Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Biện pháp thi GVDG môn tin học tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 13 trang )

-1-

1. Đặt vấn đề
- Tên biện pháp: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Tin học tiểu học bằng
phương pháp tổ chức trò chơi đầu tiết học.
- Lý do chọn biện pháp:
+ Hiện nay, lĩnh vực khoa học công nghệ thơng tin phát triển rất nhanh, nó
thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đã chú trọng trong việc đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghệ thơng
tin, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập hướng đến nền kinh tế trí thức.
+ Việc đưa mơn Tin học vào trường tiểu học là điều rất cần thiết và mang lại
hiệu quả cao, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với lĩnh vực công nghệ thông tin
từ khi cịn nhỏ, tạo nền móng vững chắc cho học sinh tiến dần đến công nghệ cao
trong các bậc học tiếp theo. Ở tiểu học, các em sẽ được làm quen một số kiến thức
ban đầu về công nghệ thơng tin, đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm
chất và năng lực cần thiết. Để nâng cao chất lượng dạy học Tin học đòi hỏi người
giáo viên phải vận dung linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học
phù hợp. Trong đó, phương pháp giúp cho học sinh hứng thú học tập, nắm chắc nội
dung kiến thức bài học với tâm thế thoải mái, hứng thú, sôi nổi, không áp lực là hết
sức cần thiết.
+ Từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy rằng học sinh tiểu học còn
nhỏ nên các em rất hứng thú với các trò chơi trong học tập. Việc tổ chức trò chơi
đầu mỗi tiết học giúp các em bước vào một tiết học có hiệu quả nhất. Chính vì thế,
tơi đã mạnh dạn đề xuất biện pháp “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Tin học tiểu
học bằng phương pháp tổ chức trò chơi đầu tiết học”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
- Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chúng ta đang
tiếp cận và dần dần thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, việc coi trọng
và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc
lập của học sinh để giúp cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài


học, để tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng là một trong những nội dung
cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học.
- Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học: thích khám phá, tìm
hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Do đó, việc thực hiện các trị
chơi học tập trong giờ học Tin học, đặc biệt hơn là trò chơi khởi động đầu tiết học là
hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao.
- Việc tổ chức trò chơi học tập cho các em cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ
những băn khoăn, suy nghĩ của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội
dung môn học. Khi hoạt động trong việc chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ
hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về
các nội dung của bài học.
- Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận mà khơng
nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ Tin học sẽ được giảm nhẹ, quá
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-2-

trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tập trung,
hứng thú học tập và hiệu quả tiết học được nâng cao.
- Không những thế, hoạt động trị chơi học tập cịn góp phần lớn vào việc
hình thành các kĩ năng sống cho các em, hình thành và phát triển một số năng lực,
phẩm chất cần thiết.
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Là giáo viên dạy môn Tin học ở tiểu học tôi thấy: Chương trình Tin học của
học sinh tiểu học gồm các nội dung chủ yếu như làm quen với việc sử dụng máy
tính, sử dụng những thiết bị thơng dụng, sử dụng phần mềm trị chơi mang tính giáo
dục, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm vẽ, bước đầu làm

quen với Logo,... Tuy nhiên, để các em ham thích mơn học khơng phải là điều đơn
giản mà địi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp. Trong học kì I năm học 2020-2021, thông qua các tiết dạy, tôi nhận thấy
học sinh có những biểu hiện:
+ Ít có hứng thú với môn học, không tập trung chú ý vào bài học.
+ Chưa mạnh dạn, tự tin trong việc trao đổi, chia sẻ ý kiến của mình, hoặc
tranh luận một vấn đề nào đó.
+ Thụ động trong việc tiếp thu kiến thức; khơng khí lớp học rất trầm lắng.
+ Kết quả học tập không cao.
- Để làm rõ thực trạng này, tôi đã tiến hành thống kê một số nội dung thực
hiện của phần khởi động trong tiết học. Kết quả của q trình thống kê như sau:
Mức độ

Tập trung

Ít tập trung

Mạnh dạn, tự tin

Thiếu mạnh dạn,
tự tin

Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
3

114

40

4


110

37

5

69

27

Tổng: 293

104

35,09%
33,64%
39,13%
35,49%

74
73
42
189

64,91%
66,36%
60,87%
64,51
%


32
30
22
84

28,07%
27,27%
31,88%
28,67%

82
80
47
209

71,93%
72,73%
68,12%
71,33%

- Bên cạnh đó, số lượng học sinh một lớp tương đối nhiều, diện tích phịng
học nhỏ hẹp, phịng tin học chỉ có 12 máy tính hoạt động được, khâu ổn định chỗ
ngồi của các em còn chậm chạp, ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.
- Đây chính là thực trạng và là nguyên nhân đã làm ảnh hưởng một phần
không nhỏ đến hiệu quả học tập và rèn luyện của các em. Chính vì vậy làm thế nào
để học sinh tham gia vào trò chơi ở phần khởi động của bài học một cách tích cực,
hứng thú, tập trung vào tiết học.
2.3. Mơ tả, trình bày biện pháp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi


Trường Tiểu học Ân Phong


-3-

Để đảm bảo cho một tiết học có vận dụng phương pháp tổ chức trị chơi thực
sự hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm được nguyên tắc, cấu trúc, nội
dung trò chơi phù hợp với lứa tuổi, kiến thức cần đạt của các em. Để làm được điều
đó, tơi đã tiến hành thực hiện bước sau:
 Bước 1: Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập
Tổ chức trò chơi học tập, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện
thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ
chức được trò chơi ở phần khởi động đạt hiệu quả cao thì địi hỏi mỗi giáo viên phải
có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, phải nhằm mục đích liên quan tới bài
học mới hoặc giúp học sinh củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học cũ.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo; phải gây hứng thú với học sinh.
- Hình thức tổ chức trị chơi phải đa dạng, phong phú.
 Bước 2: Cấu trúc của trò chơi học tập
- Nêu tên trò chơi.
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trị chơi nhằm khởi động, ơn luyện, hình
thành kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trị chơi sẽ qui định hành động chơi
được thiết kế trong trị chơi.
- Đồ dùng, trị chơi: Mơ tả đồ dùng, trò chơi được sử dụng trong trò chơi.
- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi, qui định đối với người
chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
- Số người tham gia chơi: Cả lớp hoặc các nhóm tham gia trị chơi.

 Bước 3: Cách tổ chức trò chơi
- Thời gian tiến hành thường từ 3-7 phút (tiến hành ngay đầu tiết học) nhằm
thu hút sự chú ý và hình thành kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài
tập tương ứng với mỗi loại kiến thức.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Tổ chức cho hoc sinh chơi trò chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Trao thưởng cho người chơi các phần quà lưu niệm cho thêm hấp dẫn, kích
thích học tập của học sinh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-4-

 Một số trò chơi được áp dụng trong phần khởi động
Có rất nhiều trị chơi có thể áp dụng vào phần khởi động như: Giải ơ chữ, vịt
đi tìm bạn, rung chng vàng, ong tìm chữ, hái lộc đầu xuân, hộp quà may mắn, lật
mảnh ghép, ai nhanh ai đúng, vượt chướng ngại vật, ghép đúng hình, hái sao, nhân
vật thơng thái, vịng quay may mắn, ơ cửa bí mật, ai lên cao,... Sau đây là một số ví
dụ một vài trị chơi mà tơi đã thực hiện ở các tiết học:
a. Trị chơi “Giải ơ chữ”
Với trị chơi này tôi áp dụng cho bài: Tạo bảng trong văn bản (Chương 5: Em
tập soạn thảo-Lớp 5)


Màn hình trị chơi “Giải ơ chữ”
- Mục đích:
+ Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy.
+ Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở
bằng các ô chữ cụ thể.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị soạn sẵn câu hỏi cho các ô chữ theo nội dung
kiến thức mà các em đã học để tìm ra từ khóa cho bài học mới (tạo bảng).
1. Những hình vẽ nhỏ trên màn hình nền của máy tính gọi là gì?
2. Kết quả làm việc của máy tính hiện ở bộ phận nào?
3. Để được chữ ô theo kiểu gõ Telex, em gõ như thế nào?
4. Muốn gõ chữ vào máy tính em sẽ dùng.................
5. Tên một phần mềm giúp các em luyện gõ 10 ngón?
6. Cụm từ Number of Row có nghĩa là gì?
7. Phím Enter dùng để làm gì?
 Tìm ra từ khóa là: TẠO BẢNG
* Cách tổ chức:
- Thời gian chơi: 4-6 phút.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-5-

- Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì, người chơi nghe câu hỏi của
mình và suy nghĩ trả lời.
- Người chơi trả lời đúng thì ơ chữ đó sẽ xuất hiện. Sau khi giải được 4 ô chữ,
người chơi có thể trả lời từ khóa, trả lời đúng ơ từ khóa thì trị chơi kết thúc và nhận

được phần thưởng, trả lời sai mất quyền chơi và trò chơi sẽ tiếp tục, cứ lần lượt như
vậy giải đúng được tất cả các ơ chữ thì ơ chữ từ khóa sẽ xuất hiện.
- Giáo viên, cả lớp sẽ tuyên dương người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ và
trao thưởng cho bạn giải được ô từ khóa.
b. Trị chơi “Hộp q may mắn”
Trị chơi này tơi áp dụng cho bài: Ôn tập và đánh giá kĩ năng gõ bàn phím
(Chương 4: Em học gõ 10 ngón-Lớp 5)

Màn hình trị chơi “Hộp q may mắn”

Một số câu hỏi của trò chơi “Hộp quà may mắn”
- Mục đích:
+ Giúp các em nhớ lại các kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất.
+ Giúp cho các em hoạt động tích cực, sổi nổi và sự hứng thú cho tiết học
mới.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, đáp án, hình ảnh minh họa về
kiến thức mà các em đã học.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-6-

1. Từ một chú gấu ở Hình 1, muốn có thêm chú gấu như Hình 2 em phải thực
hiện thao tác gì?
2. Câu sau có bao nhiêu từ soạn thảo:
Chào mừng quý thầy cô đến với lớp 5A!
3. Trong Mario, để luyện gõ với bài luyện như hình sau, em chọn khung tranh
nào?

4. Trong phần mềm Paint, muốn vẽ được bơng hoa như hình dưới đây em sẽ
dùng cơng cụ nào?
* Cách tổ chức:
- Thời gian chơi: 3-5 phút.
- Giáo viên cho học sinh lựa chọn hộp quà bất kì.
- Người chơi đọc câu hỏi, suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất.
- Khi người chơi trả lời đúng sẽ được quyền mở hộp quà, trả lời sai phải
nhường lượt chơi cho các bạn còn lại. Cứ lần lượt như vậy các em sẽ mở hết các
hộp q thì trị chơi sẽ kết thúc. Giáo viên sẽ trao phần thưởng và tuyên dương các
bạn dành chiến thắng.
c. Trò chơi “Ghép đúng hình”
Tơi áp dụng trị chơi này cho bài: Người bạn mới của em (Chương 1-Lớp 3),
Khám phá máy tính (Chương 1-Lớp 4)
- Mục đích:
+ Luyện kỹ năng nhận dạng hình ảnh.
+ Giúp học sinh phân biệt được bộ phận cơ bản của bộ máy tính để bàn.
- Chuẩn bị :
+ Hình ảnh các bộ phận máy tính để bàn và thiết bị khác.
+ Tên gọi của các bộ phận máy tính, thiết bị điện tử có thể kết nối được với
máy tính.

- Cách tổ chức:
+ Cả lớp cùng tham gia trò chơi.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-7-


+ Thời gian chơi: 3-5 phút.
* Cách chơi:
- Cả lớp quan sát các hình ảnh và tên gọi của từng bộ phận của máy tính.
- Học sinh thực hiện ghép đúng các ảnh tương ứng mỗi bộ phận với tên gọi
của bộ phận đó.
- Báo cáo kết quả ghép được với thầy cơ.
- Cách đánh giá hồn thành: học sinh ghép đúng sẽ nhận được 3 tràng pháo
tay khen ngợi.
d. Trị chơi “Vịng quay may mắn”
Trị chơi này tơi áp dụng cho chương: Em tập soạn thảo ở khối lớp 3, 4 và 5.

Màn hình trị chơi “Vịng quay may mắn”

Một câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn”
- Mục đích:
+ Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học.
+ Rèn luyện tinh thần đoàn kết, làm việc tích cực theo nhóm, đọc và trả lời
nhanh các câu hỏi.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị soạn sẵn các câu hỏi và đáp án liên quan đến
nội dung kiến thức của các bài học trước.
* Cách tổ chức:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


-8-

- Thời gian chơi: 4-6 phút.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm được quyền chọn 3 câu hỏi bất

kì và trả lời các câu hỏi đó. Mỗi khi chọn câu hỏi các nhóm sẽ quay để biết số điểm
của câu đó và trả lời, trả lời đúng sẽ được cộng điểm, nếu trả lời sai nhóm nào
nhanh nhất (rung chuông) sẽ được quyền trả lời và dành điểm số về cho đội mình.
- Sau khi các nhóm đã trả lời hết các câu hỏi, giáo viên sẽ tổng kết điểm số
của các nhóm và tuyên bố các nhóm dành giải Nhất - Nhì - Ba. Giáo viên sẽ trao
thưởng và dành lời khen cho các nhóm.
e. Trị chơi “Rung chng vàng”
Trị chơi này tơi áp dụng cho chương: Em tập vẽ ở các khối lớp 3, 4 và 5.

Màn hình trị chơi “Rung chng vàng”
- Mục đích:
+ Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã đã học.
+ Luyện kĩ năng nhận biết và đốn từ thơng qua nội dung câu hỏi gợi mở.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị soạn sẵn các câu hỏi từ thấp đến cao theo nội
dung kiến thức của các bài học trước.
1. Đâu là biểu tượng của phần mềm Paint?
2. Để mở một tệp hình có sẵn, em chọn lệnh gì?
3. Để vẽ được đường cong em dùng công cụ nào?
4. Biểu tượng của cơng cụ tơ màu?
5. Hai hình sau khi sao chép ra thì sẽ như thế nào?
6. Muốn phóng to cơng cụ tẩy, em dùng tổ hợp phím gì?
7. Chọn cơng cụ hình chữ nhật, nhấn giữ phím Shift và vẽ. Kết quả nhận
được là hình gì?
* Cách tổ chức:
- Thời gian chơi: 4-6 phút.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời các câu hỏi theo thứ tự. Người chơi nghe câu
hỏi của mình và suy nghĩ trả lời. Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ là 15 giây
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong



-9-

- Sau khi người chơi trả lời đúng đến câu cuối cùng chuông vàng rung lên báo
hiệu chiến thắng.
- Giáo viên tuyên dương cho người chơi giành chiến thắng.
g. Trò chơi “Lật mảnh ghép”
Với trị chơi này tơi áp dụng cho nhiều bài học của các khối lớp.
- Mục đích:
+ Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã đã học.
+ Luyện kĩ năng nhận biết và đốn từ thơng qua nội dung câu hỏi gợi ý.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 6 mảnh ghép và 6 câu hỏi tương ứng. Phía
dưới mảnh ghép là 1 tấm hình có nội dung liên quan bài học mới.

* Cách tổ chức:
- Thời gian chơi: 5-7 phút.
- Tùy theo sĩ số lớp học mà giáo viên cho học sinh chơi theo nhóm hoặc cá
nhân.
+ Chơi theo nhóm:
Có 1 bức tranh (ảnh) ẩn dưới 6 mảnh ghép.
Chia lớp thành 3 nhóm, cho nhóm trưởng của 3 nhóm bốc thăm câu hỏi cho
nhóm mình, mỗi nhóm sẽ có 2 câu hỏi. Nhiệm vụ của các nhóm là trả lời các câu
hỏi để mở các miếng ghép, trả lời đúng miếng ghép sẽ được mở ra, trả lời sai đội
khác sẽ có quyền trả lời và dành điểm về cho nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ được
quyền trả lời 1 lần duy nhất.
Từ miếng ghép thứ 4, đội nào có câu trả lời đúng về nội dung bức tranh sẽ là
đội chiến thắng.
Trò chơi kết thúc khi các nhóm đã mở hết tất cả các miếng ghép và đốn
được hình ảnh.

Giáo viên có thể cho điểm từng mảnh ghép và bức tranh bí ấn.
+ Chơi cá nhân:
Có 1 bức tranh (ảnh) ẩn dưới 6 mảnh ghép.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


- 10 -

Mỗi học sinh có quyền lựa chọn 1 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với
1 câu hỏi. Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở, trả lời sai bạn khác sẽ có quyền
trả lời.
Từ miếng ghép thứ 4, bạn nào có câu trả lời đúng về nội dung bức tranh sẽ là
người thắng cuộc.
Trò chơi kết thúc khi người chơi đã mở hết tất cả các miếng ghép và đốn
được hình ảnh.
- Giáo viên tun dương cho các nhóm tham gia trị chơi tích cực và trao các
phần thưởng nho nhỏ để kích lệ tinh thần cho các em.
2.4. Hiệu quả của biện pháp
- Qua áp dụng vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 từ đầu
học kì II năm học 2020-2021 tại Trường Tiểu học Ân Phong. Nhờ sử dụng linh hoạt
các trò chơi mà giáo viên hạn chế được việc mất trật tự đầu buổi học cũng như thu
hút sự tập trung của học sinh. Học sinh ngày càng hứng thú và u thích với mơn
học. Ngồi ra học sinh cịn biết tự suy nghĩ, tìm tịi kiến thức mơn học để tham gia
trị chơi. Và tơi đã tiến hành thống kế đánh giá mức độ tiến bộ của của học sinh
trong hoạt động này ở các khối lớp.
- Kết quả của q trình thống kê:
Mức độ


Tập trung

Ít tập trung

Thiếu mạnh dạn,
tự tin

Mạnh dạn, tự tin

Khối Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
3

114

102

89,47%

12

10,53%

80

70,18%

34

29,82%


4

109

101

92,66%

08

7,34%

76

69,72%

33

30,28%

5

69

65

94,20%
91,78
%


04

5,80%

53

16

23,19%

24

8,22%

209

76,81%
71,58
%

83

28,42%

Tổng: 292

268

- Còn hơn thế nữa, giải pháp còn giúp học sinh nâng cao kết quả chất lượng
giáo dục rõ rệt và đồng thời phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết của

người học sinh.
- Bảng so sánh chất lượng giáo dục:
+ Kết quả chất lượng giáo dục môn Tin học cuối học kì I, năm học 20202021:
Hồn thành tốt

Hồn thành

Chưa hoàn thành

Khối

Tổng số

3

114

79

69,30

29

25,44

6

5,26

4


110

73

66,36

34

30,91

3

2,73

5

69

38

55,07

29

42,03

2

2,90


Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


- 11 -

+ Kết quả chất lượng giáo dục môn Tin học cuối học kì II, năm học 20202021:
Hồn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Khối

Tổng số

3

114

70

61,40

44


48,60

0

0

4

109

75

68,81

34

31,19

0

0

5

69

45

65,22


24

34,78

0

0

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

3. Kết luận
3.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Nhờ có phương pháp tổ chức trò chơi phần khởi động, các em đã mạnh dạn,
tự tin hơn trong giao tiếp, có hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
cũng như các hoạt động tập thể khác. Áp dụng phương pháp mới tạo điều kiện cho
các em phát huy được những tố chất và khả năng sáng tạo của mình.
- Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã
phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm
tịi, khám phá kiến thức của học sinh.
- Học sinh luôn tự khám phá, tự chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức tốt hơn, khắc
sâu được kiến thức, đặc biệt là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học
Tin học. Do đó, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học, tạo được một
môi trường học tập thân thiện, thoải mái, chất lượng học tập ngày càng cao.
3.2. Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của biện pháp
- Qua áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy các em học sinh có sự thay đổi rất rõ,
nhanh nhẹn hơn trong khâu ổn định tổ chức lớp học, tập trung vào hoạt động học,
mạnh dạn, tự tin trong việc chia sẻ, trao đổi ý kiến, các em có thể tham gia tổ chức
một số hoạt động trong tiết học, có ý thức tự giác hơn trong học tập, chất lượng học
tập được nâng cao.

- Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường
và các bạn đồng nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực
cho q trình giảng dạy và công tác. Tôi mạnh dạn chọn các biện pháp này với
mong muốn được đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo
dục của toàn ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua thực nghiệm tôi
thấy các biện pháp dạy học này đã có tác dụng rất tốt trong việc tiếp thu bài của học
sinh. Biện pháp này không chỉ áp dụng được cho việc dạy Tin học trong và ngoài
nhà trường mà cịn có thể áp dụng rộng rãi cho các môn học khác tại các trường tiểu
học và cả các cấp học khác.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn áp dụng giảng dạy bản thân tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


- 12 -

- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy
học mơn Tin học.
- Phải nắm vững một số nguyên tắc thiết kế, cấu trúc của trò chơi học tập và
cách tổ chức chơi một số trò chơi được áp dụng trong phần khởi động.
- Tìm tịi, sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia
trò chơi và tham gia vào các hoạt động học tập.
- Tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia tổ chức trị chơi.
- Ln biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Khen ngợi những học sinh
tham gia tổ chức và tham gia trò chơi tích cực để các em thấy được giá trị của mình
được nâng cao, có niềm tin, hứng thú trong việc tham gia trị chơi và học tập có hiệu
quả hơn.

3.4. Những ý kiến đề xuất để áp dụng biện pháp có hiệu quả
Nhà trường cần sửa chữa và tham mưu với Phịng GD&ĐT Hồi Ân bổ sung
thêm máy tính cho học sinh, do máy tính cấp về quá lâu nên đã hỏng không sữa
chữa được. Mặt khác, một số lớp học sinh trên 40 em mà tỉ lệ máy tính rất ít nên
khó trong việc thực hành.
Trên đây là các biện pháp mà tôi đã đúc kết được qua thực tế giảng dạy nhiều
năm kết hợp với việc tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Rất
mong nhận được những góp ý bổ sung của Ban giám khảo và đồng nghiệp để tơi
được hồn thiện biện pháp và áp dụng vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao
hơn./.
Ân Phong, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Thị Kim Chi
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
HIỆU TRƯỞNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong


- 13 -


Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi

Trường Tiểu học Ân Phong



×