáng tạo riêng của
mỗi tác giả.
1. Kết cấu nghệ thuật trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện”
“Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là khơng ở trong cái giới hạn đóng, mở,
kết cấu, nhưng mà khơng đóng, mở, kết cấu thì cũng khơng thành văn chương.”(Nhữ
Bá Sĩ)
Mỗi tác phẩm văn học tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồm nhiều
yếu tố, nhiều bộ phận và mối liên hệ, quan hệ giữa chúng được tổ chức hợp lý, nghệ
thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt những tư tưởng, tình cảm mà
nghệ sĩ muốn kí thác.
Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và
nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không
bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm.Kết cấu tác phẩm
không chỉ là mối liên kết các hiện tượng, con người. Mối quan tâm lớn của nhà văn
là sắp xếp tài liệu làm sao để cho cái chính yếu được nổi bật lên, cái quan trọng gây
được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu tác phẩm thể hiện q trình làm việc cơng phu của
nhà văn bằng những chất liệu tích góp được từ cuộc sống để biểu hiện một ý nghĩa,
chân lí khái qt. Đồng thời, nó cũng phản ánh q trình tư duy của nhà văn, tư tưởng
sống động của nhà văn .
Ở tác phẩm “Một cái chết”, ta thấy kết cấu trần thuật xuất hiện phổ biến trong sáng
tác của Vũ Trọng Phụng nhưng có sự đổi mới khi sử dụng kết cấu trần thuật dạng
“truyện lồng trong truyện”.
Qua bài viết “Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung trong
văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á”, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trâm cho ta biết
được kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất
sớm trong lịch sử văn học thế giới. Nói một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng
ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc khơng về mặt nội dung) vào tác
phẩm chính trong q trình diễn tiến của tác phẩm. Với truyện ngắn Việt Nam đầu
thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc
chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét, mà tác phẩm đầu tiên cần kể tới là truyện “Thầy
Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những
tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện như vừa nêu trên là những câu chuyện
trong một truyện không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên,
cho người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ lại gần
với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện.
Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự ln phiên
điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật, đặc biệt là thế giới nội tâm nhân vật được xây
dựng một cách tự nhiên và quan sát dưới nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ. Đó chính là
thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một
nghệ thuật trần thuật hiện đại. Như vậy, kết cấu “truyện lồng trong truyện” không
phải một dạng kết cấu mới lạ đối với loại hình tự sự. Và kết cấu này đã đi vào truyện
ngắn “Một cái chết” của Vũ Trọng Phụng với những giá trị riêng của nó.
Mỗi một truyện ngắn có kết cấu “truyện lồng trong truyện” dường như đều mang
trong đó một ý nghĩa nào đó mà tác giả gửi gắm đến người đọc. Lồng ghép những
mảnh đời vào câu chuyện, tác giả khơng chỉ làm đa dạng hóa kết cấu trần thuật mà
phần nào đó đã nêu bật được tình cảm, thái độ của ơng dành cho dành cho cuộc đời,
cho kiếp người. Có cảm giác đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng như đến với một quyển
sách với nhiều chương, mỗi một chương lần giở ra lại thấy hiện lên một cảnh đời,
một câu chuyện khác nhau. Điều ấy khiến quyển sách chưa bao giờ nhàm chán, luôn
mới lạ, hấp dẫn, kích thích người đọc khám phá tiếp tục để hiểu thêm bao nhiêu trang
đời đã nén chặt, đã được lồng ghép trong quyển sách số phận ấy. Lại có một hình
dung khác về những câu chuyện trên, nó cứ như những bơng hoa đang chớm nở. Ta
phải bóc dần từng cánh từng cánh để thấy được cái nhụy bên trong – một cái nhụy
mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như một hạt giống lành để lại.
Xen vào cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và người bạn trong truyện ngắn “Một cái
chết” là cảnh một ông lão ăn mày “vừa lòa vừa cụt chân, người quắt như con mắm
nướng, áo tơi, nón lá chống nạng lê vào” xin bố thí. Trong khi nhân vật “tơi” gắt ầm
lên đuổi đi thì người bạn đã “đứng dậy, ra ân cần để vào tay ơng lão một xu” rồi lí
giải hành động của mình cho bạn bằng cách kể lại một chuyện “đuổi ăn mày … đã
được mục kích” biến thành tấn kịch rất đỗi bi thương. Trong câu chuyện người bạn
kể lại, Hợi cũng là một nhân vật có tính cách. Phần giới thiệu của “tơi” đã nói khá
rõ về Hợi, mười một tuổi đã phải hai năm trở mẹ; mặt mũi sáng sủa, lễ phép, chăm
làm… Một tâm hồn trong sáng đã tìm đến cái chết vì bế tắc trước sự nhẫn tâm của
con người cụ thể ở đây là sự ích kỉ đến tàn nhẫn của người cha. Nỗi khổ tâm của Hợi
khi những đứa bạn trong trường đánh vì bố nó làm nghề làm cai lấy vé chợ, những
xấu hổ khi tận mắt chứng kiến cảnh bố mình đánh đập người dân lương thiên, những
“giằng xé” trong tâm hồn non tơ đến những biểu hiện giả tạo bên ngoài để che giấu
những cảm xúc trong lịng ở đoạn kết đã thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật này.
Qua câu chuyện xót xa với hai cái chết thương tâm : một của người ăn mày bị cha
Hợi xua đuổi, một của Hợi như một sự day dứt – tác giả đã đưa ra một bài học về lẽ
đời thật sâu sắc. Từ chuyện đuổi ăn mày, “những chuyện rất thường”, “tưởng chẳng
có chuyện gì bình thường hơn thế nữa”, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ nét tấm lịng
thương cảm sâu sắc của mình. Câu chuyện mà anh bạn kể cho chủ nhà không chỉ là
lời răn cho hắn ta mà cịn cho chính mình, cho độc giả, cho những ai chưa biết cảm
thơng với người nghèo khổ.
2. Xây dựng tình huống truyện bi kịch
Theo nhóm tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học: “Bi kịch phản ánh không phải
bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính ... diễn ra trong một tình huống
cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thốt ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây
nên những suy nghĩ và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng... kết thúc bi thảm của
số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh...” Ta thấy rõ được tình huống
này ở tác phẩm “Một cái chết” (Vũ Trọng Phụng)
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, một nhà văn đích thực, viết về sự tha hố của con
người. Tác phẩm của ơng, phát xuất từ xã hội Việt nam dưới thời Pháp thuộc, những
năm 1930 - 1940, với tất cả những tệ đoan của thời đó. Từ những truyện ngắn đầu
tiên như Một cái chết, ông đã nêu đích danh thủ phạm của những cái chết bi thương,
đói khát, là lịng dạ ác độc, khơng cưu mang nhau, sự nhẫn tâm giữa người với người.
Ở “Một cái chết”, ta thấy cái bi kịch qua cái chết bi tham của nhân vật Hơi – con của
thầy cai. Đứa bé ấy lớn lên mất mẹ, nhưng cũng thiếu thốn đi tình thương của cha.
Nó chứng kiến cảnh ba nó đánh đập người dân làng xóm, làm những chuyện trái với
dạo đức đồng thời nó cũng chịu cảnh căm ghét, ghẻ lạnh của bạn bè chỉ vì bố nó là
thầy cai. Thế nhưng, Hợi là một đứa trẻ ngoan, mang trong mình trái tim nhân hậu,
giàu tình thương. “Mỗi lần thầy cai đi "sơ vít” qua cửa trường Hàng Vơi là lại một
phen thằng Hợi khóc. Nó khóc vì nó chẳng đang tâm trơng thấy bố nó thẳng cánh
đánh đập một bà lão bán bún hay đá túi bụi một thằng bé con cho hòm kẹo đổ xuống
đất tung tành,...”. Bi kịch ở cuộc đời Hợi là mâu thuẫn và đối lập giữa trái tim yêu
thương của một đứa bé mười một, mười hai tuổi với sự phũ phàng, lạnh lùng của
người cha và cuộc đời. “Một khối óc cịn non mà đã thấy cái chân tướng cuộc đời,
trong lòng xúc cảm bao mối thương tâm mà chỉ biết phát lộ ra bằng một tiếng thở
dài, một tiếng thở dài mà ngụ bao nỗi đắng cay, ý vị...”
3. Điểm nhìn trần thuật độc đáo
Điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật trong văn bản tự
sự. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật.
Rõ ràng khơng thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta khơng tìm hiểu điểm
nhìn nghệ thuật, bởi lẽ khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn
cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý. Đó chính là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc
nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Nó xác định “điểm nhìn tiêu cự hóa” của chủ thể kể
chuyện vào đối tượng trần thuật, vào thế giới hiện thực được hư cấu trong tác phẩm.
Điểm nhìn nghệ thuật trong văn học đã được các nhà lý luận quan tâm, nghiên cứu từ
rất sớm.
Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, lời văn,
giọng điệu, cách gọi tên sự vật,… Nó cung cấp một phương diện để người đọc nhìn
sâu vào cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra phong cách đặc trưng của nhà văn.
Huỳnh Như Phương đã nói đến mối quan hệ “hỗ tương” giữa điểm nhìn và kết cấu
văn bản tự sự: “Sự trần thuật câu chuyện bao giờ cũng được tiến hành từ một điểm
nhìn nào đó. Kết cấu văn bản có liên quan mật thiết đến điểm nhìn đó, nó liên kết
ngơn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật trong mối thống
nhất hỗ tương. Miêu tả mối quan hệ hỗ tương đó sẽ góp phần làm sáng tỏ kết cấu
ngơn từ của sự trần thuật”
Có thể nói, điểm nhìn sẽ phản ánh được vị thế của nhà văn trong mối quan hệ với câu
chuyện được thuật tả. Nhiều nhà văn, suốt đời chỉ chọn một vị thế - vị thế của kẻ
đứng ngoài, từ trên cao. Tuy nhiên, đến với sáng tác của Vũ Trọng Phụng ta thường
thấy ông ở vị thế của người trong cuộc và nhưng câu chuyện mà ông kể thường tạo
ấn tượng về cái đang hiện diện. Đó có thể gọi là thủ pháp đương đại hóa hiện thực
được thuật tả. Từ đó, người đọc đọc có cảm giác được trực tiếp tham gia vào câu
chuyện và câu chuyện vẫn đang diễn ra. Đương nhiên, với một câu chuyện đang diễn
ra thì khả nhưng kích động thái độ, tình cảm của người đọc lại càng lớn. Bởi vậy,
“Văn Nam Cao làm cho người ta phải nghĩ ngợi, con văn Vũ Trọng Phụng làm người
ta muốn... đấm đá một ai đó”(Chế Lan Viên).
Ở truyện ngắn “Một cái chết”, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng chủ thể ngôi thứ nhất với
điểm nhìn đa tuyến. Nói về việc tự sự theo ngơi thứ nhất ở điểm nhìn đa tuyến ta hiểu
là điểm nhìn có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều người kể chuyện xưng “tôi”. Những
cái “tôi” này không phải là sự phân thân của một cái “tôi” nào đó. Chúng tồn tại với
tư cách là những chủ thể độc lập, thể hiện rõ sự mâu thuẫn nội tại trong ý thức. Nói
cách khác, mỗi cái tơi được miêu tả như một ý thức riêng biệt. Có trường hợp, trong
truyện ngắn xuất hiện hai người kể chuyện xưng “tôi”. Trong đó, một chủ thể giữa
vai trị người kể chuyện chính, cịn chủ thể kia giữ vai trị của người dẫn truyện, anh
ta đóng vai một người được nghe kể lại câu chuyện từ người kể chuyện xưng “tôi”
thứ nhất và chỉ trần thuật lại một cách khách quan những gì nghe được. Cũng có
trường hợp, một truyện kể xuất hiện nhiều nhân vật – người kể chuyện kể những câu
chuyện khác nhau. Mỗi người kể chuyện là một chủ thể nhận thức mang điểm nhìn
và quan niệm khác nhau về hiện thực. Song những câu chuyện nhỏ ấy đều được sắp
xếp theo định hướng của “tôi” – người kể chuyện nhằm làm nổi bật nội dung, tư tưởng
của một câu chuyện lớn hơn bao trùm các mẩu chuyện đó.
Trong “Một cái chết”, đã có xuất hiện hai người kể chuyện một là tác giả với nhân
vật anh chủ nhà và một là anh bạn của chủ nhà. Vậy nhưng ở đây, dường như người
chủ nhà đóng vai trị của người dẫn truyện cịn nhân vật anh bạn mới là người kể
chuyện chính. Truyện được gợi mở với tình huống chủ nhà mắng đuổi một người ăn
xin trong ngày mưa to gió nhưng anh bạn chủ nhà ngăn lại “ân cần để vào tay ông lão
một xu”. Và khi cửa đóng lại, người bạn đã trở thành người kể chuyện chính, tường
thuật lại cho chủ nhà nghe một câu chuyện đúng hơn là một vở bi kịch vơ cùng thương
tâm mà chính anh đã chứng kiến. Cái đặc biệt ở đây là sự liền mạch trong dòng cảm
xúc của người kể chuyện. Ta thấy đa phần đều là lời kể của nhân vật anh bạn thông
qua lời đối thoại. Nhưng lời đối thoại lại giống như độc thoại, giãi bày nỗi lòng cảm
xúc của anh về câu chuyện mình từng được tham gia và chứng kiến. Đan xen giữa
những hồi ức là những câu văn bộc lộ suy nghĩ, tâm tư tình cảm. “Anh ạ, tôi quyết
không bao giờ quên được cái cảnh buồn tê buồn tái ấy nó hiện ra trước mắt tơi, lần
ấy là lần đầu... Đây này, anh...! Trái tim tôi đã thấy đập thình thình, chẳng khác gì
lúc ấy,” Người đọc dường như dần bị cuốn theo mạch cảm xúc của nhân vật kể
chuyện, và sức ảnh hưởng của câu chuyện cũng lớn hơn.
4. Xây dựng nhân vật có tính cách
Nhân vật tính cách là: Một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác phẩm như
một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan
trọng khơng phải là những đặc điểm, thuộc tính, phẩm chất xã hội, có thể liệt kê, tính
điếm theo thứ tự một hai. Linh hồn của nhân vật tính cách thể hiện chủ yếu ở tương
giữa các thuộc tính đó với mơi trường, tình huống. Nhân vật tính cách, vì thế, thường
có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa, do đó tính cách
thường có một q trình tự phát triển khiến cho nhân vật khơng đồng nhất giản đơn
vào chính nó … Ở đây, yếu tố tâm lý, khí chất có vai trị quan trọng trong cấu trúc
nhân vật. Đó là những con người độc đáo, cá biệt, cụ thể.( Từ điển thuật ngữ văn
học). Nhân vật tính cách trong truyện ngắn là người ln có mâu thuẫn bên trong, có
những vấn đề phức tạp trong suy nghĩ và hành động. Nhân vật tính cách thường có
cá tính, có chiều sâu trong nội tâm hay có những hành động nổi bật, qua đó nhân vật
bộc lộ tính cách của mình.
Thơng qua nhân vật tính cách, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
Qua tính cách nhân vật và sự thay đổi tính cách ấy trong những hồn cảnh, tình huống
phần nào lí giải quan niệm nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng khi xây dựng con người
trong tác phẩm. Ơng nhìn con người một cách dân chủ. Sự tha hố của con người là
do hồn cảnh nhưng suy cho cùng là do chính con người.
Trong “Một cái chết”, Hợi chính là một nhân vật có tính cách. Phần giới thiệu của
“tơi” đã nói khá rõ về Hợi, mười một tuổi đã phải hai năm trở mẹ; một thằng bé mới
mười một tuổi đầu, mặt mũi sáng sủa, ăn nói lễ phép, đến trường học hành đã chăm
chỉ, về nhà việc vặt lại hay làm… Hợi có một tâm hồn trong sáng của đứa trẻ ngây
thơ mới mười một tuổi. Và ở nó là một trái tim nhân hậu, giàu tình u thương người.
Thậm chí, nó cịn “khơng yêu bố nó chút nào... một đứa trẻ ngoan mà khơng ưa bố...
chỉ vì cái nghề”. Hợi “khóc vì nó chẳng đang tâm trơng thấy bố nó thẳng cánh đánh
đập một bà lão bán bún hay đá túi bụi một thằng bé con cho hòm kẹo đổ xuống đất
tung tành, nó khóc vì bạn bè trong trường khinh bỉ nó vơ cùng, thường rõ rẹo vào
mặt nó mà rằng: "Chúng tao không chơi với mày! Bố mày làm cai lấy vé chợ"”. Và
đỉnh điểm là khi nó chứng kiến cái chết của một người ăn xin do bố nó đuổi đi trong
đêm đông giá rét. Một tâm hồn trong sáng đã tìm đến cái chết vì bế tắc trước sự nhẫn
tâm của con người. Nỗi khổ tâm của Hợi khi những đứa bạn trong trường đánh vì bố
nó làm nghề làm cai lấy vé chợ, những “giằng xé” trong tâm hồn non tơ đến những
biểu hiện giả tạo bên ngoài “nó cười, cái cười giả dối” để che giấu những cảm xúc
trong lòng ở đoạn kết đã thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật này.
5. Giọng điệu và ngôn ngữ truyện
5.1.
Giọng điệu
Giọng điệu nghệ thuật với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, một yếu tố đóng góp vai
trị quan trọng trong q trình cấu thành phong cách cá biệt nhà văn là vấn đề đã được
nhận ra, chú trọng kể cả trong văn học Phương Tây và văn học phương Đông. Nhiều
bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh vai trò
quan trọng của giọng điệu hay “văn khí”, “giọng văn” khơng chỉ trong sáng tác mà
cả trong nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm văn học và phong cách cá nhân nhà văn.
Khi nó đến phong cách có nghĩa là chúng ta thừa nhận rằng mỗi nhà văn sẽ có một
giọng điệu riêng, đồng thời cũng từ đó ta khẳng định một thể loại được nhiều nhà văn
chọn thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm thì cũng sẽ có giọng điệu chung - giọng
điệu thể loại.
Đọc truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ta thường nhận ra giọng văn châm biếm bằng lối
xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược, giễu nhại thâm
thuý. Vậy nhưng, ở “Một cái chết”, giọng điệu lại là lối kể chuyện nhẹ nhàng, đầy
xúc động, hoài niệm qua câu chuyện người bạn kể cho chủ nhà. Cả tác phẩm đa phần
là lời kể chuyện của nhân vật người bạn nên nó giống như một bánh xe hồi ức đong
đầy cảm xúc.
5.2.
Ngôn ngữ truyện
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng vừa hiện đại vừa gần gũi với lời ăn
tiếng nói hằng ngày. Đó là một thứ ngơn ngữ khơng cần màu mè tơ điểm, nó muốn
bóc trần tất cả mọi sự thật dưới ánh sáng của chân lý.
Ở Vũ Trọng Phụng, ta thấy cái biệt tài của ngôn ngữ trần thuật kí họa chân dung. Để
dựng nên những bức hí họa ấy, ông đã sử dụng vốn ngôn ngữ quốc ngữ đầu thế kỷ
vừa hiện đại vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Như đoạn miêu tả chân dung
của hai người ăn xin xuất hiện trong truyện” “Một cái chết”, dù chỉ là thoáng qua
nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ lớp từ so sánh và lớp từ láy giàu hình tượng:
“một ơng lão ăn mày vừa lòa vừa cụt chân, người quắt như con mắm nướng, áo tơi,
nón lá, chống nạng lê vào”, “Trong miệng cái cống trịn bằng xi măng một cái xác
ơng lão ăn mày nằm còng queo, hai chân co lên bụng, còn hai tay vẫn như ơm lấy bị
gậy. Cái nón lá rơi ra một bên, bộ tóc lơ thơ, mấy chịm râu lốm đốm phất phơ bay
theo ngọn gió, cái thân da bọc ngồi xương nằm đó cho ruồi bâu nhặng bám”...
Bên cạnh đó, ta thấy nổi bật ở đây là ngôn ngữ đối thoại. Các lời thoại của nhân vật
được cá tính hóa cao độ, thể hiện dấu ấn tính cách nhân vật. Ví dụ như ta thấy được
sự tàn nhẫn độc ác của nhân vật thầy cai không chỉ thơng qua lời kể chuyện mà cịn
ở những lời đối thoại với người ăn xin: “Bước ngay! Đi nhà khác! Đây không
sẵn...!À... Quân này lại muốn ra gan... Muốn sống thì xéo đi khơng lại vào bóp sớm.”
IV.
KẾT LUẬN
Có thể nói, truyện ngắn “Một cái chết” đã mang lại một thế giới nghệ thuật mang
đậm phong cách và dấu ấn của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ta bắt gặp những nét
chấm phá mới lạ trong con đường hành văn với một lối đi riêng khi nhận thức và
phản ánh một hiện tượng đời sống. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một truyện ngắn
đặc sắc với kết cấu hồi tưởng (truyện lồng trong truyện) đặc biệt hơn khi được kể
theo ngơi thư nhất nhưng điểm nhìn trần thuật lại đa tuyến, linh hoạt. Cách tác giả
xây dựng nhân vật mang trong mình tính cách riêng vừa sinh động, vừa gần gũi
lại thể hiện được quan niệm nghệ thuật của ông. Từ việc nghiên cứu truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng nói chung và nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong “Một cái chết”
nói riêng đã góp phần khẳng định chân dung của Vũ Trọng Phụng trên văn đàn
Việt Nam hiện đại. Chính thế giới nghệ thuật đầy độc đáo đã khiến tác phẩm đặc
sắc hơn và cũng đóng góp vào việc cách tân văn xuôi tự sự quốc ngữ trong giai
đoạn 1930 – 1945 nói riêng và tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc nói chung.
Một lần nữa, giá trị của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng và vị trí của tác giả cần được
khẳng định và trân trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Hữu Tá biên soạn, Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta, NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1999.
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB
Giáo Dục, 2006.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Nguyễn Phước Bảo Khôi, Đặc trưng truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, luận văn cao
học chuyên ngành Văn học Việt Nam khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường
Đại học KHXH và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
/>2