Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bộ đề thi +đáp án môn Luật TTHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.59 KB, 9 trang )

ĐỀ THI VẤN ĐÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
PHẦN CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Câu 1. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 1/5/2018, Cơ quan điều tra Công an Huyện A tiếp nhận tin báo về vụ
án cướp tài sản xảy ra trên địa bàn. Ngày 30/5/2018, sau khi tiến hành xác minh,
do không đủ căn cứ xác định dấu hiệu của tội phạm nên Cơ quan điều tra Công
an Huyện A đã ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Quyết định trên được
gửi cho Viện kiểm sát Huyện A để xét phê chuẩn.
Đáp án:
- CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự do khơng đủ căn cứ xác
định dấu hiệu của tội phạm là ko đúng. CQĐT chỉ ra quyết định khơng khởi tố
vụ án hình sự khi xác định được một trong các căn cứ khơng khởi tố vụ án hình
sự (Điều 157).
- Quyết định khởi tố, khơng khởi tố vụ án hình sự khơng cần VKS phê
chuẩn.

Câu 2. Nhận xét tình huống sau:
Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại
khoản 2 Điều 134 BLHS 2015. Trong quá trình điều tra, xét thấy lời khai của
Nguyễn Văn A và người bị hại Trần Văn B có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau
nên Cơ quan điều tra Công an huyện A đã tiến hành đối chất giữa Nguyễn Văn
A và Trần Văn B.
Đáp án:
CQĐT chỉ tiến hành hoạt động đối chất khi đã tiến hành các biện pháp điều
tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn (Điều 189 BLTTHS)
Câu 3. Nhận xét tình huống sau:


Ngày 1/5/2018, Tòa án nhân dân Huyện A mở phiên tòa xét xử bị cáo
Nguyễn Văn B về hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173
BLHS 2015. Vì lý do sức khỏe, Thư kí Tịa án khơng thể tiếp tục tham dự phiên


tịa nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên Tịa..
Đáp án:
Trường hợp thư kí Tịa án khơng thể tiếp tục tham gia phiên tịa mà khơng
có thư kí dự khuyết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tịa.
Câu 4. Nhận xét tình huống sau:
Nguyễn Văn A bị Viện kiểm sát huyện B truy tố về tội cố ý gây thương tích
theo khoản 2 Điều 134 BLHS 2015. Ngày 1/5/2018, Tòa án nhân dân huyện B
nhận hồ sơ từ VKS huyện B chuyển sang. Ngày 1/6/2018, xét thấy hành vi của
Nguyễn Văn A không cấu thành tội phạm, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa
phiên tịa đã ra quyết đình đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Văn A.
Đáp án:
Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ vụ án
là Sai vì đây khơng phải là căn cứ đình chỉ vụ án (không phải căn cứ quy định
tại Điều 282 BLTTHS).
Câu 5. Nhận xét tình huống sau:
Tại phiên tịa xét xử bị cáo Nguyễn Văn A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 175 BLHS 2015. Sau khi kết thúc phần tranh
luận, Kiểm sát viên đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Huyện B đã rút quyết định
truy tố đối với Nguyễn Văn A. Hội đồng xét xử căn cứ vào quyết định rút truy
tố của Kiểm sát viên đã ra quyết định đình chỉ việc xét xử sơ thẩm.
Đáp án:
- KSV khơng có quyền rút quyết định truy tố sau khi kết thúc phần tranh
luận;


- Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét
xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án. Nếu có căn cứ xác định bị cáo khơng
có tội thì Hội đồng xét xử tun bị cáo khơng có tội; nếu thấy việc rút quyết
định truy tố khơng có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên

trực tiếp (Điều 326 BLTTHS).
Câu 6. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 1/6/2018, Tịa án nhân dân Tỉnh A mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối
với bị cáo Nguyễn Văn A. Trong vụ án chỉ có kháng cáo giảm nhẹ hình phạt của
bị cáo Nguyễn Văn A. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sau khi tiến hành xét xử đã
quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn
Văn A.
Đáp án:
HĐXX sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo
A trong trường hợp vụ án khơng có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng
nặng là không đúng căn cứ quy định tại Điều 357/2 BLTTHS.
Câu 7. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 1/5/2018, Viện kiểm sát Huyện A chuyển hồ sơ đề nghị truy tố
Nguyễn Văn A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều
174 BLHS 2015. Ngày 10/5/2018, xét thấy vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục
rút ngọn nhưng trong giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm
Sát đã không áp dụng nên Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa đã ra
quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và yêu cầu Viện kiểm sát Huyện A ra
quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Đáp án:
- VKS chuyển hồ sơ đề nghị truy tố là không đúng, VKS chuyển hồ sơ và
quyết định truy tố cho Tòa án


Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa ra quyết định trả hồ sơ cho
VKS và yêu cầu VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn là không đúng căn
cứ quy định tại Điều 280 BLTTHS. Trường hợp này, Tòa án ra quyết định áp
dụng thủ tục rút gọn (Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa khơng có
quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn).
Câu 8. Nhận xét tình huống sau:

Nguyễn Văn A (17 tuổi) bị Cơ quan điều tra Công an Huyện A khởi tố về
tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015. Sau khi
nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát nhận thấy trong quá trình hỏi
cung bị can Nguyễn Văn A khơng có luật sư tham gia nên đã ra quyết định trả
hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
Đáp án:
Trường hợp tại giai đoạn truy tố, Nguyễn Văn A đã đủ 18 tuổi hoặc trong
quá trình hỏi cung bị can Nguyễn Văn A khơng có luật sư tham gia nhưng có
người đại diện hợp pháp thì VKS khơng trả hồ sơ cho CQĐT. (Điều k2 Đ421)
Câu 9. Nhận xét tình huống sau:
Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác
theo quy định tại khoản 1 Điều 176 BLTTHS 2015 (có mức hình phạt đến 2
năm tù). Cơ quan điều tra Cơng an huyện A đã ra quyết định khởi tố bị can và
quyết định tam giam đối với A trong thời hạn 3 tháng..
Đáp án:
- CQĐT Công an huyện A chỉ được ra lệnh tạm giam đối với A khi có đủ
các căn cứ quy định tại Điều 119 BLTTHS.
- Thời hạn tạm giam đối với A trong trường hợp A phạm tội ít nghiệm
trọng là 2 tháng (k1 Điều 173).
Câu 10. Nhận xét tình huống sau:


Nguyễn Văn A bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội chống người thi hành
công vụ theo khoản 1 Điều 330 BLHS 2015. Trong vụ án này, Cơ quan điều tra
đã xác định Trần Văn B (người trực tiếp thực hiện công vụ) là người bị hại.
Đáp án:
Trần Văn B không được xác định là người bị hại mà tùy từng trường hợp
có thể xác định B là người làm chứng, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi
liên quan đến vụ án.
Câu 11. Nhận xét tình huống sau:

Viện Kiểm sát Huyện A sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm về vụ
việc trộm cắp tài sản đã tiến hành các biện pháp giải quyết, xác minh tin báo, tố
giác. Sau khi xác định sự việc có dấu hiệu của tội phạm, Viện kiểm sát Huyện A
đã trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại
khoản 1 Điều 173 BLTTHS 2015.
Đáp án:
Khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, VKS khơng có quyền trực tiếp giải
quyết mà cần chuyển cho CQĐT. VKS chỉ có quyền trực tiếp giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát
đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục (Điều điểm c k3 Điều
145 BLTTHS).

Câu 12. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 15/5/2018, Cơ quan điều tra Công an Huyện A ra quyết định đình
chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Văn A căn cứ theo khoản 5 Điều 157
BLTTHS 2015. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra, Nguyễn Văn A


không đồng ý với quyết định của Công an Huyện A, do đó ngày 17/5, Cơ quan
điều tra Cơng an Huyện A đã ra quyết định phục hồi vụ án.
Đáp án:
CQĐT cần ra quyết định phục hồi điều tra (không phải quyết định phục hồi
vụ án) theo căn cứ tại khoản 2 Điều 235 BLTTHS.

Câu 13. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 12/6/2019, CQĐT Công an Huyện X ra quyết định khởi tố bị can đối
với Nguyễn Văn A và chuyển hồ sơ sang VKS để xét phê chuẩn. Ngày

17/6/2019, VKS Huyện X ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị
can với lý do không đủ tài liệu, chứng cứ để xác định hành vi phạm tội của bị
can A.
Đáp án:
- VKS vi phạm thời hạn xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can (Điều
179/3 BLTTHS-(03 ngày)
- VKS ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can với lý do
không đủ tài liệu, chứng cứ để xác định hành vi phạm tội của bị can A là không
phù hợp. Trường hợp này VKS cần ra quyết định yêu cầu CQĐT bổ sung tài
liệu, chứng cứ (Điều 179 BLTTHS).

Câu 14. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 12/6/2019, CQĐT huyện X tiến hành hoạt động đối chất do có mâu
thuẩn trong lời khai giữa bị can A và bị can B. Do Kiểm sát viên khơng có mặt
để kiểm sát việc đối chất nên CQĐT đã quyết định dừng tiến hành hoạt động
này và gửi văn bản kiến nghị đến VKS cùng cấp.
Đáp án:


Trong hoạt động đối chất, khi KSV vắng mặt có lý do thì CQĐT vẫn tiến
hành hoạt động đối chất và ghi rõ lý do vắng mặt của KSV vào biên bản (Điều
k1 Điều 189 BLTTHS).
Câu 15. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 15/7/2019, sau khi thụ lý tin báo về tội cướp tài sản với quy mô lớn,
Thủ trưởng CQĐT Huyện X đã ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt trong thời hạn 4 tháng và gửi quyết định sang VKS để xét phê chuẩn.
Đáp án:
CQĐT huyện X khơng có thẩm quyền áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt (CQĐT cấp tỉnh trở lên); vi phạm thời điểm áp dụng biện pháp điều tra
tố tụng đặc biệt (từ khi khởi tố vụ án); vi phạm thời hạn áp dụng (trường hợp

thông thường là 2 tháng) (k1 Điều 226).
Câu 16. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 17/4/2019 trong giai đoạn truy tố do bị can A bỏ trốn, VKS huyện X
đã ra quyết định tách vụ án và tiếp tục thực hiện việc truy tố đối với các bị can
còn lại.
Đáp án:
Khi bị can A bỏ trốn thì VKS yêu cầu CQĐT truy nã bị can, trường hợp hết
thời hạn truy tố mà việc truy nã khơng có kết quả thì VKS ra quyết định tạm
đình chỉ vụ án đối với bị can A, sau đó ra quyết định tách vụ án (Điều k2 Điều
242 BLTTHS 2015)

Câu 17. Nhận xét tình huống sau:
Ngày 15/7/2018, Tịa án nhân dân Huyện X mở phiên tòa xét xử bị cáo
Nguyễn Văn A. Sau khi kết thúc phần tranh luận, KSV rút toàn bộ quyết định
truy tố nên Hội động xét xử đã ra quyết định đình chỉ vụ án.


Đáp án:
- KSV khơng có quyền rút quyết định truy tố sau khi kết thúc phần tranh
luận;
- Trường hợp Kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét
xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án. Nếu có căn cứ xác định bị cáo khơng
có tội thì Hội đồng xét xử tun bị cáo khơng có tội; nếu thấy việc rút quyết
định truy tố khơng có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp (khoản 4 Điều 326 BLTTHS).

Câu 18. Nhận xét tình huống sau:
Nguyễn Văn B bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Y ra lệnh tạm giam 2
tháng trong giai đoạn truy tố, sau khi hồ sơ vụ án được chuyển giao cho Tòa án,

nhận thấy thời hạn tạm giam sắp hết thẩm phán Lê Văn H là phó chánh án tịa
án Y được phân cơng chủ tọa phiên tịa đã ra lệnh tạm giam thêm 2 thang đối
với B.
Đáp án:
- Viện kiểm sát huyện Y ra lệnh tạm giam 2 tháng trong giai đoạn truy tố là
sai vì đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thời hạn truy tố (kể cả gia hạn)
mới là 60 ngày (2 tháng). Tuy nhiên, VKS cấp huyện ko có thẩm quyền đối với
tội đặc biệt nghiêm trọng (thẩm quyền thuộc về cấp tỉnh). (Điều 240 BLTTHS)
- Lê Văn H là phó chánh án Tịa án Y được phân cơng chủ tọa phiên tịa
ra lệnh tạm giam là đúng thẩm quyền. K3 Điều 44 qui định: “Khi được phân
công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tịa án có những nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này. Phó Chánh án Tịa án khơng được giải quyết khiếu nại, tố
cáo về hành vi, quyết định của mình”.


Trong đó, Phó Chánh án có quyền “Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc
hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng - Khoản 2 điểm a Điều 44”.
Câu 19. Nhận xét tình huống sau:
Tịa án nhân dân huyện B nhận được bản cáo trạng và hồ sơ vụ án truy tố
Lê Văn X về tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án,
Tịa án huyện B nhận thấy vụ việc khơng thuộc thẩm quyền xét xử của mình
nên đã ra quyết định chuyển vụ án đến Tòa án huyện C là Tịa án có thẩm quyền
xét xử theo quy định.
Đáp án:
Trường hợp này Tòa án huyện B phải ra quyết định trả hồ sơ cho VKS
huyện B để VKS huyện B chuyển hồ sơ vụ án đến VKS có thẩm quyền (K1
Điều 274 BLTTHS)

Câu 20. Nhận xét tình huống sau:

Ngày 15/7/2018, Tòa án nhân dân Huyện X mở phiên tòa xét xử bị cáo
Nguyễn Văn A (17 tuổi). Do người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn A vắng
mặt tại phiên tịa mà khơng có lý do chính đáng nên Tịa án vẫn tiến hành xét xử
vụ án theo thủ tục chung mà khơng có sự tham gia của người bào chữa.
Đáp án:
Trường hợp trên Tòa án chỉ được tiến hành xét xử nếu bị cáo hoặc người
đại diện hợp pháp của bị cáo đồng ý, trường hợp không đồng ý HĐXX phải
hỗn phiên tịa (khoản 2 Điều 291 BLTTHS)



×