Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giới thiệu về Hội đồng nhân dân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.93 KB, 10 trang )

Môn luật Hiến pháp
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 2
NỘI DUNG ………………………………………………………………… 2
I. Khái quát về Hội đồng nhân dân ………………………………………… 2
II. Tổ chức và các hình thức hoạt động của HĐND ………………………... 2
1. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………. 2
1.1. Thường trực HĐND ……………………………………………………. 2
1.2 Các Ban của HĐND …………………………………………………….. 4
2. Hình thức hoạt động ……………………………………………………… 5
2.1 Kỳ họp HĐND …………………………………………………………… 5
2.2 Thường trực hội đồng nhân dân ………………………………………….. 6
2.3 Các Ban của HĐND ……………………………………………………… 6
2.4 Hoạt động của các đại biểu HĐND ………………………………………. 6
III. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của HĐND 7
1. Thực trạng …………………………………………………………………... 7
2. Biện pháp, phương hướng hoàn thiện ………………………………………. 9
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….. 10
Bài tập học kỳ
1
Môn luật Hiến pháp
MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước ta có hai cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra đó là Quốc hội
và Hội đồng nhân dân (HĐND). Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả
nước, sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi toàn quốc, HĐND lại thay mặt nhân dân địa
phương sử dụng quyền lực nhà nước trên phạm vi địa phương mình. Để hiểu rõ hơn về cơ
quan quyền lực nhà nước này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của HĐND.
NỘI DUNG.
I - Khái quát về Hội đồng nhân dân.
HĐND là một tổ chức có tính chất quần chúng, bao gồm các đại biểu mọi tầng lớp


nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, công nhân, nông dân, trí thức cùng nhau bàn bạc và giải quyết
mọi công việc quan trọng của địa phương. Như vậy HĐND vừa là một tổ chức có tính chất
chính quyền, vừa có tính chất quần chúng.
Vị trí, tính chất và chức năng được quy định tại Điều 119, 120 Hiến pháp 1992 và cụ
thể hóa tại Luật tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
HĐND có ba chức năng chủ yếu sau:
- Một là, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, như quyết định những
chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát
triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả
nước;
- Hai là, bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà
nước cấp trên và trung ương ở địa phương;
- Ba là, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND,
viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát
việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và của công dân dịa phương.
II – Tổ chức và các hình thức hoạt động của hội đồng nhân dân.
1.Cơ cấu tổ chức
1.1Thường trực hội đồng nhân dân
Theo Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 trong cơ cấu tổ chức của bộ
máy nhà nước Việt Nam không có tổ chức thường trực HĐND. Để phát huy hơn nữa quyền
làm chủ của nhân dân, mở rộng hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực
của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan này đã được thành lập theo Điều 118
được bổ sung của Hiến pháp 1980 và Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 30 tháng 6
năm 1989.
- Vị trí: Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND. Thường trực

HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kì họp thứ nhất của mỗi
khóa HĐND.
Lúc đầu thường trực HĐND chỉ thành lập ở cấp tỉnh và huyện gồm chủ tịch, phó chủ
tịch và thư kí. Ở cấp xã không thành lập mà chỉ có Ban thư kí.
- Cơ sở của việc thành lập: Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND thì
thường trực HĐND là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND. Trước đó,
Bài tập học kỳ
2
Môn luật Hiến pháp
UBND với tính cách là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương thì đồng thời cũng là cơ quan thường vụ, thường trực của HĐND. UBND thực hiện
tất cả các chức năng gọi là thường vụ, thường trực như: tổ chức việc chuẩn bị và triệu tập các
kì họp HĐND, điều hòa, phối hợp với các ban xây dựng các đề án trình HĐND xét và quyết
định… UBND vừa chịu trách nhiệm trước HĐND, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên nên UBND có tính độc lập, không còn phụ thuộc vào HĐND như lí
luận nêu ra. Đây là nguyên nhân của tình trạng các nghị quyết của HĐND không được tổ chức
thực hiện tốt.
- HĐND đối với UBND chưa có cơ sở pháp lí để phát huy. Nhằm khắc phục tình
trạng này thường trực HĐND được thành lập.
- Thành phần thường trực HĐND: Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1994 có một số thay đổi về tổ chức thường trực HĐND chỉ còn gồm chủ tịch, phó
chủ tịch, không còn chức danh thư kí, không còn coi là cơ quan của HĐND; cấp xã bỏ Ban
thư kí mà thành lập chủ tịch HĐND (có phó chủ tịch). Ngày 26 –11- 2003, Quốc hôi khóa XI,
kì họp thứ IV đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) theo đó, thường trực
HĐND được thành lập ở tất cả các cấp và do HĐND cùng cấp bầu ra, thường trực HĐND cấp
tỉnh, huyện gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên thường trực, ở cấp xã vẫn chỉ có chủ tịch
và phó chủ tịch HĐND.
Thường trực HĐND được chọn bầu ra trong số đại biểu theo thể thức: Bầu chủ tịch
HĐND theo sự giới thiệu của chủ tọa kì họp (chủ tọa kì họp này là chủ tịch HĐND khóa
trước, nếu khuyết thì do phó chủ tịch, nếu vẫn khuyết cả 2 thì là triệu tập viên do thường trực

HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định. Bầu phó chủ tịch và ủy viên thường vụ theo sự giới thiệu
của chủ tịch. Đại biểu HĐND có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ đó. Để đảm bảo
cho hoạt động giám sát khách quan, luật quy định các thành viên thường trực HĐND không
thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên
thường trực HĐND phải được thường trực HĐND cấp trên phê chuẩn; kết quả bầu chủ tịch,
phó chủ tịch và ủy viên thường trực HĐND cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội
phê chuẩn.
Nhiệm kỳ của thường trực HĐND và các chức vụ trong đó theo nhiệm kỳ của HĐND
hiện nay là 5 năm. Lần đầu tiên trong Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
năm 2003 quy định chủ tịch HĐND (chủ tịch UBND) ở mỗi đơn vị hành chính không giữ quá
2 nhiệm kỳ liên tục( Điều 6). Quy định này cũng giống như quy định nhiệm kỳ của cơ quan
đại diện nói chung là nhằm mục đích để giám sát đối với các đại biểu được bầu ra và tạo cơ
hội để các nhân tố mới tham gia vào hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước.
- Thẩm quyền:
Thường trực HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể, mỗi tháng họp ít nhất 1 lần để
kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và các quyết định của mình, đề ra nhiệm
vụ công tác tháng sau. Thường trực HĐND có thể họp bất thường theo đề nghị của từng thành
viên thường trực HĐND.
Thường trực HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Triệu tập và chủ tọa các kì họp của HĐND; phối hợp với UBND trong việc
chuẩn bị kì họp của HĐND;
- Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
thực hiện các Nghị quyết của HĐND;
- Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;
Bài tập học kỳ
3
Môn luật Hiến pháp
- Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban của HĐND, xem xét kết quả giám
sát của các ban của HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND tại kì họp gần nhất; giữ mối liên
hệ với các địa biểu HĐND; tổng hợp các chất vấn của đai biểu HĐND để báo cáo HĐND;

- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kì họp của
HĐND;
- Phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND cấp
dưới trực tiếp;
- ……
1.2 Các Ban của hội đồng nhân dân
- Mục đích thành lập: Các ban của HĐND là hình thức tham gia tập thể của các
đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và để giúp HĐND
theo quy định của pháp luật. Các ban được HĐND thành lập theo nhu cầu công tác.
- Vị trí các ban: là cơ quan được lập ra để giúp việc cho HĐND.
Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, huyện, quận,
thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã. Ở cấp xã, phường, thị trấn không có các ban. Theo quy
định của pháp luật hiện hành( Điều 54 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
2003) thì HĐND cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, ban văn hóa- xã hội, ban
pháp chế.
Ở những tỉnh có nhiều dân tộc có thể thành lập Ban dân tộc để giúp HĐND thực hiện
và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
HĐND cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội, ban pháp chế.
Số lượng thành viên mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban
của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Một điểm mới đáng lưu ý
là luật quy định trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng
cuả các cơ quan chuyên môn của UBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, chánh án Tòa
án nhân dân cùng cấp.
Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của HĐND do HĐND bầu ra tại kì họp
đầu tiên của mỗi khóa HĐND và được lựa chọn trong số các đại biểu có năng lực kiến thức và
chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ban.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các ban của HĐND:
- Tham gia chuẩn bị các kì họp của HĐND;
- Thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc thường trực HĐND phân công;

- Giúp HĐNĐ giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
- Giúp HĐND giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Trong khi thi hành nhiệm vụ, các ban của HĐND có quyền yêu cầu UBND,
TAND,VKSND cùng cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương
cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của các ban của HĐND
- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với thường trực HĐND cần thiết;
Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐND cụ thể hóa những nhiệm vụ, quyền hạn của từng
ban.
Bài tập học kỳ
4
Môn luật Hiến pháp
Hình thức hoạt động của Ban là phiên họp do trưởng ban triệu tập. Tại phiên họp các
thành viên thảo luận trước các dự án trình HĐND thông qua hoặc chuẩn bị các đề án trình.
HĐND kiểm điểm việc thực hiện chương trình, bàn công tác của thời gian tới. Ban còn tổ
chức các cuộc kiểm tra, giám sát ở cơ sở, phát hiện những vấn đề để kiến nghị với cơ sở hoặc
trình HĐND quyết định các kiến nghị của ban có giá trị bắt buộc các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội và các cơ quan hữu quan xem xét và thực hiện kết quả báo cáo lại cho các ban
biết. Thường trực HĐND điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban. Các trưởng ban được dự
các kì họp hàng tháng của thường trực cùng cấp.
2.Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2.1 Kì họp Hội đồng nhân dân
- Vị trí: Các kì họp chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của HĐND,
vì đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND. HĐND làm việc tập
trung và có hiệu quả nhất trong các kì họp của mình.
- Chuẩn bị và triệu tập kì họp: UBND phối hợp với Thường trực HĐND và các
Ban của HĐND chuẩn bị nội dung các kì họp HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xem xét,

quyết định. Trước ngày họp 30 ngày, Thường trực HĐND họp với UBND, Trưởng phó Ban
của HĐND quyết định chương trình và các vấn đề sẽ bàn và giao cho các cơ quan chuẩn bị.
Các báo cáo, đề án và các vấn đề sẽ bàn tại kì họp do Thường trực HĐND cùng với UBND,
các Ban của HĐND (ở tỉnh, huyện), Chủ tịch UBND cùng Thường trực HĐND (ở xã,
phường, thị trấn) chuẩn bị. Tài liệu cần thiết của kì họp HĐND phải được gửi đến đại biểu
HĐND chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kì họp.
Kì họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì tại kì họp này
sẽ tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu HĐND, bầu ra Thường trực HĐND, các ban của
HĐND, UBND cùng cấp. Kì họp thứ nhất được triệu tập chậm nhất 30 ngày kể từ ngày bầu
xong đại biểu HĐND. Ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì kì họp thứ nhất của HĐND tỉnh
được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND.
Kì họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND do chủ tịch HĐND khóa trước triệu tập và chủ
tọa cho đến khi HĐND bầu được Chủ tịch HĐND khóa mới. Trong trường hợp khuyết Chủ
tịch HĐND thì Phó Chủ tịch HĐND triệu tập kì họp thứ nhất của HĐND khóa mới. Nếu
khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND thì thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định
triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa kì họp cho đến khi HĐND bầu được Chủ tịch HĐND; ở
cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên.
- Thời gian họp: HĐND họp thường lệ mỗi năm hai kỳ (trước đây ba tháng một
kỳ). Ngoài kỳ họp thường lệ, HĐND còn tổ chức kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường
theo đề nghị của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cùng cấp khi có ít nhất một phần ba tổng số
đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Thường trực HĐND quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ
của HĐND chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là mười ngày
trước ngày khai mạc kỳ họp.
2.2 Thường trực hội đồng nhân dân.
Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ
nhất của mỗi khóa HĐND. Thường trực HĐND được thành lập ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Thường trực HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND
- Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
thực hiện các nghị quyết của HĐND.

Bài tập học kỳ
5

×