ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại Học Giáo Dục
NGUYỄN VĂN TUẤN
Đề tài: Dạy học “Hạnh phúc của một tang gia”
(Trích “Số Đỏ”-Ngữ văn 11 ban cơ bản) từ thi pháp
tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn
Mã số : 601410
Hướng dẫn khoa học: PGS-TS Nguyễn Viết Chữ
Hà Nội – 2010
1
Mục lục
Phần một : Mở đầu……………………………………… 4
1. Lí do lựa chọn đề tài …………………………………………………………… 4
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………………6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………… 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 11
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….11
6. Đóng góp của luận văn………………………………………………………… 11
7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………………… 12
Phần hai : Nội dung
Chƣơng I : Dạy học tác phẩm văn chƣơng từ thi pháp của tác giả là
một trong những con đƣờng nâng cao hiệu quả của giờ dạy học văn
………………………………………………………………….12
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác
giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn……… 12
1.1.1Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương hiện nay trong nhà trường phổ thông 13
1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp
của tác giả là nhu cầu bức thiết………………………………………………………16
1.2 Một số vấn đề Thi pháp học ………………………………………………………19
1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường……………….19
1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp học…………………………………………………… 19
1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ
thông………………………………………………………………………………….22
1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết ………………………………28
1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng…………….32
1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam………… 32
1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam………….39
1
Mục lục
Phần một : Mở đầu……………………………………… 4
1. Lí do lựa chọn đề tài …………………………………………………………… 4
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………………6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………… 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 11
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….11
6. Đóng góp của luận văn………………………………………………………… 11
7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………………… 12
Phần hai : Nội dung
Chƣơng I : Dạy học tác phẩm văn chƣơng từ thi pháp của tác giả là
một trong những con đƣờng nâng cao hiệu quả của giờ dạy học văn
………………………………………………………………….12
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác
giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn……… 12
1.1.1Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương hiện nay trong nhà trường phổ thông 13
1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp
của tác giả là nhu cầu bức thiết………………………………………………………16
1.2 Một số vấn đề Thi pháp học ………………………………………………………19
1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường……………….19
1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp học…………………………………………………… 19
1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ
thông………………………………………………………………………………….22
1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết ………………………………28
1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng…………….32
1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam………… 32
1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam………….39
2
Tiểu kết chƣơng I………………………………………………………………….43
Chƣơng II. Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của
một tang gia” từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng
Phụng…………………………………………………………………………….43
2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là
cơ sở để dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” theo hướng bám sát thi pháp
tác giả ……………………………………………………………………… 44
2.1.1 Nhan đề “Số đỏ”- một phương diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm……46
2.1.2 Kết cấu hoành tráng trong Số đỏ………………………………………………47
2.1.2.1 Không gian vĩ mô trong Số đỏ…………………………………………………….49
2.1.2.2 Thế giới nhân vật trong Số đỏ…………………………………………………… 51
2.1.2.3 Kết cấu cốt truyện trong Số đỏ…………………………………………… 52
2.1.3 Những điển hình bất hủ trong Số đỏ……………………………………………… 54
2.1.3.1 Hoàn cảnh điển hình trong tiểu thuyết Số đỏ………………………………… 56
2.1.3.2 Những nhân vật điển hình đặc sắc trong Số đỏ……………………………… 57
2.1.4 Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ………………………61
2.1.4.1 Nghệ thuật xây dựng chân dung trào phúng……………………………… 62
2.1.4.2 Nghệ thuật xây dựng những tình huống trào phúng……………………… 71
2.1.5 Đặc sắc của ngôn từ trong Số đỏ……………………………………………………75
2.1.5.1 Xây dựng những màn đối thoại vô nghĩa lý…………………………………77
2.1.5.2 Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý……………………………………… 79
2.1.5.3 Giọng điệu trào phúng : Giễu nhại …………… ………………………… 79
2.1.5.4 Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ……………………………83
2.2 Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu
thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng……………………………………………… 85
2.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở lớp 11 trung học phổ
thông………………………………………………………………………… 85
3
2.2.2 Những yêu cầu khi dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” dưới
góc độ thi pháp học………………………………………………………………87
2.2.2.1 Giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng trong tác phẩm Số đỏ………………………………………………87
2.2.2.2 Giúp học sinh tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất những đặc trưng thi pháp của
tác giả thể hiện trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”…………….88
2.2.3 Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng…………………………………………………… 88
2.2.3.1 Phương pháp đọc sáng tạo là nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung và
nắm bắt những đặc điểm về nghệ thuật của đoạn trích ………………………… 88
2.2.3.2 hướng dẫn học sinh đi tìm những đặc sắc nghệ thuật thể hiện trong đoạn trích trên
cơ sở những đặc trưng cơ bản của thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng……91
- Giải mã nét đặc sắc từ nhan đề chương XV đến đoạn trích………………91
- Tìm và đánh giá sự thành công của việc xây dựng một tình huống trào phúng đặc
sắc…………………………………………………………………………… 92
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật khắc họa những chân dung hí họa trong đoạn
trích……………………………………………………………………93
- Đánh giá về sự kết hợp tài tình các góc độ quan sát và miêu tả………….98
- Đánh giá về những đặc sắc của ngôn ngữ trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của
một tang gia”……………………………………………………………101
2.2.3.3 Kết hợp một cách hợp lý các phương pháp dạy học tác phẩm văn chương nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy……………………………………………………… 104
2.2.3.4 Kết hợp hoạt động liên môn với hội họa và điện ảnh để trực quan hóa một giờ dạy
một tác phẩm giàu chất trào phúng như đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
Tiểu kết chƣơng II………………………………………………………………107
4
Chƣơng III. Thực nghiệm……………………………………………… 107
3.1 Những vấn đề đặt ra khi dạy học “Hạnh phúc của một tang gia” ( trích Số đỏ - Ngữ
văn 11- Ban cơ bản ) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng…… 107
3.1.1 Khó khăn…………………………………………………………………… 108
3.1.2 Thuận lợi……………………………………………………………………109
3.2 Thiết kế giáo án………………………………………………………………110
3.3 Tổ chức thực nghiệm…………………………………………………………127
3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm………………………… 127
3.3.2 Dạy thực nghiệm………………………………………………………… 127
3.3.3 Kết quả thực nghiệm……………………………………………………….127
3.3.4 Đánh giá……………………………………………………………………128
Tiểu kết chƣơng III……………………………………………………………129
PHẦN BA : KẾT LUẬN………………………………………………………129
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….131
5
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ , của sự bùng nổ thông tin , là thế kỉ của
sự hội nhập , hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới .Để thực sự
hội nhập và cạnh tranh một cách bình đẳng trên trường quốc tế, mỗi quốc gia ,mỗi dân
tộc đều chịu áp lực rất lớn trong việc đổi mới , hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hôị …Ngành giáo dục chính là một trong những ngành có áp lực đổi mới
theo hướng hiện đại hóa nhiều nhất .Trong thời đại kinh tế tri thức , nhà trường chính là
chìa khóa để mở ra sự thành công của mỗi quốc gia.Ý thức được tầm quan trọng của vấn
đề như vậy ,tại Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IX nhiệm vụ hiện đại hóa giáo
dục được đặt ra như một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhất của công tác
phát triển giáo dục ở nước ta.
Không vận động sẽ bị đào thải, đó là quy luật tất yếu .Chính vì thế phải mau chóng hiện
đại hóa nhà trường.Từng môn học cần phải đổi mới ,đổi mới quan niệm ,đổi mới nội
dung chương trình , phương pháp và tận dụng tối đa sự trợ giúp của các phương tiện dạy
học hiện đại . Được coi là một trong những môn học quan trọng nhất trong nền giáo dục
quốc dân cũng như việc phát triển dân trí nước nhà ,môn Ngữ văn mang trong mình trọng
trách là luôn luôn phải đổi mới , phải hiện đại hóa để theo kịp tốc độ phát triển của khoa
học , nghệ thuật ,đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
Tuy vậy nhìn vào thực trạng dạy học môn Ngữ văn nói riêng và dạy học văn nói riêng
chúng ta không khỏi thấy buồn .Thực tế chất lượng giảng dạy , sản phẩm giáo dục của bộ
môn và đặc biệt hiện trạng chất lượng trong thi cử đã làm cho cả xã hội phải lo ngại .Đặc
biệt tâm lý chán học Văn trong học sinh , phủ nhận tầm quan trọng của môn học này đã
khiến không ít người thất vọng và hoài nghi về việc dạy học Văn trong các nhà
trường.Tất cả những điều đó khiến xã hội đang hướng những dư luận gay gắt vào dạy và
học Văn , đó là sự phản đối vào chương trình sách giáo khoa , và phương pháp giảng dạy
bộ môn , đòi hỏi xem xét lại và cải tiến toàn bộ hệ thống chương trình môn học .
6
Trước những sức ép quá lớn này các nhà các nhà chuyên môn, các nhà phương pháp, đặc
biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải có những động thái tích cực , toàn
diện để khôi phục lại vị trí vốn có trong hệ thống chương trình dạy học trong nhà trường
nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung.
Trên thực tế vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã được đặt ra từ lâu
, cách đây hơn hai thập kỉ trong bài nói chuyện về thực tiễn dạy văn trong nhà trường ,cố
thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “ Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong
nhà trường phổ thông của chúng ta , không nên dạy như cũ ,bởi vì dạy như cũ không chỉ
việc dạy văn không hay mà sự đào tạo cũng không hay .Vì vậy dứt khoát chúng ta phải
có cách dạy khác ”.Thủ tướng còn nhấn mạnh “ Phải làm thế nào cho giờ giảng văn
trở thành một giờ hấp dẫn , một giờ sôi nổi ,một giờ hứng thú với học sinh ,để sau giờ đó
học sinh còn say sưa nghĩ thêm ,tìm tòi và hiểu thêm .Phải suy nghĩ ,tìm tòi ,sáng tạo để
có cách dạy văn tốt nhất…”.Trong vòng hơn hai mươi năm trở lại đây Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tổ chức rất nhiều hội thảo bàn về việc đổi mới dạy học Văn ,cải cách sách
giáo khoa và tổ chức tập huấn toàn diện cho giáo viên trong cả nước , tuy nhiên hiệu quả
của việc ứng dụng phương pháp mới vào giảng dạy chưa cao . Giáo sư Phan Trọng Luận
cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là sự vận dụng một cách máy móc ,mù mờ một
số thủ pháp , biện pháp trong giờ dạy.Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa thủ thuật là
con đẻ của tình trạng mù mờ về lí thuyết cơ bản .Vì thế sự nhận thức về phương pháp
mới của nhiều giáo viên không khỏi có những chỗ sai lầm cực đoan do không nắm chắc
về lí luận của những phương pháp mới.Trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng phương
pháp mới hiện đại là ở cách đọc sáng tạo ,chính vì thế có những giờ văn chỉ có đọc , có
người thì lại triệt tiêu hoàn toàn vai trò diễn giải của giáo viên , chỉ thấy học sinh làm
việc và làm việc ; nào là tưởng tượng , liên tưởng một cách chủ quan từ văn bản ,đứng
lên ngồi xuống , giơ tay phát biểu Kết quả giờ học không đọng lại hiểu biết và cảm xúc
gì về bài văn.Có giờ dạy tác phẩm văn mà giáo viên không cần quan tâm đến đặc trưng
thể loại mà đơn thuần chỉ là lối phân tích xã hội học tầm thường , biến tác phẩm văn
chương thành một đề cương giao huấn , một sơ đồ xã hội học hay một hiện tượng lịch sử
cằn cỗi , một phương tiện minh họa giản đơn về bức tranh xã hội….Giờ dạy nhiều khi chỉ
7
thiên về rung động cảm xúc của học sinh mà coi nhẹ những khái quát nghệ thuật ,những
hiểu biết đích đáng về bài văn, chưa bám sát loại thể văn học và đặc trưng thi pháp của
tác giả.Dạy học không đi từ khái quát đến cụ thể , dạy một vấn đề cụ thể nhưng không có
một cơ sở lí thuyết sẽ đem lại hậu quả là làm mất đi tính khoa học và tính hệ thống, hiệu
quả giảng dạy vì thế mà giảm sút.Chính vì vậy với đề tài “ Dạy học “ Hạnh phúc của một
tang gia ”( trích “Số đỏ ”- Ngữ văn 11 ban cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn
Vũ Trọng Phụng ”, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp ,mang tính khoa học
và nghệ thuật , góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương , hình thành
khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện ,từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
đói với môn học này , chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ nhoi vào quá
trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
2 . Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình dạy học văn theo hƣớng Thi pháp học
Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới .Cũ là vì bộ môn này xuất hiện từ thời Hy
lạp cổ đại với tác phẩm đầu tiên là Nghệ thuật thi ca của Aristote . Nhưng Thi pháp học
với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào thế kỉ XX ở Nga rồi dịch chuyển
sang Âu – Mĩ và phổ biến khắp thế giới .Ở Việt Nam trước năm 1975 , Thi pháp học đã
thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở miền Bắc . Nhưng từ sau
Đổi mới , bộ môn này nhanh chóng được chú ý và tạo được mối quan tâm đặc biệt của
nhiều nhà nghiên cứu văn học .
Ở miền Bắc sau 1954 cũng như cả nước , chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật chưa
được chú ý do hoàn cảnh chính trị, xã hội .Vì thế chỉ có vài công trình lẻ tẻ đề cập tới
hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà thôi . Chỉ từ sau Đổi mới nhiều nhà
nghiên cứu Ngôn ngữ học , Văn học dân gian và Văn học phương tây đã mở đường cho
Thi pháp học tiến vào Việt Nam .Một số nhà nghiên cứu đi tiên phong có thể kể đến như :
Phan Ngọc ( dịch cuốn Nghệ thuật thơ ca của Aristote và Văn tâm điêu long của Lưu
hiệp , Mĩ học của Hegel), Hoàng Trinh với Thi pháp Đốt –xtôi-ép-xki dưới con mắt Ba-
khơ-tin , Đỗ Đức Hiểu cũng có một số bài nghiên cứu về thi pháp đáng chú ý….Đặc biệt
là GS Trần Đình Sử với nhưng nghiên cứu sâu sắc về Thi pháp học ,ông đã trở thành một
8
trong những chuyên gia hàng đầu về Thi pháp học ở Việt Nam ( Thi pháp thơ Tố hữu
(1987), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại( 1993),Mấy vấn đề thi pháp văn học trung
đại Việt Nam(1999), Thi pháp Truyện Kiều (2002)….).Ngoài ra còn nhiều nhà nghiên cứu
,dịch thuật đã góp phần giới thiệu Thi pháp học ở Việt Nam như : Nguyễn Phan Cảnh,
Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân Hạo , Lại Nguyên Ân , Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thúy, Lê
Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn , Hoàng Ngọc Hiến …
Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam những năm 1990 ,
hàng loạt nhưng nhà nghiên cứu Thi Pháp nổi tiếng thế giới đã được giới thiệu ở Việt
Nam như : Aristote, Lưu Hiệp , Viên Mai, Bakhtin, Jakobson, Khrapchenco, Todorov ,
Meletinski… Số lượng các nhà nghiên cứu Thi pháp học và các công trình nghiên cứu về
bộ môn này không ngừng tăng lên và đến thời điểm hiện nay bộ môn Thi pháp học đã cơ
bản trở thành một khoa học không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn
chương ở Việt Nam.
Trong nhà trường , Thi pháp học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học .Trong
chương trình Ngữ Văn phổ thông đã quan tâm nhiều đến Thi pháp học ,nội dung chương
trình đã chú ý nhiều đến tri thức về thi pháp .Nhiều nhà nghiên cứu và nhà phương pháp
đã và đang có những công trình hướng vào việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà
trường bằng con đường Thi pháp học .Đi tiên phong trong vấn đề này có thể kể tới các
Giáo sư như Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận , Nguyễn Đăng Mạnh….Một số cuốn sách
rất đáng tham khảo đối với đội ngũ giáo viên văn ở nhà trường phổ thông trong việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận Thi pháp học như : Vấn đề giảng dạy văn
học theo loại thể ( Trần Thanh Đạm ), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ( Trần Đình
Sử), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp ( Nguyễn Thị Dư Khánh ), Phương
pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ( Nguyễn Viết Chữ ), Thi pháp học
và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường ( Nguyễn Thị Dư Khánh )……
2.2. Về tác giả Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết “Số đỏ”
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn học , 1987-1988) Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét ; “ Nếu ví dư luận của giới văn học như một dòng nước
thì Vũ Trọng Phụng như một vật nổi trong dòng xoáy của nó .Vật nổi này cứ trôi nổi dập
9
dềnh , có khi chìm sâu xuống ,tưởng chừng như đã mất tăm ,ấy thế mà cuối cùng lại hiện
lên ,từ tốn , lặng lẽ theo đúng quy luật Acsimet”
Có thể nói với những dòng nhận xét này đã nói lên sự thăng trầm của một trong những
hiện tượng văn học phức tạp nhất trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và
lịch sử văn học Việt Nam nói chung.Với 27 tuổi đời ngắn ngủi (1912-1939) và cũng chỉ
với khoảng 8 năm tuổi nghề nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một gia tài văn chương mà
bất cứ ai cũng phải ngả mũ kính phục ( 6 phóng sự, 9 tiểu thuyết , 23 truyện ngắn, 5 vở
kịch, và dịch một tác phẩm kịch, trong đó có những tác phẩm xứng đáng được liệt vào
hàng kiệt tác như “Giông tố” (1936), “Số đỏ”( 1936) ). Nhưng cũng giống như cuộc đời
nhiều sóng gió và bất hạnh của ông, văn nghiệp của ông như con thuyền trong giông bão
có những lúc tưởng như bị nhấn chìm trong những cơn sóng cả. Lúc sinh thời ngay sau
khi ba tuyệt tác lần lượt ra đời trong vòng một năm 1936 ( hai tiểu thuyết “Giông tố” và
“Số đỏ” và phóng sự “Cơm thầy cơm cô” ) Vũ Trọng Phụng đã đóng vai trò là một
người chiến sĩ bảo vệ cho lí tưởng của chính mình trong những cuộc bút chiến, tranh luận
nảy lửa với những nhà văn không cùng quan điểm với ông.Và khi ông mất những gì
thuộc về ông cũng làm tốn bao giấy mực của giới nghiên cứu, và có những thời điểm
những tác phẩm văn chương của ông không chỉ đơn thuần được xem xét là vấn đề nghệ
thuật mà còn là những vấn đề về tư tưởng chính trị vô cùng tế nhị nữa. Có những lúc
tưởng như không ai có thể bênh vực nhà văn họ Vũ nữa. Người ta thi nhau “ vạch lá tìm
sâu” ,từ những định kiến về chính trị ,họ muốn triệt tiêu hẳn Vũ trọng Phụng ra khỏi đời
sống văn học .Nhưng những gì thuộc về chân giá trị thì tự nó luôn biết cách để tồn tại, Vũ
Trọng Phụng và văn nghiệp của ông cứ âm thầm lặng lẽ vượt qua hết mọi sóng gió và
một cách tự nhiên ,mọi người không thể không nhớ về ông ,không ghen tỵ ông và không
kính phục ông. Đến nay đã có đến hàng trăm chuyên luận lớn nhỏ, bài báo , khóa luận tốt
nghiệp , luận văn thạc sỹ , luận án tiến sỹ nghiên cứu về tác giả , tác phẩm Vũ Trọng
Phụng .
Một số sự kiện về nhà văn :
- 1949 – Tại hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc cuối tháng 9 , Tố Hữu nhận
định : “Vũ Trọng phụng không phải là cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng
10
Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy…”( Tạp chí Văn Nghệ số tranh luận
,1949)
-1955- Trên tờ Littesrature Soviettique ( Văn học Xô Viết ) số tháng 9- 1955. Nguyễn
Đình Thi đã giới thiệu gần đầy đủ về Vũ Trọng Phụng và gọi là “Nhà tiểu thuyết trác
tuyệt của văn học Việt Nam”
- 1957 – Ông Trường Chinh trong báo cáo tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai đã
xếp Vũ Trọng Phụng bên cạnh tên tuổi những nhà thơ , nhà văn gắn bó hết mình với cách
mạng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan , Nam Cao, Nguyên Hồng, Tố Hữu.
- 1960- Viện Văn học tổ chức Hội thảo về Vũ Trọng Phụng trong 2 ngày 10 và 14-6-
1960. Nhiều nhà văn, nhà thơ , nhà nghiên cứu lí luận phê bình tham dự.
- 1970- Giông tố được chuyển thể thành vở Nghị Hách trình diễn tại Sài Gòn ( 24, 25-12)
- 1982 – Vũ Trọng Phụng trở lại trong chương trình văn học sử thời kì 1930-1945 ở các
trường đại học
-1983-Tại Đại hội lần thứ ba Hội nhà văn Việt nam ( 9- 1983) trong báo cáo bổ xung về
văn xuôi , nhà văn Nguyễn Khải đánh giá “Số đỏ” là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh
dự cho mọi nền văn học
- 1987- Kỉ niệm 75 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụng tổ chức tại Cung văn hóa lao
động Hữu nghị , Hà Nội , 6-12-1987 và tại Thành phố Hồ Chí Minh .
- 1989- Hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng tổ chức ngày 12-
10 tại Văn Miếu , Hà Nội
- 1989- Số đỏ được chuyển thể thành phim
- 1989- Chương XV Hạnh phúc của một tang gia ( Số đỏ) được đưa vào giảng dạy ở
nhà trường phổ thông
-1990- Giông tố được chuyển thể thành phim , hội thảo 80 năm ngày sinh của Vũ Trọng
Phụng tổ chức tại Hà Nội…….
Ngoài ra còn rất nhiều sự kiện, hoạt động của các tổ chức như NXB , Hội Nhà Văn và
những người yêu quý ông để tưởng nhớ và đánh giá một cách chính xác những đóng góp
to lớn của ông đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.Những tài liệu về ông sẽ còn được
chúng tôi tham khảo trong phần sau của luận văn.
11
3 – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Vận dụng quan điểm dạy học vận dụng Thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn học
nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn , nâng cao hiệu quả giảng dạy
qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu đối với văn học của học sinh.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu , chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học ,nội dung đổi mới của phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về Thi pháp học, Thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ
Trọng Phụng, Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận Thi pháp.
- Đề xuất những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ”( Số đỏ)
theo hướng tiếp cận thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng
- Thiết kế thể nghiệm giáo án dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ”
4 . Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp tiểu thuyết của nhà văn
Vũ Trọng Phụng thể hiện trong tiểu thuyết “Số đỏ”
+ Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
+ Học sinh lớp 11 ban cơ bản THPT
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác
giả.
+ Vận dụng vào dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ” ( Số đỏ) của nhà
văn Vũ Trọng Phụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
12
Để thực hiện đề tài này , chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau
đây :
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng Thi pháp
học .Sử dụng các phương pháp như phân tích , tổng hợp , suy luận , so sánh…
+ Phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường
phổ thông , khảo sát thực tế dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
+ Phương pháp thực nghiệm
Người viết tiến hành soạn giáo án và dạy thể nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của
đề tài.
6 . Đóng góp của luận văn
+ Khẳng định ưu thế của việc dạy học một tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận
thi pháp tác giả trong việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận và tình yêu đối với văn học của
người học.
+ Đề xuất những biện pháp dạy học cụ thể đối với việc dạy học một tác phẩm văn
chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm ba phần :
1. Phần mở đầu : 8 trang
2. Phần nội dung : 117 trang
Chương I : 30 trang
Chương II: 64 trang
Chương III : 22 trang
3. Phần kết luận : 2 trang.
13
PHẦN HAI : NỘI DUNG
Chƣơng I : Dạy học tác phẩm văn chƣơng từ thi pháp của tác
giả là một trong những con đƣờng nâng cao hiệu quả của giờ
dạy học văn
1.1Đổi mới phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo hƣớng tiếp cận thi
pháp tác giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn.
1.1.1 Thực trạng dạy học tác phẩm văn chƣơng hiện nay trong nhà trƣờng phổ
thông
Khi đánh giá về thực trạng dạy học văn trong nhà trường , GS Phan Trọng Luận đã lo
ngại nhận xét rằng “Điều đáng lo ngại đầu tiên là khoảng cách ngày càng rộng giữa văn
hóa ngoài xã hội với văn hóa trong nhà trường , Giữa nội dung giảng dạy và tâm lý học
sinh ”[12]. Điều đó cho thấy rằng trong thực tế nhà trường đang lạc hậu so với sự phát
triển của xã hội về mọi mặt , nội dung chương trình lạc hậu , phương pháp dạy học lạc
hậu , phương tiện lạc hậu …Cho dù những năm gần đây chúng ta đã cố gắng đầu tư, đổi
mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa ,nhưng nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì thấy chả
mấy khả quan. Hệ thống các môn học trong đó có môn Văn ở nhà trường phổ thông vẫn
có chu kì thay sách đều đặn ,nhưng dường như nội dung dạy học luôn chạy sau so với
thực tế phát triển của xã hội và thời đại. Người học luôn cảm thấy giữa nội dung môn học
với thực tế luôn khác xa nhau . Tâm lý học sinh thì ngày càng dữ dội hơn, các em rất cá
tính và thẳng thắn , các em dám bày tỏ những điều các em suy nghĩ với giáo viên . Tuy
nhiên vấn đề xã hội, chính trị trong sách đã quá cũ kĩ và xa lạ với cuộc sống của các em ,
14
nhưng các em không được phép lựa chọn và phản đối, các em buộc phải như những tín
đồ sùng đạo luôn luôn phải lí tưởng hóa và ca ngợi những điều mà đôi khi các em không
hiểu bản chất của nó là gì. Chính vì tâm lý chán học Văn nảy sinh từ đây . Vẫn biết là
không thể không thể bỏ qua những giá trị của những cái đã qua , những cái đã thuộc về
lịch sử nhưng có lẽ nên cân bằng giữa những nội dung hiện đại và những nội dung
truyền thống không thể thiếu.
Mặt khác lâu nay cách giảng dạy văn của chúng ta đều quá thiên về phương diện giai
cấp , xã hội mà coi nhẹ phương diện nhân văn- điều qua trọng nhất trong dạy học Văn.
Chính vì thế để thực sự để môn Văn trở về đúng thiên chức của nó thì phải có sự phối
hợp đồng bộ giữa các nghành khoa học như Lí luận văn học, nghiên cứu văn học và các
khoa học liên ngành khác.
Tuy vậy vấn đề nhức buốt nhất trong thực trạng đáng buồn của dạy học Văn lại đến từ
phương pháp giảng dạy. Chưa bao giờ chúng ta lại nhắc nhiều đến cụm từ Đổi mới
phương pháp nhiều như hiện nay. Có thể nói nhà trường đang đứng trước sự khủng
hoảng về phương pháp. Nhất là trong thời đại ngày nay khi sự phát triển của khoa học kĩ
thuật được tính bằng ngày ,thì phương pháp lai càng có vai trò quan trọng . Vậy mà trong
giảng dạy Văn có cách dạy vẫn tồn tại cách dạy từ Cách mạng tháng Tám đến nay . Chủ
nghĩa hình thức, chủ nghĩa công thức , lối giảng dạy áp đặt vẫn rất thịnh hành trong dạy
học Văn.Dường như quan niệm giờ dạy học Văn là giờ biểu diễn của giáo viên đã in sâu
vào tâm thức của biết bao nhiêu thế hệ của những người dạy Văn. Giáo viên Văn lên lớp
để truyền thụ kiến thức, để “rung cảm hộ” học sinh, học sinh chỉ đóng vai trò là thính giả
, là cái “phễu ” để giáo viên “nhồi nhét ” , “Đôi khi giống như chim non há to miệng , còn
giáo viên thì nhai tất cả và mớm cho các em các món ăn đã chuẩn bị sẵn …Các em
không biết làm việc tự lực một cách thực sự, không thể đặt ra câu hỏi nếu không có người
hướng dẫn , không biết nêu lên những câu hỏi đã làm mình băn khoăn” ( N.K
Crupxcaia).Cách dạy này tuy tồn tại từ rất lâu và đã bộc lộ rất nhiều hạn chế nhưng cho
đến bây giờ rất nhiều giáo viên vẫn lạm dụng và coi đó là lối mòn trong công việc của
mình . Cách đây mấy chục năm trong những lần dự giờ Văn , cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã rất lo lắng bởi cách dạy này “Phải nói rằng tôi ngạc nhiên cao độ lúc chỉ nghe
15
thầy nói, trò chép trong gần một tiếng đồng hồ , không nghe thầy giảng , cũng không thấy
đối thoại giữa thầy và trò”[7;2].Cách dạy này làm cho người học mất dần tính chủ động
sáng tạo ,không bồi dưỡng được cảm xúc, sự nhạy cảm trong tâm hồn các em. Nguy hiểm
hơn là làm cho các em trở lên lười tư duy, có tâm lý ỷ lại , rất không tốt cho cuộc sống
lao động học tập của các em.
Ý thức được điều đó , tại Khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục Nước cộng hòa XHCN Việt
Nam được Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã chỉ rõ yêu cầu và nội dung
phương pháp giáo dục : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực , tự giác ,
chủ động , tư duy sáng tạo của người học ,bồi dưỡng năng lực tự học , lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên ”. Chính vì vậy trong những năm gần đây nhiệm vụ đổi mới
phương pháp được phát động trong toàn ngành giáo dục. Đối với môn Ngữ văn cũng vậy
ở bất cứ nhà trường phổ thông nào trên đất nước, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
luôn là mối quan tâm hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo và giáo viên .Những buổi tập huấn ,
những hội thảo, những văn bản hướng dẫn về đổi mới phương pháp đã được gửi tận tay
giáo viên, những buổi dạy thử nghiệm phương pháp mới liên tục được tổ chức ở mọi nhà
trường . Một số cá nhân giáo viên do có ý thức đổi mới cộng với nắm vững chuyên môn
và tinh thần đổi mới đã có những giờ dạy thử nghiệm khá thành công , tuy nhiên khi nhìn
vào đại thể , bức tranh đổi mới phương pháp dạy học văn còn quá nhiều điều bất cập.
Nhìn nhận một cách khách quan , những giờ học văn theo phương pháp mới thường lộ
diện những hạn chế sau :
Hiện tượng thứ nhất là do chưa có ý thức đổi mới thực sự cho lên giờ dạy còn mang
nặng tính hình thức , đơn thuần là chắp vá một vài thủ pháp vặt vãnh. Đổi mới theo
hướng tích cực hóa người học nhưng thực chất giáo viên chỉ đưa ra nhiều câu hỏi để học
sinh trả lời , hoặc là áp dụng một vài thao tác để giờ học mang hình thức đổi mới. Nói
như J. Vial là thêm vào một vài chút “gia giảm” nhưng thực chất là vẫn dùng phương
pháp cũ.Nó chỉ là sự trang điểm để bao che phương pháp cũ mà thôi chính vì vậy hiệu
quả giờ dạy không được nâng cao mà giờ học lại càng trở lên khiên cưỡng và vụn vặt.
Hiện tượng thứ hai là việc áp dụng một cách cực đoan một số biện pháp dạy học , ví dụ
có những giờ dạy giáo viên lạm dụng phương pháp đọc sáng tạo , cả tiết học chỉ có đọc
16
và đọc, lại có giáo viên lại thủ tiêu hoàn toàn vai trò diễn giải, hướng dẫn của mình mà
chỉ để học sinh làm việc ,hết cảm nhận chủ quan về tác phẩm lại liên tưởng, tưởng tượng
giơ tay phát biểu …Kết quả là giờ học không đọng lại tri thức và cảm xúc nào hết.
Qua một thời gian áp dụng những phương pháp mới , GS Phan Trọng Luận đã tổng kết
những hạn chế sau :
Do thiếu hiểu biết có hệ thống về phương pháp dạy học văn mới nên đã có khuynh
hướng:
- Tuyệt đối hóa hay cô lập một vài biện pháp , tưởng thế đã là đổi mới phương pháp.
- Phiến diện hóa nội dung phát triển ở học sinh qua giờ văn ( thiên về rung cảm chủ quan
, coi nhẹ hiểu biết)
- Đối lập việc cảm thụ của giáo viên với sự cảm thụ của học sinh trong giờ học tác phẩm
văn chương
- Đối lập hoặc tách biệt phương diện nghệ thuật ngôn từ với phương diện môn học
- Đơn giản hóa quá trình học tác phẩm văn chương vốn là một quá trình tổng hợp nhiều
quá trình ngôn ngữ, văn học , tâm lý, giáo dục. Đa số thiên về phương diện tâm lý cảm
thụ mà coi nhẹ quá trình khác.
- Cô lập các mặt chức năng giờ dạy ( thẩm mĩ , nghệ thuật , giáo dục )[244]
Qua những đánh giá sơ bộ như vậy có thể nhận thấy phương pháp dạy học ở nhà trường
phổ thông hiện nay chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng , bế tắc. Cần phải có một sự
đổi mới đồng bộ và triệt để về chiến lược dạy học văn trong nhà trường nhằm hướng vào
học sinh , giúp học sinh tham gia khám phá tác phẩm để họ thực sự tự phát triển.
1.1.2 Đổi mới phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo hƣớng bám sát thi
pháp của tác giả là nhu cầu bức thiết
Trong các nhân tố của quá trình dạy học , phương pháp chính là khâu đột phá cho chất
lượng đào tạo . Để nâng cao hiệu quả dạy học không còn con đường nào khác là phải có
phương pháp dạy học đúng đắn và khoa học. Khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo ” của Giáo sư Tạ Quang Bửu cách đây mấy chục năm chính là định
17
hướng, gợi ý cho một phương pháp dạy học hiện đại. Trong thời đại mà khoa học kĩ thuật
có tốc độ phát triển chóng mặt , thành tựu khoa học mới được cập nhập trong từng ngày,
từng giờ thì “Điều quan trọng không phải dạy cái gì mà là dạy như thế nào .”(
Mikhancop- viện sĩ Liên Xô)[21;24]. Bởi nếu cứ dạy theo cách nhồi nhét kiến thức thì
chắc chắn những kiến thức học được ở nhà trường sẽ lạc hậu so với sự phát triển của xã
hội, dù có nhạy bén và có ý thức đổi mới đến mấy thì nội dung dạy học trong nhà trường
cũng không thể bắt kịp với với tốc độ vũ trụ của sự tăng trưởng thông tin khoa học, kĩ
thuật trên thế giới. Chính vì vậy thay thế phương pháp dạy học trang bị kiến thức bằng
việc vũ trang phương pháp tự nghiên cứu, tự bổ xung kiến thức chính là cung cấp cho
người học những năng lực mà thế giới hiên đại cần ở mỗi cá nhân.
Dạy học văn trong nhà trường phổ thông cũng vậy, lâu nay chúng ta vẫn quen cách dạy là
trang bị những kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh, lượng kiến thức học và thi cử
chỉ gói gọn trong chương trình học , và hậu quả của cách dạy này chúng ta đã thấy rất rõ
trong khâu kiểm tra đánh giá. Khi thi cử học sinh chỉ cần học thuộc những kiến thức đã
được học như những cái máy, nếu cho một vấn đề mở rộng ngoài chương trình thì đại đa
số học sinh đều không thể giải quyết được. Gần đây trên báo chí và Internet có đăng tải
một số đề thi môn Văn của Trung Quốc, Nga , Mĩ…, khi đọc chúng những người làm
giáo dục chúng ta không khỏi giật mình . Ngoài những kiến thức trong nội dung chương
trình, họ còn đưa một tỉ lệ không nhỏ những vấn đề mới , thậm chí học sinh chưa từng
học vào trong đề thi . Để giải quyết được những vấn đề này thì người học bên cạnh phải
nắm vững nội dung kiến thức cơ bản trong sách mà còn phải có năng lực tự giải quyết
những vấn đề mới một cách sáng tạo dựa trên năng lực của bản thân. Như vậy nói một
cách bóng bẩy là cách dạy của họ dựa trên nguyên tắc “cho cần câu chứ không cho cá”,
luôn chú ý giữa nhiệm vụ cung cấp kiến thức và nhiệm vụ dạy cách tự tìm kiến thức dựa
trên những phương pháp khoa học . Sẵn sàng giải quyết những vấn đề mới mà không cảm
thấy lúng túng.
Sách giáo khoa môn Ngữ văn hiện hành đã bước đầu được biên soạn theo hướng mới.
Bên cạnh những nội dung truyền thống là những tác phẩm văn học kinh điển thì những
người biên soạn đã đưa những văn bản mới vừa mang kiến thức thuộc môn Văn ,vừa
18
chứa đựng những kiến thức của các khoa học liên ngành , và các thông tin ở mọi lĩnh vực
đời sống. Đó là những văn bản nhật dụng. Trong phân môn Làm văn cũng đã đưa nội
dung mới vào giảng dạy , đó là kiểu văn nghị luận xã hội . Đây là những thay đổi mang
tính cách mạng nhằm hiện đại hóa môn học này trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nội dung dạy học thay đổi tất yếu phải kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học.
Bởi nội dung hiện đại mà phương pháp lạc hậu thì chất lượng dạy học cũng không thể cải
thiện.Tuy nhiên để xây dựng một hệ thống những phương pháp dạy học Văn không hề dễ
dàng bởi , môn Ngữ văn ngoài tư cách là một môn khoa học như những môn học khác nó
còn mang những đặc thù riêng của một môn nghệ thuật- nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm
văn học là “Công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm
thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người , biểu hiện tâm tư, tình
cảm,thái độ của chủ thể trước thực tại ” … Bản thân tác phẩm văn học là một chỉnh
thể thẩm mĩ vô cùng phức tạp, ở chỗ tính phức tạp của tác phẩm văn học không chỉ biểu
hiện qua cấu trúc nội tại của nó , mà nó còn biểu hiện qua hàng loạt quan hệ khác.Với
người sáng tạo, tác phẩm văn học là nơi kí thác , nơi khẳng định quan điểm nhân sinh ,lí
tưởng thẩm mĩ. Vì vậy người ta nói đến “tấc lòng”của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Với hiện thực khách quan, tác phẩm văn học là hình ảnh phản ánh đới sống,là tấm gương
ghi giữ diện mạo lịch sử của một thời kì một đi không trở lại và dự báo tương lai. Với
người đọc, tác phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ…Dĩ nhiên ,trong
thực tế ,những quan hệ phức tạp ấy luôn xuyên thấm lẫn nhau, không thể tách rời một
cách máy móc.” ( Từ điển thuật ngữ văn học ) . Như vậy có thể hiểu khi xem xét một tác
phẩm văn học ta phải xem xét cả những yếu tố trong văn bản và yếu tố ngoài văn
bản.Nếu không có một quan điểm tiếp cận đúng đắn và khoa học dẫn đường thì phương
pháp dạy học văn chắc chắn sẽ gặp những sai lầm và thiếu sót. Thực tế dạy học văn đã
cho thấy những thiếu sót đó. Hiện nay những nhà phương pháp , đi đầu là GS Phan Trọng
Luận đã nêu ra khái niệm “Tiếp cận đồng bộ ” đối với tác phẩm văn chương . Đó là sự
vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh ( các yếu tố ngoài văn bản như : Bối
cảnh lịch sử xã hội, văn hóa cụ thể…) , cấu trúc văn bản, và lịch sử chức năng khi tiếp
cận văn chương .
19
“Một phương pháp tiếp cận khoa học như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về
nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương và
đó cũng là sự vận động nhuần nhuyễn của những quan điểm khách quan và khoa học về
sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể” [
21; 250]. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi nghiên cứu một cách tiếp cận trong quan
điểm “Tiếp cận đồng bộ” đó là quan điểm tiếp cận văn bản mà cụ thể là nghiên cứu văn
bản văn học từ khía cạnh thi pháp . Với đề tài này chúng tôi mong muốn từ việc nghiên
cứu một văn bản cụ thể để bổ xung vào một phương pháp dạy mới khắc phục sự lệch lạc
và thiếu sót của cách dạy học văn cũ. Đó là cách dạy chủ yếu đi vào nội dung, coi nhẹ
hình thức , làm mất đi tính nghệ thuật và tính chỉnh thể của tác phẩm văn học . Cô lập
hóa kiến thức , dạy văn theo kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ làm mất đi tính khoa học của bộ
môn . Cách dạy tác phẩm văn chương từ thi pháp loại thể và thi pháp tác giả nhằm trang
bị cho học sinh những tri thức lí thuyết văn học, giúp các em tiếp cận văn bản văn học
một cách bài bản , thấy hết được cái hay cái đẹp của một chỉnh thể thẩm mĩ , từ đó hình
thành năng lực giải mã các tác phẩm văn chương ,bồi dưỡng khả năng tự học và niềm
đam mê đối với văn chương ngay cả khi các em không còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thiết nghĩ đây là một việc làm cấp thiết và đầy ý nghĩa.
1.2 Một số vấn đề về thi pháp học
1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chƣơng trong nhà
trƣờng
1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp
Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ , là một bộ môn khoa học hiện đại
chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỉ XX . Nhưng nếu nhìn vào lịch sử
thì Thi pháp học đã bắt xuất hiện ở Hi lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ
thuật thi ca “Poetika” của Aristote cách đây 2300 năm .Thi pháp học trở thành một trong
những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ
ở thế kỉ XXI . Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh . Viện sĩ
20
Khrapchenco xác nhận “Trong thời đại ta ( thế kỉ XX- TĐS) hứng thú về Thi pháp học
ngày càng tăng ”. Nhà nghiên cứu Pháp Jean- Yves Tadie nói “Từ chủ nghĩa hình thức
Nga , thi pháp học bắt đầu phục hưng”
Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại , Thi pháp
học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với Thi pháp
học cổ điển , Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng , từ chân lý tự nhiên
khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ
thể . Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ
thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó , Thi pháp học hiện đại xuất phát từ qua
niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống , xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng
cộng . Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như những vật sáng tạo tinh xảo
bằng chất liệu ,thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp , một
hệ thống kí hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ ,một sáng tạo tinh thần
tồn tại vừa trong văn bản vừa trong văn bản vừa trong cảm thụ người đọc. Thi pháp học
truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật , nhà văn phải thế này
thế kia ,thì Thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ
trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật ,để hiểu nghệ thuật sâu hơn , đúng hơn . Nếu Thi
pháp học truyền thống xem nghệ thuật như những nguyên lý nghìn năm bất biến thì Thi
pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử , cùng vận động và phát triển
với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa . Nếu Thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới quy
tắc sáng tác thì Thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc , cách giải mã văn bản
.[31;8 ]
Khi nghiên cứu về Thi pháp học , có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận khác
nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc , biện pháp chung làm cho văn bản , phát
ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu Thi pháp như là những nguyên tắc ,
biện pháp nghệ thuật cụ thể , tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm , tác giả, thể
loại , trào lưu Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người dễ nhầm Thi pháp học là
ngành Lí luận văn học , nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của ngành Lí luận văn học ,
bởi lý luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học , còn Thi
21
pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật
mà thôi, phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm , thể loại,
phong cách, ngôn ngữ. Tuy vậy Thi pháp học với tư cách là khoa học ứng dụng cũng
không đồng nhất với phê bình , phân tích tác phẩm văn học cụ thể , bởi vì phân tích có
thể xuất phát từ nhiều quan điểm ,góc độ, đặc biệt là phát hiện, đánh giá nội dung, còn
Thi pháp học nghiêng về phát hiện , khám phá bản thân các quy luật hình thức.Vì thế có
thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học , chuyên
nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học. Tuy nhiên , dù nhiều
người nói về Thi pháp học , song để định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa
ra đều chưa thống nhất . Nhà lí luận ,phê bình văn học Nga V. Girmunxki định nghĩa :
“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật ” [32; 7 ],
còn M. Bakhtin trong công trình Những vấn đề thi pháp Đo xtoiepxki tuy không nêu ra
định nghĩa về Thi pháp học , nhưng nội dung nghiên cứu của ông là “Nhà nghệ sĩ
Đotxtoiepxki” với “Cái nhìn nghệ thuật độc đáo” ,và “Hình thức tiểu thuyết đa thanh”,
“Ngôn từ đa giọng” đã xác nhận nội dung thi pháp của nó. Nhà nghiên cứu Roman
Giacopson trong công trình “ngôn ngữ và thi pháp học ” (1960) định nghĩa thi pháp là
một bộ phận của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ” ,
tức là nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ . Nhà nghiên
cứu Pháp Ts . Todorop trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là
nhưng quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể . Cụ
thể hơn là nghiên cứu tính văn học , chất văn học của tác phẩm văn học nói chung .
Viện sĩ người Nga V.V . Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu
các hình thức , các dạng thức , các phương tiện , phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác
ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại loại tác phẩm nhằm nắm bắt …không chỉ là các
hiện tượng của ngôn từ văn học , mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác
nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”( Phong cách học,
Lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). Tổng hợp từ rất nhiều ý kiến trên GS
Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về Thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn
22
nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật , mọi nguyên tắc , phương
tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động , phát triển lịch sử của chúng” [32; 8 ]
Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa
“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp , tức là hệ thống các phương thức ,
phương tiện , thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn
học . Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản
nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu
phản ánh của sáng tác nghệ thuật”[9; 304]
1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ
thông
Không đi sâu vào lí thuyết Thi pháp học , trong nhà trường chúng ta chỉ cần hiểu Thi
pháp học là cách thức tiếp cận tác phẩm bám vào văn bản là chính, ít đi sâu vào những
vấn đề nằm ngoài văn bản như : Tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân
vật, tác dụng xã hội Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức nghệ thuật như :
Không gian , thời gian, nhân vật, kết cấu ,cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ… của tác
phẩm văn học. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần phải tiếp cận hình
thức nghệ thuật của nó . Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình
thức và nội dung, Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung . Nội
dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình thức, đó là “Hình thức mang
tính nội dung” ( Trần Đình Sử ). Hình thức như là phương thức hình thành xuất hiện
trong một nội dung nhất định .Hình thức có mặt trong toàn tác phẩm cũng như nội dung
được biểu hiện trong toàn tác phẩm [28;253] . Vì vậy phương pháp chủ yếu của Thi pháp
học là phương pháp hình thức , có thể hiểu “Phương pháp hình thức là phương pháp
phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa
thẩm mĩ của nó” ( Nguyễn Văn Dân ). Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp
nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong
tác phẩm nghệ thuật , tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như
là tâm hồn và thể xác , nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và
23
ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội
dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và
ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức , có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” ( Belinxki)
[28;256 ]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn , không ít cách dạy , cách học vi phạm
nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức . Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn
bản , đặc biệt là trong nhà trường đại học còn phổ biến hiện tượng không tiếp xúc với văn
bản ( nhất là với các tác phẩm dài ) . Trong nhà trường phổ thông cũng vậy có rất nhiều
hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học
đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm “ý”, vì thế mới có tình
trạng dạy thơ không cần thuộc , dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính (
Nguyễn Viết Chữ) [4;9 ]
Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn
trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Chất nghệ thuật, chất văn đã bị thủ
tiêu, giờ văn như một giờ giảng đạo đức, một giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử ,
chính trị , xã hội …người học trở lên chán học, người dạy thì quen với cách dạy như vậy ,
ít chịu tìm tòi, khám phá , sáng tạo mà coi đó là những lối mòn trong đời dạy học. Chất
lượng giờ dạy vì thế mà ngày càng đi xuống, môn Văn ngày càng mất đi vị thế quan
trọng của mình trong việc trang bị kiến thức khoa học, nghệ thuật , và quan trọng hơn là
thiên chức giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh.
Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành đã chú ý đến vấn đề thi pháp thể loại khi
dạy học tác phẩm văn chương . Bởi yếu tố loại thể chính là cơ sở lý thuyết để giải mã
chính xác tác phẩm văn học, nó chi phối tất cả các yếu tố hình thức của tác phẩm .
Bakhtin nói “Thi pháp phải bắt đầu với thể loại ” . Mỗi loại thể có một đặc điểm riêng và
có một cách tiếp cận riêng . Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp
tác phẩm theo loại thể . Chẳng hạn , trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 ,nâng cao, tập1 ,
học sinh được đọc và học thêm liền mạch các tác phẩm truyện như : Hai đứa trẻ, Chữ
người tử tù, Số đỏ, Việc làng , Chí Phèo , Tinh thần thể dục , Đời thừa đi kèm với bài
“Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”. Mỗi khi dạy tác phẩm thuộc thể loại nào sách giáo
khoa thường giới thiệu về đặc trưng của thể loại đó . Bên cạnh những phần giới thiệu