Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN TIỂU học một số BIỆN PHÁP TÍCH cực gây HỨNG THÚ học tập CHO học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.96 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

* Đồng tác giả sáng kiến:

* Đơn vị: Trường Tiểu học Quảng Thành

Thanh Hóa, năm 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Trường Tiểu học Quảng Thành
Chúng tơi gồm:
TT

Họ tên

Năm
sinh

Nơi
cơng tác


Chức vụ

Trình độ
chun
mơn

Tỉ lệ %
đóng góp
tạo ra sáng
kiến

1
2
3
4
5

Là nhóm tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
“Một số biện pháp tích cực gây hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”
Lĩnh vực áp dụng sang kiến: Giáo dục Tiểu học
Thời gian áp dụng: 01 năm học, từ tháng 8 /2020
1. Nội dung sáng kiến
1.1. Giải pháp cũ thường làm
* Nội dung giải pháp
- Ngay sau khi nhận lớp, chúng tôi đã thực hiện các bước sau trong công tác
chủ nhiệm:
1. Xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp: Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự
của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
2. Xây dựng nội quy, nề nếp lớp học: Sau khi xây dựng nề nếp, nội quy lớp
học, tôi đã yêu cầu các em thực hiện đúng theo nội quy.



3. Xây dựng quan hệ thầy trò : Thầy làm mẫu, giao việc- trị làm. Mỗi lời
thầy nói ra phải là một “lệnh. Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi
hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tơi u cầu học trị phải cố gắng làm cho
đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi.
4. Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Xây dựng mối quan hệ bạn bè để tạo ra
một tập thể lớp đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:Khi tổ
chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã
giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, tạo được khơng khí học tập thoải
mái, vui nhộn.
- Giáo viên giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình, kế hoạch đề ra.
* Ưu điểm của những giải pháp này:
- Học sinh thực hiện tương đối tốt các nội quy, nề nếp lớp.
- Học sinh chăm ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cơ, hồn thành nhiệm học
tập.
- Giảm bớt áp lực trong công việc cho giáo viên chủ nhiệm.
* Những nhược điểm, tồn tại của giải pháp cũ cần được khắc phục:
- Ban cán sự lớp ít có sự thay đổi nên chưa tạo điều kiện cho các em trong
lớp phát huy ưu điểm của bản thân, rèn kĩ năng sống, mạnh dạn, tự tin.
- Các em chưa hào hứng trong giờ học, nhiều em thụ động, nhút nhát … Các
tiết hoạt động tập thể chưa đa dạng về hình thức.
- Mối quan hệ thầy- trị cịn hơi nghiêm khắc, cứng nhắc chưa tạo được sự
gần gũi giữa giáo viên và học sinh khiến các em chưa mạnh bày tỏ ý kiến.
- Chưa chú trọng tới môi trường học tập xung quanh như trang trí lớp
học ,quang cảnh sân trường xung quanh như “hàng cây biết nói”, vườn hoa,
thư viện xanh …
- Còn nặng về giáo dục kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc rèn phẩm
chất hay kĩ năng sống cho học sinh.

1.2. Giải pháp mới cải tiến
Mô tả bản chất của các giải pháp


Mặc dù giải pháp cũ cũng khơng có nhược điểm gì lớn nhưng chúng tơi
thấy học sinh chưa hào hứng trong học tập. Chính vì vậy chúng tơi nghiên
cứu và đưa thêm vào một số biện pháp nữa để gây hứng thú học tập cho học
sinh.
* Giải pháp 1: Thực hiện công tác chủ nhiệm.
- Người giáo viên muốn thành công trong công tác chủ nhiệm, tạo niềm vui,
hứng thú học tập cho các em thì cần phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Bản kế hoạch chủ nhiệm phải thiết kế tồn bộ nội dung cơng tác chủ
nhiệm lớp trong một giai đoạn cụ thể. Thể hiện năng lực dự đoán của giáo
viên, việc xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra một cách khoa
học và hiệu quả.
- Phát huy tính dân chủ bằng cách cho học sinh bình bầu cán sự lớp .Giáo
viên cần tạo điều kiện cho các em được luân phiên làm cán bộ lớp để các em
được trải nghiệm trong các vai trò khác nhau, tạo sự mạnh dạn tự tin, tích
cực trong các hoạt động, phát triển các năng lực, phẩm chất hay các kĩ năng
sống.
- Bên cạnh đó thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt
được hồn cảnh, tâm lí từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp,
kích thích sự say mê học tập với từng cá nhân học sinh. ,…
* Giải pháp 2: Xây dựng lớp học thân thiện
- Phòng học là nơi các em học tập, vui chơi. Bởi thế mà ngồi việc có một
phịng học khang trang, thống mát, đầy đủ tiện nghi, cịn cần có phịng học
trang trí đẹp, thân thiện, gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú, say
mê, niềm phấn khởi khi ngồi vào lớp học. Cho nên ngay từ đầu năm mỗi
chúng tơi đã cùng học sinh trang trí lớp học.
- Góc trưng bày sản phẩm: “Sản phẩm của em”: Các sản phẩm đẹp do các

em làm ra sau khi học kĩ thuật, mĩ thuật, được trang trí trên “ Góc sáng tạo”
để học sinh trong lớp cùng xem, học tập lẫn nhau, kích thích học sinh phấn
đấu hồn thiện làm đẹp sản phẩm của mình để được biểu dương trước lớp.


- Góc văn thơ: Tơi chọn những học sinh viết chữ đẹp, chữ tiến bộ viết một
số bài thơ, đoạn văn hay đã học trong tuần hoặc các bài sưu tầm trên báo,...
dán lên, để tất cả học sinh cùng đọc nhằm kích thích sự yêu mến văn thơ, yêu
thích viết chữ đẹp cho các em.
- Bên cạnh đó việc thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy
và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy
học hấp dẫn cùng với một bầu khơng khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ
tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trị. Bởi vì, học là hạnh phúc khơng chỉ vì
những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc cịn nằm ngay trong chính sự
học. Mối quan hệ giữa trò với trò cũng rất thân thiện. Ngồi những giờ chơi
thì trong tiết học chúng tơi cũng cho HS thoải mái chọn chỗ ngồi dựa trên
một số điều kiện ( ưu tiên bạn thấp, bạn mắt kém và có sự luân phiên theo
từng tuần). Như vậy các em sẽ được tự do lựa chọn nhưng vẫn thể hiện được
sự đoan kết, hợp tác trong lớp.
- Huy động học sinh sưu tầm các loại truyện cười, truyện dân gian, sách, báo
phù hợp với lứa tuổi góp thành thư viện mini của lớp để các em có thể trao
đổi, đọc sách, truyện, thư giãn trong những giờ giải lao. Tất cả quang cảnh
trong lớp tạo nên một khơng khí, cảnh vật thật thân quen và gần gũi, các em
có cảm giác như đây là ngơi nhà của mình. Từ đó gây hứng thú học tập cho
học sinh
* Giải pháp 3: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:
- Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của
HS cịn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ
chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm

vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy
học ngồi khơng gian lớp học…
- Tổ chức trò chơi lớp học: Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò
chơi cũng đều gây được khơng khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn.
Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí


tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Ví dụ:
Dạy bài khoa học: Sự sinh sản của ếch. Giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm 4 để vẽ sơ đồ thể hiện chu trình sinh sản của ếch .
- Tổ

chức hoạt động học theo nhóm: Học theo nhóm là hình thức học tập có

sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ
học tập chung. Được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy
tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của
mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ học Tiếng Việt, biện pháp này đã tạo
nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp
nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn.
- Tổ chức dạy học ngoài trời: Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất nhiều
kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống. Dạy học ngồi trời là một hình thức tổ chức
dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho HS.
-Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học: Nội dung
dạy học được chia ra rất nhiều cấp độ. Ví dụ trong mơn Tiếng Việt, trước hết
đó là các phân môn, các mạch kiến thức – kĩ năng, cụ thể hóa đến nhóm,
kiểu, dạng bài tập và cho đến tận từng bài tập cụ thể. Từ bình diện nội dung
dạy học, trên một bài tập, ta có thể tác động vào phần lệnh hoặc phần ngữ
liệu. Từng giờ, từng phút trong giờ tiếng Việt, người giáo viên đều hướng
đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Đó có thể là một lời vào bài

hấp dẫn cho giờ Tập đọc: Đây là một con chim sẻ rất nhỏ bé. Thế nhưng nhà
văn Tuốc-ghê-nhép đã kính cẩn nghiêng mình thán phục trước nó, vì sao
vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Con sẻ để trả lời câu hỏi này.
* Giải pháp 4: Phối hợp với Ban giám hiệu và các bộ phận trong nhà
trường.
- Một trường học thân thiện là quang cảnh sân trường khang trang, sạch đẹp.

Sân trường thống đãng có cây xanh, bóng mát, cây hoa trong sân trường, có
hàng ghế đá cho học sinh đọc sách hay ngồi trị chuyện cùng bạn bè.Vì
vậy ,chúng tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, hội cha mẹ học
sinh, TPT Đội đã thực hiện một số việc sau:


+ Trồng các loại hoa trong khuôn viên trường.
+ Xây dựng “hàng cây biết nói “tồn sân trường.
+ Tổng vệ sinh môi trường, xung quanh trường học 5 phút sau lễ chào cờ;
học sinh dọn vệ sinh trường lớp mỗi ngày.
+ Xây dựng “thư viện xanh”.
+ Đặt thùng rác ở một số điểm trong trường
* Giải pháp 5: Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng và xác định mục tiêu cần đạt của
HĐGDNGLL nằm trong tổng thể mục tiêu chung của trường.
Xây dựng các chủ điểm của năm học: Căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ
trọng tâm của nhà trường, xây dựng các chủ điểm phù hợp với đặc điểm của
trường, của lớp
- Xây dựng các loại hình hoạt động cho từng chủ điểm: Chọn lựa các loại hình
hoạt động phù hợp để thực hiện chủ đề một cách tốt nhất. Trong từng loại hình
hoạt động chọn lựa nội dung cho phù hợp với chủ đề, cho phù hợp với nguyện
vọng, năng lực của học sinh và điều kiện của nhà trường.
- Trong năm qua, tập thể lớp chúng tơi tích cực tham gia các phong trào do

nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức hàng năm như: Sáng tạo trẻ, bóng đá,
thi văn nghệ, thi vẽ tranh, thi làm báo ảnh nhân ngày lễ lớn như Trung thu,
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Quốc
tế Phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Đoàn 26/3. Ngày thành lập Quân đội Nhân
dân Việt Nam 22/12, … tham gia các trò chơi dân gian trong những giờ ra
chơi, tham gia các hoạt động trong ngày khai giảng năm học, tổng kết năm
học, ngày Nhà giáo Việt Nam, …Thăm hỏi cá gia đình thương binh liệt sĩ…
Đây là việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với những người có cơng với đất
nước “Uống nước nhớ nguồn”. Thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp các
em được hình thành và phát triển nhân cách mở rộng kiến thức, phát huy
năng khiếu, nâng cao thể lực, kết hợp việc học tập trên lớp rèn luyện kỹ
năng sống, kỹ năng thực hành. Các em ngày càng năng động, mối quan hệ
bạn bè trong lớp, trong khối tốt hơn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau


trong học tập, biết kính trọng ơng bà, thầy cơ, nhường nhịn em nhỏ giúp đỡ
những bạn khó khăn trong lớp, trong trường và những người xung quanh,
ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, ủng hộ học sinh nghèo có hồn cảnh khó
khăn…
** Tính mới của các giải pháp;
- Chúng tơi nghĩ rằng đây là một đề tài mang tính mới cả về nội dung và hình
thức bởi việc tìm ra các biện pháp giúp học sinh có hứng thú trong học tập là
nội dung trọng tâm mà đổi mới giáo dục đang hướng tới. Xuất phát từ tình
hình thực tế nêu trên và việc khảo sát học sinh qua các năm học, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục cho tất cả các lớp, các phân môn trong cấp tiểu học,
đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến;
- Những giải pháp của sáng kiến: “Một số biện pháp tích cực gây hứng thú
học tập cho học sinh tiểu học”. Đã được áp dụng hiệu quả ở các lớp Tiểu

học Quảng Thành - thành phố Ninh Bình, năm học 2020 - 2022.
- Qua thực tế giảng dạy và giáo dục, chúng tơi có thể khẳng định: sáng kiến
có thể áp dụng được với tất cả các lớp trong trường Tiểu học Quảng Thành
nói riêng và các trường Tiểu học khác nói chung.
3. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
* Sáng kiến sẽ được được áp dụng hiệu quả nếu người giáo viên:
- Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch
chủ nhiệm lớp. Bản kế hoạch chủ nhiệm phải thiết kế toàn bộ nội dung công
tác chủ nhiệm lớp trong từng giai đoạn cụ thể
- Duy trì và sáng tạo trong cơng tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh
tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
- Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em
trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba Bên cạnh đó cũng phải luân


phiên thay đổi Ban Cán sự lớp để tạo điều kiện cho các em có cơ hội trải
nghiệm trong các vai trò khác nhau rèn kĩ năng sống cho các em.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu kĩ bài dạy, vận dụng
nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy, tạo môi trường học tập thân
thiện. Bản thân khơng ngừng tự học, tự rèn, lắng nghe đóng góp ý kiến, học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh.
4. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
4.1. Hiệu quả kinh tế:
- Trong năm học qua, nhờ áp dụng sáng kiến trên chúng tôi đã nhận được sự
ủng hộ nhiệt tình từ phía ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh
nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
* Các lớp đã:
- Lắp đặt giá sách, thư viện lớp học

- 100% các lớp lắp điều hịa và có đầy đủ trang thiết bị khác phục vụ cho nhu
cầu học tập của học sinh.
- Trang trí lại lớp học với đầy đủ các bảng biểu.
4.2. Hiệu quả xã hội:
- Những biện pháp trên chúng tôi áp dụng vào việc giảng dạy cho thấy :
- Học sinh hứng thú hơn trong học tập,làm việc theo nhóm có hiệu quả
hơn,Nhiều em tiến bộ học tốt, ngày càng mạnh dạn phát biểu và tự tin hơn.
- Được phụ huynh học sinh tin tưởng gửi gắm con em mình. Đầu năm học
có nhiều học sinh nghỉ học vì những lí do chưa chính đáng. Nhưng từ cuối
học kì I trở đi học sinh ít nghỉ học hơn. Điều đó đồng nghĩa với sự ham thích
đi học, thích đến trường để học tập làm tơi rất vui mừng và vơi đi những vất
vả, mệt nhọc.
* Trong năm học vừa qua, kết quả giáo dục toàn diện đã tăng lên rõ rệt so
với năm học trước. Cụ thể là:
- Duy trì sĩ số 100%. Tỷ lệ chuyên cần trung bình đạt 99,5 %.


- Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cấp trường
các lớp đạt giải A, B và C.
- 100% học sinh trong lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể và
các phong trào do Nhà trường, Đội phát động.
- Học sinh tích cực đóng góp ủng hộ các hoạt động nhân đạo của nhà trường
tổ chức.
- Khơng có học sinh bị trách phạt trước tồn trường; học sinh đến trường
ln đảm bảo an tồn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; khơng có học sinh vi
phạm nghiêm trọng các nội quy của trường lớp.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thanh Hóa, ngày 1 tháng 4 năm 2022
Người nộp đơn


XÁC NHẬN



×