Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO cáo TAI nạn GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.64 KB, 25 trang )

1

Đề bài: Đánh giá thực trạng Tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn giao thông (TNGT) là một chủ đề nóng hổi ở Việt Nam hiện nay. Trong
những năm qua, tình hình TNGT diễn biến ngày càng phức tạp với mức độ nghiêm trọng
ngày càng tăng. Theo báo cáo của Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, hằng năm trên
cả nước xảy ra hàng vạn vụ TNGT, làm chết và bị thương hàng chục nghìn người. TNGT
khơng những gây ra những đau thương, mất mát cho người thân, gia đình nạn nhân mà
cịn gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế đất nước, làm hoang mang, lo lắng trong dân
chúng mỗi khi tham gia giao thơng. Trong năm 2014 vừa qua, tồn quốc xảy ra 25.322
vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người [2]. Mỗi ngày trơi qua trung bình có 31
người chết vì tai nạn giao thơng, lớn hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác, đặc biệt nạn nhân
của TNGT chủ yếu là thanh- thiếu niên, những người chủ tương lai của đất nước, là lực
lượng lao động hùng hậu của quốc gia. TNGT đang trở thành một thảm họa nghiêm
trọng và khó kiểm sốt của đất nước để lại hậu quả nặng nề, gia tăng gánh nặng kinh tế
choViệt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
Tai nạn giao thơng đường bộ (TNGTĐB) là loại hình TNGT chủ yếu ở nước ta.
Theo một ước tính, TNGTĐB chiếm trên 95% số vụ, 97% số người chết và 96% số người
bị thương trong tổng số TNGT. Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại và vận
chuyển tăng cao, số lượng phương tiện tham gia giao bùng nổ với tốc độ chóng mặt,
trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp nhu cầu, đã làm cho tình hình
ngày càng nghiêm trọng. Rất nhiều nghị quyết, chỉ thị của nhà nước, rất nhiều giải pháp
khác nhau đã được các cơ quan chức năng thực hiện nhưng kết quả mang lại thực sự chưa
cao. Cả ba tiêu chí của TNGT là số vụ, số người chết và số người bị thương đều còn ở
mức đáng báo động. Để có một cái nhìn tổng qt và tồn diện hơn về vấn đề này nhằm
xác định đâu là nguyên nhân, và những giải pháp chủ yếu là gì nhóm chúng tơi quyết


định thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng Tai nạn giao thông đường bộ tại Việt
Nam” với 2 mục tiêu:
1.

Xác định tình hình tai nạn giao thơng đường bộ tại Việt Nam.

2.

Phân tích ngun nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn
giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay.


2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều
khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các
quy tắc an tồn giao thơng hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất khơng kịp phịng
tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản .
Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là TNGT do xảy ra đối với những phương
tiện giao thông đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên
dùng và đối với người đi bộ.
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH – GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Để đối phó với tình hình TNGT xảy ra ngày càng nghiêm trọng, Nhà nước và các
cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp như:
-

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được

sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Ngày 13 tháng 11
năm 2008, Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bô: Luật số 23/2008/QH12
của Quốc hội : LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

- Nghị định số 152/2005 NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của chính phủ: quy định
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
-

Nghị quyết 32/2007/NQ - CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 : Về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông[3].


3

-

Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 , về tăng cường thực hiện các giải
pháp trọng tâm bảo đảm TTATGR[4].

-

Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII xác định chỉ tiêu từ năm 2012 giảm số
vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5-10% mỗi năm; lấy năm 2012 là
năm thiết lập kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông.

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát đánh giá về tình hình TNGT tại Việt Nam thực
hiện trong những năm qua:
2.3.1. Các nghiên cứu liên quan trong nước
Nghiên cứu Thực trạng tai nạn giao thông và kiến thức, thực hành của người điều

khiển phương tiện về quy định hạn chế sự dụng rượu bia tại 3 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình
và Bắc Giang, năm 2012 của Nguyễn Mai Hường trường đại học y tế cơng cộng Hà Nội
thì theo điều tra mơ hình chấn thương dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh Hải Phịng,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai và Tiền Giang trên 294075 trường hợp
nhập viện và 39119 trường hợp chấn thương từ 1/1/2001 đến 31/12/2001 thì có 20130
trường hợp được ghi nhận ngun nhân là do tai nạn giao thông, chiếm tỉ lệ cao nhất là
33%. Theo báo cáo về các hoạt đồng phịng chống tai nạn thương tích trong nước thì tỷ
suất tử vong và không tử vong do tai nạn giao thông của các trường hợp nhập viện do
chấn thương ở tỉnh Bạc Liêu năm 2002 là 15/100000 dân và 547/100000 dân. Các tỉnh
khác cũng có tỷ lệ chấn thương khơng tử vong do tai nạn giao thông ơ mức cao như Vĩnh
Long là 531/100000 dân, Bà Rịa Vũng Tàu là 470/100000 dân, Quảng Ninh là
401/100000 dân.
Kết quả phòng chống TNGT đường bộ tại Việt Nam của ngành Y tế và kế hoạch
triển khai giai đoạn 2011-2015 cũng đã nêu lên tình hình tai nạn giao thơng đường bộ tại
Việt Nam có xu hướng gia tăng.


4

Nghiên cứu thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và
một số biện pháp giải quyết 2009-2010 của khoa lý luận chính trị trường đại học cơng
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
Theo thống kê của Ban An tồn giao thơng TP.H Chí Minh, năm 2009, toàn thành
phố xảy ra 574 vụ tai nạn giao thông làm chết 452 người và bị thương 262 người. Tai nạn
giao thông đường bộ đã làm chết 448 người chiếm 99% và làm bị thương 262 người
chiếm 100% so với tổng số người chết và bị thương trên tất cả phương tiện giao thông.
Theo hội thảo khoa học: “Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ trên tuyến Quốc
lộ 1A. Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tai nạn” của học viện cảnh sát nhân dân thì
Quốc lộ 1A (QL1A) là tuyến đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Việt Nam thời
gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến xe khách

đường dài, điển hình là: vụ tai nạn giao thông ngày 4/2/2014 tại km 109 + 900 trên Quốc
lộ 1A (Bắc Giang) làm 3 người chết; vụ tai nạn giao thông ngày 17/2/2014 tại km
1551+300 trên tuyến Quốc lộ 1A (Ninh Thuận) làm 2 người chết; vụ tai nạn giao thông
ngày 19/10 tại km 421+ 800 trên Quốc lộ 1A (Nghệ An) làm 3 người chết. Trong hội thảo
theo báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an),
chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 trên toàn tuyến Quốc lộ 1A đã xảy ra 1.275 vụ TNGT,
làm chết 458 người và bị thương 1.170 người. Trong giai đoạn từ 16/11/2012 đến
15/9/2014, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến
xe tải, xe khách trên tuyến Quốc lộ 1A có chiều hướng gia tăng, cụthể là: xe ô tô con
chiếm 11,14%; xe ô tô khách chiếm 33,02%; xe ô tô tải chiếm 9,20%; mô tô và xe máy
chiếm 10,7%.
2.3.2. Các nghiên cứu và báo cáo liên quan trên thế giới.
Theo báo cáo năm 2013 của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) thì mỗi năm, trên thế giới
có khoảng 1,24 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông đường
bộ, tập trung chủ yếu ở nhóm người có độ tuổi từ 15 - 29 tuổi. Nếu khơng có những biện
pháp phịng ngừa, tai nạn giao thơng đường bộ được dự đoán sẽ dẫn đến cái chết của
khoảng 1,9 triệu người vào năm 2020.


5

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an tồn giao thơng đường bộ tại nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2020 của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và
ủy ban an tồn giao thơng quốc gia Việt Nam (NTSC) đã thống kê tai nạn theo vùng năm
2006.
Nghiên cứu cũng thống kê theo dữ liệu về TNGT ở khu vực ASEAN, số người chết
Việt Nam đứng thứ 3 sau Thái Lan và Indonesia vào năm 2000 nhưng đã vượt qua các
nước này và đứng thứ nhất kể từ năm 2006.
2.4. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền

kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống
của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế
hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ tai nạn
giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng, gây thiệt hại lớn cả về người và
của, không những để lại nhiều nỗi đau thương mất mát cho gia đình, người thân người bị
nạn mà còn gây tổn thất lớn lao cho đất nước.
Tai nạn giao thông đã xuất hiện từ rất lâu và đang có xu hướng ngày càng tăng
nhanh cả về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Vấn đề này đang dần dần trở thành một
thảm họa khó kiểm sốt của nhiều nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng.
Bảng 1. Tình hình TNGTĐB ở việt nam theo các vùng kinh tế năm


6

Tỷ lệ tử
vong
(số
lượng/10
000 dân)

Tỷ lệ bị
thương
(số
lượng/1
0000
dân)


Vùng

Số vụ

Tử
vong

Bị
thương

Tỷ lệ tai
nạn
(số
lượng/100
00 dân)

Đồng bằng
Sông Hồng

2716

2156

1832

1,5

2,2

1


Đông Bắc

1760

1253

1681

1,9

1,3

1,8

Tây Bắc

383

290

393

1,5

1,1

1,5

Bắc Trung Bộ


1277

1288

810

1,2

1,2

0,8

DHNTB

1415

1270

1184

2

1,8

1,7

Tây Nguyên

1124


938

787

2,3

1,9

1,6

Đông Nam Bộ

3667

3004

2966

2,7

2,2

2,1

Đồng Bằng
song Cửu Long

2230


1937

2146

1,3

1,1

1,2

Việt Nam

14572

12136

11799

1,7

1,4

1,4

TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người, trung
bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TNGTĐB và hàng chục triệu người
khác bị thương tích. Ở Việt Nam, cứ mỗi ngày trơi qua là có khoảng 31 người chết, và
hàng trăm người bị thương do tai nạn giao thơng gây ra. Các con số cụ thể sẽ nói lên
phạm vi và mức độ nghiêm trọng của thảm họa giao thông ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo
của ủy ban an tồn giao thơng quốc gia hằng năm cho ta thấy được phần nào bức tranh

giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Năm 2010 trên toàn quốc xẩy ra 14.442 vụ, làm chết 11.449 người, bị thương
10.633 người, tăng 1.778 vụ, giảm 47 người chết, tăng 2.544 người bị thương, trong đó:
Đường bộ: xảy ra 13.713 vụ, làm chết 11.060 người, bị thương 10.306 người; so với
năm 2009; tăng 1.915 vụ, giảm 31 người chết, tăng 2.652 người bị thương. Va chạm giao


7

thông xảy ra 34.588 vụ, làm bị thương nhẹ 41.652 người. Tai nạn đặc biệt nghiêm trong:
xảy ra 126 vụ, làm chết 389 người, bị thương 311 người. So với năm 2009, giảm 17 vụ,
giảm 53 người chết, giảm 156 người bị thương. Trong đó có 21 vụ do xe khách gây ra,
làm chết 68 người, bị thương 162 người.
Trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông, làm 11.395 người
chết và 48.734 người bị thương. So với năm 2010 thì tình hình tai nạn giao thông đều
giảm trên cả 3 mặt là số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thơng. Cũng theo
Ủy ban an tồn giao thơng trong năm 2011, số lượng ôtô, xe máy đăng ký mới cũng tăng
thêm là trên 35.800 phương tiện.
Năm 2012, toàn quốc xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người
(năm 2011 là 11.452 người), bị thương 38.060 người; giảm 14% số người chết; 20% số
người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Tình hình ùn tắc giao thơng tại các thành phố
lớn giảm mạnh, riêng Hà Nội giảm 46% điểm ùn tắc và Tp.HCM giảm gần 87% số điểm
ùn tắc. Nhiều mơ hình đảm bảo trật tự an tồn giao thông được triển khai hiệu quả ở một
số địa phương, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng, ùn tắc giao thông. Tuy các vụ tai
nạn đặc biệt nghiêm trọng so với cùng kỳ 2011 đã giảm nhưng tính chất và mức độ
nghiêm trọng vẫn còn, số người chết và số người bị thương vẫn ở mức cao.
Năm 2013 tình hình trật tự an tồn giao thơng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên những diễn biến bất thường của thời tiết, bão lũ ở khu vực Tây Bắc,
miền Trung và Tây Nguyên đã làm cho một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng không nhỏ tới lưu thông của người và phương tiện, dẫn đến tình trạng ùn tắc

kéo dài trên nhiều tuyến đường. Bên cạnh đó việc thi cơng chậm tiến độ, nâng cấp các
tuyến đường kéo dài, nhiều đoạn đường thi công kém chất lượng, chất lượng kết cấu hạ
tầng giao thơng xuống cấp cộng với tình trạng xe quá trọng tải diễn ra phổ biến đã góp
phần làm gia tăng yếu tố mất an tồn giao thơng.
Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (c67) trong năm
2013 cả nước đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 người, bị
thương 32.253 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%), tăng 44


8

người chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 người bị thương (giảm 16.18%). Đường bộ xảy ra
30.874 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 31.982 người. So với năm 2012 giảm 4.946
vụ (giảm 13.8%), tăng 87 người chết (tăng 0.91%), giảm 6.188 người bị thương (giảm
16.21%). Trong đó tai nạn giao thơng từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm
chết 9.627 người, bị thương 8.014 người. Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
xảy ra 58 vụ, làm chết 219 người, bị thương 203 người. Va chạm giao thông xảy ra
19.479 vụ, làm bị thương 23.968 người.
Trong năm 2014 (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014) tồn quốc xảy ra 25.322
vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 4.063
vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%).
Cụ thể, tai nạn giao thơng từ ít nghiêm trọng trở lên xáy ra 10.601 vụ, làm chết 8.996
người, bị thương 6.265 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 455 vụ (-4,1%), giảm 373
người chết (-4%), giảm 586 người bị thương (-8,6%). Va chạm giao thông xảy ra 14.721
vụ, làm bị thương nhẹ 18.152 người.
Trong 12 tháng của năm 2014, số lượng phương tiện đăng ký mới là 199.396 xe ôtô
và 2.597.301 xe môtô. Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản
hơn 4,3 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an tồn giao thơng đường bộ; phạt tiền 2.577,84
tỷ đồng; tạm giữ 26.305 xe ôtô và 549.696 môtô; tước 370255 giấy phép lái xe.
Chỉ trong tháng 12/2014 (tính từ ngày 16/11/2014 đến 15/12/2014), tồn quốc xảy ra

2.065 vụ, làm chết 724 người, bị thương 1.983 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm
155 vụ (-6,98%), giảm 19 người chết (-2,56%), giảm 213 người bị thương (-9,7%).
Về tình hình TTATGT 8 tháng đầu năm 2015, tính từ ngày 16/8 đến 15/8/2015, tồn quốc
xảy ra 14.622 vụ, làm chết 5.821 người, làm bị thương 13.234 người. So với cùng kỳ năm
2014 giảm 2.086 vụ (-12,49%), giảm 241 người chết (-3,98%), giảm 2.528 người bị
thương (-16,04%). TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 6.702 vụ, làm chết 5.821
người, bị thương 3.823 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 253 vụ (-3,64%), giảm 241
người chết (-3,98%), giảm 45 người bị thương (-1,2%). Va chạm giao thông xảy ra 7.920


9

vụ, làm bị thương nhẹ 9.411 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.833 vụ (-18,79%),
giảm 2.483 người bị thương (-20,88%).
Bảng 2. Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ tại Việt Nam qua các năm.
Năm

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

1996

19.638

5.932

21.718


1997

19.998

6.152

22.071

1998

20.753

6.394

22.989

1999

21.583

7.095

24.179

2000

23.327

7.924


25.693

2001

25831

10.866

29.449

2002

27.993

13.186

30.999

2003

20.774

11.864

20.704

2004

17.663


12.230

15.417

2005

14.711

11.534

12.013

2006

14.727

12.757

11.288

2007

14.264

13.150

10.546

2008


12.816

11594

8.064

2009

12.492

11516

7.914

2010

13.713

11.060

10.306

2011

14.026

11.395

10.611


2012

35.820

9.540

38.170

2013

30.874

9.627

31.982

2014

25.322

8.996

24.417

Nguồn: Ủy Ban An Tồn Giao Thơng Quốc Gia


10


Biểu đồ 1. Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ tại Việt Nam qua các năm
2.5. ĐẶC ĐIỂM GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM
1. TNGT đường bộ chiếm trên 95% số vụ, 97% sô người chết và 96% số người bị thương
trong tổng số TNGT.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ tai nạn giao thông theo loại đường tại Việt Nam
2. Mặc dù số người chết tính trên 10.000 PTCGĐB giảm nhưng số tuyệt đối vẫn có xu
hướng tăng.
3. Phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh.


11

Phương tiện cơ giới đường bộ ở Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ, những
năm trước năm 2001 mỗi năm tăng khoảng 300.000 đến 600.000 PTCGĐB (mô tô trên
400.000 chiếc, ô tô khoảng 30.000 – 40.000 chiếc) nhưng từ năm 2001 PTCGĐB tăng
đột biến, mô tô tăng 2.148.219 chiếc, ô tô tăng 73.175 chiếc và mức tăng này vẫn duy trì
cho đến nay.
Đặc biệt, phương tiện mơ tơ chiếm trên 94% tổng số phương tiện cơ giới đường bộ
và tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Cơ cấu phương tiện với trên 94% là mô tô vừa bất
hợp lý vừa là nguy cơ cao về TNGTĐB gây tử vong.
Hàng năm số vụ TNGTĐB có liên quan đến mơ tô chiếm khoảng 70% số vụ
TNGTĐB, đây thực sự là thách thức lớn để hạn chế TNGTĐB ở nước ta.

Biểu đồ 3. Tình hình gia tăng phương tiện giao thơng tại Việt Nam qua các năm
4. Lỗi trực tiếp gây TNGTĐB chủ yếu là người tham gia giao thông không chấp hành
pháp luật về TTATGT, theo thống kê hàng năm con số này chiếm khoảng 80% so với các
nguyên nhân trực tiếp khác. Những lỗi vi phạm của người tham gia giao thông dẫn đến
TNGTĐB thống kê như sau: Đi sai phần đường lan đường, vi phạm tốc độ, vi phạm tránh
vượt, vi phạm quy định về nồng độ cồn ( sử dụng rượu bia ), chuyển hướng sai quy

định, ...


12

5. Kết cấu hạ tầng giao thông:
-

Trong thời gian qua kết cấu hạ tầng giao thông phát triển đáng kể nhưng chưa đáp
ứng được sự phát triển của kinh tê, sự gia tăng phương tiện giao thông

-

Hệ thống giao thông chưa hiện đại, nhiều vùng giao thơng cịn lạc hậu

-

Tổ chức giao thông chủ yếu là giao thông hỗn hợp, khơng chia tách dịng phương
tiện, hầu hết là giao cắt đồng mức

-

Vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn đường bộ

-

Hệ thống KCHTGTĐB còn bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi tốt cho lái xe, chưa
quan tâm đúng mức các điều kiện bảo đảm an toàn.

6. Pháp luật Trật tự ATGT ngày càng được hoàn thiện, tiếp cận với pháp luật của các

quốc gia tiên tiến nhưng thực thi pháp luật khơng nghiêm, tình trạng vi phạm pháp luật
trật tự ATGT khá phổ biến; trang thiết bị của lực lượng cưỡng chế thiếu thốn, chưa hiện
đại, đồng bộ do vậy hiệu quả cưỡng chế thực thi pháp luật hiệu quả hạn chế; số vụ chống
lại người thi hành công vụ ngày càng có xu hướng tăng
7. Khung giờ xảy ra tai nạn giao thông: Gần 70% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời
gian từ 12h đến 24h, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động
tâm lý của sự mệt mỏi, căng thẳng, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm
(đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa…).

Biểu đồ 4. Khung giờ xảy ra tai nạn 6 tháng đầu năm 2015


13

8.Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, nội thị. Đây là các tuyến đường
có đặc điểm đường giao cắt nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp với mật độ đông, dễ
xảy ra va chạm, dân cư chủ yếu sống 2 bên đường nên khá phức tạp trong bảo đảm
TTATGT.

Biểu đồ 5. Tuyến đường hay xảy ra tai nạn 6 tháng đầu năm 2015

2.6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
2.6.1. Người tham gia giao thơng
Văn hóa tham gia giao thơng quá kém. Ý thức xã hội nói chung và ý thức tham gia giao
thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh. Liên tục có những người tham gia
giao thơng phóng nhanh, vượt ẩu, chen lấn lẫn nhau trong điều kiện lịng đường chật hẹp,
mặt đường khơng đảm an toàn và gây tai nạn.
Uống rượu bia khi tham gia giao thông. Tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi,
khơng hiểu biết và tn thủ luật an tồn giao thông.
2.6.2.Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông:

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông không đảm bảo. Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp
với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Nhiều con đường liên tục được nâng cấp tu
sửa càng làm cho lòng đường nhỏ hẹp, khuất tầm nhìn của người tham gia giao thơng dễ
dẫn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường.


14

Rất nhiều người dân ở hai bên đường có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt
đường làm nơi bn bán, kinh doanh dẫn đến lịng đường trở nên chật hẹp và che khuất
tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông. Gây ra ùn tắc giao thông và các
tai nạn khơng đáng có.
2.6.3.Phương tiện giao thơng
Nước ta đa phần phát triển phương tiện di chuyển cá nhân. Điển hình là xe moto với
số lượng lớn,phân khối lớn. Đặc biệt trong thời gian gần đây: mật độ xe tăng nhanh là
nguyên nhân làm rối loạn, giảm độ an tồn và tính ổn định của hệ thống giao thơng.
Phương tiện giao thơng khơng đảm bảo điều kiện an tồn, độ an toàn của phương
tiện quá thấp (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...). Ngồi ơ tơ phải đăng kiểm định kỳ, tất cả các
loại xe máy đều không được kiểm tra an tồn trong q trình vận hành.
2.6.4. Do thời tiết diễn biến xấu
Ở những vùng núi cao hiểm trở đường xá nhỏ hẹp ven theo đường núi rất dễ dấn
đến sạt lở làn cản trở giao thông cũng như gây tai nạn giao thơng. Mưa lớn, gió bão cũng
làm giảm tầm nhìn đổ cây gây cản trở giao thông.
2.6.5. Quản lý Nhà nước về giao thông
Công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với
mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ khơng phải để hiểu biết luật giao thông
đường bộ lẫn kỹ năng lái xe. Nạn tham nhũng của cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao
thơng cịn chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Đội ngũ điều hành, quản lý
giao thơng có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém hiệu quả...


III. NHẬN XÉT
3.1. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TNGTĐB TẠI VIỆT NAM
-

TNGTDB là một loại tai nạn thương tích phổ biến và nghiêm trọng ở Việt Nam, là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trung bình mỗi năm có trên dưới 10.000
người tử vong và chục nghìn người khác bị thương. Một ngày trơi qua, Việt Nam
có khoảng 30 - 35 người tử vong và hàng trăm người bị thương do TNGT gây ra.


15

Năm 2014 toàn quốc xảy ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417
người.
-

TNGTĐB chiếm trên 95% số vụ, 97% số người chết và 96% số người bị thương
trong tổng số TNGT ở Việt Nam.

-

TNGTĐB có liên quan đến mơ tơ xe máy chiếm 70% TNGTĐB tại Việt Nam.

-

Tình hình TNGTĐB cụ thể qua các giai đoạn: năm 1996 có 19.638 vụ; 5.932
người chết và 21.718 người bị thương tăng lên đến năm 2002 với các con số tương
ứng là 27.993; 13.186; 30.999 và có xu hướng giảm từ năm 2003 đến năm 2010
với 13.713 vụ, 11.060 người chết và 10.306 người bị thương. Từ 2011 đến nay số
vụ và số người bị thương có sự gia tăng trở lại: 25.322 vụ, bị thương 24.417 người

(2014) nhưng số người chết đã giảm nhiều, còn 8.996 người chết (2014).

-

Tỷ lệ người chết trên một vụ TNGT ĐB ở Việt Nam so với các nước trong khu
vực cao hơn rất nhiều; năm 2011 tỷ lệ này của Việt Nam là 0,83, Thái Lan: 0,17,
Malaysia: 0,02.

Biểu đồ 6. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ năm 2000- 2011
-

Xét theo khu vực, TNGT ĐB phần lớn xảy ra ở phía Nam, khoảng trên 40% số vụ
TNGT trên cả nước, nhiều nhất là ở Long An, Bình Định và Tây Ninh, theo thống
kê 10 tháng đầu năm 2011. Thế nhưng tỷ lệ về số người chết do TNGT ĐB cao nhất
lại ở Tây Nguyên: 4,42 người/trên 10 ngàn phương tiện, trung bình tỷ lệ này của cả
nước là 3,84, vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Nam bộ thấp, tương ứng


16

là 1,8 và 2,4 mặc dù đây là hai vùng có số lượng phương tiện lưu thơng tập trung
cao. So với cùng kỳ 2011, 6 tháng đầu năm 2012 giảm 21,63% số vụ TNGT ĐB,
nhưng một số tỉnh thành có số người chết do TNGT tăng cao bất thường như Đồng
Nai tăng 37,6%, Bạc Liêu tăng 35,3%, Lai Châu tăng 23,1%

Biểu đồ 7. Tình hình tai nạn giao thơng theo vùng năm 2011

Biểu đồ 8. 10 tỉnh có tỉ lệ tai nạn giao thơng cao nhất năm 2011
3.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
3.2.1 Do ý thức người tham gia giao thông.

Bảng 3. Số vụ tai nạn giao thông phân theo nguyên nhân qua các năm


17

Văn hóa tham gia giao thơng của người dân q kém. Ý thức xã hội nói chung và ý
thức tham gia giao thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh.
Thống kê từ năm 2009-2011, nguyên nhân gây TNGT nhiều nhất là do ý thức người
điều khiển là chính, tỉ lệ tăng từ 61,78% (2009) lên đến 79,2% (2011).
Trong đó, do chạy xe sai làn đường chiếm 26,30% - 31,44%, kế đến là vượt ẩu
12,41%-19,40%, chạy quá tốc độ 16,21% - 18,34%, lái xe khi say rượu...
3.2.2. Do cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông không đảm bảo. Đường sá nhỏ hẹp, chỉ phù hợp
với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Nhiều con đường liên tục được nâng cấp tu
sửa càng làm cho lòng đường nhỏ hẹp, khuất tầm nhìn của người tham gia giao thơng dễ
dẫn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường.
Mạng lưới giao thơng đường bộ nước ta có tổng chiều dài 280.905 km. Mật độ
đường còn thấp và chất lượng chưa cao, đường cấp xã chiếm đến 57,36%. Về chất lượng
quốc lộ, đường tốt chỉ có 42,58%, trung bình là 37,04%, xấu và rất xấu đến 20,38%. Cịn
tính cả quốc lộ và tỉnh lộ thì mặt đường bêtơng nhựa chiếm 32,17%, bêtông xi măng:
1,66%, đá nhựa: 44,38%, đá dăm cấp phối: 21,79%. Về đường cao tốc đã được Chính
phủ phê duyệt năm 2008 quy hoạch hệ thống 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km, đến


18

nay đã có ba tuyến đưa vào sử dụng, tổng cộng gần 100 km, con số còn khá khiêm tốn so
với nhu cầu lưu thông hiện nay.
Bảng 4. Hiện trạng đường bộ Việt Nam hiện nay


So sánh tỷ lệ TNGT theo loại đường thì TNGT trên đường đơ thị có xu hướng tăng.
Năm 2007 TNGT đô thị chiếm 22,28%, đến 2011 tăng lên 34,6%. So về chiều dài, đường
đô thị chỉ có 6,08% trong tổng số chiều dài các loại đường. từ đó có thể thấy tai nạn giao
thơng đường bộ trong đô thị là vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Biểu đồ 9. TNGT theo loại đường năm 2011
Bên cạnh đó, rất nhiều người dân ở hai bên đường có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử
dụng lịng- lề đường làm nơi bn bán, kinh doanh dẫn đến lịng đường trở nên chật hẹp


19

và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thơng. Thâm chí một số nơi
cịn bn bán trên các cây cầu dân sinh gây ra ùn tắc giao thơng và các tai nạn khơng
đáng có.
3.2.3. Phương tiện giao thông
Nước ta đa phần phát triển phương tiện di chuyển cá nhân. Phương tiện giao thông
phát triển quá nhanh so với phát triển hạ tầng giao thông là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến TNGT. Số phương tiện năm 2011 tăng gấp 24,6 lần năm 1990. Lượng
xe gắn máy hai bánh tăng dữ dội, năm 1990 cả nước có hơn 1 triệu chiếc và gần 500 ngàn
chiếc ôtô, năm 2011 lên đến hơn 30 triệu chiếc và gần 2 triệu chiếc ơtơ. Tính số xe hai
bánh theo đầu người, năm 2007 bình quân 3,75 người sở hữu 1 xe, năm 2009 là 2,86
người/1 xe và đến 2011 là 2,59 người/xe. Phương tiện giao thông đô thị không có gì
ngồi hệ thống xe bt trên đường phố đơng đúc, nên phương tiện cá nhân phát triển là
tất yếu.

Bảng 5. Số lượng phương tiện giao thông qua các năm


20


Theo phân tích TNGT của Cục Cảnh sát Giao thơng Đường bộ - Đường sắt cho thấy
TNGT năm 2011 chủ yếu từ xe môtô, xe hai bánh, chiếm đến 69,38% và ôtô là 22,29%
(BĐ5), tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong vịng 5 năm trở lại đây. Khơng có gì ngạc
nhiên bởi dân ta hầu hết đều di chuyển bằng xe hai bánh.

Biểu đồ 10. TNGT phân theo phương tiện năm 2011
Phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn, độ an toàn của phương
tiện quá thấp (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...). Chính phủ cho nhập tràn lan xe máy Trung
Quốc rồi bây giờ cả xe ôtô Trung Quốc, với phương châm để kéo giá xe trong nước
xuống theo đúng giá tri thực của nó và gây áp lực để mở thêm đường sá. Vì vậy, thời gian
qua với nhiều loại Xe Máy Trung Quốc đã tràn ngập đường sá Việt nam, nhiều loại xe
kém chất lượng nhân cơ hội đã tràn vảo không thể kiểm sốt được, chính chất lượng kém
đã dẫn đến nhiều vu tai nạn giao thơng đáng tiếc xẩy ra.
Ngồi ơ tô phải đăng kiểm định kỳ, tất cả các loại xe máy đều khơng được kiểm tra
an tồn trong q trình vận hành.


21

3.2.4. Quản lý Nhà nước về giao thông
Do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thơng của các cấp cịn nhiều
thiếu sót; Nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm an tồn
giao thơng chưa thực sự quyết liệt, chưa tập trung giải quyết các giải pháp thuộc trách
nhiệm được giao. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ; việc triển khai thực hiện quy
hoạch đã được phê duyệt không bảo đảm đúng tiến độ và đúng các nội dung của quy
hoạch; công tác xây dựng quy hoạch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn
chế, nhiều văn bản chưa phù hợp với thực tế phát triển của xã hội.
Công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với

mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông
đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.
Đội ngũ điều hành, quản lý giao thơng có trình độ nghiệp vụ yếu, hoạt động kém
hiệu quả... Nạn tham nhũng của cảnh sát giao thông. Cảnh sát giao thơng cịn chưa thực
hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Làm cho người dân coi thường lực lượng cảnh sát
giao thông và không nghiêm túc chấp hành luật.
3.2.5. Do thời tiết diễn biến xấu
Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Thường hay có mưa bão gây lụt lội,
cản trở giao thông. Đặc biệt ở những vùng núi cao có địa hình hiểm trở. Các con đường
bám theo sườn núi rất dễ sạt lở mỗi khi mùa mưa đến. mua lớn cũng làm hạn chế tầm
nhìn của người tham gia giao thông.

IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
Dựa trên thực trạng hiện nay và sự phân tích những nguyên nhân, để giảm thiểu được
tình hình TNGTĐB, đảm bảo giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị
thương do TNGTĐB gây ra, nhóm chúng em xin đề xuất một số giải pháp sau:


22

4.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG.
Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông là điều cần thiết và quan trọng nhất để
tiến tới giảm thiểu TNGTĐB tại Việt Nam. Để giải pháp này thực sự có hiệu quả, cần sự
chung tay của toàn xã hội. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể
để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông sâu rộng đến mọi
tấng lớp, mọi gia đình và cá nhân trong xã hội. các hoạt động cụ thể là:
1. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối
tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng
hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức
chính trị - xã hội, các đồn thể, các cơ quan thơng tin, báo chí phải đặc biệt quan

tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
2. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp có
trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động và các
thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an tồn
giao thơng; phải có chương trình thường xun phổ biến các quy định của pháp luật
trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành
quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm
trật tự an tồn giao thơng và khơng xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với
mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an tồn giao thơng.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
+ Ban hành chương trình giáo dục trật tự an tồn giao thơng phù hợp trong nhà
trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự
an tồn giao thơng. Phải coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chuẩn
xét hạnh kiểm cuối năm của học sinh
+ Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung
học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật
tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an
tồn giao thơng vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt
Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp
luật trật tự an tồn giao thơng. kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên
chưa đủ tuổi, khơng có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máyd) Bộ Công
an ban hành quy định việc thông báo về cơ quan, trường học, phường, xã, tổ dân
phố, cụm dân cư những cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người
vi phạm pháp luật trật tự an tồn giao thơng để kiểm điểm, giáo dục.
4. Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên Việt Nam,
Hội đồng Đội Trung ương quy định việc phổ biến nội dung pháp luật trật tự an toàn
giao thông trong các buổi sinh hoạt thường kỳ, biểu dương người tốt, việc tốt, phê
phán các cá nhân vi phạm; nêu cao hơn nữa vai trị của Đồn, Hội, Đội trong việc
giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an tồn giao thơng.



23

5. Bộ Văn hóa - Thơng tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo
và huy động các cơ quan thơng tin, báo chí, tun truyền nêu cao vai trị, trách
nhiệm, tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật trật tự an tồn giao thơng cho mọi tầng lớp nhân dân và thực hiện Nghị quyết
này; cần chú ý cùng với việc phê phán những cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm pháp
luật trật tự an tồn giao thơng, cịn phải nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, đơn
vị làm tốt công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng. Mỗi tờ báo phải có chun
đề tun truyền về an tồn giao thơng.
6. Công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ các hành vi vi phạm Luật Giao thông
đường bộ, để cho người tham gia giao thông hiểu biết không để xảy ra vi phạm. Phổ
biến là hành vi của người điều khiển xe mà trong máu hơi thở có nồng độ cồn vượt
q quy định hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; chạy quá tốc
độ quy định; đi không đúng phần đường quy định; điều khiển xe lạng lách đánh
võng; không đội mũ bảo hiểm theo quy định; vượt xe trong các trường hợp cấm
vượt hoặc điều khiển xe chuyển hướng đột ngột ngay trước đầu xe khác...
7. Về phương pháp tuyên truyền cần đổi mới, trong đó cần huy động nhiều lực lượng,
nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, ban, ngành cùng vào cuộc
4.2. ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ GIAO THÔNG
Cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển
hiện tại, là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông
xảy ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. để giảm thiểu TNGTĐB tại Việt Nam hiện
nay thì đây là giải pháp cấp bách và cần thiết.
1. Có kế hoạch cụ thể cho việc nâng cấp sửa chữa các tuyến đường và nhất thiết phải
cảm kết đảm bảo tiến độ. Có quy định cụ thể với các chủ thầu nếu không đảm bảo
thời gian thi công.
2. Kiên quyết dẹp bỏ những khu vực người dân lấn chiếm lịng nề đường nhằm phục
vụ cho mục đích cá nhân. Để đảm bảo hành lang an tồn giao thơng.

3. Xây dựng thêm các tuyến đường mới. Có kế hoạch bảo trì và đảm bảo chất lượng
đường sau khi đã đưa vào sử dụng. thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng
làm để người dân tham gia vào quá trình xây dựng cũng như bảo quản các tuyến
đường.
4. Quy hoạch xây dựng những khu chợ gần các cây cầu hay những địa điểm thường tụ
tập họp chợ tránh tình trạng tự phát như hiện nay.
5. Đảm bảo hệ thống chiếu sáng luôn hoạt động tốt và hiệu quả ở những tuyến đường
có lượng xe lưu thơng lớn về đêm.


24

4.3. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG
Để giảm thiểu TNGTĐB Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những giải pháp
đúng đắn và kịp thời, cụ thể là:
1. Bổ xung hoàn thiện Luật An Toàn Giao Thơng đặc biệt về phương tiện motơ, xe
máy vì đây là dạng phương tiện được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
2. Có giải phám nhằm hạn chế các phương tiện giao thơng cá nhân song song với đó là
tăng cường phát triển các phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là ở các thành
phố lớn.
3. Thắt chặt cơ chế quản lý trong việc sát hạch thi bằng lái xe chấm dứt tình trạng mua
bằng lái xe, cấp bằng cho có bằng như hiện nay.
4. Lực lượng trực tiếp tham gia duy trì trật tự an tồn giao thơng là cảnh sát giao thông
cần nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện công việc. Quyết liệt thắt chặt việc
kiểm tra kiểm sốt để khơng cịn tình trạng cảnh sát giao thơng nhận tiền đút lót của
người dân khi phạm luật tình trạng này cịn diễn ra sẽ làm người dân coi thường lực
lượng cảnh sát giao thông cũng như khơng có ý thực tn thủ luật.
5. Hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần
tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm sốt dọc tuyến đường mình phụ
trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết.

6. Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số
người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần
đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe khơng đảm bảo tiêu chuẩn an tồn kỹ thuật.
7. Đi chuyển bớt những khu công nghiệp, cảng biển, bến xe, trường đại học,… ra khỏi
khu vực nội thị nhằm giảm bớt số lượng phương tiện lưu thông hằng ngày trên các
đô thị.
8. Quy hoạch những quỹ đất hợp lý để làm các bãi đỗ xe tập trung giải quyết nhu cầu
đậu đỗ xe của người dân.

V. KẾT LUẬN
1. Tình hình tai nạn giao thơng đường bộ tại Việt Nam.


25

- Tình hình TNGTĐB tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng nghiêm trọng
và thảm khóc hơn, tăng trên cả 3 tiêu chí: từ 19.638 vụ; 5.932 người chết và 21.718 người
bị thương( năm 1996) lên 25.322 vụ, 8.996 người chết và 24.417 người bị thương( 2014)
- TNGTĐB tại Việt Nam chủ yếu liên quan đến mô tô, xe gắn máy chiếm 70%, lỗi trực
tiếp gây TNGTĐB chủ yếu là người tham gia giao thông không chấp hành pháp luật về
TTATGT chiếm khoảng 80% , khung giờ xảy ra tai nạn giao thông vào khoảng thời gian
từ 12h đến 24h chiếm gần 70%, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu ở các tuyến quốc lộ, và
đường nội thị với tỷ lệ trên 30% mỗi loại.
2. Nguyên nhân và giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thơng đường bộ tại
Việt Nam hiện nay.
-

Có nhiều ngun nhân dẫn đến TNGTĐB tại việt nam, trong đó các nguyên nhân
chủ yêu là do ý thức người tham gia giao thông chưa cao chiếm 79,2%( 2011), cơ sở
hạ tầng phục vụ giao thơng chưa đảm bảo. Ngồi ra các ngun nhân như sự quản

lý của nhà nước về giao thông chưa chặt chẽ, các cơ quan chức năng chưa thực hiện
đúng vai trị và nhiệm vụ của mình, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi,…

-

Các giải pháp đưa ra nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam
hiện nay phải sát thực tế, gắn liền với nguyên nhân mới đảm bảo tính hiệu quả lâu
dài và bền vững. các giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường truyền thông,
giáo dục để nâng cao ý thức, xây dựng văn hóa giao thơng của người tham gia giao
thông. Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nền
kinh tế, đồng thời tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của các lực lượng chức
năng về giao thông, hạn chế những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×