Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giao lưu văn hóa khu vực đông á thông qua tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.98 KB, 15 trang )

GIAO LƯU VĂN HĨA Ở KHU VỰC ĐƠNG Á THƠNG QUA
BẢN DỊCH CHỮ HÁN TÁC PHẨM EDUCATION IN JAPAN CỦA
MORI ARINORI
Giáo sư Triệu Kiến Dân
Đại học Phúc Đán, Thượng Hải
Nguyễn Hoàng Yến dịch

Đề cương
I.
II.

Về cuốn sách Education in Japan (Giáo dục ở Nhật Bản)
Từ Education in Japan đến bản dịch chữ Hán Văn học hưng quốc

III.

sách
Ảnh hưởng của Văn học hưng quốc sách đến giới trí thức Trung

IV.

Quốc
Sự tồn tại của Education in Japan và Văn học hưng quốc sách ở Nhật

V.
VI.

Bản
So sánh Education in Japan và Văn học hưng quốc sách
Nhìn lại sự giao lưu văn hóa khu vực Đông Á thời cận đại và một vài
suy ngẫm



1


I. Về cuốn sách Education in Japan (Giáo dục ở Nhật Bản)
Cuốn sách Education in Japan được viết bởi nhà ngoại giao cận đại Nhật Bản, Mori
Arinori (1847-1889) trong thời gian ông ở Mỹ. Mori Arinori sinh ra tại phiên Satsuma, nơi được
mệnh danh là “ngôi làng nhỏ giữa các ngọn núi”, nay là tỉnh Kagoshima ở miền Nam Nhật Bản.
Ông là một thanh niên ưu tú và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Saigō Takamori và Ōkubo
Toshimichi, hai trong “Minh Trị Duy Tân Tam Kiệt”. Arinori học tiếng Anh tại trường Tây trong
phiên vào năm 1864. Sau đó ơng qua Anh du học và đến Mỹ du lịch trong thời gian này. Năm
1870 (Minh Trị thứ 3), Arinori xin việc trên kinh đô và làm qua các chức vụ như Thiếu biện vụ
sứ, Trung biện vụ sứ, Đại diện công sứ. Năm sau, ông được cử sang Mỹ phụ trách những việc
ngoại giao và quản lý du học sinh Nhật Bản tại Mỹ. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1872, ông đã gửi
bức thư trưng cầu ý kiến về giáo dục đến 15 nhân vật nổi tiếng của Mỹ và nửa tháng sau nhận
được thư trả lời của họ. Xuất phát từ nguyện vọng “(vì một Nhật Bản) văn minh tiến bộ và hạnh
phúc”, ông đã viết cuốn sách Education in Japan. Cuốn sách là tập hợp 14 bức thư trả lời ở trên,
quyển Khái lược về lịch sử giáo dục Hoa Kỳ và cuốn Khái lược về lịch sử Nhật Bản do chính
ơng chấp bút. Education in Japan được xuất bản vào ngày 1 tháng 1 năm 1873 tại New York do
D. Appleton & Company phát hành.
Education in Japan dày 250 trang, dài 18.7cm, rộng 12cm, đóng theo kiểu sách phương
Tây. Sách chia làm ba phần như sau:
Phần 1: Lời mở đầu do chính Mori Arinori viết, dày 55 trang, chiếm khoảng ¼ sách. Nội
dung giới thiệu khái quát lịch sử Nhật Bản từ quá khứ đến hiện tại, là cơ sở để tiến hành giáo dục
Nhật Bản. Arinori phân lịch sử Nhật Bản thành bốn giai đoạn, lần lượt là Thần đại (Thượng cổ),
Hồng Chính (cai trị của Thiên Hồng, năm 660 TCN-1192), Bá Chính (cai trị của Tướng quân,
1192-1867), Vương Chính Duy Tân (quay lại thời kỳ cai trị của Thiên Hoàng, 1868-). Ở mỗi thời
kỳ ông đều giới thiệu về đặc trưng cũng như văn hóa của thời kỳ đó. Đoạn giới thiệu này nói lên
“quan niệm cơ bản của Arinori về lịch sử Nhật Bản, cũng là một bài tham luận rất quan trọng của
ơng về Văn hóa luận và Chính trị luận Nhật Bản”.

Phần 2: Nội dung chính, bao gồm nội dung 13 bức thư trả lời của các học giả, mục sư,
quan viên, nhà kinh doanh…Mỹ gửi đến Arinori, như C.W.Eliot, giáo sư đại học Harvard,
P.Cooper, nhà kinh doanh ở New York, D.Murray, giáo viên đại học Las Vegas, J.McCosh, hiệu
trưởng trường Đại học Princeton, mục sư O.Perichief, nghị viên Thượng nghị viện (sau là tổng
2


thống Mỹ thứ 26) J.A.Garfield, B.G.Northrop, giám đốc Sở Giáo dục bang Connecticut…Phần
này dày 143 trang, tập trung vào năm nội dung mà Arinori muốn trưng cầu ý kiến như sự phát
triển về vật chất, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, xã hội, đạo đức, sức khỏe, pháp
luật…, qua đó nói lên tác dụng của giáo dục đến các mặt của cuộc sống, công dụng to lớn của Cơ
đốc giáo đến sự phát triển và tiến bộ của văn minh phương Tây, tầm quan trọng của giáo dục
kiến thức và đào tạo nghề. Trong các bức thư, bức thư của mục sư Perichief là dài nhất, nội dung
bao gồm cả lý luận cũng như những ý kiến cụ thể của ông về phương thức giáo dục, chế độ
trường học của Nhật Bản. Một bức thư khác nhấn mạnh việc phổ cập giáo dục, xây dựng trường
tiểu học ở mỗi xã, mở trường trung học theo tỉ lệ cự li, và chọn địa điểm thích hợp mở trường đại
học. Giám đốc tài chính Boadway chỉ ra, kế hoạch giáo dục tồn diện phải bao gồm giáo dục tri
thức và thực hành cho đạo đức cá nhân và toàn xã hội. Nghị viên Garfield so sánh lịch sử phát
triển của phương Đông, phương Tây và chỉ ra rằng, cơ sở của sự phát triển phồn vinh của Tây
Âu và Mỹ là sự duy trì nền giáo dục tồn dân và đạo đức cá nhân, xã hội và đạo đức công cộng.
Đặc điểm chung của các bức thư trả lời là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục.
Ngoài ra, các nhân sỹ Mỹ cũng đưa ra những ý kiến cụ thể dựa trên kinh nghiệm thực tế và quan
sát của mình đối với việc thực hiện giáo dục các cấp, các loại hình giáo dục như thế nào, do vậy
các ý kiến đều có tính thực tiễn và có thể thực hiện. Ví dụ, Murray đưa ra năm kết luận như sau.
Thứ nhất, xây dựng hệ thống giáo dục phù hợp với nhân dân và nhu cầu của nhân dân. Thứ hai,
xây dựng nền giáo dục cơ sở cho tất cả trẻ em, tạo cơ hội cho các em học cao lên dựa vào tình
hình, năng lực của từng em. Thứ ba, giáo dục phụ nữ có tầm quan trọng ngang với giáo dục nam
giới. Thứ tư, mục đích của giáo dục là nắm bắt được kiến thức khoa học và đào tạo nghề. Thứ
năm, xây dựng hệ thống trường tiểu học, trung học, đại học, trường kỹ thuật, trường đạo tạo giáo
viên công lập. Năm 1873, Murray nhận lời mời đến Nhật làm việc và phụ trách giám sát giáo dục

trong 5.5 năm. Ông đã tham gia vào những hoạt động quản lý hành chính giáo dục cấp cao nhất
và có những đóng góp to lớn trong cải cách hệ thống giáo dục, quy tắc giáo dục, quy định trường
học, ký túc xá, xây dựng sách giáo khoa và bồi dưỡng giáo viên…
Phần ba: Bổ sung. Phần này lại gồm hai nội dung. Phần một là bổ sung ý kiến của giáo sư
Whitney trả lời Arinori về vấn đề “bỏ chữ quốc ngữ, dùng tiếng Anh ở Nhật Bản”. Nội dung ý
kiến chỉ ra rằng, muốn ngôn ngữ của đất nước khác trở thành quốc ngữ của mình thì nhân dân
của các nước đó phải cùng chủng tộc và cùng văn hóa. Nhật Bản muốn dùng tiếng Anh để hấp
thu văn hóa phương Tây nhưng lại bỏ qua truyền thống và tập tục riêng của Nhật Bản để xây
3


dựng nên một kiểu tiếng Anh Nhật là điều không thể, hơn nữa điều này cũng chưa từng có tiền
lệ. Phần hai là đưa ra những bàn luận cụ thể căn cứ vào 22 nội dung liệt kê trong sách Khái luận
về lịch sử giáo dục Hoa Kỳ của một vị quan ở Sở giáo dục Wasington như giáo dục trẻ em, giáo
dục sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục phụ nữ, trường tư, quản lý trường học….Quyển sách
đồng thời cũng giới thiệu về lịch sử và chế độ giáo dục Hoa Kỳ.
Quyển sách tiếng Anh Education in Japan của Arinori là bước mở đầu cho hoạt động đổi
mới giáo dục của ơng, là ví dụ cụ thể cho thấy ơng chịu ảnh hưởng nhanh chóng của văn hóa
phương Tây vào Nhật Bản và là sản phẩm của ý đồ xây dựng chế độ giáo dục theo phương Tây.
Ngoài ra, quyển sách ông viết cũng thể hiện quan điểm chính của ơng về giáo dục, đó là
tiến hành phổ cập giáo dục toàn diện trong phạm vi toàn quốc dựa trên một nên giáo dục hợp lý,
tôn trọng khoa học và kinh nghiệm. Đồng thời, những kiến nghị của nhân sỹ Mỹ với nền giáo
dục Nhật Bản đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng chế độ học tập và các mặt khác trong
nền giáo dục Nhật Bản. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét sau khi Arinori trở thành quan
chuyên trách điều hành giáo dục thuộc Bộ giáo dục, khoa học và văn hóa Nhật Bản vào năm
1884 sau khi ông thôi giữ những chức vụ trước đó. Vì vậy ơng được mệnh danh là “nhà tiên
phong trong quá trình trung hưng giáo dục Minh Trị”. Nhìn lại những chính sách giáo dục
Arinori đã hoạch định và thực hiện, chúng ta có thể thấy được những đóng góp to lớn của cuốn
sách đối với nền giáo dục Nhật Bản, và nó cũng trở thành một tư liệu không thể thiếu trong
nghiên cứu giáo dục thời kỳ Minh Trị.

Arinori đồng thời là một nhà ngoại giao lão luyện. Tháng 2 năm 1874, Arinoni trở thành
đại diện tồn quyền của chính phủ Nhật Bản tiến hành đàm phán và ký kết các điều khoản trong
Điều ước giao dịch bưu chính với Hoa Kỳ. Tháng 7 năm đó ơng trở về Nhật Bản giữ chức Đại
thừa Ngoại vụ. Tháng 1 năm 1877, hai nước Nhật – Trung xảy ra sự kiện đảo Ganghwa, ông
được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đến Bắc Kinh gặp mặt Lý Hồng Chương, người được
mệnh danh là “cột trụ Mãn Thanh, Đông Dương đệ nhất hào kiệt”. Một bên là nhà ngoại giao 29
tuổi, một bên là nhà chính trị kỳ cựu, giữa hai ơng đã có những tranh luận nảy lửa về vấn đề quy
phục của Triều Tiên, văn hóa Đơng – Tây và cải cách xã hội. Qua các cuộc tranh luận thú vị của
họ, chúng ta có thể thấy được tài năng ngoại giao của Arinori. Sau khi về nước, không lâu sau
Arinori được cử làm công sứ ở Bắc Kinh, sau đó thăng chức Ngoại vụ đại phụ. Năm 1880, ông
giữ chức Khâm sai đại thần đến Anh 3 năm. Tháng 4 năm 1884 ông trở về nước giữ chức Nghị
4


viên Tham nghị viện kiêm quản lý ở Bộ giáo dục, khoa học và văn hóa, sau thăng lên làm đại
thần, bắt đầu quá trình giữ chức vụ chuyên trách quản lý, điều hành giáo dục. Ngày 11 tháng 2
năm 1889, khi Arinori chuẩn bị tới dự lễ công bố Hiến pháp Minh Trị, ông đã bị ám sát tại nhà
riêng và ra đi vào ngày hôm sau khi 44 tuổi. Cho dù ở vị trí là nhà ngoại giao hay đại thần Bộ
giáo dục, ông đều thể hiện được phong cách, tác phong quyết đốn, mạnh mẽ của mình. Do vậy
không lạ khi ông được gọi là “nhà cải cách cấp tiến (thiên về) lý trí”.

II. Từ Education in Japan đến bản dịch chữ Hán Văn học hưng quốc sách
24 năm sau khi cuốn Education in Japan được xuất bản, cuốn sách đã được nhà truyền
giáo Allen Young John (1836-1907) dịch sang tiếng Trung với tên gọi Văn học hung quốc sách
và xuất bản ở Thượng Hải. Allen sớm mồ côi cha mẹ và được cô chú nuôi dương. Năm 1858 ông
tốt nghiệp trường Emory (nay là Đại học Emory). Ơng chịu ảnh hưởng lớn của mơi trường tơn
giáo xung quanh nên sau khi tốt nghiệp đại học đã trở thành Mục sư giám hộ. Năm 1860 (Hàm
Phong thứ 10), ông đến Thượng Hải, nỗ lực tiến hành truyền đạo và phụ trách giảng dạy Tây học
ở Quảng Phương ngơn qn. Ơng đồng thời phụ trách dịch sách ở cục chế tạo Giang Nam, sau
còn đứng ra mở báo Tân hội tân báo (Review of the times), sau đổi tiên thành Vạn quốc cơng

báo. Suốt thời gian sau đó đến trước khi qua đời, ông luôn chú ý theo dõi tình hình thời cuộc và
giới thiệu Tây học, ơng đã dịch cuốn Education in Japan sang tiếng Trung với tên gọi Văn học
hưng quốc sách.
Văn học hưng quốc sách, hai quyển do Allen dịch, Quảng Học hội xuất bản vào tháng 5
năm 1896 (Thanh Quang Tự thứ 22). Phần đầu có hai phần Tự do Allen và Thứ cát sĩ Viện Hàn
Lâm Cung Tâm Danh viết, cuối sách có thêm phần Phụ khai Quảng Học hội thư mục. Đây là
quyển sách thứ 10 trong mảng sách giáo dục do Quảng Học hội xuất bản kèm thêm giá bìa.
Quyển thượng bao gồm: Công hàm Arinori gửi đến các nhân sĩ Mỹ và bảy bức thư trả lời của
Wooleey , Stearns, P.Cooper, Perichief, H. Seelye, J.McCosh và J. Henry. Quyển hạ bao gồm sáu

bức thư trả lời của Hopkins, Murray, Northrop, Eliot, Boutwell, Garfield và Khái lược lịch sử
giáo dục Hoa Kỳ.

Văn học hưng quốc sách là phụ lục in trong cuốn Trung Đông chiến kỷ bổn mạt do Ellen
dịch. Trung Đông chiến kỷ bổn mạt tập hợp các tấu sớ, chiếu lệnh, thư từ, điều ước, công bố và
tin tức chiến sự, bình luận báo chí xoay quanh cuộc chiến tranh Giáp Ngọ Trung-Nhật. Cuốn
sách được Quảng Học hội xuất bản năm 1896 tại Thượng Hải và thu hút được sự chú ý của độc
5


giả Trung Quốc. Lý do Ellen dịch cuốn sách Văn học hưng quốc sách bởi vì tuy trong đó khơng
phải là tình hình giáo dục thực tế của Nhật Bản mà là tập hợp các ý kiến đóng góp, hi vọng của
các tầng lớp nhân sĩ Mỹ đối với Nhật Bản và thực tế sau 20 năm, giáo dục Nhật đã đạt được
những thành tựu rõ rệt. Vì vậy Ellen hi vọng rằng thông qua kinh nghiệm của nước Mỹ cũng như
thực tế của Nhật Bản, Trung Quốc có thể học tập và ứng dụng. Điều này ơng có nói rõ trong bài
Tự:
Nay xem sách này biết dùng cách thức của Mỹ thực hành ở Nhật Bản và đã đạt
được những thành quả quả to lớn nên tôi cũng muốn người Trung Quốc đi theo.
Qua các bạn bè người Trung Quốc tơi có biết cuốn sách này qua đó mà biết được
phương pháp, cách thức của người ta. Tôi chỉ là thân phận người du hành phù du

không làm nên điều gì, nhưng cũng thực hi vọng điều thay đổi này. Văn hóa
Phương Tây làm thay đổi phong tục một nước khơng có nước nào mà nhanh như
Nhật vậy. Chỉ hi vọng người cầm quyền có thể chọn lấy mà áp dụng, như vậy
cũng đã thỏa lòng mong ước của kẻ này rồi.
Ellen đã sống rất lâu ở Trung Quốc do vậy ơng nắm rất rõ tình hình ở đây. Năm 1882,
ông đã viết bài Luận về Trung Quốc chuyên cử nghiệp để phê phán chế độ khoa cử của Trung
Quốc. Ông cho rằng, nền giáo dục coi trọng thi cử của Trung Quốc đã đào tạo ra tầng lớp quan
lại đa số khơng hiểu gì về sự giao thiệp Đông-Tây và giải quyết những vấn đề biên giới, từ đó
khơng những khơng giải quyết được quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với phương Tây mà còn
làm Trung Quốc yếu hơn. Vì vậy, ơng kêu gọi thực hiện phương thức giáo dục “bỏ từ chương,
bát cổ văn, dùng phương thức giáo dục phân khoa của trường học phương Tây để đào tạo ra nhân
tài các ngành nghề khác nhau”. Sau chiến tranh Giáp Ngọ, ông chỉ ra rằng nguyên nhân thắng
bại trong cuộc chiến chính là ở giáo dục. Vì vậy ơng dịch sách của Arinori với hi vọng người
Trung Quốc có thể nhìn và học tập Nhật Bản để trấn hưng Trung Quốc.
Có thể thấy mục đích của Ellen khi dịch Education in Japan là hi vọng Trung Quốc coi
trọng giáo dục vì thế ơng chọn tên dịch là Văn học hưng quốc sách. Hai chữ “Văn học” ở đây
khơng có nghĩa “văn học” như bình thường mà mở rộng ra với nghĩa “giáo dục”. Vì vậy chúng
tơi cho rằng nếu dịch thành “Giáo dục hưng quốc sách” sẽ thích hợp hơn. Đương nhiên chúng ta
cũng phải đặt vào hồn cảnh và thói quen dùng từ thời điểm đó. Ellen cho rằng giáo dục là chiến
lược quốc gia, cho thấy ơng là người có tầm nhìn rất sâu rộng.

6


III. Ảnh hưởng của Văn học hưng quốc sách đến giới trí thức của Trung
Quốc
Văn học hưng quốc sách hai tập vốn được Quảng Học hội dịch và in riêng vào tháng 5
năm 1896, năm sau mới gộp vào Phụ lục của Trung Đông chiến kỷ bổn mạt. Do Quảng Học hội
phân phối và tặng đại sứ các tỉnh nên lượng tiêu thụ khá khả quan, giá bán vì thế cũng tăng cao.
Thông tin cho thấy“các tỉnh nghe tin đều rầm rộ đặt mua của bổn Hội”, đến mức một vài hiệu

sách cũng bát đầu in lại, khiến Quảng Học hội phải kiến nghị với Đạo đài Thượng Hải Lưu Kỳ
Tường. Lưu đạo đài nghe lời tâu và đã phát ra nhiều chỉ dụ cấm in, như “không cần biết là ai đều
không được phép in lại, nếu phát hiện sẽ bị phạt”. Nhưng các hiệu sách đều cố tình phớt lờ lệnh
cấm, vẫn tiếp tục in sách bán kiếm lời.
Đương nhiên, giới tri thức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với tác phẩm này. Biên tu Hàn
Lâm viện Thứ Cát Sĩ Cung Tâm Danh (?-1938) sau khi đọc cuốn sách đã phát biểu, “Tơi đọc
cuốn sách nói về các phương pháp giáo dục của những nhân sĩ Mỹ nổi tiếng viết do Ellen dịch.
Cuốn sách là kết quả những buổi thăm hỏi của Arinori, công sứ Nhật Bản tại Mỹ thực hiện. Mỹ
trọng phát triển giáo dục đã hơn trăm năm và ngày càng phát triển. Nhật Bản học theo đó và thực
hiện ở nhiều hịn đảo, chỉ hai mươi năm đã khiến các nước đua nhau học tập…”
Từ Duy Tắc (1867-1919), tác gia và sưu tập sách nổi tiếng, tác giả tác phẩm Đông Tây
học thư lục cũng nhắc đến Văn học hưng quốc sách trong tác phẩm viết năm 1899 của mình với
lời bình luận, “Cuốn sách tập hợp những bức thư trả lời của những nhân sĩ Mỹ nổi tiếng, nội
dung đề cập đến những vấn đề như lập trường học, dạy học…”
Vương Thao (1828-1897), học giả Trung Quốc thăm Nhật khơng chính thức đầu tiên
trong thời kỳ cận đại của Trung Quốc, người viết Tựa cho cuốn sách Trung Đông chiến kỷ bổn
mạt đã không tiếc lời ca ngợi Ellen như sau, “Cuốn sách của ông đã giúp tôi tăng thêm trí thông
minh và quan điểm, giảm bớt những mơ hồ, thật là có ý nghĩa to lớn với nước ta”. Đoạn này tuy
không nhắc đến Văn học hưng quốc sách nhưng qua những lời Vương Thao nói chúng ta đều có
thể cảm thấy tình cảm, thái độ của ông.
Nhà giáo dục cận đại nổi tiếng Thái Nguyên Bồi (1868-1940) khi viết Tựa cho cuốn sách
Đơng Tây học thư lục nói, “(đọc sách của Ellen) mà thấy sự việc càng tường tận, toàn diện hơn,
theo tranh mà tìm, cảm thấy khơng chút hối tiếc, tư duy cũng mạch lạc rõ ràng. Các sách lừa dối
7


khơng thực tiễn ngày càng ít đi, mà sách đơn giản, hữu dụng xuất hiện càng nhiều, đây cũng là
chỗ khác của Quảng Học mà tơi thấy”. Qua đó có thể thấy Thái chắc chắn có biết đến cuốn Văn
học hưng quốc sách. Tuy nhiên Thái có đọc cuốn sách hay khơng thì hiện tại chúng ta chưa đủ
căn cứ kết luận. Chỉ biết trước khi qua Đức du học, Thái đã đến Nhật học hơn một tháng từ tháng

7 năm 1902 và rất hứng thú với chế độ giáo dục, các môn học của Nhật Bản. Qua những biện
pháp, cải cách giáo dục Thái đưa ra trong thời gian ông làm Bộ trưởng giáo dục của chính phủ
lâm thời Nam Kinh như “giáo dục quốc dân chủ nghĩa”, chúng ta có thể thấy được những ảnh
hưởng tư tưởng giáo dục của Arinori tới ông.
Lương Khải Siêu (1873-1929) trong cuốn Tây học thư mục lục viết năm 1896, trong phần
Học chế cũng có liệt kê cuốn Education in Japan và ghi rõ “tài liệu bắt buộc (phải đọc)”.
Văn học hưng quốc sách đã giúp người Trung Quốc hiểu hơn về lịch sử, chế độ giáo dục
Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản đã học tập thành công Hoa Kỳ như thế nào, từ đó mở ra nguyện
vọng thực hiện một nền giáo dục Trung Quốc mới, và “đã làm lay chuyển hoàn toàn nền giáo
dục truyền thống chỉ coi trọng nho học, và cũng chỉ ra một tư tưởng giáo dục mới cho tầng lớp tri
thức lúc đó.” Do vậy có thể nói cuốn sách có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử tư tưởng giáo dục
mới của Trung Quốc. Ngoài ra, bắt đầu từ 1896, Trung Quốc cử du học sinh qua Nhật du học và
sau này càng tăng lên, đến năm 1902 đã đạt mốc 8000 người. Văn học hưng quốc sách chắc chắn
đã tham gia vào quá trình thúc đẩy này, nên đã có học giả viết, cuốn sách là động lực thúc đẩy
lượng du học sinh qua Nhật du học. Giáo sư Trâu Chấn Hoàn cùng trường chúng tôi, người viết
cuốn Một tram cuốn sách dịch ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc cận đại cũng có phần thảo luận
về Văn học hưng quốc sách và giáo dục Trung Quốc cận đại.

IV. Sự tồn tại của Education in Japan và Văn học hưng quốc sách ở Nhật
Bản
Theo kế hoạch ban đầu của Arinori, sau khi xuất bản bản tiếng Anh của Education in
Japan sẽ xuất bản phiên bản tiếng Nhật, nhưng nguyện vọng của ông chưa thành hiện thực. Từ
tư liệu hiện có, bản dịch tiếng Nhật sớm nhất của cuốn sách là Nhật Bản giáo dục sách với 56
trang bản thảo, nhưng không rõ dịch giả và năm dịch. Bản thảo này được xuất bản trong bộ Tồn
tập văn hóa Minh Tự, quyển số 10: Giáo dục được xuất bản năm 1928 do Sakuzō Yoshino làm
chủ biên. Đây là bản in tiếng Nhật sớm nhất của tác phẩm Education in Japan. Nội dung của nó
chỉ bao gồm bức thư trả lời của Nghị viên Garfield và phần Bổ sung (gồm bức thư của Whitney
8



và Khái luận lịch sử giáo dục Hoa Kỳ). Ngoài ra, căn cứ vào hồi ức của nhà khoa học lịch sử
Ookubo Toshiaki, vào những năm 1939, 1940 khi chính trị gia, giáo sư Suzuki Yasuzō chỉnh lý
tư liệu của chính trị gia Itō Miyoji đã phát hiện ra một bản dịch tiếng Nhật cuốn sách của Arinori
với tên gọi Nhật Bản giáo dục luận, quyển 1. Đáng tiếc cuốn sách đã bị phá hủy trong trận
khơng kích trong thế chiến thứ hai, đến nay chỉ còn bản viết tay cịn sót lại. Bản này sau đó được
xuất bản trong tập 3 của bộ sách Arinori toàn tập do Suzuki Yasuzō biên tập. Nội dung của nó
gồm bức thư Arinori gửi đến 15 nhân sĩ Mỹ và 5 bức thư phản hồi của Wooleey, Steams,
Perinchief và Cooper.
Cuốn sách của Arinori trước khi xuất bản đã được ơng tặng cho chính phủ Nhật Bản và
đã trở thành gợi mở trực tiếp hoặc gián tiếp để Nhât Bản bước những bước đầu tiên trên con
đường cải cách giáo dục cận đại và điều chỉnh chế độ học tập từ năm 1872. Mặc dù chưa có bản
dịch tiếng Nhật, nhưng nội dung của nó thường xun được áp dụng trong q trình thực hành
công tác cải cách giáo dục, đặc biệt từ sau khi Arinori lên nắm quyền quản lý giáo dục. Chúng ta
có thể thấy nội dung những bài diễn giảng về giáo dục của Arinori ở khắp Nhật Bản đều phù hợp
với những quan điểm trong cuốn sách. Phần Khái lược lịch sử Nhật Bản chiếm ¼ cuốn sách do
Arinori tự chấp bút không những không nêu lên được quan điểm mới về sử học mà còn tồn tại
nhiều vấn đề về tính chân thực của lịch sử, đặc biệt là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông về chế
độ Thiên Hồng, giáo dục nho học, thể chế chính trị Minh Trị và quan điểm dùng tiếng Anh thay
thế tiếng Nhật đã khiến cuốn sách mất đi khả năng được dịch và xuất bản bằng tiếng Nhật. Thời
điểm đó, cuốn sách được cho là “một cuốn sách hư cấu”. Mãi đến 1963, 90 năm sau khi bản
tiếng Anh được xuất bản, cuốn sách mới được giáo sư đại học Waseda Hiroyasu Ogata dịch toàn
bộ và đem in từ trang 280-416 trong cuốn Nghiên cứu về thực hiện chế độ học tập do yêu cầu
thực tế của việc tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong thời kỳ Minh Trị.
Bản tiếng Hán của Văn học hưng quốc sách lại khơng có ảnh hưởng lớn đến Nhật Bản
như các cuốn sách phương Tây được dịch sang tiếng Trung khác. Chúng tôi đã photo được cuốn
sách này ở thư viện trường đại học Tenri. Văn học hưng quốc sách truyền vào Nhật Bản và có
ảnh hưởng như thế nào đến Nhật, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Ngun nhân bởi
vì nội dung sách là những điều Nhật Bản đã thực hiện nên người Nhật có phần khơng quan tâm.
Vì vậy mãi đến 70 năm sau khi bản tiếng Hán của cuốn sách được xuất bản, chúng ta mới có bài
viết”中中中中中中中中中中中中中中” của giáo sư Sanetou Keishuu, chuyên gia nghiên cứu Lịch sử giao

lưu văn hóa Trung Nhật, trường đại học Waseda. Ông viết bài này để tưởng nhớ và dâng lên chủ
9


biên bộ Arinori toàn tập, ngài Suzuki Yasuzō. Ngoài ra, cũng có một vài bài nghiên cứu liên
quan khác mà chúng ta có thể liệt kê ra ở đây như “中中中中中中中中中中中--Education in Japan 中中中中中
中中中中中中中” đăng trên tạp chí giáo dục học đại học Nagoia, “中中中中 Education in Japan 中中中中中中
中中中中中中” trong sách Kỷ yếu Hiệp hội Văn học Trung Quốc đại học Kansai.

V.So sánh Education in Japan và Văn học hưng quốc sách
Cuốn sách Education in Japan tập hợp ý kiến của các nhân vật nổi tiếng Hoa Kỳ về vấn
đề làm thế nào để xây dựng một nền giáo dục tốt nhằm làm tài liệu tham khảo cho Nhật Bản.
Nhưng nói đúng ra, họ khơng thực sự hiểu Nhật Bản mà chỉ đưa ra những ý kiến dựa trên kinh
nghiệm thực tế của mình, do vậy những ý kiến này không thực sự nhắm vào Nhật Bản, quan
trọng là Nhật Bản đã căn cứ vào chúng và thực hiện như thế nào. Đương nhiên những ý kiến này
mang tính khách quan và có hiệu quả tốt, việc Murray được mời sang Nhật Bản giữ chức quản
lý giáo dục đã nói lên điều đó.
Ngồi ra, Arinori khơng chỉ tập hợp những ý kiến về giáo dục của các nhân sĩ và đặt tên
là Education in Japan, ơng cịn tự mình hồn thiện phần Khái lược lịch sử giáo dục Nhật Bản để
làm phần mở đầu cho cuốn sách. Điều này thực sự rất cần thiết, bởi vì nó giúp người Mỹ và
những người phương Tây khác hiểu về lịch sử Nhaatjj Bản. Việc xuất bản tập sách Education in
Japan đối với người Mỹ không phải là giới thiệu về kinh nghiệm giáo dục của Mỹ, mà quan
trọng hơn là cho họ biết về lịch sử Nhật Bản. Bởi vì với một đất nước non trẻ mà phát triển như
Mỹ, sách của người Mỹ viết về lịch sử Nhật Bản là vô cùng ít.
Văn học hưng quốc sách là mục lục của Trung Đông chiến kỷ bổn mạt, thu thập những
tấu sớ, chiếu lệnh, thư từ, điều ước, công bố, tin tức, bình luận báo chí về cuộc chiến tranh Giáp
Ngọ. Quyển sách sau khi được xuất bản ở Thượng Hải đã thu hút nhiều sự quan tâm của người
dân Trung Quốc. Vì ơng muốn qua đó giới thiệu đến người Trung Quốc về tình hình nước Mỹ và
kinh nghiệm thành cơng của Nhật Bản.
Vì vậy, việc so sánh những điểm giống và khác nhau của hai bản tiếng Anh, tiếng Nhật

của cuốn sách là điều rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế.

10


VI. Nhìn lại sự giao lưu văn hóa khu vực Đông Á th ời c ận đ ại và m ột vài
suy ngẫm
Sự giao lưu văn hóa khu vực Đơng Á thời kỳ cận đại trong phạm vi nghiên cứu của
chúng tơi có những sự kiện như sau, năm 1864 Yamaguchi đến Thượng Hải tặng sách cho Ứng
Bảo, năm 1873 trao đổi điều ước bang giao Trung Nhật, đại thần Soejima Taneomi tặng sách
Nhật Bản ngoại sử của William Alexander Parsons Martin cho Đồng Văn Quán tại Bắc Kinh.
Đây là những quyển sách mở đường cho Education in Japan truyền vào Trung Quốc, và là
những cuốn sách lịch sử Nhật Bản đầu tiên độc giả Trung Quốc được tiếp cận từ sau năm Minh
Trị Duy Tân (1868).
Nhật Bản ngoại sử là tác phẩm tâm huyết trong 25 năm của Rai San'yo (1780-1832), nhà
Hán học, văn học, thư pháp, lịch sử nổi tiếng thời Edo. Tập sách viết bằng chữ Hán, giới thiệu
lịch sử chính trị Nhật Bản và chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm Nho giáo lịch sử truyền
thống, khuyên điều thiện trừng phạt cái ác, đề cao tơn vương, xem thường bá đạo. Ngồi ra, cuốn
sách cịn mô phỏng cách thức của Sử ký, Tả truyện và bút pháp của Âu Dương Tu.
Phổ Pháp chiến ký của Vương Thao được Văn khố lục quân Nhật Bản dịch và xuất bản
năm 1878, trở thành cuốn sách “chữ Hán dịch tác phẩm phương Tây” cuối cùng truyền bá ở Nhật
Bản. Từ năm Minh Trị thứ 20, Nhật Bản trực tiếp dịch sách phương Tây để tiếp thu văn hóa Tây
Dương. Việc xuất bản cuốn sách Education in Japan năm 1873 chính là một ví dụ điển hình của
q trình đó.
Năm 1888, Percival Loowell người Mỹ hồn thành cuốn sách Linh hồn của Viễn Đông.
Lafcadio Hearn là một người Anh sinh ra ở Hi Lạp. Ông đến Mỹ năm 1869, và trở thành đại diện
của một tờ báo Mỹ tại Nhật Bản vào năm 1890. Trong thời gian ở Nhật, ông lấy một người phụ
nữ Nhật họ Koizumi, vì vậy sao đó ơng đổi tên thành Koizumi Yakumo. Năm 1894, ông hoàn
thành cuốn sách Vài nét về Nhật Bản (Glimpses of Unfamiliar Japan) và Thần quốc Nhật Bản
vào năm 1904. Hai cuốn sách này sau đó đều trở thành những cuốn sách quan trọng viết về lịch

sử, văn hóa Nhật Bản của người phương Tây sau thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Một học giả nhận
xét, “nếu tập sách Cúc và Đao của nhà văn người Mỹ Bennedict là đỉnh cao trong các tác phẩm
viết về văn hóa luận Nhật Bản của người nước ngồi, thì Linh hồn của Viễn Đơng là tập sách gốc
bàn về văn hóa luận Nhật Bản từ sau thời kỳ Minh Trị, còn cuốn Vài nét về Nhật Bản xuất bản
năm 1894 bằng tiếng Anh đã giới thiệu đến phương Tây về đất nước Nhật Bản, và là quyển sách
11


đầu tiên nghiên cứu về Nhật Bản. Sau đó ơng tiếp tục xuất bản Thần quốc Nhật Bản vào năm
1904, được gọi là ‘luận văn tốt nghiệp về nghiên cứu Nhật Bản’ ”. Hai cuốn sách của Koizumi,
dù là quan điểm về Nhật Bản trước chiến tranh nhưng cho đến nay vẫn là những sách tham khảo
bắt buộc và quan trọng.
Hồng Tơn Hiến, nhà ngoại giao Trung Quốc được cử sang Nhật Bản, đồng thời cũng là
nhà nghiên cứu đầu ngành về Nhật Bản thời cận đại đã xuất bản bộ sách Nhật Bản quốc chí gồm
40 quyển, hơn 500 ngàn chữ năm 1895. Bộ sách đã giới thiệu toàn diện về tình hình Nhật Bản.
Đới Qúy Đào, nguyên Viện trưởng Viện khảo thí của chính phủ thời Dân Quốc đã viết Nhật Bản
luận vào năm 1928. Ông là người Trung Quốc đầu tiên nghiên cứu về Võ sĩ đạo Nhật Bản. Từ
góc nhìn lịch sử và văn hóa, ơng cho rằng tinh thần võ sĩ đạo là cơ sở cho sự phát triển của Nhật
Bản thời cận đại. Cuốn sách cho đến nay vẫn được các học giả Nhật liệt vào “các tác phẩm nước
ngoài viết về Nhật Bản nổi tiếng”.
Từ thực tiễn trao đổi, giao lưu văn hóa khu vực Đơng Á trong vịng 70, 80 năm như trên,
chúng ta nhận thấy sự giao lưu giữa Trung-Nhật, Nhật-Tây phương, Trung-Tây phương và
Trung-Nhật-Tây phương và cả tác dụng cầu nối lẫn nhau của hai nước Trung-Nhật trong tiến
trình tiếp thu văn hóa phương Tây thời cận đại. Mối giao lưu đa văn hóa khu vực Đơng Á khơng
chỉ là mối quan hệ song phương mà là sự trao đổi của cả ba bên Trung, Nhật, Phương Tây. Tác
phẩm tiếng Anh và bản dịch tiếng Trung tác phẩm của Arinori chính là ví dụ thực tế cho mối
quan hệ đó. Sau khi Văn học hưng quốc sách ra đời, Trung Quốc bắt đầu học tập phương Tây
thông qua Nhật Bản, và chúng ta thấy dòng chảy ngược trong mối quan hệ văn hóa Nhật-Trung,
từ Nhật Bản học tập Trung Quốc trước đây, trở thành Trung Quốc học tập Nhật Bản. Vì vậy có
thể nói bản dịch tiếng Trung của Education in Japan mở đầu cho quá trình Trung Quốc học tập

phương Tây thông qua Nhật Bản. Từ thực tế này chúng ta cũng nhận thấy khả năng và tính thực
tế của việc truyền bá và tiếp thu văn hóa mới trong q trình giao lưu đa văn hóa trong khu vực
Đông Á là một vấn đề lớn, cần được đào sâu nghiên cứu, qua đó chúng ta cũng có thể rút ra một
vài gợi ý và suy ngẫm như sau:
Thứ nhất, sự giao lưu đa văn hóa bắt nguồn từ nhu cầu thực tế thời kỳ đó và có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Arinori tập hợp ý kiến của các nhân sĩ Mỹ về giáo dục, đồng
thời viết phần Khái lược về lịch sử Nhật Bản. Phần này còn ra đời trước cả các tác phẩm viết về
lịch sử, văn hóa Nhật Bản của người Mỹ nên có thể coi là tác phẩm giới thiệu về văn hóa, lịch sử
12


Nhật Bản đầu tiên được xuất bản ở Mỹ. Cuốn sách một mặt giúp người Mỹ hiểu hơn về lịch sử
Nhật Bản, mặt khác lại do một người Nhật chấp bút nên càng tang thêm sức hút. Vì thế đối với
người Mỹ, đây không phải là một cuốn sách giới thiệu về giáo dục Mỹ mà là cuốn sách giới
thiệu, tuyên truyền về lịch sử Nhật Bản. Bản chữ Hán Văn học hưng quốc sách ra đời sau chiến
tranh Giáp Ngọ. Lịch sử, quan hệ hai nước Trung-Nhật đều không xa lạ với người Trung Quốc
nhưng cuốn sách cũng đã khiến người Trung Quốc phải giật mình. Vì vậy lý do Ellen không
chọn dịch phần Mở đầu trong cuốn sách chúng ta hồn tồn có thể hiểu được, bởi vì mục đích
của ơng là giới thiệu về lịch sử giáo dục Mỹ và kinh nghiệm thành công của Nhật Bản để thức
tỉnh Trung Quốc. Do đó, ơng đã dịch tồn bộ nội dung 13 bức thư nhưng không dịch bức thư trả
lời quan điểm “dùng tiếng Anh thay thế tiếng Nhật”. Đồng thời ơng cịn dịch phần bổ sung là
Khái lược lịch sử giáo dục Hoa Kỳ. Ellen đã quan sát Nhật Bản bằng góc nhìn đặc biệt của một
người phương Tây, và sử dụng luận điểm của các học giả, nhà kinh doanh, nhà chính trị Hoa Kỳ
để trình bày về vấn đề giáo dục, vì vậy Văn học hưng quốc sách hồn tồn nói lên quan điểm của
người dịch và những người cùng tham gia dịch (bao gồm Nhậm Diên Húc, phụ trách ghi chép,
người rất hiểu biết về văn học phương Tây và Nhật Bản; Thái Nhĩ Khang, phụ trách hiệu đính,
tác giả tốt nhất của ngành báo tiếng Hoa Thượng Hải) về giáo dục Hoa Kỳ, Nhật Bản và mong
ước của họ. Đây chính là ví dụ thực tế của khả năng và tính thực tiễn của việc truyền bá và tiếp
nhận văn hóa nước ngồi.
Thứ hai, trong q trình tiếp thu văn hóa nước ngồi phải chú ý nắm được thực chất của

vấn đề, nếu không sẽ không đạt được những kết quả mong muốn. Nếu đem so sánh q trình cận
đại hóa giáo dục của hai nước Trung Nhật, Nhật Bản đã thành công cịn Trung Quốc thì thất bại.
Tại sao Trung Quốc làm theo mơ hình thành cơng của Nhật Bản mà vẫn thất bại? Ngun nhân
chủ yếu bởi vì Trung Quốc khơng nắm được thực chất kinh nghiệm đó. Ví dụ khi Nhật học tập
kinh nghiệm của phương Tây đã rất coi trọng phổ cập giáo dục (giáo dục bắt buộc) nhưng cải
cách giáo dục của Trung Quốc lại không như vậy. Theo thống kê, năm 1873, tỉ lệ phổ cập giáo
dục nam nữ của Nhật Bản là 28.13%, đến năm 1900 là 81.5%, đến 1907 lên tới 97.4%, trở thành
số ít đất nước phát triển có tỉ lệ phổ cập giáo dục rất cao. Trong khi đó, theo cơng bố của chính
phủ nhà Thanh về việc mở đầu chế độ học tập cận đại thì tồn Trung Quốc chỉ có 85,213 học
sinh tiểu học, chiếm khơng tới 1/5000 dân số tồn quốc; đến năm 1929 sau 25 công bố chế độ
mới, tỉ lệ nhập học trẻ em vẫn chưa đạt 20%, trong khi Nhật Bản đã là 99.46%. Từ đó có thể
thấy, Trung Quốc muốn thông qua Nhật Bản học tập Âu Mỹ nhưng mới chỉ nắm được hình thức
13


mà chưa đi sâu vào thực tế lí luyện, chế độ và tư tưởng của giáo dục Âu Mỹ. Vì vậy giáo dục
Trung Quốc thời kỳ này được gọi là “thời kỳ mơ hình Nhật Bản”.
Thứ ba, nghiên cứu học thuật phải chú ý sáng tạo, sự thay đổi về quan điểm cũng là động
lực to lớn để phát triển xã hội.
Nghiên cứu về lịch sử giao lưu văn hóa khu vực Đông Á là một lĩnh vực vừa cũ, vừa mới,
hiện tại vẫn còn rất nhiều tài nguyên đang chờ khai thác, đòi hỏi sự hợp lực của học giả tất cả cả
nước trong khu vực. Khu vực Đông Á là một trong những khu vực nhất thể hóa sớm nhất trên
thế giới. Từ thế kỷ thứ 5, thứ 6 ở đây đã dần dần hình thành nên “vịng văn hóa Đơng Á”, hay
“vịng văn hóa chữ Hán” hay “vịng văn hóa Phật giáo” với bốn yếu tố chung cấu thành là tiếng
Hán, Phật giáo, luật lệ và Nho giáo. Các yếu tố này có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự
giao lưu, phát triển của các nước trong khu vực. Nửa đầu thế kỷ trước, do chủ nghĩa quân phiệt
hoành hành, Nhật Bản dự định xây dựng lên một khu vực “cùng tồn tại, cùng phát triển” nhưng
thực tế là “vịng phát triển đại Đơng Á” chỉ phục vụ cho sự giàu mạnh của riêng Nhật Bản. Kết
quả dã tâm đó đã thất bại thảm hại và cũng làm chậm quá trình phát triển của cả khu vực. Bước
vào thế kỷ XIX, trong xu thế chung hợp tác tồn cầu, xây dựng “cộng đồng chung Đơng Á” đã

trở thành một xu thế phát triển không thể chối cãi nhưng q trình thực hiện quả khơng đơn giản.
Việc nghiên cứu lịch sử và hiện trạng văn hóa, xã hội, kinh tế của các nước châu Á, chắc chắn sẽ
có những đóng góp tích cực vào q trình xây dựng cộng đồng chung Đông Á cũng như sự phát
triển phồn vinh, hịa bình của khu vực và thế giới.

Tài liệu tham khảo bổ sung
1中中中中中“Education in Japan”中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, in trong 中中中中中中中
中中中中中中中Số 8, Tokyo, tháng 10 năm 2002.
2中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, in trong Chu Duy Hoành chủ biên (中中中中中中)中Nhà xuất bản
tri thức thế giới (中中中中中中中)中Bắc Kinh, tháng 10 năm 2000.
3中中中中中中中中中中中中中中中中中中, in trong 中中中中中中中中中中中中 Số 14 quyển 2中Đài Bắc, tháng 12 năm
1996.
4中中中中中中中中中中中中中中中中中中 in trong 中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中 30 中中中Seoul, Đại
Vượng Xã, tháng 5 năm 2003.
14


5中中中中中“中中中中中”中中中中中中中 in trong 中中中中中中中中中中中 số 1, Trường Xuân, năm 2007.
6中中中中中中中中中中中中中中中中 中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中 in trong 中中中中中中中中中中中中số 1 năm
2013, Thiên Tân.
7中中中中中中中中中中中中中中中中中中 , Thượng Hải, Nhà xuất bản nhân dân Thượng Hải ( 中中中中中中中),
tháng 4 năm 2014.
8中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中 in trong中中中中中中中中中tháng 6 năm 2015.

15



×