Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lý Nhân Tông docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.62 KB, 11 trang )

Lý Nhân Tông


Lý Nhân Tông (1066 – 1127), là vị vua thứ tư của triều Lý. Tên húy (thật) của
ông là Lý Càn Đức . Ông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử ViệtNam, là người
đặt nền móng xây nền giáo dục đại học ViệtNam.
Trong thời gian trị vì, ông cùng với mẹ là nhiếp chính Ỷ Lan và thái úy Lý
Thường Kiệt hai lần đánh bại quân Tống.
Khái quát sự nghiệp
Lý Càn Đức là con trưởng của vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Ông
sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ (tức 22 tháng 2 năm 1066) tại kinh đô Thăng
Long, Hà Nội. Ngay hôm sau, ông được vua cha Lý Thánh Tông lập làm thái tử.
Năm 1072, Thánh Tông mất, Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lý
Nhân Tông.
Vua Nhân Tông còn nhỏ, nhờ vào Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, lại thêm sự
phò tá của Thái sư Lý Đạo Thành và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt, những nhân
vật lịch sử tên tuổi không chỉ của triều Lý mà cả trong lịch sử Việt Nam, nên nước Đại
Việt trở nên hùng mạnh.
Ông làm vua đến năm Đinh Mùi (1127) thì mất, trị vì được 55 năm, hưởng thọ
62 tuổi. Lý Nhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử ViệtNam.
Chiến tranh chống Tống
Bài chi tiết: Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077
Khi Nhân Tông lên ngôi, nhà Tống muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ để mang
quân đánh chiếm. Nhờ vào khả năng quân sự của Lý Thường Kiệt, nước Đại Việt đã
đứng vững trong cuộc chiến với Bắc Tống.
Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung châu chuẩn bị tiến
sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang quân đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm
1076, quân Lý hạ thành Ung châu.
Năm Bính Thìn (1076), nhà Tống cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang
xâm lược Đại Việt. Quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Phụ quốc thái úy Lý Thường
Kiệt đã đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm


1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về.
Đối nội
Nông nghiệp
Vua Nhân Tông rất quan tâm đến nông nghiệp. Ông cho đắp đê chống lũ lụt,
nổi tiếng nhất là đê Cơ Xá, khởi đầu cho việc đắp đê ngăn lũ ở Việt Nam, nhằm giữ
cho kinh thành khỏi ngập lụt.
Năm 1117, Nhân Tông còn ra quy định cấm giết trâu bò bừa bãi: ai mổ trộm
trâu bị phạt 80 trượng và tội đồ làm người hầu trong quân đội; người giết trâu và ăn
trộm trâu đều phải bồi thường; hàng xóm biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80
trượng[1].
Khoa cử
Năm Ất Mão (1075), vua mở khoa thi tam trường, còn gọi là Minh kinh bác
học để chọn người có tài văn học vào làm quan. Khoa thi ấy là khoa thi đầu tiên ở Đại
Việt và chọn 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Thịnh làm đến chức thái sư (tể
tướng), tỏ rõ là người có tài năng xuất chúng. Về sau, vua nghi ngờ Lê Văn Thịnh làm
phản, nên đày lên Thao Giang (Tam Nông, Vĩnh Phú) đến hết đời.
Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở
Đại Việt, chọn những nhà khoa bảng tài giỏi vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086), mở
khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện. Khoa ấy có Mạc Hiển Tích đỗ
đầu, được bổ nhiệm làm Hàn lâm học sĩ.
Quan chế
Năm Bính Dần (1086), vua Nhân Tông định quan chế, chia văn võ bá quan làm
9 phẩm. Quan đại thần có thái sư, thái phó, thái uý và thiếu sư, thiếu uý. Ở dưới những
bậc ấy, về văn ban có thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị đại phu, trung thư
thị lang, bộ thị lang. Về võ ban có đô thống, nguyên suý, tổng quản khu mật sứ, khu
mật tả hữu sứ, kim ngô thượng tướng, đại tướng, đô tướng, chư vệ tướng quân v.v
Ở các châu quận, văn thì có tri phủ, tri châu; võ thì có chư lộ trấn, lộ quan.
Qua đời
Tháng Chạp năm Đinh Mùi, Lý Nhân Tông ốm nặng. Ông gọi các đại thần Lưu
Khánh Đàm và Lê Bá Ngọc vào giao việc giúp thái tử Dương Hoán. Về việc tang lễ,

ông dặn:
"Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ áo trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên
theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên
cạnh tiên đế"[2]
Ngày Đinh Mão (tức 15 tháng 1 năm 1128), ông mất ở điện Vĩnh Quang, ở
ngôi 56 năm, thọ 63 tuổi. Thái tử Lý Dương Hoán - con của Sùng Hiền hầu và là cháu
gọi Nhân Tông bằng bác - lên nối ngôi, tức là Lý Thần Tông.
Tác phẩm
Tác phẩm của vua Lý Nhân Tông hiện chỉ còn ba bài thơ, một vài bức thư gửi
triều đình nhà Tống, bốn bài hịch và chiếu. Tất cả đều viết bằng chữ Hán.
-Ba bài thơ tứ tuyệt đều thuộc loại thơ thù tặng, gồm: “Truy tán Vạn Hạnh
Thiền sư” (Truy khen Thiền sư Vạn Hạnh), “Tán Giác Hải Thiền sư, Thông Huyền
Đạo nhân” (Khen Thiền sư Giác Hải và Đạo sĩ Thông Huyền), “Truy tán Sùng Phạm
Thiền sư” (Truy khen Thiền sư Sùng Phạm).
-Bức thư có giá trị nhất có tên là “Thỉnh hoàn Vật Dương, Vật Ác nhị động
biểu”. Đây là bức thư gửi cho vua Tống, nhân hội nghị Vĩnh Bình giữa hai nước,
nhằm đòi lại hai động là Vật Dương và Vật Ác. Lời lẽ trong thư mềm mỏng, khiêm
nhượng, nhưng vẫn khôn khéo vạch được mưu mô chiếm đất và sự dối trá của nhà
Tống.
-Bài chiếu có nhiều nét ý vị là bài “Lâm chung di chiếu” (Chiếu để lại lúc mất).
Đây là bài văn biểu lộ rõ phong cách của người viết, đã hé mở cho thấy một tấm lòng
nhân hậu, cao cả, không muốn lạm dụng địa vị cao sang để phiều nhiễu dân; chỉ muốn
trước sau lúc nào cũng giữ được ý nguyện “trăm họ được yên”, “bốn bể yên vui, biên
thùy ít loạn"[3].
Nhận định
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhận xét về Lý Nhân Tông:[4]
“Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân,
nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân
được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật,
thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt.”

Lý Nhân Tông cũng là một vị vua khổ luyện, phấn đấu đạt đến độ “học thức
cao minh, hiểu sao đạo lý” (Phan Huy Chú). Chính vì vậy, đánh giá tổng quát về ông,
các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đến Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn v.v đều
xem ông là “vị vua giỏi”, “vị anh quân” của vương triều Lý[5].
 h  ao lại bị Địch Thanh đánh bại, Cao phải chạy trốn sang nước Đại Lý.
Quân Lý rút về.

Về sau người Đại Lý bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống. Nhà
Tống giết luôn gia quyến của Trí Cao. Từ đó họ Nùng tuyệt diệt.
Chiêm Thành, Ai Lao
Bài chi tiết: Chiến dịch phạt Chiêm 1044
Lý Thái Tông lên làm vua đã hơn 15 năm, mà nước Chiêm Thành láng giềng
không chịu thông sứ và lại cứ quấy nhiễu ở mặt bể. Thấy vậy, ông bèn sắp sửa binh
thuyền sang đánh Chiêm Thành.
Năm 1044, hoàng đế Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm dàn
trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái tông truyền thúc quân đánh tràn sang, quân
Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là
Quách Gia Di chém chết vua Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) đem đầu sang xin hàng.
Bấy giờ quân Chiêm Thành và dân bản xứ bị giết rất nhiều. Vua Thái Tông
trông thấy động lòng thương, ra lệnh cấm không được giết người Chiêm, hễ ai trái
lệnh thì theo phép quân mà trị tội.
Ông tiến binh đến quốc đô Phật Thệ (nay ở làng Nguyệt Hậu, huyện Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế), vào thành bắt được vương phi Mỵ Ê và các cung nữ đem
về. Mỵ Ê giữ tiết không chịu lấy vua, nhảy xuống sông tự tử. Mỵ Ê được ông khen là
trinh tiết, phong làm Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi nhận:[5]
Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, xong về ngự ở
điện Thiên An, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi. Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù
binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các tù binh đều
được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang9 đến Đăng Châu10 (nay là

Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành. Vua sai đặt cũi lớn ở
Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), lấy con voi thuần của Chiêm Thành làm mồi nhử
voi rừng vào trong cũi, vua thân đến bắt
Thời gian đầu nhà Lý cầm quyền còn nhiều thủ lĩnh địa phương chưa phục
tùng, do đó các vua Lý suốt từ Thái Tổ tới Thái Tông phải nhiều lần ra tay đánh dẹp.
Ngoài các cuộc đánh dẹp lớn trên, Lý Thái Tông còn một lần đánh châu Ái năm 1034,
đánh Ai Lao năm 1048. Tháng 9 năm Mậu Tý 1048, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ
thứ năm, tướng quân Phùng Trí Năng nhận lệnh vua đem quân đi đánh Ai Lao. Rất
nhiều người và gia súc của Ai Lao bị quân Việt bắt giữ và mang về.[5]
Cai trị
Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho dựng chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột.
Lý Thái Tông tuy phải đánh dẹp luôn, nhưng cũng không bỏ bê việc chính trị
trong nước. Đặc biệt, ông tỏ ra là vị vua có lòng thương dân. Hễ năm nào đói kém
hoặc đi đánh giặc về, lại giảm thuế cho dân trong hai ba năm.
Ông sửa lại luật pháp, định các bậc hình phạt, các cách tra hỏi, và đặt lệ cho
những người già người trẻ, trừ khi phạm tội thập ác, thì được lấy tiền mà chuộc tội.
Nhân khi đổi luật mới, nhà vua đổi niên hiệu là Minh Đạo, đồng thời cho đúc tiền
Minh Đạo (1042). Bộ Luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch
sử ViệtNam.
Năm 1043, Thái Tông hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam để làm
nô. Vua lại chia đường quan lộ ra từng cung, đặt nhà trạm để chạy giấy công văn.
Vua Thái Tông ở ngôi cao nhưng vẫn luôn gắn bó với lao động. Tháng 2 năm
1038, ông thân hành ra cửa Bồ Hải cày ruộng tịch điền. Ông tế Thần Nông, tế xong tự
mình cầm cày xuống ruộng. Các quan can rằng:
Đó là việc của nông phu, bệ hạ việc gì phải làm thế?
Thái Tông đáp rằng:
Trẫm không tự cày cấy thì lấy gì mà có xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi
theo?
Nói xong vua đẩy cày ba lần mới thôi.
Trong cung Thái Tông định số hậu phi và cung nữ như sau này: hậu và phi 13

người, ngự nữ là 18 người, nhạc kỹ 100 người. 1040, ông ra lệnh lấy hết gấm vóc
hàng nước Tống trong cung ra may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo
bào gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào vóc. Thái Tông phát hết gấm vóc và dạy cho
cung nữ dệt được gấm vóc. Từ đó trong cung chuyên dùng hàng tự dệt, không dùng
hàng của nước Tống nữa.
Những việc làm trên của Thái Tông được sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao,
rằng vua đã nêu gương cho thiên hạ, có đức tính kiệm ước, dẫn đến dân đông, của
giàu, “trong cái tốt lại có cái tốt nữa”. Là người chuộng đạo Phật, Thái Tông khởi đầu
cho việc xây dựng chùa Một Cột. Tương truyền năm 1049, ông nằm mơ thấy Phật bà
Quan Âm ngồi trên toà sen dắt ông lên toà. Sau đó nhà vua kể lại chuyện đó với bầy
tôi; và cho dựng cột đá, làm toà sen đặt đặt lên như đã thấy trong mộng, theo lời
khuyên của nhà sư Thiền Tuệ. Cột toà sen đó trở thành ngôi chùa, khi đó có tên là
chùa Diên Hựu.
Có ý kiến cho rằng, Lý Thái Tông do từng có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng
đất cố đô Hoa Lư trước khi về với Thăng Long nên sau này xây chùa Một Cột, đền
Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở cửa Thần
Phù (Hoa Lư) và thực hiện nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ
thời ông ngoại của mình là vua Lê Đại Hành.[3]
Qua đời
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 6, theo
chiếu của vua Thái Tông, Hoàng thái tử Lý Nhật Tôn được phép coi chầu nghe chính
sự.
Sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng:
Xem đoạn văn ở dưới chép tháng 9 vua không khỏe, thì tháng này xuống chiếu
cho thái tử ra coi chầu nghe chính sự là việc bất đắc dĩ.
Tháng 9, ngày Mậu Dần, sức khoẻ của Lý Thái Tông không được tốt. Sang
mùa đông, vào tháng 10, ngày mồng một (tức 3 tháng 11 năm 1054), ông băng hà tại
điện Trường Xuân, sau 27 năm trị quốc. Trước linh cữu vua cha, Thái tử Nhật Tôn lên
thay, tức là vua Lý Thánh Tông, mở đầu niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ nhất.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Thánh Tông đã:

Truy tôn tên thụy cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông, mẹ họ Mai
làm Kim Thiên Hoàng Thái Hậu.[5]
Nhận định
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhận xét về Lý Thái Tông:
“Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ
đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn
lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền.”
—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[6]
Lý Thái Tông là vị vua giỏi thời nhà Lý. Hơn 30 năm chinh chiến và trị quốc,
ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại những nguy cơ chia cắt, bạo loạn,
xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến cho nước Đại Cồ Việt trở nên vững mạnh.
Khi vua Thái Tổ sắp mất, nhà Lý đứng trước nguy cơ trượt theo vết xe đổ của
các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, chỉ truyền được 1 đời thì gặp phải đại loạn và dẫn
đến việc bị thoán đoạt. Uy tín của ông và tài năng, sự dũng cảm của Khai Quốc
Vương, tướng Lê Phụng Hiểu đã khiến cho tình hình nhanh chóng được ổn định trở
lại.
Nhiều lần dùng binh từ nam chí bắc nhưng Lý Thái Tông tỏ ra là ông vua bao
dung, nhân hậu. Các nhà sử học cho rằng vua Thái Tông cũng như nhiều vua Lý khác
có lượng khoan hồng vì ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Trừ người em Vũ Đức
vương làm loạn bị giết, những vương tôn phản loạn khác ông đều tha tội. Trong cuộc
phản loạn của các vương tôn, nhờ người em thứ hai của vua Thái Tông là Khai Quốc
vương đem quân giải vây cho Thăng Long và Trường Yên (kinh đô Hoa Lư) giúp ông
chống lại quân nổi loạn và chính Khai Quốc vương vận động quần thần tôn ông lên
ngôi. Nùng Trí Cao nhiều lần làm phản nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng. Vì vậy
nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo chê ông “mê hoặc theo thuyết từ ái
của đạo Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch”.[7] Tuy nhiên, theo tác giả Lê Văn
Siêu trong sách Việt Nam văn minh sử, việc ông hậu đãi Nùng Trí Cao là một thâm ý
kiểu “thất cầm Mạnh Hoạch” của Gia Cát Lượng khiến Trí Cao kính phục và cảm
kích. Sau này, dù Trí Cao còn ý định xưng hùng, nổi loạn cũng sang Trung Quốc gây
họa cho Tống (và kêu gọi cả vua Thái Tông cùng xé đế quốc Tống) chứ không còn

gây họa cho Đại Cồ Việt[8].
Gia quyến
Cha: Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn
Mẹ: Linh Hiến hoàng thái hậu Lê Thị Phất Ngân
Vợ:
Kim thiên hoàng thái hậu Mai thị
Vương hoàng hậu
Đinh hoàng hậu
Thiên Cảm hoàng hậu (tổng cộng 8 người)
Con cái:
Khai Hoàng Vương Nhật Tôn, là hoàng thái tử, sau là Lý Thánh Tông
Phùng Càn Vương
Công chúa Bình Dương
Công chúa Trường Ninh
Công chúa Hồng Phúc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×