Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đổi mới phương pháp đánh giá sắp chấm điểm học sinh tiểu học bằng lời, cách đánh giá học sinh tiểu học trong thời gian tới và bộ tranh vui.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.23 KB, 24 trang )

Sắp chấm điểm học
sinh tiểu học bằng lời
Một thay đổi lớn mà Bộ GD-ĐT định
thực hiện vào năm học mới, là thay đổi cách
đánh giá học sinh tiểu học. Thay vì công cụ
chủ lực là điểm số, sẽ sử dụng lời nói.
Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục
tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc đánh giá
này sẽ theo nguyên tắc đánh giá toàn diện học
sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức,
chuẩn kỹ năng và một số biểu hiện năng lực,
biểu hiện phẩm chất của học sinh theo mục
tiêu giáo dục tiểu học.

Cụ thể là các năng lực: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp
tác; tự học và giải quyết vấn đề; các phẩm chất: chăm học
chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự
trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỷ luật, đoàn kết;
yêu gia đình, bạn bè, con người, yêu trường lớp, quê
hương, đất nước.
Ông Phạm Ngọc Định. Ảnh: Hạ Anh.
Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi nhận
xét vào sổ nhật ký sẽ đánh giá về những nội dung đã làm
được hoặc chưa làm được của học sinh, những biện pháp
cụ thể giúp học sinh vượt khó; các biểu hiện cụ thể về sự
hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất
Còn việc đánh giá định kỳ sẽ diễn ra vào cuối học kỳ một
và cuối năm học, với các bài kiểm tra lấy điểm số.
Có một nét mới nữa là ngoài việc đánh giá của giáo viên,
các học sinh và phụ huynh cũng sẽ tham gia đánh giá. Học
sinh sẽ tự đánh giá bản thân, nhận xét, góp ý với bạn,


nhóm bạn rồi báo cáo kết quả với giáo viên. Phụ huynh
được tham gia quan sát học sinh học tập, thậm chí hỗ trợ
giáo viên công việc của họ.
- Thưa ông, với cách đánh giá này thì một học sinh như
thế nào sẽ đủ tiêu chuẩn lên lớp?
- Học sinh được coi là hoàn thành chương trình lớp học
nếu đạt các tiêu chuẩn sau: Hoàn thành tất cả các môn học,
hoạt động giáo dục; đạt 5 điểm trở lên ở bài kiểm tra cuối
năm; Đạt mức độ hình thành và phát triển một số năng lực;
phẩm chất.
- Vậy những em không đạt một trong các tiêu chuẩn trên
thì có phải lưu ban?
- Tùy theo mức độ, giáo viên sẽ lập danh sách báo cáo hiệu
trưởng để đưa lên hoặc ở lại; đưa vào nội dung cam kết và
bàn giao chất lượng giáo dục cho năm tiếp theo.
Theo cách thay đổi này, lao động của giáo viên sẽ rất lớn,
không chỉ chấm điểm mà còn phải nói chuyện, viết nhận
xét với từng học sinh, phụ huynh trong suốt năm học. Với
hiện tượng lớp học nhiều học sinh, thu nhập chính của giáo
viên chưa thay đổi, có gây ra sự quá tải hoặc cách làm hình
thức?
Hiện nay, ngoài một số thành phố lớn như Hà Nội hoặc
TP.HCM có hiện tượng lớp học đông sĩ số 50-60 mà
chúng tôi đã có hướng dẫn giải quyết, thì ở hầu hết các
tỉnh thành đều đảm bảo sĩ số lớp học, không quá 38
em/lớp.
Với cách đánh giá này, chúng ta tiến tới sự thay đổi: nhìn
nhận mỗi em là một cá thể riêng biệt; giáo viên phải làm
việc riêng với từng cá tính, chứ không chấp nhận những
"cá tính đồng loạt" trong một tập thể.

Một trong những nguyên tắc mà chúng tôi đặt ra là không
so sánh học sinh này với học sinh khá, không tạo áp lực
cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Khi tiến hành đánh giá, giáo viên quan tâm tới tiến độ
hoàn thành việc học, chấp nhận sự khác nhau về thời gian,
mức độ hoàn thành của mỗi em.
Tất nhiên, công việc này ban đầu sẽ chưa quen nhưng một
trong những mục đích là giúp giáo viên điều chỉnh, đổi
mới phương pháp dạy học.
Theo hướng dẫn tạm thời về việc không chấm điểm học
sinh lớp 1 năm 2013,
Sở GD-ĐT Hà Nội đã lưu ý giáo viên không dùng điểm số
để đánh giá năng lực nhận thức và kết quả học tập hàng
ngày
của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả cho điểm
thưởng). Ảnh: Văn Chung.
- Hiện nay, nhiều trường THCS tuyển sinh thường yêu cầu
kết quả học tập 5 năm ở bậc tiểu học của học sinh là loại
giỏi. Với cách đánh giá như thế này thì giải quyết vấn đề
tiếp tục lên các lớp THCS của các em ra sao?
- Chúng ta cần đặt vấn đề: Thay đổi là vì mục tiêu đúng
đắn của giáo dục tiểu học, hay giáo dục tiểu học phải thay
đổi mục tiêu vì nhu cầu khác? Với vấn đề tuyển sinh đầu
cấp, chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo Bộ GD-ĐT phụ
trách giáo dục phổ thông có thay đổi xuyên suốt.
- Thay đổi như thế này, sắp tới học bạ của học sinh cũng
sẽ thay đổi?
- Chúng tôi đang tính phương án. Theo cách đánh giá này,
hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh sẽ có: sổ
tổng hợp đánh giá học sinh, những trang nhật ký đánh giá

của giáo viên ghi những lưu ý đặc biệt, bài kiểm tra định
kỳ cuối học kỳ, cuối năm học, các loại giấy khen, chứng
nhận, phiếu hoặc sổ liên lạc gia đình.
- Năm 2013, Bộ GD-ĐT đã thí điểm cách đánh giá này ở
bậc học lớp 1. Ông có thể cho biết kết quả thí điểm đến
nay ra sao? Với kết quả đó, năm nay áp dụng luôn vào đại
trà thì có vội vã không?
- Theo báo cáo của các tỉnh, thành thì không thấy có phản
đối về cách làm này. Việc đổi mới đánh giá cũng nhằm
thực hiện nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới toàn diện
giáo dục. Mình phải thay đổi trước ở cách đánh giá thì mới
tạo cú hích cho những thay đổi khác.
- Thưa ông, dự kiến khi nào sẽ áp dụng cách đánh giá
này?
- Nếu không có gì thay đổi thì thông tư hướng dẫn sẽ đưa
vào đầu năm học mới để kịp triển khai.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về
Quy định đánh giá học sinh
tiểu học: Không chấm điểm
học sinh tiểu học
Ngày 16-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT)
đã chính thức lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông
tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu
học (tại trang web của bộ: www.moet.gov.vn).

Chỉ còn chấm điểm bài kiểm tra cuối học kỳ 1
và cuối năm
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ đã
soạn thảo Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh

tiểu học để thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT quy
định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Theo đó, dự thảo về quy định đánh giá học sinh tiểu học
giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, có giải pháp kịp thời
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn
luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
tiểu học; giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia
đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp
tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Nội dung
đánh giá học sinh tiểu học toàn diện bao gồm chuẩn kiến
thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất cần thiết nhất của học
sinh tiểu học.
Theo dự thảo thông tư, đánh giá học sinh tiểu học bao gồm
đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Cụ thể, đánh giá
thường xuyên là tùy theo tình hình thực tế học tập của mỗi
học sinh mà giáo viên nhận xét bằng lời nói trực tiếp với
học sinh hoặcviết vào vở bài làm của học sinh để học sinh
biết cách vượt qua các lỗi mình mắc phải hoặc có thể ghi
vào Sổ theo dõi đánh giá học sinh những điều cần lưu ý để
có kế hoạch giúp đỡ học sinh. Đây là những việc làm cần
thiết để giúp học sinh học tập tốt hơn, không gây áp lực
cho học sinh, phụ huynh về điểm số hàng ngày.
Còn đánh giá định kỳ là để kiểm tra được thiết kế theo ba
mức độ nhận thức của học sinh và được đánh giá theo
thang điểm 10. Theo đó, sẽ đánh giá định kỳ kết quả học
tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kỳ I và
cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán,
Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng

dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ. Hiệu trưởng chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra định kỳ
từng môn học.
Hiệu trưởng sẽ xác nhận học sinh hoàn thành chương
trình lớp 5
Theo dự thảo này, học sinh được coi là hoàn thành chương
trình lớp học phải đạt các tiêu chuẩn sau: đánh giá thường
xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục:
hoàn thành; đánh giá định kỳ kết quả học tập cuối năm học
các môn học theo quy định đạt điểm 5 trở lên; mức độ hình
thành và phát triển một số năng lực: đạt; mức độ hình
thành và phát triển một số phẩm chất: đạt.
Với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học thì
giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng
học sinh; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình
lớp học.
Với những học sinh đã được giáo viên trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các tiêu
chuẩn thì giáo viên tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các
môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kỳ, mức độ
hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, lập
danh sách báo cáo hiệu trưởng để quyết định việc lên lớp
hoặc ở lại lớp.
Hiệu trưởng sẽ xác nhận việc hoàn thành chương trình lớp
học vào Phiếu tổng hợp đánh giá. Về xét hoàn thành
chương trình tiểu học, dự thảo nêu rõ, học sinh hoàn thành
chương trình lớp 5 được hiệu trưởng xác nhận vào Phiếu
tổng hợp đánh giá cuối năm học lớp 5: Hoàn thành chương
trình tiểu học.
Như vậy, nếu dự thảo này được ban hành chính thức thì từ

nay, sẽ không thực hiện chấm điểm thường xuyên với học
sinh toàn bậc tiểu học (hiện nay mới chỉ thực hiện đối với
lớp 1), mà sẽ chỉ chấm điểm bài kiểm tra cuối học kỳ 1 và
cuối năm. Thay vào việc chấm điểm là phương thức đánh
giá học sinh của giáo viên.
Bộ GD-ĐT nêu rõ, các ý kiến đóng góp xin được gửi về
địa chỉ: Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
Tìm hiểu chi tiết liên hệ theo: điện thoại 0438682062,
email: ,
Bộ GD-ĐT cho biết, trong quá trình soạn thảo dự thảo
thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, Bộ
tạo đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của một số đơn vị và
nhà khoa học thuộc Bộ, một số nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục tiểu học của 10 Sở GD-ĐT (Hà Nội, TPHCM,
Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An) và tham vấn ý
kiến một số cơ quan truyền thông. Bộ GD-ĐT đã hoàn
thiện bản dự thảo thông tư ban hành quy định đánh giá học
sinh tiểu học và đưa lên mạng giáo dục xin ý kiến rộng rãi
của mọi tầng lớp nhân dân và xã hội trước khi trình Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT.
Giá mà con mình được như…
Không chỉ ở Việt Nam, nhưng đặc biệt ở Việt Nam, thì chỉ
làm Toán giỏi, tính nhẩm nhanh mới được xem là thông
minh. Từ quan niệm này, không ít phụ huynh thường lôi
con mình ra so sánh với đứa trẻ khác.

Chỉ học Toán mới giỏi
Yêu thương con nhưng có một thực tế không ít phụ huynh

khi nhìn đứa trẻ không phải là con mình lại tỏ ra "thòm
thèm". Một đứa trẻ hàng xóm, một đứa trẻ nào đó trên ti
vi, một đứa trẻ được khen thưởng đều có thể trở thành đối
tượng để phụ huynh thốt ra câu "giá mà con mình được
như ".
Phụ huynh hay xầm xì đứa trẻ này biết đọc sớm, làm được
Toán rồi khen những đứa trẻ đó thông minh. Và khi con
mình chưa làm được như vậy, họ thường có xu hướng
đánh giá rằng con mình kém thông minh.
Quan niệm chỉ làm Toán giỏi, điểm số cao mới là thông
minh nên phụ huynh thường so sánh con mình với những
đứa trẻ khác.(Ảnh minh họa)
Nói về vấn đề này, tại hội thảo "Khám phá trí thông minh
vượt trội của trẻ" vừa diễn ra tại Hội trường Thành ủy
TPHCM do Trường Mầm non Saigon Academy tổ chức,
TS Phan Thị Thu Hiền - Trưởng khoa Mầm non, ĐH Sư
phạm TPHCM cho rằng: Không chỉ ở Việt Nam, nhưng
đặc biệt là ở Việt Nam thì chỉ khi làm Toán giỏi, tính
nhẩm nhanh mới được xem là thông minh. Ít ai nghĩ một
đứa trẻ chơi banh tốt, múa hay, vẽ đẹp là thông minh.
Vì thế, bố mẹ thường bắt con phải rướn lên thật nhiều để
bằng bạn A, bạn B. Trẻ ở tuổi mầm non chưa thể nói lên
sự bực mình của bản thân khi bị so sánh với đứa trẻ khác.
Nhưng lớn hơn một chút, từ tiểu học, điều trẻ sợ nhất ở
cha mẹ là so sánh mình với đứa trẻ khác, với những tấm
gương học giỏi. Hoặc cha mẹ đưa ra khuôn mẫu thành đạt
trong xã hội mà hồi nhỏ họ không thực hiện được, mong
muốn con theo hình mẫu đó.
Đứa trẻ nào cũng thông minh
TS Phan Thị Thu Hiền cho hay, Thuyết trí thông minh đa

dạng nổi tiếng của giáo sư Howard Gardner (ĐH Howard)
chỉ ra rằng không chỉ những đứa trẻ học Toán giỏi mới là
thông minh. Mà đứa trẻ nào cũng thông minh nhưng theo
cách riêng của mình. Theo đó, có 8 loại hình trí thông
minh: logic và toán, tự nhiên, ngôn ngữ, âm nhạc, vận
động, hình ảnh, giao tiếp và hướng nội.
Điều này mở ra cơ hội mới, cách nhìn mới trong giáo dục
cho phụ huynh, nhà trường và những nhà giáo dục rằng:
trẻ học qua nhiều cách khác nhau. Không chỉ có giờ học
duy nhất thích hợp cho nhiều đứa trẻ mà mỗi trẻ tùy vào trí
thông minh, sở trường của mình sẽ có cách học hiệu quả
hơn những cách khác. Cách học bé A chưa chắc đã phù
hợp với bé B và ngược lại.
Mỗi đứa trẻ có khả năng, loại hình thông minh riêng của
mình và có thể không giống những đứa trẻ khác.
Mỗi người đều có đầy đủ các loại hình về trí thông minh
kể trên. Ở mỗi đứa trẻ, sẽ có một số loại hình trí thông
minh nổi trội, một số loại hình ở mức độ trung bình và một
số loại kém hơn một chút.
Theo bà Hiền, các loại hình thông minh kể trên đều quan
trọng trong cuộc sống. Điều phụ huynh cần làm là đừng
bao giờ cảm thấy con mình kém thông minh hơn người
khác. Nếu không sẽ không giúp con phát huy được sở
trường - mà đây chính là trí thông minh của trẻ - là điều
đáng tiếc.
Vấn đề là gia đình, nhà trường phải thấy được tiềm năng
của mỗi đứa trẻ. Việc phát triển sở trường dễ và hiệu quả
hơn rất nhiều lần so với ép trẻ làm những việc mình không
có khả năng, không yêu thích.
"Nếu cố cải tạo một đứa trẻ suốt ngày đam mê âm nhạc bắt

nó làm Toán giỏi quả thật rất khó. Còn nếu giúp trẻ học
nhạc, phát huy khả năng của mình sẽ dễ hơn nhiều. Vừa
giúp cho đứa trẻ, vừa có ích cho xã hội", chuyên gia này
lấy dẫn chứng và cho biết, bà luôn nói với sinh viên sư
phạm mầm non, các bạn phải học rất nhiều thứ, đủ các loại
hình thông minh như khoa học, hát, múa, vẽ, tâm lý
Nhưng không ai giỏi tất cả mọi thứ, mỗi người sẽ có
những khả năng nổi bật và cần biết phát triển thế mạnh đó.
Mỗi đứa trẻ cũng vậy.
Chỉ khi được làm việc đúng sở trường, sở thích mới không
mệt mỏi, vất vả hay phải mất quá nhiều thời gian, công sức
để đạt được kết quả mong muốn. Vậy nên, gia đình, nhà
trường cần chọn con đường dễ dàng, hứng thú hơn cho con
trẻ bằng cách hiểu rõ sự thông minh của mỗi trẻ.
Bộ tranh vui:
Học sinh tiểu học:
ngày Xưa và ngày
Nay
Học sinh tiểu học trong thời buổi hiện nay không còn giữ
được sự vô tư, nhẹ nhàng mà phải chịu khá nhiều áp lực từ
chuyện thi đầu vào, học thêm ngoại ngữ để theo kịp bạn
bè và nhiều những thay đổi khác với học sinh ngày xưa.

Những bài toán đơn giản, dễ làm không thể đánh đố học
sinh tiểu học
Dù "đầu cừu đuôi thuyền trưởng" là bài toán xuất phát từ
một chương trình nghiên cứu ở Pháp tuy nhiên có ý kiến
cho rằng hình thức đánh đố, bắt các em phải cẩn thận đọc
đề trước khi giải bài toán là một cách dạy hay nhưng ở độ
tuổi tiểu học, các em còn nhỏ quá để có thể nghi ngờ cái

bẫy.
Học sinh ngày nay ngoài gánh nặng sách vở, còn phải
"thồ" đủ các loại thực phẩm như: sữa, bim bim, bánh
ngọt, hoa quả, xúc xích và nước khoáng, quần áo thay
mà phụ huynh dúi vào cặp trước giờ đến lớp.
Học sinh lớp 1 khi chuẩn bị cho "ngày đầu tiên đến
trường" phải trang bị trước nhiều chương trình học, kể cả
ngoại ngữ
Sở thích, đồ chơi, thể loại nhạc của học sinh lớp 1 cũng
khác với thời chưa có công nghệ như bây giờ
Chưa biết là con có hợp với trường điểm, lớp chọn hay
không nhưng từ trước đến nay tâm lý trường điểm, lớp
chọn đã ăn sâu trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh, đó
chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng chạy trường,
đua nhau cho con luyện tập để thi bằng được vào lớp, các
trường điểm ngày càng nở rộ
Sưu tầm.

×