Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Định hướng và điều chỉnh trí tuệ cảm xúc EQ giúp học sinh tiến bộ trong học tập và đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.78 KB, 11 trang )

1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một trong những cơng việc kiêm nhiệm
mà giáo viên (GV) có thể sẽ phải thực hiện trong suốt quá trình tham gia cơng
tác của mình ở đơn vị giáo dục nếu được đơn vị giáo dục phân công. GVCN là
cầu nối quan trọng giữa phụ huynh, học sinh (HS) và nhà trường. Vì vậy có thể
nói GVCN có vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác quản lí cũng như giáo
dục HS.
Công tác chủ nhiệm lớp không đơn thuần là việc thực hiện cơng việc bình
thường trong giáo dục, đào tạo mà cịn là nghệ thuật trong quản lí, điều hành
một tập thể, để một lớp học vận hành suôn sẻ, HS yên tâm học tập và rèn luyện
đạo đức.
Được phân công vào chủ nhiệm lớp 10B6, tôi luôn đắn đo, suy nghĩ, cố
gắng tận tâm, nhiệt tình, chu đáo trong quản lí, tổ chức lớp học ngay từ những
buổi đầu khi HS mới nhập học.
Và tôi nhận thấy rằng, ngồi việc giúp các em có kiến thức trong học tập,
giáo dục các kĩ năng sống cho HS thì việc giáo dục và điều chỉnh trí tuệ cảm xúc
(EQ) của các em, giúp HS chuyển hoá những cảm xúc tiêu cực thành năng
lượng tích cực cũng là một việc đáng lưu ý.
Nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra (bạo lực học đường, sa vào các tệ nạn
xã hội, học hành chểnh mảng, thái độ gay gắt và mối quan hệ giữa các em HS
với bạn bè, gia đình, nhà trường rất căng thẳng) do các em không biết cách kiềm
chế cảm xúc của mình. Từ đó, các em mất dần hứng thú học tập và bị cô lập
trong thế giới riêng của mình.
Trước thực trạng đó, tơi chọn đề tài “ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐIỀU CHỈNH
TRÍ TUỆ CẢM XÚC (EQ) GIÚP HỌC SINH TIẾN BỘ TRONG HỌC
TẬP VÀ ĐẠO ĐỨC” để trình bày đến hội thi.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
1.1. Vấn đề EQ đối với HS THPT hiện nay
Thông qua khảo sát từ thực tế và trao đổi với các GVCN và HS ở trường


THPT Trần Thị Tâm cũng như một số trường trên địa bàn tỉnh, cả nước, tôi
nhận thấy vấn đề EQ đối với HS THPT hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Những
biểu hiện phổ biến là:
- Về phía HS, các em có sự thay đổi lớn cả về thể chất, tâm lý. Lứa tuổi các
em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận
thức, lý tưởng sống. Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính
chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến
thức, ... một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn


2
đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có
những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cực mà người lớn khó hiểu.
- Về phía nhà trường, mơi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá
nhiều, áp lực do các mơn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so
với khả năng học tập của các em. Các em khơng có thời gian cần thiết để phục
hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến các q trình nhận thức, cảm xúc và ý chí.
- Về phía gia đình, nền kinh tế cơng nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống
hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vịng xốy của cơng việc và bạn bè.
Những lo toan cơng việc khiến họ khơng có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc
con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì
từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia
đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường
hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội nên bắt các em chỉ
ở nhà... Tất cả đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới
đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để
bổ sung và hồn thiện nhân cách.
- Về phía mơi trường xã hội, xã hội phát triển kéo theo đó là nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng

nhiều. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các
em dẫn tới lối sống ích kỷ, bng thả, đua địi, thích hưởng thụ, tạo ra những
hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng
không nhỏ các HS dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ
nạn mà không lường trước được hậu quả.
Vì vậy, việc đưa ra biện pháp khả thi, cụ thể và thực hiện nó là một điều
thực sự cần thiết. Không chỉ giúp các em HS có được một tâm lý thoải mái, tạo
ra một môi trường sống và học tập thuận lợi hơn với các em mà còn nâng cao
được chất lượng giáo dục trong nhà trường, hướng tới một môi trường giáo dục,
tiên tiến, phát triển về nhiều mặt.
1.2. Vấn đề giáo dục EQ ở một số trường THPT hiện nay
Đánh giá sơ bộ về vấn đề giáo dục EQ hiện nay, tôi nhận thấy:
- Các trường có hịm thư tâm lí nhưng ln trong tình trạng trống trơn.
- Các trường đã có ban tâm lí nhưng HS ngại hỏi.
- GVCN là người gần gũi các em nhất nhưng lại chưa được tập huấn về
tâm lí HS.
- HS chưa được tham gia một khố học hay tập huấn gì liên quan đến EQ.
1.3. Vấn đề về các tài liệu EQ hiện nay
- Trí tuệ cảm xúc EQ là khái niệm mới chỉ xuất hiện trong vài thập niên
gần đây nhưng đã trở thành một đề tài được đông đảo mọi người quan tâm.


3
- Có rất nhiều sách báo về chủ đề này được bày bán trên thị trường, nhiều
cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học (Edward Thorndike, David
Wechsler,…) về EQ nhưng chưa thực sự phổ biến ở các cơ sở giáo dục.
2. Trình bày biện pháp
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về EQ
Trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient) hay trí tuệ xúc cảm là khả

năng nhận dạng, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Khơng
chỉ kiểm sốt tốt cảm xúc cá nhân, EQ cịn bao hàm trong đó năng lực nhận biết
cảm xúc của người khác (ví dụ: vui, tức giận, buồn bã, thất vọng,…) để giao
tiếp hiệu quả, đồng cảm hơn với mọi người.
2.1.2. Các đặc điểm của EQ
- Tự nhận thức: bạn biết rõ mình đang cảm thấy thế nào, đồng thời hiểu
rằng cảm xúc và hành động của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh
ra sao.
- Biết kiềm chế bản thân: không tấn công người khác bằng lời nói, đưa
ra quyết định một cách vội vàng, cảm tính, rập khuôn hoặc thoả hiệp với các giá
trị của họ.
- Tự tạo động lực: luôn làm mọi việc cần thiết để hướng tới mục tiêu đặt
ra.
- Đồng cảm: giúp bạn biết đặt mình vào hồn cảnh của người khác, ln
hỗ trợ mọi người, sẵn sàng đứng lên đấu tranh khi có sự phân biệt đối xử, biết
cách phản hồi mang tính xây dựng và lắng nghe trong mọi hồn cảnh.
- Kĩ năng xã hội: luôn sẵn sàng lắng nghe, thay đổi và giải quyết xung
đột thông qua ngoại giao.
2.1.3. Các mức độ của EQ
Nghiên cứu cho thấy có 4 mức độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc – sắp xếp theo
trình tự từ thấp đến cao:
- Nhận thức cảm xúc.
- Lí luận bằng cảm xúc.
- Hiểu cảm xúc.
- Quản lí cảm xúc.
2.1.4. Các vai trị của EQ trong học tập và cuộc sống
- Cải thiện hiệu suất học tập: giúp HS vượt qua những mâu thuẫn tại nơi
làm việc, dẫn dắt, thúc đẩy các bạn và chính bản thân mình thi đua học tập, rèn
luyện.
- Tăng cường sức khoẻ thể chất: nếu khơng thể kiểm sốt cảm xúc cá

nhân, HS sẽ rất dễ bị áp lực trong học tập. Căng thẳng có thể dẫn đến những vấn


4
đề sức khoẻ nghiêm trọng như đau đầu, mệt mỏi, ức chế hệ miễn dịch, đau
tim,…

- Nuôi dưỡng sức khoẻ tinh thần và tâm hồn: Cảm xúc khơng kiểm
sốt và căng thẳng cũng tác động đáng kể đến sức khoẻ tinh thần, khiến HS dễ
rơi vào trạng thái tiêu cực, hay lo lắng, có thể dẫn đến trầm cảm. Khi khơng biết
cách quản lí cảm xúc, HS sẽ khó xây dựng các mối quan hệ bền chặt. Cảm giác
bị cô lập sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm bất kì vấn đề sức khoẻ tâm thần nào
mà HS đang gặp phải. Ngược lại, việc duy trì cái nhìn tích cực trước mọi vấn đề
sẽ khiến HS cảm thấy khoẻ khoắn và u đời hơn. Khi đó, thành cơng cũng sẽ
tới với các em dễ dàng hơn.
- Mở rộng mạng lưới quan hệ: Việc hiểu rõ và biết cách kiểm soát cảm
xúc giúp HS thể hiện bản thân theo hướng tích cực hơn, cũng như hiểu được
cảm giác của người khác tốt hơn. Đây là nền tảng để HS giao tiếp hiệu quả và có
các mối quan hệ gắn kết hơn, cả trong học tập và cuộc sống.
- Nâng tầm hiểu biết xã hội: Hoà hợp với cảm xúc cá nhân là điều kiện
để HS kết nối với mọi người và hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Với kiến
thức xã hội sâu rộng, HS sẽ dễ dàng nhận ra người tốt người xấu, hiểu rõ sự
quan tâm của người khác đối với bạn, giảm căng thẳng, cảm thấy được yêu
thương và hạnh phúc hơn.
2.2. Các bước thực hiện biện pháp
Để giúp HS lớp chủ nhiệm định hướng và điều chỉnh EQ của mình, về
mặt biện pháp, tơi thực hiện các bước chính sau:


5

Bước 1: Tìm hiểu đối tượng HS thơng qua hồ sơ học bạ, qua HS trong lớp,
qua phụ huynh, qua GV bộ môn.
- Đầu năm 2020 – 2021, tôi được phân chủ nhiệm lớp 10B6. Tôi đã dành
thời gian 1 ngày để tìm hiểu về học bạ THCS của HS. Tơi ghi chú cẩn thận về
hồn cảnh gia đình, sở thích, lời nhận xét của các GVCN cũ.
- Sau đó, tôi cho các em điền vào phiếu khảo sát thông tin đầu năm do
mình tự biên soạn về sở thích, năng khiếu, hồn cảnh gia đình.
- Trong suốt q trình học tập của HS, tơi ln theo dõi tình hình học tập
và rèn luyện của các em thông qua những buổi trị chuyện riêng với các GV bộ
mơn, HS trong lớp, với phụ huynh và với chính bản thân các em.
Bước 2: Tôi lắng nghe cảm xúc của HS.
- Tôi dành thời gian nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, xem chương
trình “Thầy cơ chúng ta đã thay đổi”,...
- Tôi thường xuyên để ý, lắng nghe những điều mà HS đang cố gắng
truyền đạt đến tôi bằng cả lời nói, ánh mắt và ngơn ngữ hình thể.
Bước 3: Tôi đồng cảm với HS
- Khi HS gặp vấn đề, tơi tự đặt mình vào vị trí của các em để thực sự hiểu
quan điểm của các em.
- Tôi hướng dẫn và giúp HS đặt mình vào vị trí của người đối diện để hiểu
quan điểm của họ.
- Tôi thường xuyên động viên HS, khen chê đúng lúc, không trách mắng,
đe nẹt HS.
Bước 4: Tôi định hướng và điều chỉnh EQ của HS
- Giúp HS nhận ra vấn đề bằng cách: trò chuyện với HS và yêu cầu HS tự
đặt các câu hỏi: Tại sao mình có cảm giác tiêu cực đó? Điều đó có ảnh hưởng
như thế nào với mình? Có nên loại bỏ nó đi khơng?
- Giúp HS tháo gỡ những khúc mắc, giải quyết những vấn đề: Em nghĩ có
thể làm thế nào để giải quyết vấn đề? Lợi hại của mỗi cách?
- Giúp HS thoát ra được cảm xúc tiêu cực, tự tạo ra những năng lượng
tích cực hàng ngày:

+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Tập hát những bài hát có giai điệu vui tươi,
yêu cuộc sống; Chơi các trò chơi đố vui với các phần thưởng nho nhỏ; Kể cho
HS nghe các câu chuyện về lối sống tích cực, các câu chuyện thú vị xung quanh
cuộc sống mỗi ngày với lịch trình cụ thể tháng 1 như sau:
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
18
Đố vui Chữa bài Tập hát Chữa bài Chơi trò Chữa bài
Vật lí về tập Tốn bài “Việt tập Hố
chơi
tập Anh
các nhà
Nam ơi”
“Nếu –
Bác học
thì”


6
19

20

21


Đố vui
Tốn học
về
các
nhà bác
học
Chơi trị
chơi
“Đốn ý
đồng
đội”
Chữa bài
tập Anh

Chữa bài Tập hát Chữa bài Chơi trị
tập Lí
bài “Việt tập Tốn chơi
Nam ơi”
“Đuổi
hình bắt
chữ”
Chữa bài Tập hát Chữa bài Trị chơi
tập Hố
bài “Xinh tập Lí
ơ chữ về
tươi Việt
Lịch sử
Nam”
Chơi trị Chữa bài Tập hát Chữa bài
chơi

tập Lí
bài “Xinh tập Tốn
“Truyền
tươi Việt
tin”
Nam”

Chữa bài
tập Văn

Chữa bài
tập Anh

Hành
trình văn
hố: Tìm
hiểu về
văn hố
Sa Pa.
+ Tiết HĐNGLL: Tổ chức các hoạt động tập thể theo các tháng, có
chương trình cụ thể, với mục đích gắn kết HS với bạn bè, rèn luyện thêm kĩ
năng sống (kĩ năng hợp tác, kĩ năng trình bày, kĩ năng trao đổi, thu nhận thơng
tin,...) cho HS.
Tháng
Chủ đề
Các hoạt động chính
1
Thanh niên với - Hoạt động 1: Tìm hiểu di sản văn hóa.
việc giữ gìn bản - Hoạt động 2: Hội thi thời trang.
sắc văn hóa dân - Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống văn hóa của

tộc
địa phương.
- Hoạt động 4: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
2
Thanh niên với lý - Hoạt động 1: Nghe thơng báo về tình hình phát
tưởng cách mạng triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
- Hoạt động 2: Thảo luận “Thanh niên với lý tưởng
cách mạng”.
- Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về
Đoàn.
3
Thanh niên với - Hoạt động 1: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
vấn
đề
lập - Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề.
nghiệp
4
Thanh niên với - Hoạt động 1: Hoạt động “Giải ô chữ hịa bình”.
hịa bình, hữu - Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hịa
nghị và hợp tác bình, hữu nghị và hợp tác.
- Hoạt động 3: Những thông tin thời sự.


7
- Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.
5
Thanh niên với - Hoạt động 1: Công lao của Bác Hồ với dân tộc.
Bác Hồ
- Hoạt động 2: Văn nghệ: “Những bài ca dâng
Bác”

- Hoạt động 3: Lời Bác dạy thanh niên.
+ Trong các hoạt động khác (Sinh hoạt 20/10; 20/11; 8/3; 26/3), GVCN
khéo léo lồng ghép các hoạt động, giao nhiệm vụ cụ thể dựa vào sở trường, sở
thích của các em. (Thi bơi lội – Huy, thi hát – Ngân, thi thuyết trình – Phương,
thi cầu lơng – Đoàn, Đức, Giáp,....). GVCN gắn các em với trách nhiệm, từ đó
giúp các em hình thành kĩ năng sống, tự tin hơn với năng lực của bản thân,.
- Và quan trọng hơn hết, GVCN phải luôn luôn làm gương cho HS, gần
gũi, quan tâm, động viên các em, giúp các em vượt qua khó khăn để vươn lên
trong học tập và rèn luyện đạo đức. GVCN cần hình thành cho mình một lối
sống tích cực, lạc quan, là người truyền cảm hứng đến các em mỗi ngày.

Hình ảnh: GVCN và học sinh lớp 10B6 trong một hoạt động sinh hoạt tập thể.


8
PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ CHỦ NHIỆM
Để kiểm chứng tính hiệu quả của biện pháp, tôi đã tiến hành sử dụng biện
pháp vào quá trình chủ nhiệm của học kì 2 cho HS lớp 10B6 tại trường THPT
Trần Thị Tâm trong năm học 2020 - 2021. Kết quả thu được rất khả quan:
- HS có thái độ tích cực hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức.
- Chất lượng hai mặt của HS lớp chủ nhiệm học kì 2 tăng đáng kể so với
học kì 1.
Thang đo và phiếu khảo sát EQ của HS
Đồng
Bình
Khơng
Các vấn đề cảm xúc em gặp phải
ý
thường đồng ý

1. Em thường xuyên có cảm xúc chán nản, tiêu
cực.
2. Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập
của em rất nhiều.
3. Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ
của em với mọi người.
4. Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ của
em rất nhiều.
5. Em không thể kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc
của mình được.
6. Nếu học được cách quản lí cảm xúc, em nghĩ
mình sẽ hạnh phúc hơn và học tập tốt hơn, mối
quan hệ với mọi người cũng tốt đẹp hơn.


9
Qua khảo sát và dựa vào mức độ trên phiếu phảo sát, tôi nhận thấy, nếu
chúng ta thực hiện biện pháp này thì cảm xúc của HS sẽ được cải thiện rõ rệt,
hiệu quả học tập, đạo đức cũng thay đổi tích cực hơn rất nhiều.
Bảng số liệu đối chứng trước và sau tác dộng lớp 10B6 năm học 2020 – 2021
Em thường
Cảm xúc tích
Bình thường, em
xun có cảm xúc
cực. Hứng thú
khơng có ý kiến,
tiêu cực, mâu
Vấn đề khảo sát
học hành.
em không hứng

thuẫn với mọi
Nghiêm túc rèn
thú với mọi
người, chán nản
luyện đạo đức.
chuyện.
trong mọi việc.
Số lượng, tỷ lệ
1
16
23
(Trước tác động)
2,5 %
40,0 %
57,5 %
Số lượng, tỷ lệ
21
18
1
(Sau tác động)
52,5 %
45,0 %
2,5 %
Bảng đối chứng trước và sau tác dộng lớp 10B6 năm học 2020 – 2021
Học kì 1
Học lực
Hạnh kiểm
Xếp loại
SL
%

SL
%
Giỏi-Tốt:
1
2.50%
21
52.50%
Khá:
11
27.50%
17
42.50%
Trung bình:
21
52.50%
2
5.00%
Yếu:
7
17.50%
0
0.00%
Kém:
0
0.00%
Cộng
40
100.00%
40
100.00%

Danh hiệu HS Giỏi
1
2.50%
Danh hiệu HS Tiên tiến
11
27.50%
Xếp hạng thi đua học kì 1: 7/9 lớp khối chiều.
Học kì 2
Học lực
Hạnh kiểm
Xếp loại
SL
%
SL
%
Giỏi-Tốt:
3
7.50%
29
72.50%
Khá:
17
42.50%
9
22.50%
Trung bình:
18
45.00%
2
5.00%

Yếu:
2
5.00%
0
0.00%
Kém:
0
0.00%
Cộng
40
100.00%
40
100.00%
Danh hiệu HS Giỏi
3
7.50%
Danh hiệu HS Tiên tiến
17
42.50%
Xếp hạng thi đua học kì 2: 3/9 lớp khối chiều.


10
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
Trong biện pháp, tôi đã nêu ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng HS
THPT có chỉ số EQ thấp, khơng kiềm chế và điều chỉnh được cảm xúc của
mình, mất dần hứng thú học tập, rèn luyện đạo đức, lao động và căng thẳng
trong các mối quan hệ. Qua đó, tơi nghiên cứu về chỉ số EQ và đưa ra biện pháp
nhằm định hướng và điều chỉnh EQ cho HS, góp phần giúp các em có cảm xúc

tích cực, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức:
+ Tìm hiểu đối tượng HS.
+ Thường xuyên lắng nghe HS.
+ Đồng cảm với HS.
+ Giáo dục, định hướng và giúp HS điều chỉnh EQ của mình.
Việc giúp HS điều chỉnh được cảm xúc của mình, ln ln giữ cảm xúc
tích cực chắc chắn sẽ làm HS vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, hứng thú với học tập,
thân thiện với bạn bè, u thương gia đình và thầy cơ giáo, góp phần xây dựng
mơ hình “Trường học hạnh phúc”.
2. Kiến nghị, đề xuất
Tuy khái niệm EQ đã được nhắc đến khá nhiều nhưng nó thật sự trừu
tượng và là một chỉ số thiên về cảm tính. Do đó, để thực hiện biện pháp thành
cơng, tơi kính mong ban giám hiệu trường THPT Trần Thị Tâm, Đồn trường, tổ
tâm lí học đường tổ chức các buổi tập huấn về tâm lí lứa tuổi, các kĩ năng sống
liên quan (kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng kiểm sốt cảm xúc, kĩ năng ứng phó với
căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giải
quyết mâu thuẫn, kĩ năng hợp tác) cho GVCN và HS để chúng tơi có cái nhìn
khách quan hơn và có thể trang bị cho mình những kiến thức quan trọng để xử lí
cảm xúc của mình.
Vì thời gian và năng lực của bản thân cịn hạn chế nên biện pháp có thể
cịn nhiều thiếu sót, kính mong q thầy cơ đồng nghiệp đóng góp ý kiến để
biện pháp hoàn thiện hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Lâm Anh, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐH Quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 2021.
2. Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1937.
3. Daniel Goleman, Trí tuệ xúc cảm, NXB Lao động – xã hội, 2004.
4. Chương trình “Thầy cơ chúng ta đã thay đổi”, VTV7, 2017.
5. Chương trình “Trường Teen 2019”, VTV7, 2019.



11
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
PHẦN II. NỘI DUNG ......................................................................................... 1
1. Đánh giá thực trạng ........................................................................................... 1
1.1. Vấn đề EQ đối với HS THPT hiện nay ................................................... 1
1.2. Vấn đề giáo dục EQ ở một số trường THPT hiện nay............................. 2
1.3. Vấn đề về các tài liệu EQ hiện nay .......................................................... 2
2. Trình bày biện pháp........................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về EQ ............................................................................... 3
2.1.2. Các đặc điểm của EQ ......................................................................... 3
2.1.3. Các mức độ của EQ ........................................................................... 3
2.1.4. Các vai trò EQ trong học tập và cuộc sống ....................................... 3
2.2. Các bước thực hiện biện pháp.................................................................. 4
PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ CHỦ NHIỆM .................................................................... 8
PHẦN IV. KẾT LUẬN ..................................................................................... 10
1. Ý nghĩa của biện pháp ..................................................................................... 10
2. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 10



×