Giới thiệu về Hội An
Khi bước vào ngưỡng cửa Giáo Lý Phật Giáo, chúng tôi mới suy nghiệm trong
đời sống mọi biến cố xảy ra đều do căn cơ trùng trùng duyên khởi. Ở đây chúng tôi kể
lại những chuyện dông dài liên hệ đến những tình cảm giữa tình thân của chúng tôi
với nhà thơ Luân Hoán cùng một địa danh, có thể nói đã trổ những nhánh thơ : Hội
An.
Sau khi hoàn tất chương trình trung học trường Thọ Nhơn, tôi bị bạn bè bà con
ở Sài Gòn rủ rê vào học cao trung ở trường Khải Trí - Chợ Lớn. Hơn một năm về Ðà
Nẵng nghỉ hè, không ngờ Ba tôi vì thương tôi quá - con một trong gia đình - nên Ba
tôi nhất định giữ tôi lại và xin cho tôi vào học trường Phan Thanh Giản.
Chuyển qua chương trình Việt, tôi học được những áng văn chương tuyệt tác
của bà Ðoàn Thị Ðiểm, Bà Huyện Thanh Quan, những ông Nguyễn Khuyến, Nguyễn
Du, Chu Mạnh Trinh và đến những nhà thơ văn của thời cận đại như Nhất Linh,
Khái Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Ðinh Hùng, Nguyên
Sa qua lời giảng của Thầy Nguyễn Văn Xuân cũng là một nhà văn nổi tiếng đương
thời. Ngoài những bài giảng trong giờ Việt Văn trong lớp, tôi bắt đầu tìm đọc những
tạp chí văn học ấn hành tại Sài Gòn như tờ Văn, Bách Khoa, Gió Mới, Văn Học lần
hồi những tên tuổi có đăng thơ trên những tạp chí văn học này như Mai Thảo, Nguyên
Sa, Võ Phiến,Vũ Hoàng Chương, Nhã Ca, Viên Linh, Du Tử Lê và những Tường
Linh, Luân Hoán, Ðynh Hoàng Sa, Hoàng Lộc, Thành Tôn, Thái Tú Hạp ở miền
Trung đã gợi cho tôi những cảm tình , những yêu thích văn chương.
Ở cái tuổi ‘thích ô mai’ và yêu văn nghệ, tâm hồn đầy mộng mơ. Tôi tham gia
vào ban văn nghệ của trường, cũng tập tành viết lách lăng nhăng và hát hò vào những
cuối tuần rảnh rỗi. Có một lần tôi theo bạn bè đến trình diễn văn nghệ giúp vui cho các
Anh Chiến Sĩ ở tiền đồn Hiếu Ðức Không ngờ mọi chuyện xảy ra như một định
mệnh an bài. Tôi đã gặp nhà thơ Thái Tú Hạp Anh cũng từ Ðà Nẵng lên công tác tại
đây Và thời gian sau đó, qua sự giới thiệu của Thái Tú Hạp, tôi được biết thêm nhà
văn Duy Lam, hậu duệ của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, nhà văn Phan Du nổi tiếng với
tác phẩm ‘Hai Chậu Lan Tố Tâm’ Các nhà thơ Luân Hoán, Thành Tôn, Hoàng Quy,
Hoàng Lộc, Ðynh Hoàng Sa, Nguyễn Ðông Giang, Lê Vĩnh Thọ, Hoàng Thị Bích Ni,
Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, Tần Hoài Dạ Vũ, Hạ Quốc Huy, Hà
Nguyên Thạch, Vũ Hữu Ðịnh, Vương Thanh,Trần Dzạ Lữ, Phạm Thế Mỹ, Nhật
Ngân, Vĩnh Ðiện, Cao Bá Minh, Hoàng Trọng Bân, Lâm Quang Phước, Hồ Ðắc
Ngọc, Hoàng Ðăng Nhuận Thời gian tạo điều kiện cho chúng tôi càng gắn bó thân
thiết với nhau nhiều hơn. Rồi chiến chinh sôi động ở miền Hỏa Tuyến, tất cả bạn bè
lần lượt lên đường vào Thủ Ðức. Rồi chiến trường khắp bốn vùng chiến thuật mỗi
ngày mỗi khốc liệt tàn bạo hơn. Rồi được tin Luân Hoán bị thương ở chiến trường
Quảng Ngãi Sau 30 tháng 4 năm 1975, bao nhiêu tang thương xảy đến trong mỗi gia
đình chúng ta. Ở tù, vượt biển đầy máu và nước mắt trên biển đông, để rồi mỗi
người tìm cho chính mình một chỗ định cư an phận ở Paris, Sydney, Montreal,
London hay Los Angeles cho đến bây giờ. Trong số bằng hữu nặng nợ với thơ văn,
miệt mài bền bỉ nhất phải kể đến Luân Hoán.
Luân Hoán được sinh ra trên đất Hội An. Một thành phố cổ kính rêu phong,
được hình thành từ thế kỷ thứ 16, nơi chốn đầu tiên đánh dấu sự hội tụ nhiều sắc dân
như Nhật, Bồ Ðào Nha, Pháp, Hòa Lan, Ấn Ðộ và nhất là người khách trú Trung
Hoa Bây giờ Hội An đã trở thành di sản văn hóa của thế giới. Nơi chốn đã lưu
truyền bao nhiêu chứng tích lịch sử. Hội An được xem như trái tim của Quảng Ðà,
quê hương lẫy lừng trong lịch sử cách mạng, văn học của dân tộc, nơi sản sinh những
tài hoa , lỗi lạc trong nhiều bộ môn sinh hoạt văn học nghệ thuật, như Nhất Linh
Nguyễn Tường Tam, La Hối, Lê Trọng Nguyễn, Dương Minh Ninh, Lan Ðài, Dương
Minh Hòa, Nguyễn Văn Xuân, Lưu Nghi , Hoàng Quy, Thành Tôn, Hoàng Lộc, Tần
Hoài Dạ Vũ, Thái Tú Hạp , La Thoại Tân, Lưu Bạch Ðàn
Riêng Luân Hoán có sáu năm ấu thơ với Hội An, cùng một khoảng thời gian
dài anh lưu tới giao du cùng các bạn văn, đủ để làm thơ. Trong đề tài viết về quê
hương, Luân Hoán thường nhắc đến Hội An và chúng tôi tìm thấy có năm bài anh viết
riêng cho thành phố này. Hai bài ‘Nụ Hoa Cho Người Em Hội An’ , ‘Ðêm Mưa Về
Hội An’ nằm trong tập Rượu Hồng Ðã Rót. Bài ‘ Bài Gởi Hội An’ trong Ngơ Ngác
Cõi Người. Bài ‘Hội An Hội An Hội An ’ trong Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ và bài
mới đây nhất trên tạp chí Gío Văn , bài ‘ Lượm Thơ Trên Ðất Hội An’ . Chúng ta có
gặp được Hội An trong thơ Luân Hoán ? Và cái tình của anh đối với con đất hiền hòa
này ra sao ?
“ lâu năm trở lại Faifo
nghe hồn Phố Hội dạt dào cỏ cây
Chiêm, Hà, Bồ, Pháp, Tàu, Tây
còn vương trong hạt bụi bay hững hờ
chỉ giùm ta vạt đất nào
đã chôn cuống rún trổ thơ thành chùm ”
Trên con đất đã chôn cuống rún của mình, Luân Hoán đã thong thả dạo qua
những nơi đã ký thác trong lòng anh nhiều kỷ niệm. Với “Chân hôn lòng phố ngổn
ngang ổ gà”. Với “Mắt theo lòng tột nóc nhà/ngói âm dương nở cỏ hoa ngóng trời”,
Luân Hoán ghé Cẩm Phô, để cảm nhận cảnh cũ vẫn còn nguyên đấy, nhưng với cái
nhìn theo tuổi đời đã như khác đi “ Cây vông đồng của ngày thơ như là/ Lùn hơn,
nhỏ lại, trẻ ra/Cành sưa lá mỏng ba hoa cả ngày/Con chim cà cưỡng vừa bay/Bỏ quên
tiếng hát rụng đầy lá sâu” . Rồi từ đó, Luân Hoán ghé Chùa Cầu, Chùa Ông, Cẩm
Nam, Cẩm Kim, Cẩm Sa và khi đã mỏi, anh ghé lại những tụ điểm của đời thường
trong thành phố. Một quán bán chè của bà Sõ, một chỗ ngồi lắm rệp trong rạp chiếu
bóng Phi Anh, một góc trước tấm màn trắng của hiệu chụp ảnh Hồng Hưng , đến
những địa điểm rộng rãi thân quen hơn như Không Miếu, như sân trường Trần Qúy
Cáp Ở đâu Luân Hoán cũng xác nhận anh đã gặp lại anh. Và trong những hình ảnh
Luân Hoán vẽ ra, chúng ta tưởng chừng như có thể vói nắm được những gì thân thiết
của chính mình.
Chẳng những cảnh sắc đặc thù, giàu nghệ thuật của Phố thu phục Luân Hoán.
Chúng tôi nghĩ con người được hấp thụ những tinh khiết nơi đây cũng cù rũ người
thơ. Chúng tôi không biết cụ thể có hay không một người yêu nào đó của Luân Hoán,
xuất thân từ Hội An, nhưng khá thú vị khi đọc những gì anh đã viết cho những người
em Hội An :
“ Hình như tôi đã thưa rằng
Mê thơ Luân Hoán chi bằng mê tôi
Vì em dại dột nên rồi
Tôi đành dành cả cuộc đời làm thơ”.
Cái ‘dại dột’ không chịu yêu của người em Hội An hóa ra rất đáng tán thưởng,
có thế chúng ta mới được một người mê làm thơ đến cả đời. Như vậy đã rõ , Luân
Hoán đã thất bại, và xác nhận thất bại này một cách hóm hĩnh :
“ Sao còn ngại hỡi các em cắp sách
làm nữ sinh hay làm nữ giáo sư
mà chưa dám làm người yêu ta chốc lát
cho cuộc đời nồng thêm vị phù hư”
(NHCNEHA-Rượu Hồng Ðã Rót)
Nỗi tình của Luân Hoán dành cho Hội An không nhất thời, anh vẫn ao ước mãi
mãi tồn tại :
“ Lâu năm ghé lại thăm mình
cái hồn sắp vữa cái hình chực cong
bao nhiêu bèo bột trong lòng
thở vào chữ nghĩa mặn nồng chua ngoa
gởi hoang vu lại quê nhà
xin cho thương nhớ lột da sống đời”
(Cảm Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ )
Từ cái thời còn thanh xuân lêu lỗng đến khi thân thể sắp sửa cong rút, tâm hồn
chuẩn bị phôi pha, vẫn đem cái tình của mình thở vào những con chữ, với ước mong
đem những nồng mặn lẫn chua chát của đời mình gởi về quê nhà trong mục đích cầu
mong sự nhớ thương được ‘lột da sống đời’ thật là chí tình . Nhưng Luân Hoán vẫn tự
cho mình có một lầm lỗi gì đó với Hội An. Sự lầm lỗi vô hình này phải chăng là mặc
cảm không tạo được tiếng thơm cho quê nhà ? .Trong mỗi chuyến trở về thăm, anh
vẫn gượng nhẹ từng bước chân của mình “ Gío tha thướt vỗ trăm lời thân mật/Mừng
ta về thăm lại ấu thơ xưa/Lặng nhìn nhau, Phố đã nhận ra chưa ?/Ta vĩnh viễn một
thằng con bất hiếu/Thân phiêu bạt, giờ đây lòng trải chiếu/Bước bâng khuâng xin
thâm tạ ơn đời/Ba mươi năm hồn thả sợi tình lơi/Bao giờ buộc đời ta vào với Phố
?”(Ðêm Mưa Về Hội An). Gần đây nhất, năm 2002, Luân Hoán bắt chợt về thăm nhạc
phụ bị tai biến mạch máu não ở Ðà Nẵng, anh có ghé vội Hội An một lần , chẳng phải
chỉ để thăm “ đền hoang dơi cư ngụ/Tượng ngồi mạng nhện giăng/Hồn xưa còn chút
nắng/Ngói vỡ dọi băn khoăn” của thời sau tháng 4-1975, mà anh còn lang thang thăm
viếng đây đó. Ði giữa những người đồng hương, những khách du lịch mang nhiều
quốc tịch, vậy mà hình như Luân Hoán cảm thấy cô đơn. Anh chua xót chọn điểm
nghỉ chân bên cái xác gìa nghèo **** của Khổng Miếu. May thay dòng sông Hoài kịp
thời giúp anh lượn được những câu thơ trên phố cổ của mình :
“ rất tình cờ được về thăm Hội An
na ná như xưa, vui vẻ một đàn
thế chỗ bạn bè, năm mười đứa cháu
xế nổ thay cho xe đạp tàng tàng
ghé vội thăm qua vài nhà quen cũ
ngói mái âm dương ngái ngủ cả đời
nắng vẫn đỏ au nằm ôm cửa nhớ
gío hát bao năm rả rích một lời
bước khẻ qua đường bụi vây đầu gối
mơ hồ tay lụa vỗ nhẹ bên vai
chẳng hẹn chờ sao mắt tìm quanh quẩn
bằng hữu bà con còn, thiếu những ai
ghé những ổ tình thân thương thuở nọ
xớ rớ mắt sờ , tay đọc bâng quơ
con khỉ Chùa Cầu nhờ đâu trẻ mãi ?
người đến người đi hương khói ơ thờ
Khổng miếu thay tên hồ đồ dị hợm
đá sống không yên tròn phận với người
thế gốc sen vàng xanh dòng rau muống
thảo mộc dường như cùng biết ngậm ngùi
nắng tháng tám trong như dòng sông ngọt
ngồi bệt giữa đường ăn chén xu xoa
nhớ câu hát xưa, che tay tủm tỉm
cũng mê cái tình như thuở ông, cha
chẳng gặp được ai, dân Trần Qúy Cáp
để bắt tay xưng đây bậc đàn anh
tán dốc một hồi loanh quanh đỡ nhớ
truy niệm cái thời có chút tinh ranh
chờ mãi không nghe chuông chùa Phước Kiến
không buồn, cũng thả bước dọc bờ sông
ghe gối đầu nhau lơ mơ canh mộng
lượm được câu thơ ai rớt giữa dòng
biết cất vào đâu câu thơ nóng hổi
chẳng thấy ai tìm của lạc, đành thôi
sông Thu mấy nhánh tôi không biết
xin giữ trong lòng chỗ nằm nôi”
(tạp chí Gío Văn, Hoa Kỳ)
Trong gần 20 tác phẩm thi ca của Luân Hoán, chúng tôi khám phá thế giới thơ
Luân Hoán là một dòng hải lưu đặc thù bản sắc. Thơ như hơi thở của đời sống. Thơ
phát xuất từ cảm nghĩ chân thật. Anh như nhà nhiếp ảnh thiên tài nắm bắt từ những
góc cạnh sâu sắc tình cảm của đời sống hiện hữu chung quanh chúng ta. Trong những
nhà thơ sinh trưởng tại Hội An, hoặc chọn Hội An là nơi định cư trong khoảng một
thời gian nào đó, không mấy ai gắn bó nồng nhiệt với Phố Cổ Hội An bằng Luân
Hoán, chúng ta cảm nhận rõ nét về những con đường thân yêu, về những địa danh ngõ
ngách đầy kỷ niệm của một thời để yêu và để nhớ. Những thương yêu, những ray rứt
của một tình nhân ôm Phố Hội vào lòng. Từ thi phẩm Cám Ơn Ðất Ðá Trổ Thơ qua
đến thi phẩm Rượu Hồng Ðã Rót Và Ngơ Ngác Cõi Người ở hải ngoại. Luân Hoán
vẫn là người tình trăm năm với Hội An. Ðiều đó thật ra không lạ, bởi càng sống với
Hội An càng lâu năm, chúng ta càng cảm thấy Hội An càng đẹp não nùng. Buổi chiều
nắng vàng hiu hắt trên những mái chùa rêu phong. Những đêm mưa rả rích như người
thiếu phụ khóc chồng ngoài vạn dặm quan san. Những đêm trăng tỏa sáng trên dòng
sông Thu Bồn làm xao xuyến bao nhiêu nhà nghệ sĩ Hội An như cô gái duyên dáng
thắp mộng thuở ban đầu để lưu luyến ngàn sau. Tình yêu đâu có đánh dấu của thời
quá khứ, và đâu có hiện trạng tương lai mà chỉ có sự rung động hiện tại. Từ thơ ta trao
người và vỗ về cho mình. Từ thơ ta chuyển hóa từ ái đến cỏ cây, đến muôn loài và đến
với mọi người một cách chân thật kỳ diệu, Luân Hoán đã làm được điều đó.
Nếu bảo ‘Hội An là di sản văn hóa của thế giới’ thì ‘Hội An là kỳ quan tuyệt
vời nhất trong trái tim người Hội An nơi viễn xứ’. Hội An như cô gái diễm kiều đã
thức dậy trong khu rừng lịch sử hàng mấy thế kỷ trôi qua đầy bão lửa kinh hoàng, đầy
hận thù tai ương nghiệt ngã. Hội An đã hát với dòng sông Thu Bồn, đã thở với rêu
phong trên mái ngói âm dương Khổng Miếu, Phước Kiến, Lai Viễn Kiều, Viên Giác
Hội An vẫn hiền hòa, bao dung giang đôi tay đón những đứa con ra đi không kịp nói
lời giã biệt. Những đứa con trở về từ bốn phương lưu lạc, như thuở Hội An còn mang
tên Faifoo hồn nhiên trong sách vở, hồn nhiên trong thơ văn và hồn nhiên thơ mộng
trong tâm hồn cõi sống đời thường.Ở cái mảnh đất linh hiển này hẳn còn có mãi một
Luân Hoán, cùng các bạn bè của anh.