Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DỰ báo PHÁT TRIỂN xã hội VIỆT NAM GIAI đoạn 2010~2020 và HƯỚNG đến năm 2045

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.76 KB, 11 trang )

DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
VÀ HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
Đỗ Thiên Kính
Tóm tắt:
Văn kiện đại hội Đảng qua các năm 1996, 2001, 2006, 2011, 2016, 2021 đã xác định mục
tiêu phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2020, 2030 và 2045. Từ mục tiêu này, bài viết
trình bày cơ sở dự báo như sau:
-

Cơ sở lý luận: Cơ cấu kinh tế như thế nào sẽ quy định mơ hình phân tầng xã hội
như thế ấy. Giữa cơ cấu kinh tế và phân tầng xã hội có sự phù hợp tương ứng lẫn
nhau. Tức là mơ hình phân tầng xã hội làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu dự báo.

-

Cơ sở thực tiễn: Một trong những tiêu chuẩn quan trọng để hoàn thành cơng
nghiệp hóa là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó được thể hiện qua sự giảm
bớt tỉ lệ lao động nông nghiệp – tức là giảm bớt tầng lớp nông dân ở dưới đáy hệ
thống phân tầng xã hội. Quá trình biến đổi giảm bớt này làm cho mơ hình phân
tầng xã hội của một nước cơng nghiệp là phải có hình dạng “quả trám/hình thoi”
với các tầng lớp trung lưu ở giữa phình to ra.

Kết quả nghiên cứu:
1. Dự báo khoa học đưa ra từ năm 2010 và dự báo được cập nhật liên tục đến năm
2020 đều cho thấy Việt Nam chưa trở thành nước công nghiệp. Như vậy, dự báo
được khẳng định là đúng đắn.
2. Trên cơ sở dự báo 10 năm đã diễn ra (2010~2020), bài viết tiếp tục dự báo Việt
Nam sẽ ở cuối thời kỳ “Hồn thiện cơng nghiệp hóa” vào năm 2045. Dự báo này
tương đương với mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030.
Từ khóa: Phân tầng xã hội


1


1. Mục tiêu phát triển đất nước
Năm 1996 - 2016, văn kiện đại hội Đảng trong thời kỳ này (qua 5 kỳ đại hội) đều
xác định mục tiêu phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại (hoặc là sớm đạt mục tiêu này)
Năm 2021, Báo cáo chính trị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021)
viết:
“Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược 2011 - 2020 và việc tạo
nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa
đạt được mục tiêu đề ra.” Từ đây, Báo cáo chính trị đưa ra mục tiêu mới:
“Mục tiêu tổng quát: […] phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước: Là nước đang phát triển có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu
nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có
cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập
cao.”
(Nguồn: Báo cáo chính trị qua các kỳ đại hội Đảng)
Căn cứ vào mục tiêu phát triển đất nước trên đây, tơi đã đưa ra dự đốn/dự báo
phát triển xã hội Việt Nam như sau.
2. Dự báo phát triển xã hội (2010 ~ 2020)
2.1 Cơ sở dự báo
2



(a) Cơ sở lý luận/lý thuyết: Cách tiếp cận về cấu trúc xã hội phản ánh cơ cấu
kinh tế là một cách tiếp cận căn bản trong nghiên cứu xã hội. Những thay
đổi của cơ cấu kinh tế đều được phản ánh và thể hiện qua sự biến đổi của
cấu trúc xã hội. Cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của cấu trúc
xã hội (trong đó phân tầng xã hội là cơ bản). Do vậy, cơ sở lý thuyết ở đây
sẽ hướng trọng tâm vào cơ cấu kinh tế như thế nào sẽ quy định mơ hình
phân tầng xã hội như thế ấy. Nói cách khác, mơ hình phân tầng xã hội hiện
tại được dựa trên cơ cấu kinh tế tương ứng của nó; giữa cơ cấu kinh tế và
cấu trúc xã hội/phân tầng xã hội có sự phù hợp tương ứng lẫn nhau. Điều
này cũng phù hợp với quan điểm quyết định luận kinh tế1 và duy vật lịch sử
mác-xít.
(b) Cơ sở thực tiễn/thực tế: Từ vai trò nền tảng của cơ cấu kinh tế ở trên, các
nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra một trong những tiêu chuẩn quan
trọng để hoàn thành cơng nghiệp hóa (CNH) là sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Trong đó được thể hiện qua sự giảm bớt tỉ lệ lao động nơng nghiệp. Có
thể tổng hợp lại tiêu chí giảm bớt tỉ lệ lao động nơng nghiệp theo giáo sư
Mỹ H. Chenery như sau: Giai đoạn tiền CNH có tỉ lệ lao động nơng nghiệp
>60%  Khởi đầu CNH (60~45%)  Phát triển CNH (45~30%)  Hồn
thiện CNH (30~10%)  Hậu CNH (<10%) (Trích lại từ Bùi Tất Thắng,
2011: 25). Xem tóm tắt ở Hộp 1 dưới đây:
Hộp 1. Các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng nghiệp hóa
“Ở góc độ tổng thể nền kinh tế, đã có nhiều nghiên cứu thảo luận về các tiêu chí
đánh giá mức độ hồn thành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong đó, tiêu
chí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Xin nêu một số ví
dụ tiêu biểu:
Theo quyết định luận kinh tế, cơ cấu kinh tế như thế nào thì sẽ quyết định cơ cấu lao động, việc làm như thế ấy. Cơ
cấu lao động, việc làm sẽ tạo ra cơ cấu nghề nghiệp tương ứng, và tạo nên hệ thống các tầng lớp xã hội. Sự quy định
lẫn nhau này được thể hiện khái quát như sau: Cơ cấu kinh tế  Cơ cấu nghề nghiệp  tạo nên Hệ thống các tầng
lớp xã hội. Khi phân tách 2 thành phần lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp thành các tầng lớp xã hội là nông

dân (thành 1 tầng lớp) và không phải nông dân (thành 8 tầng lớp), ta có được mơ hình phân tầng xã hội trong cả nước
có dạng hình “Kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy như đồ thị minh họa (Hình 1 và Hình 2).

1

3


- Giáo sư Mỹ H. Chenery, cố vấn Ngân hàng thế giới, chia thời kỳ cơng nghiệp hóa làm
3 giai đoạn, giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hồn thiện, khơng
kể một thời đoạn tiền cơng nghiệp hóa và một thời đoạn hậu cơng nghiệp hóa.
Tương ứng với mỗi giai đoạn có xác định chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tỷ lệ
cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu lao động và cơ cấu không gian.
[…]
- Trong bộ chỉ tiêu đánh giá về CNH gồm 11 hạng mục do nhà xã hội học người Mỹ A.
Inkeles đề xuất, bao gồm trong đó nhiều chỉ tiêu về văn hóa và xã hội, nhưng chỉ
tiêu về cơ cấu kinh tế vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các chỉ tiêu về kinh tế. […]
- Đặc biệt, Giáo sư Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea)
đã so sánh thời kỳ CNH giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời
điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp
chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nơng nghiệp chỉ
cịn 20% tổng lao động xã hội. […] Có thể cịn có những tranh luận về điểm khởi
đầu và điểm kết thúc của quá trình CNH theo quan điểm này, nhưng cách tiếp cận
ở đây là xuất phát từ chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối tương quan
giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp để đánh giá tiến trình CNH,
và coi đó là chỉ tiêu cần thiết duy nhất.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn được coi là một trong
những tiêu chí chủ yếu đánh giá mức độ hồn thành của tiến trình CNH, HĐH đất nước.”
(Bùi Tất Thắng, 2011: 24~27).
Theo góc nhìn của xã hội học, giảm bớt tỉ lệ lao động nơng nghiệp chính là giảm

bớt tầng lớp nơng dân ở dưới đáy hệ thống phân tầng xã hội. Quá trình biến đổi giảm bớt
này làm cho mơ hình phân tầng xã hội của một nước cơng nghiệp là phải có hình dạng
“quả trám/hình thoi” với các tầng lớp trung lưu ở giữa phình to ra. Tức là, các tầng lớp
trung lưu ngày càng mở rộng và chiếm phần lớn trong các nước công nghiệp: “Theo hầu
hết những quan sát, giai cấp trung lưu hiện nay bao gồm phần lớn dân số nước Anh và
hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác” (Giddens, 2001: 293). Xem minh họa về mơ

4


hình phân tầng xã hội có các tầng lớp trung lưu ở giữa phình to ra ở Nhật Bản từ năm
1955 đến năm 1965 (Hộp 2).
Hộp 2. Các tầng lớp trung lưu tăng lên ở Nhật Bản trong thời kỳ cơng nghiệp hóa
So sánh mơ hình phân tầng xã hội giữa Việt Nam và Nhật Bản thời kỳ cơng nghiệp
hóa, ta thấy Nhật Bản biến đổi nhanh chóng (từ năm 1955 đến 1965):
“Theo giáo sư Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management,
Korea), thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa ở Nhật Bản kéo dài 39 năm (1930~1969)
(Trích lại từ Bùi Tất Thắng, 2011: 26). Trong khoảng thời gian này, Nhật Bản bị cuộc
chiến tranh Thế giới lần thứ II tàn phá rất nặng nề. Có thể nói rằng, nền kinh tế Nhật Bản
phát triển đi lên từ con số không sau chiến tranh Thế giới II. Do vậy trên thực tế, thời kỳ
cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản có thể được tính từ sau chiến tranh Thế giới II (1945). Trong
10 năm cuối thời kỳ cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản (1955~1965), tỉ lệ nơng dân giảm trung
bình vào khoảng 2%/năm (Kosaka, 1994: 47). Sự giảm đi nhanh chóng của tầng lớp nơng
dân ở Nhật Bản đã làm cho mơ hình phân tầng xã hội dịch chuyển từ hình kim tự tháp
năm 1955 sang hình quả trám năm 1965. […]

[…] Hai hình trên đây là đồ thị minh họa cho bảng số liệu đầy đủ về các tầng lớp xã hội ở
Nhật Bản trong mỗi chu kỳ 10 năm: 1955, 1965, 1975, 1985. Trong 4 thời điểm này, tỉ lệ
tầng lớp nông dân ở Nhật Bản giảm đi nhanh chóng như sau: 40,4%  19,9%  15,2%
 7,5% (Kosaka, 1994: 47).” (Đỗ Thiên Kính, 2015: 35, 36, 38).

2.2 Dự báo phát triển xã hội
5


Năm 2009-2010, tôi làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam): “Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn
2011~2020”. Kết quả nghiên cứu của đề tài như sau (xem minh họa ở Hình 1 và Hình 2):
“Mơ hình của hệ thống phân tầng xã hội trong 10 năm vừa qua (2001~2010) có
hình dạng “Kim tự tháp” với đa số nơng dân có mức sống thấp nhất nằm ở dưới đáy kim
tự tháp. Mơ hình này bao chứa trong nó nhiều tầng lớp của xã hội truyền thống (buôn
bán-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nơng dân). Các tầng/nhóm đại diện cho xã hội cơng
nghiệp cịn nhỏ bé (doanh nhân, chun mơn cao, nhân viên và thợ công nhân). […]
[…] Điều này tiếp tục cung cấp thêm một cơ sở nữa chứng tỏ rằng, khi xem xét
dưới góc nhìn các thành phần của cơ cấu xã hội thì ta có thể dự báo là Việt Nam khó có
thể đạt được mục tiêu trở thành cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020. Bởi vì
khi trở thành một nước cơng nghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội hiện đại phải
thể hiện rõ và chiếm tỉ lệ đơng đảo, cịn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là
nơng dân) chỉ cịn tỉ lệ nhỏ bé.” (Đỗ Thiên Kính, 2011b: 116).
Năm 2011, tơi có bài viết đăng trên Tạp chí Xã hội học (Đỗ Thiên Kính, 2011)
cơng bố kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ nêu trên. Trong bài viết đã đưa ra hình ảnh
cấu trúc xã hội hình kim tự tháp (Hình 1 và Hình 2 khái quát từ Hình 1) trong cả nước
(2008) thể hiện như là một xã hội chưa hiện đại, mà đang trong q trình cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Dựa vào cơ sở dự báo nêu trên và kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ
(2009-2010) đã dẫn, bài viết đưa ra nhận xét rằng “nước ta khó có thể đạt được mục tiêu
trở thành cơ bản là một nước cơng nghiệp vào năm 2020.” (Đỗ Thiên Kính, 2011a: 21).
Năm 2012, dự báo được thể hiện đầy đủ hơn trong cuốn sách “Hệ thống phân tầng
xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam
2002-2004-2006-2008)” (Đỗ Thiên Kính, 2012). Trong cuốn sách này, qua phân tích và
lập luận như đã dẫn ở trên, tôi đã “dự báo rằng trong 10 năm tới đây (2011~2020) mơ
hình phân tầng xã hội ở Việt Nam có lẽ vẫn là hình dạng “Kim tự tháp” với đa số nông

dân ở dưới đáy. […] nước ta khó có thể đạt được mục tiêu cơ bản trở thành một nước
công nghiệp vào năm 2020. Bởi vì hệ thống phân tầng xã hội của một nước cơng nghiệp
là phải có hình dạng “Quả trám” .
6


Lãnh đạo

1

Doanh nhân

2

Chuyên môn cao

3 Trung lưu bậc trên

Nhân viên

4

Thợ công nhân

5 Trung lưu bậc dưới

Buôn bán-D.vụ

6


Tiểu thủ CN

7

Lao động g.đơn

8 Tầng lớp thấp (hạ lưu)

Nông dân

9

Tầng lớp cao (thượng lưu)

Hình 1. Mơ hình 9 tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2008) Hình 2. Sơ đồ 3 tầng lớp XH (cao, trung lưu, thấp)

Nguồn: Đỗ Thiên Kính, 2012: 129, 131

Hình 3. Mơ hình 9 tầng lớp xã hội ở Việt Nam
(2002)

Hình 4. Mơ hình 9 tầng lớp xã hội ở Việt Nam
(2014)

Nguồn: Đỗ Thiên Kính, 2018: 134
Năm 2018, tơi đã cập nhật thêm nguồn số liệu mới cho các năm 2010, 2012, 2014.
Do vậy, dự báo phát triển xã hội được nhìn về tương lai xa hơn và thể hiện trong cuốn
sách “Phân tầng xã hội và Di động xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Đỗ Thiên Kính, 2018).
Kết quả nghiên cứu về mơ hình phân tầng xã hội ở Việt Nam (năm 2002~2014) được
trình bày trong cuốn sách này như sau (Hình 3 và Hình 4).

Dựa vào cơ sở dự báo nêu trên, trực tiếp là cơ sở thực tiễn/thực tế: Giai đoạn tiền
CNH có tỉ lệ lao động nông nghiệp >60%  Khởi đầu CNH (60~45%)  Phát triển
CNH (45~30%)  Hoàn thiện CNH (30~10%)  Hậu CNH (<10%). Đồng thời, dựa trên
7


kết quả nghiên cứu (Hình 1, Hình 3 và Hình 4), tôi đã viết về dự báo “Khi nào Việt Nam
trở thành nước công nghiệp?” trong cuốn sách như sau:
“Đối với Việt Nam, hệ thống phân tầng xã hội trong cả nước cho đến hiện nay
(2014) vẫn có hình “Kim tự tháp” (Hình 4). Trong đó, các tầng lớp của xã hội truyền
thống (đặc biệt là nơng dân) cịn chiếm quá nửa, các tầng lớp đặc trưng cho xã hội cơng
nghiệp chưa lớn mạnh và cịn nhỏ bé. Đối chiếu với sự phân chia thành các giai đoạn
CNH của H. Chenery, ta thấy vào năm bắt đầu đổi mới (1986), Việt Nam thuộc Giai đoạn
tiền CNH, bởi vì đến năm 1992 tỉ lệ nông dân trong cả nước vẫn là 70%. Sau gần 30 năm
đổi mới (1986~2014), Việt Nam mới đang trong giai đoạn cuối của Khởi đầu CNH
(45,6% nông dân – năm 2014) và đang bước sang giai đoạn Phát triển CNH. Như vậy, xu
hướng biến đổi của mô hình “kim tự tháp” trở thành hình “quả trám” cịn chậm và thể
hiện sự tụt hậu của đất nước, bởi vì tỉ lệ tầng lớp nơng dân đơng đảo nhất ở dưới đáy giảm
đi còn chậm chạp (khoảng 1%/năm). Với tốc độ giảm trung bình như vậy, theo xu hướng
vận động này có thể dự báo tỉ lệ nơng dân ở nước ta sẽ còn khoảng 30% vào năm 2030.
Từ đây, dự báo rằng Việt Nam sẽ ở vào thời gian cuối “Phát triển CNH” và bắt đầu
chuyển sang thời kỳ “Hồn thiện CNH” vào năm 2030 (theo tiêu chí tỉ lệ nơng dân cịn
khoảng 30%). Nếu dự báo đúng, thì liệu có thể nói rằng Việt Nam sẽ cơ bản trở thành
nước công nghiệp vào năm 2030 được không? Hay là phải bước vào giai đoạn “Hoàn
thiện CNH” (sau năm 2030 – cụ thể là năm 2040) thì mới xác định Việt Nam sẽ cơ bản
trở thành nước công nghiệp? Tôi nghiêng về dự báo Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2040.” (Đỗ Thiên Kính, 2018: 201, 202).
Chia sẻ về dự báo nói trên và giá trị cuốn sách (Đỗ Thiên Kính, 2018) nói chung,
ngày 30-12-2019, Học viện Chính trị khu vực I, Hà Nội (thuộc Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN) đã lựa chọn và tổ

chức giới thiệu cuốn sách tới các cán bộ và giảng viên trong Học viện quan tâm đến cơng
trình nghiên cứu. Tin tức về buổi giới thiệu sách đã viết:
“Đánh giá về giá trị mà cuốn sách mang lại, các giảng viên đều thống nhất cho
rằng: Qua nghiên cứu về mơ hình phân tầng xã hội và di dộng xã hội, giảng viên các khoa
chuyên môn sẽ có thêm căn cứ để phản biện về lý luận và chính sách. Độc giả sẽ có
8


những sự thay đổi nhận thức về giai cấp công nhân và người đứng đầu; xây dựng mơ hình
trung lưu thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa ra những dự báo về thời gian hoàn
thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp trong những năm tới (tôi nhấn
mạnh).”
Nguồn: Trung tâm Thông tin khoa học (2019)
Năm 2020, đối chiếu với mục tiêu phát triển đất nước nêu trên (mục 1) cho thấy
rằng “nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được
mục tiêu đề ra.” (Báo cáo Chính trị, Đại hội lần thứ XIII).
Như vậy, dự báo khoa học của tôi được đưa ra từ năm 2010. Sau 10 năm
(2010~2020), dự báo của tôi được khẳng định là đúng đắn.
Trong bài viết này, dựa trên kết quả nghiên cứu ở trên (và xem thêm: Đỗ Thiên
Kính, 2020 - bài đăng kỳ cuối), tôi viết rõ/cụ thể hơn rằng dự báo Việt Nam sẽ ở cuối
thời kỳ “Hoàn thiện CNH” vào năm 2045 (theo tiêu chí tỉ lệ nơng dân còn khoảng
10%). Tức là, đến năm 2045 Việt Nam bắt đầu bước sang xã hội “Hậu cơng nghiệp”
(theo tiêu chí tỉ lệ nông dân <10%). Dự báo này tương đương với mục tiêu phát triển đất
nước đến năm 2030.
Năm 2021, hiện nay tôi tiếp tục cập nhật thêm nguồn số liệu mới cho các năm
2016, 2018 được trình bày như sau (Hình 5 và Hình 6):

Hình 5. Mơ hình 9 tầng lớp xã hội ở Việt Nam
(2016)


Hình 6. Mơ hình 9 tầng lớp xã hội ở Việt Nam
(2018)

9


Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ VHLSS 2016, 2018
Xu hướng biến đổi từ Hình 5 sang Hình 6 là nhanh hơn sự biến đổi của các hình
trước đó. Nhưng dù sao, sự biến đổi nói chung cho cả giai đoạn (2002~2018) được thể
hiện qua các hình vẽ trên đây vẫn cịn chậm chạp. Do vậy, tơi vẫn giữ nguyên dự báo phát
triển xã hội nước ta như đã trình bày trên đây (ở năm 2020) trong bối cảnh Việt Nam theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Riêng về cuộc cách mạng 4.0 có thể tác động lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội nước ta và có thể làm cho dự báo của tơi sai lệch nhiều. Sở dĩ
như vậy, bởi vì cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra và mở rộng nhiều khoảng trống vị trí nghề
nghiệp mới ở khu vực dành cho tầng lớp trung lưu. Các tầng lớp khác sẽ di động vào để
lấp đầy những vị trí nghề nghiệp mới đó. Điều này rất có thể làm cho tầng lớp trung lưu
mở rộng nhanh chóng chưa từng có so với trước kia. Đây là biến số khơng được kiểm sốt
khi trình bày dự báo ở trên.
Chúng ta hãy chờ đợi kết quả dự báo này vào năm 2045!
3. Kết luận
Trong 35 năm đổi mới (1986~2021), cấu trúc xã hội Việt Nam vẫn cơ bản như
Hình 2. Do vậy, tơi kết luận rằng xu hướng biến đổi của cấu trúc xã hội Việt Nam cịn
chậm chạp. Đây là cách nhìn xã hội rất căn bản từ góc độ cấu trúc xã hội (trong đó phân
tầng xã hội là cơ bản). Điều này, đến lượt nó địi hỏi phải thay đổi và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhanh hơn nữa để nước ta thoát khỏi “Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung
bình cịn lớn.” (Báo cáo Chính trị, Đại hội lần thứ XIII).

Tài liệu trích dẫn
Báo cáo chính trị qua các kỳ đại hội Đảng: (truy cập ngày 05/5/2021)
Bùi Tất Thắng (2011). Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nơng thơn mới.

Tạp chí Xã hội học. Số 4 (116):22-30.
10


Đỗ Thiên Kính (2020). Phân tầng xã hội và Di động xã hội ở Việt Nam hiện nay (kỳ
cuối). Tạp chí Văn hóa Nghệ An (bản điện tử, ngày 31-10-2020):
(truy cập ngày 05/5/2021)
Đỗ Thiên Kính (2018), Phân tầng xã hội và Di động xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb.
Khoa học xã hội. Hà Nội.
Đỗ Thiên Kính (2015). Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ
Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh. Số 4 (200): 29-40.
Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc
Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008), Nxb. Khoa học xã
hội. Hà Nội.
Đỗ Thiên Kính (2011a). Cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn-đô thị và chân dung
tầng lớp nơng dân Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Hà Nội. Số 4 (116): 8-21.
Đỗ Thiên Kính (2011b), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ 2009-2010:
“Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011~2020”
(Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
Giddens, Anthony (2001), Sociology - 4th edition, Polity Press. UK.
Kosaka Kenji (ed.) (1994), Social Stratification in Contemporary Japan, Kegan Paul
International. London and New York.
Trung tâm Thông tin khoa học (2019), “Giới thiệu sách: Phân tầng xã hội và di động xã
hội ở Việt Nam hiện nay”, (truy cập ngày 05/5/2021).

11




×