Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm báo cáo SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN câu văn TRONG bài văn MIÊU tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.69 KB, 19 trang )

GIÁO
DỤC –ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN
(TÊN CƠ QUAN, PHÒNG
ĐƠN VỊ CHỦ
QUẢN)
(TÊN CƠTIỂU
QUANHỌC
ÁP DỤNG
SÁNG
KIẾN)
TRƯỜNG
XÃ HIỂN
KHÁNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Tên sáng kiến)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÂU VĂN
TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ
Tác giả:...................................................................
Trình độ chun mơn:...........................................
Chức vụ:.................................................................
Nơi cơng tác:...................................................................

THƠNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Nam Định, ngày15 tháng 5năm 2021.



BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Thực hiện Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng phần nhiệm vụ, giải pháp nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” người học.
Hiện nay, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới chương trình sách giáo khoa vềnội dung
và phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy những ưu điểmcủa phương pháp dạy học
truyền thống, kết hợp áp dụng những phương pháp dạyhọc tiên tiến, phát huy được tính
tích cực, chủ động của người học, đáp ứngđược mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ ở
tiểu học. Môn Tiếng Việt là mộttrong những mơn học có nhiều giờ trong trường tiểu học
nên có đổi mới nhiềuvề chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.
Thực hiện Thông tư 22 của Bộ giáo dục về đánh giá học sinh Tiểu học nhằm phát triển
tồn diện năng lực, phẩm chất của học sinh mơn Tiếng Việt, trong đó phân mơn Tập làm
văn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ và năng lực thẩm
mĩ. Nó rèn luyện tư duy hình tượng: óc quan sát, trí tưởngtượng, từ khả năng tái hiện các
chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặncác chất liệu trong đời sống. Môn học
cịn bồi dưỡng cho các em tình u thiên nhiên,q hương, đất nước, con người .

Trong

quá trình giảng dạy và tìm hiểu tình hình thực tế ở trường, bản thân tơi có nhiều trăn trở,
là nhà giáo đứng trên bục giảng tôi không khỏi băn khoăn và lo lắng trước thực trạng học
sinh khơng thích phân mơn tập làm văn. Các em vẫn chưa hình dung rõ cách thức viết
một bài văn như thế nào. Học sinh ngại quan sát, khơng biết viết văn, bên cạnh đó vốn



sống, kinh nghiệm thực tế của các em cịn ít ỏi dẫn đến các em thường vô cảm với các sự
vật hiện tượng xung quanh.
Một thực tế nữa là hiện nay chất lượng bài Tập làm văn của các em chưacao. Hầu
hết các em chỉ viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ý nhưng cịn khơ khan,khn sáo, tẻnhạt.
Có em sa vào liệt kê các hình ảnh và hoạt động tiêu biểu, ítmiêu tả, kĩ năng dùng từ đặt
câu cịn hạn chế. Các em chủ yếu viết câu đúng đủ2 bộ phận chính hoặc những câu văn
mở rộng thành phần phụ nhưng chưa cóhình ảnh, thiếu cảm xúc, từ dùng chưa chắt lọc,
chưa phù hợp với văn cảnh.Điều này khiến tơi băn khoăn trăn trở cần phải tìm ra biện
pháp tối ưu để giúpcác em sáng tạo khi viết văn.
Chính vì điều đó tơi đã suy nghĩ, tập trung nghiên cứu tìm ra biện pháp:“ Phát triển
câu văn trong bài văn miêu tả” để trao đổi với đồngnghiệp và đúc rút kinh nghiệm cho
bản thân.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1.Thực trạng của vấn đề dạy - học viết câu văn trong bài văn miêu tả lớp 4
Lên lớp 4 học sinh mới được làm quen với văn miêu tả (Tìm hiểu khái niệm của bài
văn miêu tả có 1 tiết) nên các em còn nhiều bỡ ngỡ nên việc dạy - học viết văn miêu tả
gặp rất nhiều khó khăn, dễ thấy nhất những câu văn khn sáo, máy móc,khơ khan
thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cáchhọc... Cụ thể, giáo viên thường làm như
sau:
- Khi tìm hiểu cấu tạo của kiểu bài (14C,21C,29C) giáo viên cho học sinh đọc bài mẫu,
thựchiện các yêu cầu nhận xét rồirút ra ghi nhớ và làm bài luyện tập.(HS làm bài cá
nhân, cả lớp)
- Các bài luyện tập gồm: quan sát, lập dàn ý,viết đoạn,học sinh thường làm nhóm, cặp
đơi, cá nhân, sauđó GV gọi một số em đọc bài của mình, GV hướng dẫn học sinh nhận
xét, góp ýcho bài của bạn.
- Tiết trả bài, GV nhận xét chung về bài làm của học sinh, ưu nhược điểm,


đọc một số bài viết tốt, một số bài chưa tốt để HS nhận xét, sau đó trả bài cho

HS sửa.
- Giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền thống, chưa lấy người học làmtrung
tâm, chưa tạo được hứng thú cho HS, chưa phát huy được tính sáng tạo,chủ động của
các em. Nhiều em chưa biếtliên hệ thực tế để quan sát. Ví dụ khi quan sát con vật ni
trong gia đình, các em chỉ đưa ra những đặc điểm cụ thể như : con mèo có bộ lơng đen,
con gà có bộ lơng vàng.v.v…Những lúc như thế giáo viên thường u cầu các emtảtheo
ý của cơ. Mặt khác,có những em có điều kiện quan sát đối tượng miêu tả nhưng chưa
biết cách ghi chép lại những đặc điểm đã nhìn thấy.
- Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khikiểm tra
nhiều giáo viên cho học sinh học thuộc một số bài văn mẫu để cácem khi gặp đề bài
tương tự cứ thế chép ra. Vì thế dẫn đến tình trạng cả thầy vàtrò nhiều khi bị lệ thuộc
vàovănmẫu.
Qua thực tế dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, tơi thấy có những ưu điểm, hạn chế sau:
*Về phía học sinh:
+ Ưu điểm:
- Tơi nhận thấy ,phần lớn học sinh rất thích học môn Tiếng Việt, các em hứng thú trong
giờ học quan sát, thích tìm hiểu, khám phá và ln có những ý tưởng sáng tạo ngây thơ,
ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, thú vị…
- Phần lớn các em đã biết làm bài văn miêu tả có bố cục đầy đủ, diễn đạt tương đối đủ
ý.
- Học sinh được tiếp cận với các bài, đoạn văn miêu tả có tính chuẩn mựccủa các tác
giả nổi tiếng. Qua đó, bồi dưỡng cái hay, cái đẹp của văn chươngngơn từ và tình yêu
với văn học.
- Đa số học sinh đạt được mức độ hoàn thành.
+ Hạn chế:


- Các em không biết tự học, tự sáng tạo mà còn vay mượn ý của ngườikhác. Với cách
học ấy các em không cần quan sát,khôngcần cảm xúc về đối tượng được tả.
- Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đốitượng được tả...

Vì thế bài làm ấy gắn cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũngđược. Câu văn miêu tả
như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu làcác em không quan sát hoặc
không biết cách quan sát hoặc các em khơng biếtcách hồi tưởng lại, khơng có cảm xúckhi
viết văn.
- Nhiều HS không hề nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả và đãviết khơng chân
thực…Việc học tập trên lớp, vì thiếu tập trung và chưa có phương pháp học nên cũngcó
những hạn chế nhất định. Có HS khi đọc đề bài lên, khơng biết mình cần viếtnhững gì và
viết như thế nào, viết cái gì trước, cái gì sau.
- Học sinhít tư duy cho việc rèn câu văn sinhđộng để bài văn được hấp dẫn.
* Về phía giáo viên:
+ Ưu điểm:
- Nắm vững nội dung, chương trình về thể loại văn miêu tả.
-Ln đổi mới hình thức tổ chức như trong nhóm, trong lớp, hay ngồi khơng gian lớp
học cho giờ học thêm sinh động.
- Đồ dùng học tập phong phú, dễ tìm, gần gũi với học trò.
+ Hạn chế :
- Nhiều giáo viên còn chưa tự bồi dưỡng vốn kiến thức, chưa chịu khóviết hoặc sưu tầm
các bài văn có hình ảnh cảm xúc.
- Cịn dạy mang hình thức chung chung để học sinh tự mày mị.
- Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết,
các kỹ năng làm bài là qua phân tích các bài mẫu. Thiếu linh hoạt khi phối kết hợp nhiều
phương pháp đểhướng dẫn học sinh học văn.
Từ thực trạng dạy và học văn miêu tả, tôi thấy hầuhết giáo viên thường cho là kiểu bài
văn khó, học sinh thường lúng túng trongkhi diễn đạt để có một đoạn văn hoặc bài văn


hay. Đa số các em viết tương đốiđủ ý, nhưng dùng từ chưa thật chính xác, diễn đạt chưa
trơi chảy, chưa sử dụngđược các nghệ thuật so sánh, nhân hóa,chưa bộc lộ hết tình cảm ...
để làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.
1.2- Đánh giá về chất lượng làm bài văn miêu tả của học sinh khi chưa áp dụng sáng

kiến :
Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu tình hình thực tế của lớp mình nhiều năm
học, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ trước thực trạng học sinh không biết viết văn
miêu tả, các em thường viết câu kể lể, liệt kê, không biết dùng từ gợi tả và gợi cảm, chưa
biết dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để đặt câu. Nhiều em cịn chưa thể hiện
được cảm xúc của mình khi viết văn miêu tả, dẫn đến chất lượng mỗi bài viết chưa cao.
Các em khơng có tình u thiên nhiên, khơng thích quan sát, từ đó vơ cảm với những sự
vật xung quanh.
Cụ thể tôi tiến hành khảo sát chất lượng bài viết của học sinh lớp 4A2 được kết quả
như sau :
Tổng
số HS
31

Bài văn sinh động
giàu cảm xúc
2 = 6,4%

Bài văn đảm bảo bố cục nhưng kể lể,
liệt kê, từ ngữ hình ảnh nghèo nàn.
17 = 54,8%

Bài văn đủ bố cục, diễn đạt lủng
củng, dùng từ chưa chính xác.
12 = 38,7%

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tơi đã suy nghĩ tìm ra biện pháp: “ Phát triển câu văn
trong bài văn miêu tả” nhằm khắc phục tình trạng trên. Từ đó giúp các em có hứng thú
hơn với phân môn Tập làm văn.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1 Tính mới của giải pháp:
- Muốn dạy tốt môn Tập Làm Văn giáo viên cần phải có sự đầu tư về chiều sâu
trong những thiết kế bài dạy của mình, hiểu kỹ nội dung, mục đích yêu cầu bài dạy để
đảm bảo tính chính xác, sáng tạo, nắm rõ tâm lý từng học sinh,sức học của từng em từ đó
có những định hướng trong việc rèn luyện, giáo dục đúng đắn. Giáo viên phải biết kích
thích tính sáng tạo, khuyến khích và khơi dậy tư duy của học sinh.


- Theo cách mới hiện nay thì học sinh phải là trung tâm, chủ thể của quá trình dạy
học. Người giáo viên chỉ đóng vai trị chỉ đạo, hướng dẫn trong tiết học điều này có nghĩa
học sinh phải trực tiếp chiếm lĩnh lấy kiến thức. Giáo viên chỉ là người định hướng khơi
gợi để HS tìm ra kiến thức mới. Nhưng để học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức trong bộ
mơn Tập Làm Văn là rất khó. Theo phân phối chương trình sách HDHlớp 4 ở bậc tiểu
học phần miêu tả như sau:
+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả
+ Luyện tập cách quan sát
+ Luyện tập miêu tả
+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả
+ Thực hành viết bài văn miêu tả
Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ từng tiết dạy, lập kế hoạch dạy từng hoạt động ,
chuẩn bị đồ dùng phong phú, sáng tạo, tổ chức dạy ngồi khơng gian lớp học như sân
trường, vườn trường… Ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào dạy học v.v…
2.2 Mô tả cách thức thực hiện:
Để giúp học sinh viết được câu văn miêu tả giàu hình ảnh, cảm xúc tơi đã làm như
sau:
Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về câu văn miêu tả :
Trong bài 14B ( mục tiêu 3) học sinh đã tìm hiểu thế nào là miêu tả ( Miêu tả là vẽ

lại bằng lời những đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm
thanh….của sự vật mà mình quan sát được để giúp người đọc, người nghe hình dung
được các đối tượng ấy.-HDH Tiếng Việt 4 tập 1/ tr.153)
Tuy nhiên, để học sinh hiểu rõ hơn về câu văn miêu tả tôi đã thiết kế phiếu bài tập
6/tr. 154 như sau :


Bài 6, Tập viết câu văn miêu tả:
Sự vật

Đặc điểm

M:
Cây dừa

Cao lớn,
xịe rộng
tàu lá

Nhân hóa (so
sánh)
Sải tay bơi

Cảm nhận
Giữa bầu trời
mù trắng
nước

Câu văn
Cây dừa cao lớn hiên ngang xòe rộng những

tàu lá như đang sải tay bơi giữa bầu trời mù
trắng nước.

Qua bài tập đó phần nào các em đã hiểu được khi viết văn miêu tả ta cần sử dụng
các từ chỉ đặc điểm về hình dáng, màu sắc, âm thanh v.v…
Giải pháp 2: Tích hợp với các phân môn khác làm giàu vốn từ cho học sinh
Để chuẩn bị cho phần học văn miêu tả, ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng việc
làm giàu vốn từ cho học sinh. Tôi đặc biệt chú ý đến các tiết học mở rộng vốn từ hay các
tiết dạy về từ ghép, từ láy, hay các tiết đọc hiểu.
-Trong các tiết mở rộng vốn từ tơi sử dụng các hình thức như tra từ điển, đặt câu
với từ để giúp các em hiểu rõ nghĩa của từ và biết cách sử dụng các từ đó cho hợp lý.
- Trong tiết dạy về từ ghép, từ láy (bài 4A/ mục tiêu 2 / Nhận biết về từ ghép, từ
láy; tạo được từ ghép, từ láy từ các tiếng đã cho) tôi còn lưu ý học sinh tác dụng của từ
láy là gợi tả hình ảnh, hoặc làm tăng nghĩa hoặc giảm nghĩa của từ, sử dụng từ láy chính
xác trong viết văn miêu tả sẽ làm cho người đọc,người nghe cảm nhận và hình dung được
một cách cụ thể,tinh tế và sống động hơn về sự vật hình tượng được miêu tả.
Tôi mở rộng bằng các bài tập như :
VD:Dùng từ láy, từ ghép thay cho các từ gạch chân sau để cho
câu văn thêm sinh động:
-Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, đàn cò bay nhanh theo những đám mây.
-Mùa hè, hoa phượng nở đỏ cả sân trường .
-Những chú chim đang hót trên cành cây.
-Con gà trống có bộ lơng màu vàng.
Học sinh có thể sửa lại:


-Gió thổi ào ào, lá cây rơi rào rào, đàn cò bay vun vút theo những đám mây.
-Mùa hè, hoa phượng nở rực rỡ cả sân trường .
-Những chú chim đang hót líu lotrên cành cây.
-Con gà trống có bộ lơng màu vàng rực rỡ.

Sau khi sửa các em có nhận xét thấy các câu văn sinh động hơn, hay hơn các sự vật được
hình dung rõ nét hơn.
Trong các tiết dạy về tính từ ( bài 11C,12C/ HDH Tiếng Việt 4 tập 1 tr.119,132) tôi
lưu ý kĩ cho học sinh tác dụng của tính từ dùng để miêu tả đặc điểm của sự vật và muốn
câu văn thêm sinh động ta phải chú ý đến cách sử dụng mức độ của tính từ bằng cách tạo
ra các từ ghép, từ láy, tạo ra các từ thể hiện cảm xúc như rất, lắm, quá…hoặc tạo ra phép
so sánh cho tính từ đó .
VD:- Xanh
-Vàng

xanh biếc, xanh non, xanh mơn mởn …. Hay xanh lắm, xanh như ngọc…
vàng tươi, vàng xuộm, vàng óng ả…..hay vàng như mật ong, như nắng mùa

thu v.v.
Trong các tiết đọc hiểu, mỗi khi gặp câu văn miêu tả hay tôi thường cho các em
luyện đọc diễn cảm lại và lưu ý các em nhớ để học cách miêu tả.
VD : Bài 7A: Trung thu độc lập, bài 8B: Đôi giày ba ta màu xanh; bài 15A: Cánh diều
tuổi thơ; bài 20 B : Trống đồng Đông Sơn; bài 22A : Sầu riêng; 22B: Chợ Tết; 23A: Hoa
học trò; 29A: Đường đi Sa Pa; 31B Con chuồn chuồn nước v.v….
Ngoài ra trong các bài văn, bài thơ có hình ảnh so sánh, nhân hóa tơi đều nhấn mạnh và
phân tích kĩ cách so sánh, cách nhân hóa và tác dụng của so sánh, nhân hóa để học sinh
nhớ lại và hiểu sâu hơn và biết sử dụng biện pháp này trong làm văn.
VD: Bài 4B: Tre Việt Nam; bài 21B: Bè xuôi sông La; bài 22B: Chợ Tết v.v…hoặc các
bài: Sầu riêng; 23A: Hoa học trò; 29A: Đường đi Sa Pa; 31B Con chuồn chuồn nước
v.v….
Giải pháp 3:Phát triển câu văn trong bài văn miêu tả


- Trong các giờ tập làm văn quan sát tìm ý, lập dàn ý, khi tôi tổ chức cho học sinh tập nói
các em chỉ đưa ra được một số câu mang tính kể lể như: Cây bàng cao 5 mét, thân cây

màu nâu, lá cây màu xanh. Hay: Chú gà trống có bộ lơng màu vàng. Cái cặp của em
màu đỏ. Chú gấu bông rất to v.v…
Từ các câu văn đó của học sinh tơi đã đưa ra biện pháp phát triển câu văn miêu tả
nâng dần từng mức một:
Bước 1: Đầu tiên tơi hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ đặc điểm của bộ phận cần
miêu tả.
Tôi tổ chức cho học sinh quan sát kĩ, phát hiện đặc điểm của sự vật định tả. Học
sinh phát hiện được những đặc điểm cụ thể của sự vật.
VD: + Thân cây có đặc điểm to
+ Lá bàng có đặc điểm màu xanh...
+ Chú gà trống có bộ lơng màu vàng…..
+Cái cặp của em có cái quai xách .v.v.
Sau đó tơi gợi cho học sinh bổ sung thêm từ chỉ mức độ của đặc điểm: To bằng nào?
Xanh như thế nào? Vàng đậm hay nhạt? Quai xách có hình dáng thế nào ?
HS sẽ tự phát hiện ra các từ chỉ mức độ của đặc điểm( to như nửa cái quạt nan,
trang giấy, bàn tay người lớn..., xanh non, xanh biếc, xanh mơn mởn...,vàng óng, vàng
tươi, cong cong v.v..) Nếu học sinh khơng tìm được, tơi gợi ý. Để học sinh tự chọn sao
cho hợp lý.
Bước 2: Sau khi câu văn có từ gợi tả đã hình thành, tơi lại nâng tiếp mức độ câu
văn. Tôi gợi cho học sinh thêm các hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được
hay hơn bằng cách đặt câu hỏi:
+ Sự vật ấy có thể so sánh với những sự vật nào?
+ Em nhân hóa sự vật ấy như thế nào?
+ Em đánh giá, nhận xét về sự vật ấy như thế nào?


HS sẽ tưởng tượng ra các hình ảnh nhân hóa, so sánh hoặc nhận xét đánh giá về các sự
vật mình miêu tả.
Nếu học sinh khơng tìm được, tơi gợi ý thêm những từ ngữ, hình ảnh so sánh.
VD:- Chú gấu bông trông như đứa trẻ lên ba bụ bẫm.

- Lá bàng xanh mơn mởn trông ngon lành như đám rau non.
- Chú gà trống đi đôi giầy vàng y hệt như một chàng cầu thủ.
Hay : - Chiếc quai cặp cong cong như cái cầu vồng nhỏ …
-Trong nắng sớm, những nàng hồng đang tươi cười làm duyên.
Bước 3: Khi đã viết được câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa, tơi tiếp tục giúp học
sinh viết câu văn có bộc lộ cảm xúc.
Tơi hướng dẫn các em tìm cảm xúc bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Qua hình ảnh so sánh, nhân hóa gợi cho em cảm xúc gì? Hoặc có tình cảm gì?
HS nêu cảm xúc hoặc những nhận xét đánh giá về sự vật đó
VD: Tả bộ lơng của chú gà trống
Chú gà trống khốc trên mình một bộ áo sặc sỡ trơng thật tuyệt!
VD: Tả cây bàng:
Lá bàng xanh non mơn mởn như những bàn tay nhỏ xinh đang vẫn chào chúng em.
(Phụ lục 3)
Hay tả quả bàng, một học sinh đã viết: Những quả bàng chín vàng ươm như những
quả ổi con. Đến giờ chơi, tụi học trò chúng em tranh nhau nhặt quả bàng chín để ăn. Cái
vị ngịn ngọt, chan chát, chua chua mà sao ngon lành đến thế.
Hay những câu văn tả cây :
- Mùa xuân đến, sân trường thay chiếc áo màu xám ủ rũ bằng chiếcáo màu xanh non mỡ
màng đầy sức sống.
-Chim chóc ở đâu kéo về làm tổ trị chuyện ríu rít trong vịm lá nghe đến là vui tai.
*Từ các việc làm trên, để giúp học sinh dễ nhớ và biết áp dụng một cách thường xuyên
tôi đã khái quát thành một cấu trúc câu văn miêu tả như sau:


Chủ ngữ + từ chỉ đặc điểm + hình ảnh so sánh ( nhân hóa) + cảm xúc
Trong đó chủ ngữ là sự vật cần miêu tả như: thân cây, lá cây, hoa, quả, mùi vị, màu
sắc...hay bộ lông, đôi mắt, chân , đuôi .v.v.
+ Từ chỉ đặc điểm là những tính từ kèm theo mức độ của tính từ
VD: Màu đỏ: đỏ tươi, đỏ chót, đỏ như son...

- xanh biếc,xanh non, xanh mơn mởn….
+Hình ảnh so sánh: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng cómột dấu hiệu chung
nào đó với nhau, góp phần làm cho sự vật, đượcmiêu tả trở lên phong phú, cụ thể, sinh
động và rõ ràng hơn.
VD:Mùa hè đến , cây phượng vĩ ở sân trường nở hoa đỏ rực giống như một đống lửa
khổng lồ đang bùng bùng cháy .
- Chú mèo có bộ lơng mịn mượt như nhung.
+Hình ảnh nhân hóa là biến sự vật (cỏcây, hoa lá, mây gió, chim chóc,con vật, đồ
vật … ) thành con người bằng cách gọi nó như conngười( dùng danh từ chỉ người: ơng,
bà, …) hoặc gán cho nó những hoạt động,đặc điểm mang tính cách con người bằng các
động từ, tính từ. Sử dụng biệnpháp nhân hóa trong câu văn sẽ giúp cho cảnh vật sống
động và có hồn hơn.
VD: - Hoa bàng khơng thơm nồng nàn như hoa cau, hoa bưởi nhưng cũng đủ sức quyến
rũ những chàng ong, cô bướm suốt ngày rập rờn múa lượn trên vòm cây.
-Bằng một thế võ điêu luyện, tên trộm chuột đã kêu khóc trong nanh vuốt của mèo ta….
+ Cảm xúclà sự cảm nhận hay đánh giá hoặc nhận xét về sự vật hoặc bày tỏ tình
cảm,thái độ của mình đối với sự vật đó ( thường sử dụng những câu cảm thán như: Thật
là tuyệt!, đẹp làm sao!, đáng yêu đến thế! v.v.)
*Tuy nhiêntôi cũng lưu ý học sinh: Tùy từng sự vật, từng hoàn cảnh mà sử dụng linh hoạt
cấu trúc trên.Từ cấu trúc này, có thể linh hoạt thay đổi thứ tự hoặc chỉ chọn lọc những
hình ảnh cần thiết.


Từ đó mỗi khi làm văn miêu tả tơi thường nhắc lại cấu trúc trên cho học sinh nhớ
cách viết câu, cách dùng từ đặt câu.
Với biện pháp này tôi có thể sử dụng hướng dẫn học sinh tất cả các dạng bài miêu
tả từ đồ vật, cây cối, con vật đến tả cảnh, tả người lớp 5.
III- HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI :
*Kết quả sau thực nghiệm
Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp này tơi thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt.

Mỗi khi đến giờ tập làm văn các em hào hứng, say sưa viết văn hơn. Chất lượng bài viết
được nâng lên. Học sinh thích học mơn tiếng Việt hơn.
- Học sinh đã viết được những câu văn miêu tả giàu hình ảnh cảm xúc có từ gợi tả,
gợi cảm, sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa phù hợp.
- Học sinh có biểu hiện yêu thiên nhiên hơn, có cái nhìn khác về các sự vật xung quanh
như: biết bảo vệ cây cối, bảo vệ mơi trường. Thích quan sát sự vật, biết yêu quý đồ vật
và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Trong kỳ thi hết HKI năm học 2020- 2021 chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4A2 của tôi
như sau:
Tổng
HS
31

Điểm 1-4
SL
%
0
0

Điểm 5,6
SL
%
7
22,6

Điểm 7,8
SL
%
15
48,3


Điểm 9,10
SL
%
9
29,1

Trong kỳ thi cuối năm học 2020- 2021 chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4A2 của tôi như
sau:
Tổng
HS
31

Điểm 1-4
Điểm 5,6
SL
%
SL
%
0
0
5
16,1
Biện pháp này đã được tôi chia sẻ đến

Điểm 7,8
Điểm 9,10
SL
%
SL

%
14
45,2
12
38,7
các đồng nghiệp trong trường áp dụng và

đạt hiệu quả cao, nên trong hai năm gần đây chất lượng môn Tiếng Việt của lớp 4, 5 của
trường luôn đứng tốp đầu của huyện.


Tôi hy vọng biện pháp này được áp dụng rộng rãi góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy trong các trường tiểu học huyện nhà.
4. Kết luận:
Để phát triển được câu văn cho học sinh giáo viên cần phải nắm chắc các năng lực,
phẩm chất cần hình thành cho học sinh tiểu học được quy định trong Thông tư 22 của Bộ
giáo dục.
Giáo viên cần tìm hiểu nắm chắc năng lực của từng học sinh từ đó có tác động sư
phạm phù hợp, hiệu quả.
Giáo viên phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, phải đầu tư thời gian công
sức để đọc và sưu tầm nhiều bài văn hay, truyền cảm hứng viết văn cho học sinh.
5. Kiến nghị, đề xuất
a) Đối với trường:
- Nhà trường xây dựng khuôn viên phù hợp để giáo viên tổ chức các giờ học ngồi
khơng gian lớp học hiệu quả.
- Trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, Webcam … để giáo
viên thuận tiện hơn trong đổi mới phương pháp dạy học.
b) Đối với Phòng GD-ĐT:
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương
tiện, thiết bị dạy học để giáo viên thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy

học.
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên để họ tập trung trí tuệ và sức lực vào
việc dạy học.
c) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn giúp GV nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP


Bài làm của học sinh





PHẦN IV: CAM KẾT
Tơi xin cam kết tồn bộ nội dung biện pháp trên đây không sao chép vi phạm bản quyền
của bất kì tác giả nào. Nếu phát hiện sai phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Hiển Khánh, ngày 15 tháng 5 năm 2021
GIÁO VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)



×