Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tài liệu tham khảo báo cáo thực tập chương trình quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.4 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÁO CÁO THỰC TẬP

Nơi thực tập
UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ TÂN UN

NIÊN KHĨA: 2020-2024

Bình Dương - 2022




MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.................1
1.1. Thơng tin...........................................................................................................1
1.2. Lịch sử hình thành............................................................................................1
1.3. Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn................................................................2
1.4. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................4
CHƯƠNG II: Q TRÌNH THỰC TẬP..................................................................6
2.1. Thời gian thực tập.............................................................................................6
2.2. Vị trí thực tập....................................................................................................6
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ phận thực tập - Phòng Tư Pháp...........................6
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư Pháp................................................7
2.3. Nhật ký thực tập..............................................................................................11
CHƯƠNG III: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TÍCH LŨY ĐƯỢC TRONG...............16
Q TRÌNH THỰC TẬP........................................................................................16
PHỤ LỤC


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (THEO TIÊU CHUẨN APA)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng
biết ơn đến UBND Thị xã Tân Uyên và tất cả cô chú, anh chị trong cơ quan em thực
tập, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Được – người trực tiếp hướng dẫn thực tập đã tạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học và thực tập tại cơ
quan. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ chú, anh chị.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa học Quản
lý đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên báo cáo thực tập
của em mới có thể hồn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cơ Vũ Thị Ngọc Bích – Người đã trực tiếp
giúp đỡ tận tình, quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình cho em để hồn thành tốt bài báo cáo
này trong thời gian qua.
Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần cũng là bước đầu trải
nghiệm vào thực tế của em còn rất nhiều hạn chế và bỡ ngỡ nên khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của Cơ cũng như
người hướng dẫn tại cơ quan thực tập để kiến thức của em trong lĩnh vực này được
hồn thiện đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình trong tương lai
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ


CCHC

Cải cách Hành chính

CP

Chính Phủ

HC

Hành chính

PL

Pháp luật

PTP

Phịng Tư Pháp

QPPL

Quy phạm pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

1. Danh mục hình ảnh
ST
T

Danh Mục

Trang

1

BỘ PHẬN 1 CỬA PHÒNG TƯ PHÁP

Phụ lục 1

2

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ TÂN UYÊN

Phụ lục 2

3

CÔ CHÚ, ANH CHỊ TẠI CƠ QUAN THỰC TẬP UBND THỊ
XÃ TÂN UYÊN

Phụ lục 3

2. Biểu đồ
ST
T


Danh Mục

Trang

1

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC UBND THỊ XÃ TÂN UYÊN

5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1. Thông tin
Tên cơ quan: Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Tân Uyên
Địa chỉ: Phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0274) 365624, Fax: (0274) 3656104
Email:
Được quản trị bởi: Phịng Văn hố và Thơng tin Thị xã Tân Uyên
(nguồn )
1.2. Lịch sử hình thành
Thực hiện Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chia tách địa giới hành chính của huyện Tân Uyên thành thị xã Tân
Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/4/2014.
Thị xã Tân Uyên nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bình Dương với tổng diện tích
19.175,72 ha và 509.091 nhân khẩu (trong đó, thường trú là 124.852 người, chiếm tỷ
lệ 24,52% và tạm trú là 384.239 người, chiếm tỷ lệ 75,47%), có 12 đơn vị hành chính
cấp xã, bao gồm 10 phường: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hịa, Thạnh Phước,
Tân Hiệp, Khánh Bình, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp và 02 xã:

Thạnh Hội, Bạch Đằng. Thị xã Tân Uyên nối liền với các huyện, thị, thành phố đang
phát triển của tỉnh Bình Dương như thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thành phố
Thủ Dầu Một, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo; tiếp giáp với huyện Vĩnh Cữu,
tỉnh Đồng Nai. Tài nguyên thiên nhiên không phong phú, đa dạng, nhưng với vị trí,
địa lý đặc biệt, thị xã Tân Uyên trở thành địa bàn quan trọng của Tỉnh cả về chính trị,
qn sự, kinh tế và văn hóa, xã hội.
Những năm sau ngày giải phóng, kinh tế của Tân Uyên chủ yếu là thuần nông, lạc
hậu. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó khăn, dám nghĩ, dám làm, cùng với quá trình
đổi mới, thị xã Tân Uyên từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp –
thương mại, dịch vụ - nông nghiệp và trở thành địa bàn quan trọng của tỉnh Bình
1


Dương. Những năm gần đây, thị xã Tân Uyên có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nhiều
dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất
công nghiệp và thu ngân sách đạt cao.
Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã Tân Uyên trở thành thị xã văn minh
hiện đại và là Thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào
năm 2025. Thị ủy, UBND thị xã đã đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơng trình cơ bản, quy hoạch
các khu chức năng để phát triển kinh tế của thị xã Tân Uyên.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã trong tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, xây dựng
chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân thị xã;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;

biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn thị xã
theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước
cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà
nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các
Ủy viên UBND thị xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân thị xã;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng
nhân dân bầu;
2


e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND
thị xã; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp
xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã;
h) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng
nhân dân thị xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã trong lĩnh vực kinh tế, tài
nguyên, môi trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của thị xã,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự tốn thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và ngân sách địa
phương; phân bổ dự toán ngân sách thị xã; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương

trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
c) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của thị xã theo quy định của PL;
quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thị xã trong phạm vi
được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sơng hồ, nguồn nước,
tài ngun trong lịng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ và cải
thiện mơi trường, phịng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương
theo quy định của PL.
3. Quyết định các biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao;
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phịng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách
dân số, kế hoạch hóa gia đình; phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; bảo

3


đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo trên địa bàn thị xã theo quy định của
pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội
đồng nhân dân, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của
Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng
cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã.
1.4. Cơ cấu tổ chức
Thường trực Thị Uỷ Tân Uyên
1. Thường trực thị uỷ: gồm 03 (ba) đồng chí: Bí thư Thị ủy; Phó Bí thư thường trực
Thị ủy - Chủ tịch HĐND thị xã và Phó Bí thư Thị ủy- Chủ tịch UBND thị xã.
2. Ban chấp hành đảng bộ thị xã khoá XII: 39 đồng chí; trong đó Ban thường vụ
gồm có: 13 đồng chí;


4


SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC UBND THỊ XÃ TÂN UN

CHỦ TỊCH UBND
(Văn phịng HĐND-UBND)
Chủ tịch UBND
Đồn Hồng Tươi
Phó chủ tịch UBND
Nguyễn Thị Kim Nguyên
Phó chủ tịch UBND

Phó chủ tịch UBND

PHÓ CHỦ TỊCH UBND

Nguyễn Hồng Nguyên

Huỳnh Văn Lợi

(phụ trách khối Văn hóa xã hội)

PHĨ CHỦ TỊCH UBND

PHĨ CHỦ TỊCH UBND

( phụ trách khối Kinh tế )


( phụ trách khối Kinh tế )

Phòng Tư Pháp

Phòng Giáo dục &
Đào tạo
Phòng Y tế

Thanh tra
Phịng Kinh
Tế

Phịng Tài
ngun–MT

Phịng Quản lý
đơ thị

Ban tiếp
cơng dân

Phịng Văn hóa –
Thơng tin

Phịng Lao động –
Thương binh và xã
hội
Giáo dục & Đào tạo

5



CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.1. Thời gian thực tập
Theo yêu cầu thực tập được quy định từ phía Trường Đại học Thủ Dầu Một, thời
gian thực tập được bắt đầu từ ngày 28/02/2022 đến ngày 27/03/2022.
Thời gian làm việc:
Ngà
y

Thứ hai

Thời S:7h30– 11h
gian C: 1h30 – 4h

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

S: 7h30 – 11h

S:7h30 – 11h

S:7h30 – 11h

Sáng:


C: 1h30 – 4h

C: 1h30 – 4h

C: 1h30 – 4h

7h30 –12h

2.2. Vị trí thực tập
Thực tập tại phịng Tư Pháp với mục đích; để nghiên cứu các hồ sơ cũ, học hỏi
thêm về những vấn đề thuộc lĩnh vực Tư pháp thông qua các quyết định, các báo cáo
thẩm định gần đây, đồng thời tìm kiếm và xem xét thêm về các Bộ Luật được quy
định có liên quan tới Phịng Tư Pháp.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ phận thực tập - Phòng Tư Pháp
1. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
tồn bộ hoạt động của Phịng và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn;
2. Phó Trưởng phịng là người giúp Trưởng phịng phụ trách và theo dõi một số mặt
công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân cơng. Khi Trưởng phịng vắng mặt, được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các
hoạt động của Phòng;
3. Các chuyên viên là người tham mưu, giúp Trưởng phòng, Phó Trưởng phịng
một số mặt cơng tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

6


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư Pháp

Phòng Tư Pháp có chức năng: tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức
năng quản lí nhà nước về cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng
thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lí, hồ giải ở cơ sở và cơng tác tư pháp khác theo quy định
của PL; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự
uỷ quyền của UBND cấp huyện.
Nhiệm vụ & quyền hạn của Phịng:
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, quyết định, quy hoạch kế
hoạch phát triển trung hạn và hàng năm về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban
hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư
pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các
văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác PTP ở cấp xã.
5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Phối hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của UBND,
Hội đồng nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp
huyện chủ trì xây dựng;
- Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định của
UBND cấp huyện theo quy định pháp luật.
6. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế
hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

7


- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện

cơng tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
- Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi
tình hình thi hành pháp luật:
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Về kiểm tra văn bản QPPL:
- Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân
dân cấp huyện ban hành.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định;
- Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân
dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng khơng được ban hành bằng hình
thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; văn
bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành có
chứa quy phạm pháp luật.
8. Về rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL;
- Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức
thực hiện việc rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và UBND cấp huyện theo quy định pháp luật;
- Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả ra soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hịa giải ở cơ sở:
- Xây dựng, trình UBND cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo
dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

8


- Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa

phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật cấp huyện;
- Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo
quy định pháp luật;
- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ
quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;
- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
10. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật; là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận PL.
11. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực
hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn; Thực hiện đăng ký hộ tịch theo
quy định pháp luật; quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao
trích lục hộ tịch theo quy định;
- Quản lý, sử dụng Sổ hộ lịch, biểu mẫu hộ lịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ
tịch theo quy định pháp luật.
13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.
14. Về chứng thực:
- Thực hiện chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ
ký (bao gồm cả chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm
quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, sử dụng Sổ chứng thực, lưu trữ Sổ chứng thực, hồ sơ chứng thực theo quy
định pháp luật;
9



- Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với công chức Tư pháp – hộ tịch thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã trong việc chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính,
chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: quản lý, sử dụng Sổ chứng
thực; lưu trữ sổ chứng thực, hồ sơ chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
cấp xã theo quy định pháp luật.
15. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
- Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu,
xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực
tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
- Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, thi
hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ
quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.
17. Giúp UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý nhà nước về công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã, các
tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.
18. Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của PTP.
19. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở Tư pháp.
20. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc
thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư
pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế cơng chức, cơ cấu ngạch cơng
chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,
10



đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản
lý của PTP theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của PTP theo quy định pháp
luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
2.3. Nhật ký thực tập
TUẦN

NỘI DUNG
CÔNG VIỆC

NGƯỜI
HƯỚNG DẪN

1) GVHD:
- Liên hệ với giáo viên hướng
dẫn cụ thể về quy trình và thủ
tục cần chuẩn bị trước khi
thực tập (ngày 25/2/2022).
- Nhận được giấy giới thiệu
Trường cấp.
Tuần 1
28/2 - 4/3/2022

2) Cơ quan:
- Liên hệ thực tập.
- Lên gặp lãnh đạo và người
trực tiếp hướng dẫn thực tập.
- Nhận phân cơng về thực tập

tại bộ phận Phịng Tư Pháp.
- Nhận vị trí thực tập và làm
quen với người hướng dẫn,
các cán bộ, cơng chức thuộc
Phịng Tư Pháp.
- Tìm hiểu nội quy và cơ cấu
tổ chức đơn vị.
- Khảo sát địa bàn tại thị xã
Tân Uyên.
- Rà soát văn bản QPPL trong
năm 2021.
- Tìm hiểu các báo cáo thẩm
định, quyết định, kế họach.
11

GV
HƯỚNG DẪN


- Soạn thảo văn bản hành
chính
theo Nghị
định
30/2020/NĐ-CP.
- Học cách viết 1 văn bản theo
đúng trình tự, cách thức theo
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về
Cơng tác văn thư.
- Sau đó, ứng dụng vào xây
dựng văn bản của Phòng Tư

Pháp thị xã về việc xin ý kiến
của UBND thị xã về Kế hoạch
theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trên lĩnh vực trọng
tâm.
- Học cách sử dụng thành
Tuần 2
7/3 - 13/03/2022 thạo các trang thiết bị văn
phịng.
- Tìm kiếm cơ chế vận hành
đơn vị trong dịch Covid – 19.
- Nghiên cứu các văn bản
QPPL về “ Tìm hiểu về chức
năng, nhiệm vụ của Phịng Tư
Pháp theo các văn bản QPPL
sau ”.
- Sắp xếp hồ sơ, giấy tờ ngăn
nắp, gọn gàng theo từng lĩnh
vực.

12


- Tìm kiếm tài liệu từ nhiều
nguồn trên mạng hoặc trong
sách được cung cấp tại cơ
quan để phục vụ cho bài báo
cáo (như là về lịch sử, cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ, chức
năng.......).

Tuần 3

- Hệ thống và liệt kê những
14/3 –18/3/2022 công việc cần làm cho bài báo
cáo thực tập sau khi kết thúc
quá trình thực tập.
- Lập một bản dự thảo báo
cáo.
- Liên hệ người hướng dẫn
giải đáp những vấn đề cần
thắc mắc.

1) GVHD:
- Gặp gỡ giảng viên và gửi
Tuần 4
một bản dự thảo để cô xem
21/3 - 27/3/2022
sửa chữa chi tiết các phần của
báo cáo (ngày 22/3/2022).
- GV tổ chức buổi họp trực
tiếp để sửa chữa chi tiết bài
báo cáo đợt 2, đặc biệt là phần
nhật kí thực tập cần chỉnh văn
phong văn chính (ngày
27/3/2022).
2) Cơ quan:
Tuần 4

- Hoàn thành bài theo hướng
13



21/3 - 27/3/2022 dẫn, đưa cho người hướng
dẫn xem xét chỉ rõ những
điểm cần sửa và tiến hành
chỉnh sửa.
- Chỉnh sửa Nhật ký và báo
cáo thực tập.
- Hoàn thiện báo cáo và Nhật
ký thực tập.
- Tổng hợp những nội dung
đã học hỏi được trong quá
trình thực tập tại cơ quan. Viết
một bài luận về kinh nghiệm,
kĩ năng trong quá trình thực
tập.
- Kết thúc quá trình thực tập
và xin đánh giá, nhận xét từ
cơ quan thực tập.
- Tạm biệt và gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến cơ quan
và người hướng dẫn trong q
trình thực tập.
- Hồn thiện tất cả các thủ tục
cần thiết để kết thúc đợt thực
tập tại nơi thực tập và về
trường nộp báo cáo thực tập..

14



CHƯƠNG III: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TÍCH LŨY ĐƯỢC TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Thời gian thực tập tại UBND Thị Xã Tân Uyên là một khoảng thời gian vô
cùng quý báu đối với chính bản thân em, em được các anh chị trong cơ quan, đặc biệt
là anh Nguyễn Văn Được - người hướng dẫn thực tập cho em rất nhiệt tình, từ những
kiến thức nhỏ vặt nhất cũng là những kinh nghiệm quý giá mà em được học hỏi. Trong
thời gian thực tập, em thấy trong công việc đôi khi cũng không thể tránh những va
chạm trong bất đồng quan điểm gây khó chịu giữa nhiều phía nhưng các anh chị vẫn
ln giữa được bình tĩnh, lắng nghe ý kiến riêng của mỗi người và cùng nhau đưa ra
phương pháp hiệu quả để giúp em nắm rõ kiến thức về nơi em thực tập hơn. Trải qua 4
tuần, khơng ít cũng không nhiều nhưng đối với em đây là một trải nghiệm lớn dành
cho bản thân mình, một động lực thúc đẩy mình phải bộc lộ được khả năng mà mình
có cũng như thể hiện cách ứng xử sao cho hợp lý tại một nơi làm việc nghiêm chỉnh
với mọi người đều hơn tuổi mình có cả cơ chú. Đặc biệt là giúp em biết giữ bình tĩnh
để xử lí mọi tình huống, khơng vội vã tránh gây sai lầm. Biết cách suy nghĩ và ứng
phó phù hợp tránh cư xử thô lỗ không tốt đối với người trong cơ quan hay bất kì ai
cũng vậy.
Quá trình thực tập là thời gian vô cùng quý giá giúp em trau dồi kiến thức
chuyên ngành đồng thời học hỏi thêm nhiều công việc cũng như kinh nghiệm thực tế.
Môi trường làm việc tại cơ quan như thế nào và em biết được điểm mạnh của mình ở
đâu để nhận những cơng việc phù hợp. Môi trường thực tế, cơ hội thực nghiệm giúp
em tìm ra những thiếu sót của bản thân để có thể trau dồi và rèn luyện tốt hơn. Qua
đó, em cũng được biết thêm kiến thức chuyên môn, kiến thức trên sách vở với thực tế
quá khác xa. Chính vì vậy, sau thực tập em đã được cảm nhận cũng như học hỏi được
nhiều thứ khi tiếp xúc thực tế. Sau 4 tuần thực tập, tuy không nhiều nhưng em cũng
học hỏi và tìm hiểu được về bộ phận 1 cửa của phòng Tư Pháp qua các phương diện:
cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ quyền hạn như thế nào,.......
Trong khoảng thời gian thực tập, cơ quan thực tập đã tạo rất nhiều điều kiện
thuận lợi cho em. Một là, Khi em muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, cán bộ hướng dẫn

ln trả lời và hướng dẫn nhiệt tình. Khơng những vậy, anh hướng dẫn cịn giới thiệu
15


em với những anh chị khác trong cơ quan có chuyên sâu về vấn đề cần giải đáp để có
thể trả lời cụ thể hơn. Hai là, Về vấn đề tài liệu: Cơ quan luôn cung cấp đủ những tài
liệu cần thiết cho quá trình thực tập của em. Mọi tài liệu đó đều hết sức cần thiết và
quý giá đối với bài báo cáo cũng như quá trình thực tập của em. Cơ quan luôn tạo
những điều kiện tốt nhất và khơng có bất cứ rào cản nào đối với sinh viên trong quá
trình thực tập. Cán bộ hay ai trong chỗ thực tập cũng đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt
tình trong cơng việc. Khi em hỏi, các anh chị đều trả lời và hướng dẫn cặn kẽ để em
hiểu rõ hơn. Được tham gia làm việc với các anh chị là điều rất vinh hạnh của em,
được anh chị chỉ bảo làm từ công việc nhỏ nhất, để tránh sai lầm đáng tiếc xảy ra. Ba
là, Lợi thế của bản thân: lợi thế ngoại hình cân đối, ưa nhìn; nhiệt tình và có tinh thần
trách nhiệm với cơng việc; siêng năng, thật thà, trung thực và thích học hỏi thêm.
Những lợi thế bản thân cũng giúp em không rụt rè hay sợ hãi trước đám đông. Không
ngại hỏi về những thắc mắc của mình. Đó cũng là một phần giúp q trình thực tập em
gặp ít trở ngại hơn và là điểm mạnh giúp em khẳng định bản thân mình hơn. Chính vì
vậy, thời gian thực tập của em trở nên suôn sẻ và thuận lợi nhanh hơn.
Bên cạnh một số thuận lợi trong quá trình thực tập em cũng gặp khơng ít trắc
trở, trở ngại khó khăn trong việc thực tập. Thứ nhất, Em chưa đủ kinh nghiệm để giải
quyết những công việc phát sinh từ thực tế. Khi đưa ra các tình huống cụ thể thì lại
lúng túng trong việc tìm ra giải pháp để xử lý. Thứ hai, Vì cơng việc q nhiều bận
rộn, vừa là sinh viên vừa học vừa làm nên việc dành thời gian để nghiên cứu chưa
nhiều nên chưa hiểu biết cụ thể và sâu sắc về các công việc trong các phịng ban chỉ
nắm một phần nào đó. Nếu có thời gian hơn thì bài báo cáo có thể phong phú hơn và
sâu rộng hơn, em rất mong được sự chấp thuận và thơng cảm từ phía cơ quan lẫn
giảng viên. Thứ ba, Môi trường thực tập rất gần gũi với mơi trường làm việc, mặc dù
có được người hướng dẫn nhiệt tình tuy nhiên cơng việc làm do mình thực hiện và
hồn thành. Nên vấn đề mắc lỗi là không thể tránh khỏi và sẽ nhận sự phê bình góp ý.

Đây cũng là yếu tố gây áp lực cho em. Cuối cùng, Do thiếu kiến thức thực tế nên em
gặp một chút khó khăn trong q trình thực tập: Khơng biết sử dụng các loại máy móc
văn phịng như máy in, máy photo, máy fax … là yếu điểm của em.

16


Tuy bước đầu cịn gặp nhiều khó khăn trắc trở trong q trình thực tập nhưng
nhờ tinh thần ln học hỏi và chủ động trong cơng việc, em đã có thêm được những
kinh nghiệm rất bổ ích cho bản thân mình sau này. Đầu tiên, tăng khả năng giao tiếp
truyền đạt ý tưởng của mình với người khác sao cho rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu nhưng
phải đầy đủ và thuyết phục; tiếp thu tính kỷ luật trong cơ quan. Tiếp theo là kinh
nghiệm trong các khâu nhỏ nhặt như: soạn thảo văn bản, hợp đồng, đọc văn bản, hợp
đồng, trong việc tiếp nhận, tổng hợp, và xử lý các số liệu hồ sơ phải thật cẩn trọng và
xem xét kĩ lưỡng tránh sai sót gây ảnh hưởng đến cơ quan. Cuối cùng, khơng thể
khơng nói đến là cách ứng xử giao tiếp tại một nơi làm việc nghiêm chỉnh. Như là
phải cư xử hịa nhã với các cơ chú, anh chị trong cơ quan. Ln giữ đầu óc linh hoạt,
trong cả cách xử lý công việc lẫn xác định đường hướng tương lai như thế nào cũng
phải luôn thật bình tĩnh. Ngồi ra, khi đi thực tập cịn giúp cho bản thân em học được
khả năng làm việc độc lập, khơng ai có thể phụ giúp mình trong nhiệm vụ được giao.
Ln phải lắng nghe chia sẻ, góp ý của mọi người. Thấy hợp lý, đúng thì nên học hỏi
và tiếp thu. Còn khi chưa cảm thấy thỏa đáng có thể phản hồi lại, nhưng phải chú ý
thái độ biết sửa sai. Đặc biệt, bên cạnh làm việc say mê tìm tịi học hỏi trong q trình
thực tập cũng không thể bỏ bê bài vở trên trường. Và để có đủ thời gian, sức lực để
việc học cũng như việc thực tập được hiệu quả chúng ta còn phải chăm sóc bản thân
thật tốt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tất cả những điều này nếu được sắp xếp hợp lý,
bổ sung cho nhau thì chắc chắn sẽ là cơ sở cho kết quả hồn thành tốt nhất.
Qua đó, em cũng có một số kiến nghị cũng như đề xuất sau đợt q trình thực
tập đối với phía nhà trường và phía cơ quan thực tập. Đầu tiên, về kiến thức thực tế
nên giảm các tiết học lý thuyết bằng các tiết học thực hành, ở các môn cơ bản sau này

vận dụng vào thực tiễn thì nên tăng các đơn vị học trình để tiếp thu được căn bản các
vấn đề trong công việc chuyên môn. Tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến đi thực tế đến
các cơ quan nhà nước trong quá trình học tập để sinh viên có thể hiểu lồng ghép ơn lại
những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường. Tiếp theo, về thời gian nên kéo dài
hơn nữa đợt thực tập để sinh viên làm quen sâu hơn và rút ra kinh nghiệm hơn cho bài
báo cáo tốt nghiệp cũng như thích nghi hơn với môi trường làm việc sau này. Và kế
tiếp là nên tổ chức nhiều các buổi gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, các thầy cô
giáo của các chuyên ngành cũng như tổ chức các buổi thuyết trình, các cuộc thi văn
17


hóa văn nghệ tạo cơ hội cho tất cả các sinh viên có thể tham gia nâng cao khả năng
thuyết trình trước đám đơng và khả năng giao tiếp cơng tác xã hội. Về phía cơ quan
thực tập, cán bộ công chức cần nâng cao ý thức tự giác hơn nữa trong q trình thực
hiện cơng việc được giao. Giải quyết nhanh chóng các yêu cầu, hồ sơ, thủ tục cũng
như các kiến nghị của nhân dân đúng theo quy trình của pháp luật tránh làm mất thời
gian và tiền bạc của nhân dân. Cần nâng cao các chuẩn mực của người cán bộ công
chức, gần dân, hiểu dân để đáp ứng kịp thời các nguyện vọng của người dân. Có
những biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ chun trách khơng hồn thành
nhiệm vụ răn đe các đối tượng khác nâng cao trách nhiệm. Cuối cùng, thời gian thực
tập của em là thời gian được vận dụng bài học lý thuyết vào thực tế. Vì thế Khoa nên
lắng nghe tâm tư nguyện vọng của tụi em để tìm ra những phần mà kiến thức học cịn
thiếu và cần bổ sung. Trên đây là một vài đề xuất góp ý của riêng cá nhân em với
trường và cơ quan, em mong sự quan tâm của ccow quan thực tập và khoa tới những
đề xuất của chúng em. Vì những đề xuất này chúng em chỉ mong đạt được hiệu quả
nhiều nhất trong hoạt động của UBND cũng như việc tạo điều kiện tốt nhất cho việc
thực tập của em.

18



×