Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Công tác thi đua, khen thưởng tại trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở bản già, huyện bắc hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.76 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi đua, khen thưởng là động lực, là biện pháp quan trọng để người lao động
hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra. Thi đua nảy nở trong quá
trình hoạt động, hợp tác lao động của con người. Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua
và làm tăng năng suất lao động của con người. Trong cuốn Lê Nin tồn tập, V.I.Lênin đã khẳng định vai trị của thi đua: “Thi đua là một hình thức hợp tác giữa người
với người, góp phần phát triển năng lực của con người, phát triển của tính chủ
động sáng tạo của nhân dân lao động…”.
Ở nước ta từ thời phong kiến, các triều đại đều duy trì các hình thức khen
thưởng kịp thời, khích lệ nhân tài hăng hái thi đua lập cơng. Trong sách Đại Việt sử
ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên đã ghi rõ những hình thức khen thưởng như: “Khen
thưởng người có cơng trong chiến trận; Khen thưởng người có cơng trong việc đi
sứ; Khen thưởng người phị tá có cơng lao tài đức; Khen thưởng người tiến cử,
người hiền tài; Khen thưởng người có cơng làm thủy lợi; Khen thưởng người có tài
văn chương;...”. Khi nước Việt Nam ra đời, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trị của
cơng tác thi đua, khen thưởng, gắn thi đua với yêu nước. Trong lời phát biểu tại
buổi lễ khai mạc Đại hội các chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu tồn quốc ngày
01/5/1952, Bác nói “Thi đua là yêu nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những
người thi đua là những người yêu nước nhất “.
Ngày 03/6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TW về đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, trong đó nêu: “Làm rõ vị trí, vai
trị quan trọng của cơng tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
và quản lý nhà nước đối với cơng tác thi đua, khen thưởng; kiện tồn và đổi mới tổ
chức cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình
1


thức thi đua, khen thưởng...”. Trên cơ sở đó, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật Luật sửa đổi, bổ


sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm năm 2013 để quy định cụ thể
về công tác thi đua, khen thưởng.
Đối với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản
Già, huyện Bắc Hà trong những năm qua công tác thi đua khen thưởng, đối với tập
thể hàng năm nhà trường luôn đăng kí thi đua với phong giáo dục, từ năm học
2016 - 2017 đến hết năm học 2019-2020 đều được chủ tịch UBND huyện tặng giấy
khen “tập thể lao động tiến”; Cơng đồn nhà trường đạt cơng đồn vững mạnh;
hang năm chi bộ nhà trường luôn đạt “chi bộ trong sạch mững mạnh”, đối với
công tác đội luôn giữ vững “ liên đội xuất sắc” thi đua của cán bộ công chức, viên
chức trong năm học 2019-2020: Bằng khen của chủ tịch tỉnh: 01 người; Chiến sỹ
thi đua cấp cơ sở: 03 người; Lao động tiên tiến: 16 người. Tuy nhiên, việc đăng ký
thi đua của từng cá nhân, tập thể chưa gắn sát với chức năng, nhiệm vụ được giao
của từng viên chức vì thế khi bình xét thi đua chưa đưa ra được con số thực tế để
so sánh chất lượng đầu năm đăng ký với chất lượng cuối năm đạt được dẫn đến
việc bình xét thi đua cịn qua loa chiếu lệ, tinh thần đấu tranh phê và tự phê trong
xét thi đua chưa cao, chưa gắn kết quả công việc của mỗi cá nhân vào việc xem xét
đánh giá. Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài: “Công tác thi đua, khen
thưởng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản
Già, huyện Bắc Hà” làm khóa luận tốt nghiệp lớp trung cấp Lý luận chính trị hành chính A06-19.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơng tác thi đua khen thưởng tại Trường
Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, huyện Bắc Hà,
2


trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý thi đua khen thưởng góp phần động viên, khích lệ tinh thần
lao động của cán bộ, giáo viên và người lao động, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác thi đua khen thưởng để đề
xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng tại
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, huyện
Bắc Hà
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu công tác thi đua khen thưởng tại Trường Phổ
thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, huyện Bắc Hà
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Công tác thi đua, khen thưởng tại trường Phổ thông dân
tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, huyện Bắc Hà
- Về thời gian: Thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến năm 2019.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài tiến hành nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng tại Trường Phổ
thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, huyện Bắc Hà dựa trên
quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước và các văn bản của tỉnh Lào Cai, của
ngành giáo dục về công tác thi đua, khen thưởng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp tài liệu; phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa,… các
tài liệu, các văn bản có liên quan, cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài này.

3


Kết hợp phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử, vận dụng các phương pháp
liên ngành như thống kê, phân tích - tổng hợp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngồi mục lục, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu

tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THI, ĐUA KHEN THƯỞNG
1.1. Khái niệm thi đua, khen thưởng
1.1.1. Khái niệm thi đua
Theo Từ điển tiếng Việt: “Thi đua là việc cùng nhau đưa hết khả năng ra
làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong một hoạt động nào đó”.
Khi nghiên cứu về thi đua thì Hồ Chí Minh coi thi đua tồn tại một cách khách quan
trong xã hội, Người đã dạy “…Tưởng lầm rằng thi đua là một việc làm khác với
những công việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi
đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta thi đua ăn, mặc, ở
cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng nay ta thi đua
làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua như vậy”.
Ngày 13/12/2013, Văn phịng Quốc hội Việt Nam đã có Văn bản số
16/VBHN-VPQH về việc hợp nhất Luật thi đua đua, khen thưởng (TĐKT) năm
2013. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật TĐKT năm 2013 quy định: “Thi đua là hoạt động
có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt
được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.1.2. Khái niệm khen thưởng

4


Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2011: “Khen là sự
nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó, tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì
đó với ý nghĩa hài lịng. Còn thưởng là tặng, cho bằng hiện vật hoặc tiền”.
Như vậy, khen thưởng là hình thức ghi nhận cơng lao, thành tích của cơ quan
có thẩm quyền đối với cá nhân và tập thể. Nó tồn tại song hành với sự tồn tại của
nhà nước, còn hà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý nghĩa động viên

về tinnh thần vừa khích lệ bằng vật chất. Khen thưởng đóng vai trị quan trọng, nó
là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là một cơng cụ hữu ích đối với người quản
lý, người đứng đầu tổ chức nhằm khuyến khích động viên mọi người tích cực,
hăng hái, lập thành tích trong lao động sản xuất và cơng tác.
Khoản 2, Điều 3, Luật TĐKT năm 2013 quy định :“Khen thưởng là việc ghi
nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối
với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.2. Vai trò của thi đua, khen thưởng
Trong giai đoạn hiện nay cùng với TĐKT giữ một vị trí, vai trị quan trọng
trong đời sống xã hội.
Cơng tác TĐKT góp phần động viên sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con
người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách để
đi đến thắng lợi.
- Công tác TĐKT thúc đẩy sáng kiến và sức sống của con người, mở rộng tư
duy, nâng cao nhận thức, tạo nên động lực mới cho cách mạng nước nhà.
- Thi đua là trường học phổ biến kinh nghiệm, làm xuất hiện nhiều tập thể,
cá nhân anh hùng, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong tồn quốc, có tác
dụng nêu gương, thúc đẩy nhiệt tình cách mạng của quần chúng, có sức mạnh cải
tạo xã hội.

5


- Thi đua góp phần giúp cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các
cấp rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của
cả hệ thống chính trị.
- Phong trào thi đua yêu nước là hình thức tốt nhất để tập hợp, giác ngộ cách
mạng và nâng cao nhận thức cho quần chúng về tư tưởng, chính trị, trình độ văn
hóa, nhận thức xã hội. - Công tác TĐKT không những góp phần quan trọng thúc
đẩy hồn thành các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt

đất nước mà cịn nêu cao tính ưu việt của chế độ XHCN, làm lành mạnh các quan
hệ xã hội.
Thi đua là động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần sáng
tạo, nỗ lực vượt mọi khó khăn vương lên hồn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đã
đề ra. Khen thưởng chính là việc đánh giá kết quả phong trào thi đua. Khen thưởng
chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng động viên, nêu gương và giáo dục tốt trong xã
hội, từ đó cổ vũ tập thể, cá nhân được khen thưởng hăng hái lao động, học tập và
chiến đâu. Nếu thi đua không được tổ chức phù hợp nội dung, khen thưởng khơng
đúng sẽ làm mất tác dụng, thậm chí dẫn đến tiêu cực, triệt tiêu động lực làm việc
của quần chúng.
Nếu tổ chức thực hiện tốt chính sách thi đua, khen thưởng, đánh giá công
bằng, khoa học sẽ làm cho người lao động có động lực làm việc, bởi họ tin rằng
nếu họ bỏ cơng sức ra để hồn thành công việc với kết quả cao, họ sẽ được ghi
nhận xứng đáng. Ngược lại, nếu chính sách thi đua, khen thưởng không tốt, sẽ làm
cho người lao động thấy chán nản, bất mãn, không tin vào sự công bằng, họ cho
rằng nếu bỏ công sức làm việc cũng không được ghi nhận, chỉ thêm mệt mỏi cho
bản thân, họ sẽ dần mất đi động lực làm việc.
Khi có động lực làm việc, người lao động sẽ hăng hái thi đua để khẳng định
chính mình, khẳng định tập thể của mình. Đồng thời, động lực làm việc được tạo ra
từ phong trào thi đua sẽ giúp nhà quản lý, tổ chức phong trào thi đua đánh giá, đúc
6


kết kinh nghiệm để xây dựng những phong trào thi đua mới nhằm thúc đẩy hoàn
thành các mục tiêu kinh tế xã hội cao hơn.
- Như vậy, thi đua - khen thưởng là một trong những công cụ quản lý quan
trọng của Nhà nước; là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính
trị của địa phương, cơ quan, tổ chức và đơn vị; là biện pháp cơ bản để đánh giá kết
quả cơng việc, đánh giá sự cố gắng, những thành tích, q trình hoạt động đóng

góp của tập thể và cá nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
- Theo C.Mác, khen thưởng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng
với thi đua: “Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động
chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng
cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng
người”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thi đua là u nước, u
nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất". Tư
tưởng của Người đã, đang và sẽ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động cách
mạng, khích lệ các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công nhân viên, cán bộ,
chiến sỹ lực lượng vũ trang hăng hái, phấn đấu thi đua lao động, chiến đấu bảo vệ
và phát triển đất nước ngày nay.
Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ khăng khít và tác động
qua lại với nhau, có thi đua sẽ có khen thưởng và ngược lại, khen thưởng sẽ
khuyến khích được PTTĐ phát triển. Nói về mối quan hệ này khơng thể khơng
nhắc đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là
thu hoạch". Theo câu nói này của Người, chúng ta có thể hiểu rằng thi đua là hành
động tự nguyện, tự giác, là cả quá trình phấn đấu, học tập và lao động, cống hiến
cơng sức của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khen thưởng là lúc
7


chúng ta gặt hái được những thành quả mà cả q trình nỗ lực phấn đấu mới có
được; khen thưởng là chức năng của tổ chức quản lý nhằm ghi nhận, biểu dương,
khuyến khích, tơn vinh cơng lao đối với những tập thể và cá nhân về những thành
tích đã đạt được.
Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để
khen thưởng. Bình bầu thi đua đúng, cơng khai, chặt chẽ giúp cho việc khen
thưởng được chính xác. Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến việc khen

thưởng tràn lan, khen không đúng sẽ phản tác dụng. Muốn làm tốt cơng tác khen
thưởng thì phải lãnh đạo tốt phong trào TĐKT phải phản ánh đúng PTTĐ. Nơi nào
có PTTĐ mạnh mẽ, đều khắp thì khen thưởng nhiều và khen ở mức cao.
Nếu thi đua là cở sở để khen thưởng thì khen thưởng được xem là địn bẩy
để khuyến khích các PTTĐ phát triển. Tuy nhiên không nên hiểu rẳng thi đua chỉ
vì mục đích khen thưởng, nếu thi đua chỉ vì khen thưởng thì mục đích của thi đua
sẽ bị hạn chế, mà cần hiểu rằng khen thưởng chỉ là sự khuyến khích, động viên tinh
thần đối với những thành tích của cá nhân, tập thể qua q trình phấn đấu lao động
và sáng tạo. Đó là sự cơng bằng của tổ chức trong việc quản lý con người, đối với
những cá nhân có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong quan điểm về TĐKT Bác đã
chỉ rõ: "Thi đua và khen thưởng là cơng tác động viên chính trị, giáo dục tư tưởng,
xây dựng con người mới XHCN, đều là động lực phát triển xã hội theo hướng tốt
đẹp hơn".
Khen thưởng kịp thời, chính xác, cơng bằng khơng những có tác dụng động
viên, thu hút nhiều người tham gia, giải quyết được các vấn đề khó khăn, bức xúc
đặt ra mà còn giúp cho các đợt thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Người được khen
thưởng cảm thấy được trân trọng và vinh dự, từ đó phát huy được tính tích cực
trong các cơng việc được giao. Người không được khen thưởng cũng thấy được
trách nhiệm, nghĩa vụ của mình cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời

8


gian tới, từ đó tập thể và cá nhân sẽ định hướng và hành động đúng để đạt được
mục đích đề ra.
Nếu khen thưởng khơng chính xác, cơng bằng và cơng khai, người có thành
tích mà khơng được khen thưởng hoặc khơng được khen thưởng xứng đáng thì
khơng chỉ làm mất tác dụng và ý nghĩa của công tác này mà cịn làm cho PTTĐ
khơng đạt được mục tiêu đề ra và mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Như vậy, thi đua là cơ sở của khen thưởng, nếu tổ chức tốt PTTĐ thì kết quả

khen thưởng cao. Ngược lại, khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ có tác
dụng động viên, cỗ vũ cho thi đua
1.4. Nội dung công tác thi đua khen thưởng
1.4.1. Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua
Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua là thành tố không thể thiếu được của
cơng tác thi đua khen thưởng, trong đó:
Việc xác định mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực
động viên, lơi cuốn, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền
thống yêu nước, hăng hái thi đua, năng động, sáng tạo vươn lên hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà cơ quan, đơn vị
đặt ra.
Việc lập kế hoạch thi đua khen thưởng phải phù hợp với tình hình của địa
phương, cơ quan, đơn vị và nhiệm cụ thể được giao. Trên cơ sở đó mới có điều
kiện hồn thành mục tiêu đặt ra.
1.4.2. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi dua khen thưởng
Việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi đua khen thưởng là cơ sở để
triển khai hoạt động; tổ chức đánh giá bình xét trong cơng tác thi đua, khen
thưởng. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và nội dung thi đua cần căn cứ vào các nội
dung quy định về công tác thi đua khen thưởng hiện hành và căn cứ vào tình hình
thực tiễn nhiêm vụ được giao của ngành.
9


Các tiêu chuẩn, tiêu chí được xây dựng phải đảm bảo tính thực tiễn, tính
khoa học, tính chính xác, khách quan và công bằng trong công tác đánh giá thi đua.
Tiêu chí thi đua được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ được qui đổi và
cho điểm tối đa cho từng nhiệm vụ cụ thể nếu thực hiện tốt, cịn nếu khơng đáp
ứng được các u cầu đó thì đối chiếu trừ điểm số tương ứng. Xây dựng khung
điểm thưởng cho cá nhân được tính cho mỗi một hoạt động tốt, được cộng vào kết
quả cuối cùng của tổng điểm các tiêu chí. Việc xếp loại thi đua căn cứ vào tổng

điểm.
1.4.3. Tuyên truyền và phát động thi đua
Việc tuyên truyền và phát động thi đua làm chuyển biến nhận thức của cán
bộ, đảng viên và nhân dân về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác TĐKT
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội
nhập quốc tế”. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi
tiến hành công tác TĐKT phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức
thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.
Trong công tác TĐKT thì tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện TĐKT là một khâu rất quan trọng. Vì thế, Luật TĐKT cũng quy định rõ đây là
một vấn đề mà Nhà nước cần phải quản lý.
1.4.4. Tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng
Việc tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng phải được tiến hành song song
đồng thời 02 hình thức:
Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc
hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối
tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong
cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ,
tính chất cơng việc tương đồng nhau. Việc tổ chức phong trào thi đua thường
10


xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được
triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để
phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, thi đua tiến hành tổng kết và bình
xét các danh hiệu thi đua.
Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt): Là hình thức thi đua nhằm thực hiện
tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ

chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ
chức, đơn vị. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc
theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời
gian.
1.4.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua khen thưởng
Mục đích yêu cầu của sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của
công tác TĐKT, những mặt làm được và những mặt chưa làm được. Ghi rõ những
ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và
chính quyền, đồn thể, đơn vị đối với công tác TĐKT.
Từ thực tế tổ chức PTTĐ và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua
hay hàng năm hoặc từng giai đoạn, qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm
và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác TĐKT trong giai
đoạn tiếp theo. Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể trong việc tổ chức các PTTĐ, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan.
Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của TĐKT trong công cuộc
đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh
nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức PTTĐ có hiệu quả; về
kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà sốt các hình thức, nội dung, đối
tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào
11


đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất
cơng tác chỉ đạo, quản lý và các quy trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết
theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính
xác, kịp thời. Trong tình hình thực tế bệnh quan liêu, hình thức cịn đang nặng nề
trong các địa phương, đơn vị thì việc tổng kết, sơ kết càng phải đặt ra với chất
lượng cao hơn để tránh hình thức, phơ trương, tốn kém mà khơng hiệu quả.


Chương 2
CƠNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ BẢN GIÀ
2.1. Khái quát chung về Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và
Trung học cơ sở Bản Già
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và
Trung học cơ sở Bản Già
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và phổ thông dân tộc bán trú
Trung học cơ sở Bản Già được sáp nhập từ trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu
học Bản Già và trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Bản Già tháng 8
năm 2018.
- Quy mô tổ chức của trường: Trường được tổ chức gồm 01 điểm trường
chính và 02 điểm trường phân hiệu; Có Chi bộ độc lập, Cơng đồn nhà trường và
tổ chức Đoàn thanh niên.
- Tổng số viên chức, nhân viên của nhà trường gồm: 32 người, trong đó:
Ban Giám hiệu 03 người, gồm: 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng

12


Giáo viên trực tiếp giảng dạy gồm 26 người, trong đó: Giáo viên tiểu học
dạy các mơn 16 người; giáo viên THCS 10 người; giáo viên dạy cả TH và THCS
04 người.
Nhân viên gồm 03 người: Y tế 01 người, Thư viện 01 người, Văn thư lưu trữ
01 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trường phổ thông dân tộc
bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già
Theo Quyết định số: 607/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2018 của ủy ban
nhân dân huyện Bắc Hà về việc thành lập Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu
học và Trung học cơ sở Bản Già và theo quy định của Luật Giáo dục, Trường phổ

thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già có chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn là ………………..(quyền hạn là gì ghi vào đây)
2.2. Thực trạng cơng tác thi đua, khen thưởng tại trường phổ thông dân
tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già
2.2.1. Việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua
Hàng năm trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản
Già luôn căn cứ các vào các quyết định khen thưởng của tỉnh và các văn bản hướng
dẫn thi đua khen thưởng của huyện, để xây dựng mục tiêu và kế hoạch thi đua phù
hợp với tình hình của nhà trường.
Cơng tác thi đua của nhà trường giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019; luôn
đưa ra bàn thảo trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, từ hội nghị cán bộ
công chức, nhà trường đưa ra mục tiêu, kế hoạch thi đua cho tập thể cũng như các
cá nhân trong cả năm học như: tập thể cần đạt ( tập thể lao động xuất sắc, thập thể
lao động tiên tiến hoặc Bằng khen của chủ tịch tỉnh...), đối với cá nhân phát động
phong trào thi đua với các danh hiệu như: (Bằng khen của thủ tướng Chính phủ,
Bằng khen của chủ tịch tỉnh, Chiến sỹ thi đua các cấp, lao động tiên tiến...).
2.2.2. Việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi dua khen thưởng
13


Trong các năm học trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học
cơ Bản Già luôn đưa ra các tiếu chuẩn, tiêu chí thi đua:
- Bằng khen của chủ tịch tỉnh các cá nhân cần đạt được:
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng cấp tỉnh
Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó
có 02 sáng kiến được cơng nhận.
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét khi đạt các tiêu chuẩn sau:
Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”; có học sinh đạt giải các kì thi
văn hóa từ cấp huyện trở lên.

Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở
công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ
quan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh
hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Lao động tiên tiến:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét khi đạt các tiêu
chuẩn sau:
Giáo viên dạy giỏi các cấp, có học sinh đạt giải các cuộc thi khoa học kĩ
thuật và có học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.
CBCCVC hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Danh hiệu “Lao động tiên tiến” không quá 65% đối với “tập thể lao động
tiên tiến”; không quá 75% đối với “tập thể lao động xuất sắc”
2.2.3. Công tác tuyên truyền và phát động thi đua
Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể CBVC và các ban ngành đoàn thể trong
nhà trường về các phong trào thi đua trong các năm học;

14


Công tác phát động phong trào thi đua của trường phổ thông dân tộc bán trú
Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già, cơng đồn nhà trường ln căn cứ vào công
văn hướng dẫn thi đua của huyện, của phịng giáo dục Bắc Hà và tình hình thực
hiện nhiệm vụ năm học của trường.
- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ với chủ đề “Vì học sinh thân yêu”; xây dựng
“Trường học kỷ cương - văn hóa; chất lượng giáo dục thực chất”. Tiếp tục đẩy
mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 05 CT/TW của Bộ Chính
trị ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”; Đề án “ tăng cương giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối

sống vắn hóa cho học sinh giai đoạn 2016 – 2020”.
- Nội dung trọng tâm thi đua thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu, nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo. Phát động các đợt thi đua gắn với
các hoạt động lập thành tích chào mừng: Đại hội thi đua yêu nước; Đại hội Đảng
các cấp; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam 22/12 và ngày Hội Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam 03/02, ngày thành tập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, Ngày
miền Nam hồn tồn giải phóng và thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế Lao
động 01/5, ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 02/9.
2.2.4. Tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng
- Cơng đồn phối hợp với Nhà trường, Chuyên môn; Đội; Hội đồng TĐ-KT
xây dựng kế hoạch và phát động các phòng trào thi đua đến tồn thể cơng chức,
viên chức và nhân viên trong nhà trường;
- Tất cả các đoàn thể trong nhà trường chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để các
Tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

15


- Giai đoạn từ năm 2016 năm hết 2019 trường phổ thông dân tộc bán trú
Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già luôn tổ chức các phong trào thi đua gắn với
chủ đề và nhiệm vụ của từng tháng như:
Tháng 9: Tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua tập thê và cá nhân. Trên cơ
sở thống nhất các chỉ tiêu và danh hiệu thi đua gửi đăng ký thi đua về Nhà trường
làm căn cứ
Từ tháng 10 đến 20/11: Phát động phong trào thi đua để chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam,
Tháng 12: (22/12) Phát động ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và
Ngày Hội Quốc phịng tồn dân.
Tháng 3+ 4 + 5: Thi đua dạy tốt chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày

Giải phóng miền Nam 30/4; Ngày Quốc tế Lao động 01/5.
- Đối với công tác thi đua khen thưởng, hội đồng thi đua khen thưởng của
nhà trường khen theo từng gia đoạn phát động, cuối năm học hoặc khen thưởng đột
xuất; trong gia đoàn từ năm 2016 đến hết năm 2019 trường phổ thông đan tộc bán
trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già đã tổ chức khen thưởng:
Khen thưởng đột xuất:12 lượt
Khen thưởng thường xuyên hay theo đợt: 83 lượt
2.2.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua khen thưởng
- Hội đồng thi đua, khen thưởng của trường căn cứ vào nội dung kế hoạch
của trường, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Tổ chức tuyên
truyền, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động tại các tổ Cơng
đồn và thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết kịp thời.
- Các tổ Cơng Đồn căn cứ vào nội dung kế hoạch của chi bộ, trường, có
trách nhiệm thực hiện các cơng việc sau:
Đăng ký “Cơng trình làm theo tư tưởng đaọ đức phong cách đức Hồ Chí
Minh” và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện.
16


Triển khai cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đăng ký một việc làm cụ thể
thực hiện cuộc vận động.
Cuối mỗi học kỳ, tiến hành sơ kết, tổng kết để bình chọn cá nhân điển hình
và báo cáo kết quả về chi bộ, nhà trường.
- 100% CBGV trong nhà trường chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà
trường và của ngành đề ra. Luôn là tấm gương sáng để các em noi theo.
- Trong đợt sơ kết thi đua 5 tổ chun mơn tổ chức có 100% thầy cơ giáo nhiệt
tình hưởng ứng, mỗi đồng chí giáo viên đăng ký dạy 01 tiết, có nhiều tiết được đánh giá
cao.
Cụ thể: số lượt giáo viên đăng ký dạy ( từ năm 2016 năm 2019)
+ Tiết Giỏi : 85/104 tiết, đạt 81.7%.

+ Tiết Khá: 19/104 tiết, đạt: 19.9 %.
+ Không có tiết dạy Trung bình. (Nhiều thầy đã cơ đã đạt thành tích cao,
điển hình Thầy giáo Đinh Hồng Phong, cô Hà Thị Thành, cô giáo Nguyễn Thùy
Linh, Cô Nguyễn Thị Phượng, cô Hà Thị Thanh Hoa, thầy giáo Phạm Thanh
Tồn….).
- Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu ngày càng được
chú trọng, trong thời gian qua nhà trường đã tổ chức thành lập các câu lạc bộ như
câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt, câu lạc bộ múa xinh tiền, câu lạc bộ khâu thêu, câu
lạc bộ thể thao, câu lạc bộ mỹ thuật…. Hiện nay các câu lạc bộ này tiếp tục được
duy trì và chất lượng ngày được nâng cao. Đặc biệt trong các đợt sơ kết thi đua đã
tổ chức thành công buổi giao lưu câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt” với các đơn vị
trường bạn. Hàng năm số lượng học sinh giỏi các cấp năm sau luôn cao hơn năm
trước điều này chứng tỏ thầy cô quan tâm đến nhiệm vụ và cam kết thi đua đã đăng
ký.
- Kết quả sơ kết thi đua, khen thưởng vào dịp 20/11 (giai đoạn từ năm 2016
đến năm 2019) như sau:
17


Sơ kết thi đua, khen

Khen thưởng giáo viên dạy giỏi

Năm học

thưởng
Giấy khen của hội khuyến

các cấp
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 13;


2016 - 2017

học đối với CBCCVC trong

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 05;

phong trào thi đua dạy tốt,

2017 - 2018

học tốt: 17
Giấy khen của hội khuyến

Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 15

học đối với CBCCVC trong

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 6

phong trào thi đua dạy tốt,

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 02

học tốt: 15
Giấy khen của hội khuyến
2018 - 2019

học đối với CBCCVC trong


Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 17

phong trào thi đua dạy tốt,
học tốt: 16
Giấy khen của hội khuyến
2019 - 2020

Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 18

học đối với CBCCVC trong
phong trào thi đua dạy tốt,
học tốt: 14

- Tổng kết công tác thi đua khen thưởng trong những năm học vừa qua, các
phong trào thi đua của ngành cũng như của trường đã đạt được những kết quả thực
hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua:
* Phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”
- Cơng tác duy trì sĩ số học sinh giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019:
Tỷ lệ chuyên cần: Đạt 99% trở lên
Kế hoạch giao 56 lớp/1302 HS
Thực hiện đầu năm 56 lớp/1302 HS.
Tỷ lệ duy trì đến cuối năm: 1298/1302 đạt 99.7%
- Nâng cao chất lượng dạy và học:
18


Thầy cơ giảng dạy ln tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin vào trong
công tác dạy học, tự bản thân giáo viên không ngừng học hỏi chuyên môn nghiệp
vụ và các phương pháp dạy học mới.
Xây dựng quy chế hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của

nhà trường.
BGH, tổ khối xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện dạy học theo đối tượng
học sinh của trường, tăng cường hướng dẫn học sinh ôn tập định kỳ, rèn kỹ năng
làm bài kiểm tra cho học sinh.
Giáo viên phụ trách lớp và giáo viên bộ mơn tích cực kiểm tra, đánh giá học
sinh, tận dụng tối đa thời gian để học sinh học bài tại lớp. Hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học ở nhà.
Tổ chức thi đua, khen thưởng theo tháng, quý nhằm khích lệ thầy cơ có
nhiều cố gắng và sáng kiến trong dạy học.
Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn đảm nhận, xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trong
năm học.
Cộng điểm khuyến khích trong thang điểm đánh giá xếp loại giáo viên cuối
năm học theo tiêu chí thi đua của nhà trường đối với GV có học sinh đạt giải các
cấp.
- Về xếp loại CBVC giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019
Có 102 lượt CBCCVC đăng kí ở mức hồn thành XS nhiệm vụ thì có 83
đồng chí đạt mức này
Có 30 lượt CBCCVC đăng kí xếp loại HTTNV thì có 28 đồng chí đạt ở mức
này
Khơng có đ/c nào đăng kí ở múc HTNV thì có 2 đồng chí xếp ở mức này
- Về danh hiệu thi đua đoạn từ năm 2016 đến năm 2019:

19


Có 40 lượt CBCCVC đăng kí danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở thì có 13 lượt CBCCVC
đạt (do khống chế %)
Có 80 lượt CBCCVC đăng kí nhận giấy khen các cấp nhưng chỉ có 42 lượt
CBCCVC đạt (trong đó có 4 đ/c đạt giấy khen của chuyên môn và 3 đồng chí đạt

giấy khen của Cơng đồn).
Đặc biệt, có 35 lượt CBCCVC đăng kí danh hiệu LĐTT nhưng thực tế lại có
đến 48 đồng chí đạt danh hiệu này
Có 8 lượt CBCCVC đăng ký, phấn đấu được chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng
khen có 05 lượt CBCCVC đạt.
- Thực hiện phong trào viết sáng kiến:
Số đề tài SKKN đăng ký thực hiện giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019: 24
lượt người.
Trong đó: xếp loại A = 4, B = 20
Số đề tài SKKN được Hội đồng KH huyện đánh giá xếp loại: 24
Trong đó: xếp loại A = 4, B = 20
Kết quả giáo viên dạy giỏi trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, trong
4 năm học số lượng giáo vuên dạy giỏi các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước;
Năm học

Giáo viên dạy giỏi cấp
Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

2016-2017

13

5

0


2017-2018

15

6

2

2018-2019

17

Không tổ chức

Không tổ chức

2019-2020

18

Không tổ chức

Không tổ chức

* Phong trào thi đua xây dựng môi trường “Sạch – Xanh –Đẹp – An
toàn”

20



- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, chỉ đạo các tổ chức
Đội, Cơng đồn và Tổ chun mơn thực hiện bám sát các tiêu chí thi đua xây dựng
môi trường sạch - xanh - đẹp - an toàn tại đơn vị để đạt kết quả cao nhất.
- Tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong công tác thi đua xây dựng
môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn tại đơn vị.
- Thực hiện chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường sạch - xanh đẹp - an tồn khơng những quan tâm tới cảnh quan của nhà trường mà còn đặc biệt
đề cao vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học
sinh, nhân dân địa phương về môi trường sạch - xanh - đẹp - an toàn trong nhà
trường.
- Trường học sạch - xanh - đẹp - an tồn tạo ra mơi trường học tập, sinh hoạt,
vui chơi an toàn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp,
thầy cô, bạn bè; mang lại cho các em thêm nhiều tình cảm, u mến ngơi trường.
- Trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020, trường phổ thông
dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học sơ sở Bản Già luôn được phong giáo dục
Bắc Hà công nhận trường Sạch – Xanh – Đẹp – an tồn”
- Về cơng đồn:
Có 3 đồng chí được Cơng đồn ngành tặng giấy khen.
- Đội TNTP:
Liên Đội TNTPHCM nhà trường luôn được Hội đồng Đội huyện Bắc Hà
đánh giá là đơn vị vững mạnh xuất sắc luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua.
* Công tác khen thưởng giải đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019; tập
thể trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bản Già
đạt được những kết quả như sau:
Năm học
2016 - 2017

Chất lượng thi đua, khen

Chất lương thi đua, khen


thưởng cá nhân
thưởng tập thể
LĐTT: 16; CSTĐCS: 3; Bằng Tập thể lao động tiên tiến
khen của chủ tịch tỉnh: 01;
21


2017 - 2018

LĐTT: 17;CSTĐCS: 4; Bằng

Tập thể lao động tiên tiến

2018 - 2019

khen của chủ tịch tỉnh: 02;
LĐTT: 16; CSTĐCS: 3; Bằng

Tập thể lao động tiên tiến

2019 - 2020

khen của chủ tịch tỉnh: 01;
LĐTT: 16; CSTĐCS: 3; Bằng

Tập thể lao động tiên tiến

khen của chủ tịch tỉnh: 01;
2.3. Nhận xét chung
2.3.1. Kết quả đạt được

Công tác thi đua, khen thưởng của trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu
học và Trung học cơ sở Bản Già đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức
cũng như đổi mới nội dung, hình thức. Phong trào thi đua đã trở thành việc làm
thường xuyên của ban ngành đoàn thể và CBCCVC trong nhà trường; đã phát huy
có hiệu quả trên tất cả các hoạt động, động viên khuyến khích CBCCVC hăng hái
thi đua dạy tốt, học tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công tác tổ
chức, chỉ đạo phong trào thi đua từng bước đổi mới và đẩy mạnh với nhiều hình
thức, nội dung phong phú, sát với thực tiễn của đơn vị góp phần hồn thành các chỉ
tiêu đề ra hàng năm. Hoạt động của các ban ngành đồn thể và cá nhân thi đua duy
trì nề nếp.
Thông qua các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, các ban ngành đoàn thể
cũng như các thành viên trong nhà trường không ngừng được củng cố và phát triển
cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, xứng đáng là những tâm gương về
đạo đức, lối sống để các em học sinh noi theo. Từ các phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt” và quá trình phấn đấu khơng mệt mỏi, đội ngũ CBCCVC đã từng bước
trưởng thành hơn, có nhiều đóng góp chung cho sự phát triển giáo dục của địa
phương. Nhiều CBCCVC đã được sự tin tưởng của phong Giáo dục Bắc Hà, giao
trọng trách như tổ cốt cán giáo viên cấp huyện cũng như cấp tỉnh. Những đồng chí
giáo viên cốt cán đó ln ln tự học hỏi, sẵn sang giúp đỡ đồng
22


Việc ban hành các văn bản về thi đua, khen thưởng được thực hiện nghiêm
túc theo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản chỉ đạo của
của tỉnh, huyện hay phòng Giáo dục Bắc Hà. Những quy định về thi đua, khen
thưởng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ
chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
Việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên
tiến, tổng kết, rút kinh nghiệm ngày càng được chú trọng. Công tác tuyên truyền,
phổ biến, giới thiệu, nêu gương các điển hình được đẩy mạnh với nhiều hình thức

phong phú;
Cơng tác khen thưởng từng bước đi vào quy trình, bảo đảm chính xác, cơng
bằng, cơng khai và kịp thời; chú trọng thành tích sáng tạo trong giảng dạy, công
tác, đáp ứng mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển. Chất lượng và hiệu quả khen
thưởng được nâng lên.
Có được thành tích trên là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của phong
Giáo dục Bắc Hà, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên canh
đó là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của CBCCVC nhà trường trong phát động,
tổ chức, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động.
Hàng năm nhà trường ln bình chọn những CBCCVC tiêu biểu, xuất sắc để
đề nghị các cấp khen thưởng như bằng khen của chủ tịch tỉnh, danh hiệu chiến sý
thi đua, lao động tiên tiến…, sau khi được tuyên dương, khen thưởng, tiếp tục phấn
đấu, phát huy vai trị tích cực trong các hoạt động của nhà trường, tiếp tục vươn lên
đạt được thành tích cao hơn, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục của đơn vị.
Trong công tác thi đua: Thi đua thường xuyên nhà trường xây dựng kế hoạch
thi đua hàng năm vào đầu năm học, thông qua hội nghị cán bộ công chức các ban
ngành đồn thể cũng như cá nhân đăng kí thi đua trong năm học.
23


Thi đua theo đợt trong 1 năm học, nhà trường tổ chức phát động thi đua
thành 2 đợt; đợt 1: từ đầu tháng 9 đến 20/11; đợt 2 từ tháng 12 đến tháng 5 của
năm sau.
Các đợt thi đua luôn được thơng báo đến tồn thể CBCCVC, tổ chức phát
động và kí cam kết giữa các ban ngành đồn thể, cá nhân với nhà trường.
Giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2019: Tập thể nhà trường luôn được
công nhận tập thể lao động tiên tiến, có 78 cá nhân được chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện tặng giấy khen ( trong đó 13 cá nhân đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 65 cá

nhân đạt lao động tiên tiến), 5 cá nhân được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng
bằng khen.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào thi đua trong thời gian qua của
nhà trường còn bộc lộ những khuyết điểm sau:
- Công tác quản lý chưa tốt, chỉ đạo về thi đua khen thưởng chưa ráo riết,
quyết liệt chỉ có kế hoạch, hướng dẫn còn thiếu khâu tổ chức kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện của các đơn vị. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chỉ
lồng ghép trong các cuộc giao ban, Hội thảo, Hội nghị tổng kết năm học nên không
sâu.
- Nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng ở một số cán bộ, giáo viên
chưa đầy đủ, dẫn đến phong trào thi đua ở một vài tập thể lớp, cá nhân giáo viên
chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động.
- Việc chỉ đạo phong trào thi đua có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa sâu sát.
Nội dung thi đua nhiều khi còn chung chung, chưa cụ thể, nặng về hình thức. Cơng
tác tun truyền, giới thiệu tập thể, cá nhân điển hình cịn hạn chế, nên đơi lúc
chưa phát huy kịp thời ảnh hưởng của các điển hình ra quần chúng.

24


- Chế độ khen thưởng chưa thực sự hấp dẫn, chính sách đãi ngộ chưa tương
xứng với thành tích thi đua ( khen thưởng còn thấp), nên chưa nhận được sự quan
tâm hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo đối tượng tham gia thi đua
- Việc gắn kết phong trào thi đua với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa thật sự rõ nét
2.3. 3. Nguyên nhân của hạn chế
- Tuy nhận thức của các cấp quản lý công tác thi đua, khen thưởng về vai trò
của thi đua trong tạo động lực làm việc cho người lao động đã được nâng lên so
với giai đoạn trước, nhưng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và thách thức

do tác động của nền kinh tế toàn cầu, vấn đề nhận thức cịn nhiều bất cập. Do vậy,
có nơi, có lúc cơng tác thi đua cịn có biểu hiện cấp trên khốn cho cấp dưới, thiếu
tính định hướng, thiếu kiểm tra giám sát. Phương châm “Cả hệ thống chính trị vào
cuộc” chưa được thực hiện đầy đủ.
- Việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thi đua có lúc chưa được quan tâm
đúng mức, thiếu sáng tạo trong việc tạo dựng phong trào thi đua. Việc bình xét
danh hiệu thi đua ở một cá nhân cịn nặng về cảm tính. Cá biệt, có một số cá nhân
sau khi đạt được thành tích, danh hiệu thi đua có biểu hiện thỏa mãn, chủ quan...
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng chưa thực sự sâu rộng. Việc tuyên truyền,
giới thiệu gương điển hình tiên tiến làm cịn ít so với thông tin phản ánh về các
hiện tượng tiêu cực của xã hội. Chưa phát huy hết vai trò của cơ quan thơng tấn,
báo chí tun truyền, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quỹ thi đua khen thưởng cho cán bộ giáo viên, nhân viên hằng năm rất hạn
chế, theo quy định phải trích lập quỹ mới có kinh phí khen thưởng, xong do kinh
phí chi thường xuyên chỉ được 5% nên nhà trường mới dừng ở mức độ khen, chưa
có kinh phí để thưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

25


×