Một di sản văn hóa độc
đáo ở Cuba
Ng
ồi tr
ên phi
ến gỗ tr
ư
ớc 600 công nhân đang cuốn những điếu x
ì gà huy
ền thoại
của Cuba, Grisel đọc to những bài thơ, tiểu thuyết và thậm chí những lời khuyên t
ừ
các tờ báo. Mục đích của Grisel là giúp công nhân thư giãn trong khi đang làm vi
ệc
nhưng không làm họ mất tập trung. Đó là cách các xưởng xì gà Cuba đã làm trong
suốt 150 năm qua. Và mới đây, UNESCO đã đưa truyền thống đọc truyện trong
các nhà máy xì gà vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Grisel Valdes-Lombillo, 55 tuổi, từng là giáo viên, nay bà tình nguyện làm việc tại
đây để giúp công nhân. Điều đáng ngạc nhiên là công nhân xưởng xì gà nghĩ ra
cách thư giãn trong khi làm việc này trước khi Edison phát minh ra điện và gi
ờ đây
mặc dù đã có radio, tivi nhưng không ai nghĩ sẽ thay thế người đọc truyện bằng
một chiếc radio hay tivi.
Thật vậy, bà Grisel rất tự hào về công việc của mình. Bà đã làm người đọc truyện
cho công nhân nhà máy xì gà Jose Marti đã hơn 20 năm. Không chỉ đơn giản đến
xưởng và ngồi đọc cho công nhân nghe, mỗi tối về nhà bà vẫn “soạn giáo án” như
khi còn là giáo viê
n b
ằng cách xem lại tất cả những b
ài thơ, hay ti
ểu thuyết m
ình s
ẽ
đọc vào ngày mai và đọc thử trước để chọn giọng đọc truyền cảm nhất. Giữa các
bài thơ, bà trò chuyện với công nhân để tìm hiểu họ thích gì và yêu cầu gì.
Grisel là một trong 300 người đọc truyện còn lại của các xưởng xì gà ở Cuba,
những người đã thắp sáng ngày làm việc dài và đơn điệu của công nhân quấn xì gà
trong hơn một thế kỷ rưỡi qua. Bắt đầu ngày làm việc, người đọc cùng với công
nhân chọn các tờ báo, sau đó chuyển sang đọc thơ của những nhà thơ lừng danh
thế giới, chẳng hạn như những bài thơ tình của Pablo Neruda, và tiếp nữa là đến
những tiểu thuyết cổ điển như Bá tước Monte Cristo.
“Người đọc truyện vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Bởi vì họ đã mở rộng
chân trời văn hóa của chúng tôi”- bà Julia Curbera, người đã 30 năm làm mỗi việc
quấn những điếu xì gà danh tiếng thế giới, nói với các nhà báo nước ngoài. Irse
Martinez, một công nhân đã có thâm niên 16 năm, nói: “Phần lớn công nhân làm
việc trong các xưởng xì gà chưa tốt nghiệp trung học, do vậy những thông tin,
những câu chuyện, bài thơ đã giúp chúng tôi nâng cao kiến thức và tầm nhìn của
mình. Bởi vì chúng tôi ở đây suốt 10 giờ đồng hồ mà không biết gì ở thế giới bên
ngoài”.
Truyền thống đọc truyện trong các xưởng xì gà Cuba xuất hiện vào năm 1865.
Theo ông Zoe Nocedo Primo, Giám đốc Bảo tàng thuốc lá La Habana, lúc đó, các
công nhân thuê người đọc truyện cho họ nghe với mục đích giúp đầu óc họ thư
giãn mà không xao lãng công việc bằng tay. Sau khi cách mạng Cuba thành công,
chính các công ty trả lương cho người đọc truyện, chứ không phải công nhân nữa.
“Nhờ người đọc truyện đã mở mang kiến thức cho công nhân mà nhiều công nhân
xì gà đã trở thành những người được giáo dục tốt và những nhóm hoạt động chính
tr
ị tích cực tham gia c
ách m
ạng Cuba”
-
ông Zoe nói.
“Tôi biết tôi rất có ích đối với công nhân. Họ rất cần tôi” - Grisel nói với vẻ đầy tự
hào trong giờ giải lao sau buổi đọc mục những lời khuyên cho tình yêu trên một tờ
báo mà công nhân rất thích.
Có lẽ người hút xì gà sẽ lấy làm thú vị hơn nếu biết 2 nhãn hiệu xì gà nổi tiếng thế
giới là Montecristos và Romeo y Julieta của Nhà máy Jose Marti sản xuất đư
ợc đặt
tên theo hai tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới cùng tên. Nhà máy đã lấy nguồn
cảm hứng từ những câu chuyện đọc ở xưởng quấn xì gà để đặt tên cho sản phẩm
của mình.
Có một câu chuyện cũng khá thú vị nữa là cố Tổng thống Mỹ John Kennedy rất
thích xì gà Cuba và trước khi ký lệnh cấm vận Cuba, ông ta đã cử thư k
ý báo chí đi
gom mua tất cả các hộp xì gà ở Washington và có được tổng cộng 1.200 hộp cả
thảy.
Mặc cho lệnh cấm vận của Mỹ, Cuba vẫn là nhà sản xuất xì gà quấn bằng tay hàng
đầu thế giới. Có người còn cho rằng những điếu xì gà Cuba ngon nhất thế giới
không chỉ vì cây thuốc lá trồng trên đất Cuba và kỹ thuật quấn của công nhân mà
còn nhờ vào giọng đọc những bài thơ tình và những quyển tiểu thuyết tuyệt vời
nhất thế giới.