Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.47 MB, 106 trang )


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận vãn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các sổ liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tỉnh chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ

tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đê

tôi cỏ thể bảo vệ Luận vãn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Vũ Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đê tài “Quản trị tôt đáp ứng yêu cáu của tự

chủ Đại học ở Việt Nam hiện nay ”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình
của đơn vị và các nhà khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tập thể các

thầy, cô cán bộ, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cảm
ơn PGS.TS Chu Hồng Thanh về sự hướng dẫn tận tình của thầy.


Tôi chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tận tình giúp
r

đỡ trong st q trình hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2022

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐÀU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN TRỊ TÓT ĐÁP ÚNG

YÊU CẦU TỤ CHỦ ĐẠI HỌC........................................................10
1.1.

Nhận thức về Quản trị tốt đáp úng yêu cầu của tự chủ đại học

1.1.1.


Khái niệm chung.................................................................................. 10

1.1.2.

Mơ hình quản trị tốt trên thế giới và Việt Nam................................... 16

1.1.3.

Đặc tính cơ bản của Quản trị tốt trong giáo dục đại học và Quản

10

trị tốt về tự chủ đại học........................................................................ 23

1.1.4.

Sự tác động của Quản trị tốt đến quản lý giáo dục và tự chủ đại
học ờ Việt Nam....................................................................................27

1.2.

Mơ hình tự chủ đại học và quản trị tốt đại học ở một số quốc
gia......................................................................................................... 29

1.2.1.

Mơ hình tự chù đại học ở một số quốc gia......................................... 29

1.2.2.


Mơ hình quản trị tốt đại học ở một số quốc gia................................. 35

Kết luận Chưong 1.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG QUẢN TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TỤ
CHỦ ĐẠI HQC Ớ VIỆT NAM HIỆN NAY................................. 48

2.1.

Pháp luật về giáo dục đại học và tự chủ đại học ờ Việt Nam...... 48

2.1.1.

Pháp luật về giáo dục đại học.............................................................. 48

2.1.2.

Pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay.............................. 50

2.2.

Thực trạng tự chủ đại học và quản trị nhà nước đáp ứng yêu

cầu tự• chủ đại
• học
• .............................................................................. 53
2.2.1. Thực trạng tự chủ đại học ở Việt Nam................................................ 53


2.2.2.


Thực trạng pháp luật về tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay.......... 60

2.2.3.

Đánh giá chung về thực trạng quản trị tốt về tự chù đại học ở
Việt Nam............................................................................................. 65

Kết luận chu’O’ng 2.......................................................................................... 73
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VÈ QUẢN TRỊ TÓT

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA Tự CHỦ ĐẠI HỌC......................... 74
3.1.

Quan điểm về quản trị tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học

3.1.1.

Áp dụng mô hình quản trị tốt về tự chủ đại học phải đảm bảo

74

tuân thủ các quan điểm của Đảng về tăng cường quyền tự chủ
cho các cơ sở giáo dục đại học............................................................ 74

3.1.2.

Áp dụng mơ hình quản trị tốt về tự chủ đại học phải đảm bảo tính

kế thừa và phát triển, tính khả thi và tính hiệu quả............................ 75

3.1.3.

Trách nhiệm giải trình trong mơ hình quản trị tốt đáp ứng yêu cầu

tự• chủ đại
học
thuộc
về cơ quan
quản trị•••
đại học................................76



XA
3.2.

Một số giải pháp về quản trị tốt đáp úng yêu cầu tự chủ đại
học ở Việt Nam hiện nay................................................................... 78

3.2.1.

Hoàn thiện pháp luật về tự chủ đại học............................................... 78

3.2.2.

Đảm bảo tự chủ học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học............. 80

3.2.3.

Tự chủ đại học gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình


và kiểm định chất lượng...................................................................... 81
3.2.4.

Quy định rõ rõ quyền hạn giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và
Hiệu trưởng tại các trường đại học..................................................... 84

3.2.5.

Đổi mới cơ chế quản lý nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học......... 86

3.2.6.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục
và năng lực quản trị của Hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học.. 87

3.2.7.

Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả hoạt động

quản trị.................................................................................................. 90
Kết luận chương 3........................................................................................... 91

KẾT LUẬN...................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viêt tăt


Chữ viêt đây đủ

GDĐH:

Giáo dục đại học

QTĐH:

Quản trị đại học

TCĐH:

Tự chủ đại học


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Hiện nay, tự chủ đại học (TCĐH) được xem là xu thế, là nấc thang tất
yếu trong quản trị đại học (QTĐH) được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp

dụng và ở nước ta trong thời gian qua cũng đã tiến hành áp dụng thí điểm cơ

chế tự chủ ở một sổ trường đại học, đây là phương thức để thực hiện QTĐH
nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đại học

(GDĐH). Quyền tự chủ của trường đại học càng lớn thì trách nhiệm xã hội

càng cao. Ĩ đây, trách nhiệm xã hội khơng phải chì là lời hứa sng mà là

trách nhiệm của nhà trường đối với người học, người sử dụng lao động, xã
hội, cộng đồng và Nhà nước. Trách nhiệm này bao gồm: việc đám bảo chất

lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách
nhiệm giải trình cơng khai với cơng chủng, đem lại sự thỏa mãn cho người

học và cộng đồng. TCĐH được cho là bước đột phá về cơ chế trong quản lý
nhà nước về giáo dục đại học (GDĐH).

Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hồn
thành cơng việc qua những nỗ lực của một tập thể, một cộng đồng người; là

phối họp hiệu quả các hoạt động của những người cùng chung trong tổ chức,
là quá trình nham đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực
của tổ chức. Quản trị cịn là q trình các nhà quản trị thực hiện các hoạt động

hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Quản trị tốt là yếu tố chính trong
việc nâng cao chất lượng GDĐH nói chung và TCĐH nói riêng. Việt Nam đã

từng bước thay đổi cách thức quản lý để phù hợp với xu thế, đảm bảo các
nguyên tắc của một nền quản trị tốt là: sự tham gia, tính pháp quyền, tính

minh bạch, kịp thời, đồng thuận, bình đắng, hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm

giải trình để hướng đến mục tiêu thúc đẩy, bảo đảm sự phát triển hài hoà, bền

vững của nền giáo dục hiện đại mà cụ thể là GDĐH. Tuy nhiên quản trị nhà
nước tốt khác với quản lý trước đây thế nào? Vì sao khái niệm “quản trị nhà



nước tơt” ngày càng có sức thut phục và trở nên phô biên trong xã hội hiện

đại? Quan hệ giữa quản trị tốt và thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo

dục đại học có quan hệ với nhau như thế nào? Hiện nay ở Việt Nam Luật giáo
dục và Luật giáo dục đại học nhấn mạnh quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục

đại
thì vai trị của nhà nước được
thể hiện
như thế nào? Câu hỏi này liên
• học



quan đên kỳ thuật và cơng cụ quản lý nhà nước vê GDĐH. Các cơ sở GDĐH

được tự chủ khơng có nghĩa Nhà nước "bng tay" hồn tồn. Nhà nước vẫn
phải tiếp tục thực hiện vai trò quản trị nhà nước của mình. Chúng ta có các báo

cáo nghiên cứu kinh nghiệm, bài học của một số nước trên thế giới về QTĐH.
Những bài học của họ cũng có cái chung, cái tất yếu mà chúng ta có thế vận

dụng. Xem xét một cách tổng quát các câu hởi trên chưa được trả lời thấu đáo,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống để giải quyết một cách
có hệ thống moi quan hệ giữa quản trị nhà nước tốt và Tự chủ đại học.
Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài "Quản

trị• tốt đáp
ứng

If
ơ yêu cầu của tự
• chủ Đại
• học
• ở Việt
• Nam hiện
• nay " để làm đề
tài Luận văn Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phịng
chống tham nhũng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quan niệm về quản trị tốt đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Đây là một
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục quan tâm, nghiên
cứu. Một số cơng trình nghiên cứu nước ngồi về quăn trị và quản trị tốt như:

- Bài nghiên cứu: Commonwealth Foundation (2001), Miriam Wyman,
Thinking about Governance: A Draft Discussion Paper, prepared for The

Commonwealth Foundation Citizens and Governance Programme. Bài

nghiên cứu đã đưa ra một loạt các quan điểm về Chính phủ, quản trị và các

bên liên quan hoặc đối tác trong đó. Bài viết cũng xem xét quan điểm của

người dân về quản trị cũng như vai trò mà cơng dân có thể và sẵn sàng thực
hiện trong xã hội dân sự.

2



- Bài nghiên cứu: King Baudouin Foundation (2007), Good Governance
in Multiethnic Communities, Conditions, Instruments, Best Practices, Ways to
Achieve and Measure Good Governance at the Local Level, A joint publication
of the Ethnocultural Diversity Resource Center. Một ấn phẩm chung của Trung

tâm Tài nguyên Đa dạng Văn hóa Dân tộc và Quỹ King Baudouin, ấn phẩm
này nhằm mục đích trở thành một công cụ để thúc đẩy sự hiểu biết chung về

khái niệm quản trị tốt, cũng như là hướng dẫn để áp dụng quản trị tốt trong

các cộng đồng đa sắc tộc. Các nghiên cứu điển hình về Kosovo, Albania,
Bulgaria, Romania, Serbia và Albania được trình bày với mục đích minh họa

khái niệm quản trị tốt và ứng dụng của nó trong bối cảnh Đông Nam Âu.

- Bài nghiên cứu: JIM ANDERSON (2011) “The ebb and flow of
governance terms” Worldbank - blogs. Học giả đã chỉ ra Sự suy giảm và

dòng chảy của các điều khoán quản trị, các điều kiện cho sự vận hành và thay

đổi của mơ hình quản trị nhà nước hiện đại.

- Cuốn sách: Victor Hart (2010), Good Governance as an Anti­

corruption Tool, in “Governance in the Commonwealth: Current Debates”,
Edited by Seth Lartey and Deepti Sastry. Cuốn sách này nghiên cứu về chương
trình Governance and Democracy Programme của Quỹ Commonwealth

Foundation. Đây là tổng họp các bài trình bày tại Democracy Assembly at the

2009 Commonwealth People’s Forum. Cuốn sách đã nêu bật những thách
thức về quản trị mà Châu Âu sẽ phải đối mặt đồng thời đánh giá một số mơ

hình quản trị tốt bài bài học cho các quốc gia.

Ngồi ra cịn một số cơng trình khác như: Etzkowitz, H. and
Leydesdorff, L. (2000). The dynamics of innovation: from National systems

and "Mode 2" to a Triple Helix of university-industry-government relations,

Research policy, 29: 109-123; Gibb A. (2012), “Exploring the synergistic
potential in entrepreneurial university development: towards the building of a

3


strategic framework”, Annals of Innovation & Entrepreneurship, 3:1;
Abdulai, A.-G. (2009) ‘Political will in combating corruption in developing

and transition economies: A comparative study of Singapore, Hong Kong and
Ghana’, Journal of Financial Crime, Vol. 16, No. 4, pp. 387-417; Andrews,

M. (2008) ‘The Good Governance Agenda: Beyond Indicators without
Theory’. Oxford Development Studies, Vol. 36, No. 4, pp. 379-407.

Tại Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về quăn trị tốt tiêu biểu nhu:

- Bài nghiên cứu: PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp “Vận dụng mô hình
“Quản trị nhà nước tốt” ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế
và Kinh doanh, Tập 33, số 3 (2017) 1-9. Bài nghiên cứu đã khái quát quá


trình cải cách khu vực công ở các nước và thực thi mơ hình quản lý cơng mới.
Mơ hình “Quản trị nhà nước tốt” có tám đặc tính cơ bản. Bài viết phân tích

bối cảnh thực hiện quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, đánh giá thành quả và

các vấn đề đặt ra của mơ hình qn lý này trong thời gian qua trên một số
khía cạnh như xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống

tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tâng cường trách nhiệm
giải trình, đồng thuận, từ đó đề xuất một số kiến nghị thúc đấy cải cách quản

lý công trong thời gian tới.

- Bài nghiên cứu: “Một số vấn đề lý luận về quản trị tốt”. Tạp chí Tổ
chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, Ngày 11/06/2020. Bài nghiên cứu đã phân tích

các khái niệm liên quan, đặc trưng của quản trị nhà nước tốt và mối quan hệ
của nó tới nhân quyền và phòng, chống tham nhũng.

- Sách chuyên khảo: Vũ Cơng Giao, Nguyễn Hồng Anh, Đặng Minh

Tuấn (2017), “Quản trị tốt lý luận và thực tiền

Nxb Chính trị Quốc gia - Sự

thật. Cuốn sách đã đưa ra các nguyên tắc nền tảng cho phát triển bền vững mà
về bản chất là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội hiện đại. Cuốn
sách là sự tổng hợp của nhiều nghiên cứu tại các hội thảo với các bài viết, các


4


quan điêm đên từ nhiêu cơ quan, tô chức, viện nghiên cứu và trường đại học
khác nhau về quản trị tốt.

- Sách chuyển khảo: Vũ Công Giao “Quản trị tốt và phòng chống tham
nhũng. Mối liên hệ, thực trạng và giải pháp”. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự
thật. Cuốn sách đã làm rỗ tác động của quản trị tốt, kinh nghiệm quốc tế và

đánh giá thực trạng theo các nội dung của quản trị tốt và các giải pháp phịng,
chống tham nhũng và các nhóm giải pháp.

- Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Quân (2017), Nguồn gốc và
sự phát triển của quản trị tốt, cuốn “Quản trị tốt: Lý luận và thực tiền ”, Nxb
Chính trị quốc gia. Bài nghiên cứu đã đưa ra nguồn gốc của quản trị và sự

hình thành và phổ biến của nguyên tắc quản trị tốt.

- Sách “ Phòng, chổng tham nhũng và đạo đức liêm chính Luật gia Việt
Nam” (2021) của Chu Hồng Thanh, Nxb Hồng Đức, đã đưa ra các khái niệm

về quản trị tốt và dành mục 1.4. của chương 1 để bàn riêng về khái niệm này.
Cuốn sách đã cho thấy khá rõ sự khác biệt giữa tư duy quản lý nhà nước
truyền thống với khái niệm quản trị nhà nước tốt trong xã hội hiện đại.

Tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức
QTĐH tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, đây là

nội dung được rất nhiều học giả quan tâm, hiện nay đã có nhiều học giả viết

về TCĐH, quản lý của nhà nước khi giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH
ở các cấp độ khác nhau (đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trong các Hội
thảo, Hội nghị cấp Nhà nước, cấp Bộ, ...) và ớ những khía cạnh khác nhau. Có

thể kể đến như các cơng trình:

- Vũ Thị Lan Anh - chủ nhiệm đề tài (2019, “Đổi mới mơ hình quản trị
đại học luật đáp ứng u cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự
chủ đại học", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ/ Bộ Tư pháp. Trường Đại học

Luật Hà Nội. Đề tài đã trình bày các vấn đề lí luận QTĐH và đặc thù QTĐH
luật. Đề tài cũng nghiên cứu một số mơ hình QTĐH trên thế giới và phân tích

5


thực trạng mơ hình quản trị tại Việt Nam. Đưa ra định hướng, giải pháp đôi mới
QTĐH luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và TCĐH.
- Phạm Thị Thanh Vân (2019), Tự chủ tài chính tại các trường đại học

công lập theo hướng tăng cường quản trị tài chính, Quán lý nhà nước, Học
viện Hành chính Quốc gia. số 6, tr. 67-71. Đề tài đã nêu ra thực trạng tự chủ
tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp

nhằm thực hiện tự chủ tài chính các trường đại học cơng lập theo hướng tăng
cường quản trị tài chính.
- Đặng ứng Vận và Tạ Thị Thu Hiền (2019), Kiểm định chất lượng
giáo dục và TCĐH, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Bài viết đã trình bày về

mối quan hệ giữa nền đại học tự chủ và hoạt động kiếm định chất lượng giáo

dục. Đồng thời bài viết cũng phân tích mối quan hệ về TCĐH với việc khẳng
định về uy tín học thuật của cơ sở giáo dục, về năng lực giải trình và chịu
trách nhiệm cùa cơ sở giáo dục. Và đưa ra bốn nhóm khuyến nghị đối với cơ

quan quản lý nhà nước, tổ chức kiểm định chất lượng và cơ sở giáo dục để

triển khai hiệu quả TCĐH.
- Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Huệ (2020), về “mô hình quản trị

trường đại học” trong giai đoạn hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết
đã cập nhật một sổ cách tiếp cận của các học giả về “Quản trị đại học” và đưa

ra một công thức chung cho quản trị trường đại học.

- Chu Hồng Thanh (2020), Cơng khai minh bạch và trách nhiệm giải trình
trong qn trị Nhà nước về giảo dục, “Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Việt Năm
2020: Tự chù trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến tực tiễn”
Bài viết đã
- Bùi Tiến Đạt (2020), Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học; kinh
nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, “Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Việt
Năm 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến tực tiễn”

6


- Đỗ Đức Minh (2020), Cơ chế quản trị đại học tự chủ và tiến trình hồn
thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Nam, “Kỷ yểu Hội thảo Giáo dục Việt
Năm 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến tực tiễn”
Có thể thấy, các cơng trình, bài báo nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu
và phân tích về mơ hình quản trị tốt, QTĐH và TCĐH. Trong quá trình cải

cách giáo dục thì quản trị tốt được xem là nhu cầu tất yếu, từ đó lý giải về sự

cần thiết cùa việc quản trị tốt đáp ứng yêu cầu TCĐH. Các công trình nghiên
cứu cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tốt, thực trạng TCĐH và

những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết

quả từ các cơng trình khoa học đã nghiên cứu, Luận văn sẽ tiêp tục nghiên
cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến quản trị tốt đáp ứng yêu cầu TCĐH,

xuât
những giải pháp phù hợp.
Có thể khẳng định rằng lần đầu tiên Luận văn nghiên cứu một cách có

hệ thống "Quản trị tốt đáp ứng yêu cầu cua tự chủ Đại học ở Việt Nam

hiện nay" để xem xét tự chú đại học như một yêu cầu tất yếu, khách quan,
một đổi tượng phục vụ, địi hởi nhà nước phái đáp ứng bằng mơ hình quản trị
nhà nước tốt.

3. Mục
vụ• nghiên
cứu
• đích và nhiệm

CT

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đê tài là làm rõ các vân đê lý luận và thực


tiễn quản trị tốt đối với TCĐH ở Việt Nam, từ đó, đề xuất các giãi pháp nhàm
\

____

nâng cao hiệu lực quản trị nhà nước vê TCĐH ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sờ lý luận và cơ sở pháp lý về quản trị tốt
đáp ứng yêu càu TCĐH.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị đối với TCĐH ờ Việt Nam
hiện nay

7


- Đê xuât định hướng và giải pháp nhăm nâng cao hiệu lực quản trị nhà
nước về TCĐH ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung và tác động của quản trị

tốt đối với vấn đề TCĐH ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị tốt về
TCĐH. Những vấn đề khác trong quản trị tốt về GDĐH có thể được phân
tích, nhưng chỉ để làm nền cho việc nghiên cứu vấn đề quản trị tốt về TCĐH.


- về không gian và thời gian, đề tài nghiên cứu vấn đề quản trị tốt về
TCĐH từ năm 2015 đến năm 2020 và tác động của nó đến hoạt động quản lý

GD ĐH ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong q trình phân tích, đề tài sẽ phân tích

thêm về mơ hình quản trị tốt trong GDĐH ở một số quốc gia trên thế giới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.7. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin và các lý thuyết về quản trị, quản trị nhà
nước tốt, quản trị giáo dục và quản trị giáo dục đại học là cơ sở để phân tích.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết họp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phân tích,

tổng họp, đánh giá, so sánh để làm sáng tở các vấn đề trong luận văn.
6. Ý nghĩa
khoa học
vân
O
• và thực
• tiễn của đề tài luận


về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố những
hiểu biết khoa học về nguồn gốc, quan niệm, nội dung, nguyên tắc quản trị tốt
về TCĐH và tác động của quản trị tốt đến quản lý GDĐH và TCĐH.
về mặt thực tiễn, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham kháo khi


nghiên cứu, dự đốn, phân tích các mơ hình quản trị tại các cơ sở GDĐH

8


trong nước. Kêt quả nghiên cứu cũng có thê sừ dụng làm tài liệu trong giảng

dạy, nghiên cứu về quản trị, quản trị giáo dục tại các cơ sở đào tạo.

7. Kêt câu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
9

dung luận văn được thê hiện 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận vê quản trị tôt đáp ứng yêu câu tự chủ đại học.

Chương 2. Thực trạng quản trị nhà nước đáp ứng yêu cầu tự chủ đại
học ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp về quản trị tốt đáp ứng yêu cầu cùa
tự chủ đại học.

9


Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN TRỊ TÓT
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TỤ CHỦ ĐẠI HỌC

1.1. Nhận thức về Quản tộ tốt đáp ứng yêu cầu của tự chủ đại học

1.1.1. Khái niệm chung
1.1.1.1. Quan niệm về quản trị và Quản trị tốt

niệm về “Quản trị ”
Thuật ngữ “Quản trị” đã bắt đầu được sử dụng từ khá sớm vào thập

niên 1990 và gắn với quá trình cải cách khu vực cơng ở những nước áp dụng

mơ hình quản lý công mới. Hiện nay, khái niệm này đã được mở rộng và
được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực với các

thuật ngữ như: Quản trị nhà nước (QTNN), quản trị văn phòng, quản trị doanh

nghiệp hay quản trị kinh doanh... Có thể thấy, quàn trị hiện nay đã trở thành
một chức năng vốn có của mọi hoạt động, mọi tổ chức; quản trị phát sinh từ

hoạt động phân công lao động xã hội và từ sự cần thiết của việc phải có sự
điều phối, phối hợp trong các hành động và và nâng cao hiệu quả hoạt động

của cá nhân, các bộ phận trong tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà quản
trị nhằm thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu chung của tổ chức.

Theo tác giả Mary Parker Follett - một triết gia quăn trị hàng đầu trong

Lý thuyết hành vi, bà cho ràng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thơng qua người khác” [15]. Theo bà, các nhà quản trị đạt được các mục tiêu

của tổ chức thông qua cách sắp xếp và giao việc cho người khác thay vì tự


mình hồn thành cơng việc. Cịn tác giả Koontz và O’Donnell thì định nghĩa

như sau: “Quản trị là thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá

nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và
các mục tiêu đã định ” [15],

10


Các tác giả JR James L Gibson, James H.D Donnelly và John M. Ivancevich
trong giáo trinh “Quản trị học cơ bản” đã đưa ra quan niệm vê quản trị như
sau: "Quan trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối

hợp các hoạt động của những người khác đê đạt được những kết quả mà một

người hoạt động riêng rẽ không thê nào đạt được.”

Từ các quan niệm nêu trên, chúng ta có thê khái quát khái niệm “Quản
trị” như sau: Quản trị là sự tác động một cách liên tục, có tơ chức và cỏ định
hướng của chủ thê quản trị lên đối tượng quản trị thong qua các hoạt động:

tổ chức, hoạch định, lãnh đạo, kiêm tra và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt

được các mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra trong một điều kiện biến động
của môi trường và sự thay đôi của các nguồn lực.

mẹm


trị tôt”

Thuật ngừ “Quản trị tôt” hay “Quản trị tiên tiên” đã xuât hiện từ thập

niên 1990 nhưng đến cuối thế kỷ XX đầu thế ký XXI thuật ngừ này mới được

quan tâm và thảo luận nhiều trên thế giới. Nguyên nhân được lý giải là do tình
trạng quản trị kém với các dấu hiệu đặc trưng như vi phạm nhân quyền, sự
thiếu trách nhiệm và đặc biệt là tình trạng tham nhũng dẫn tới cần tìm ra nhu
cầu tìm ra biện pháp quản trị tốt hơn. Vì vậy mà quản trị tốt đã trở thành một

trong những nội dung quan trọng được thảo luận trong các chương trình nghị

sự về kinh tế - chính trị ở nhiều cấp độ từ quốc gia tới khu vực và quốc tế.
Hiện nay, vân chưa có một định nghĩa chung vê “quản trị tôt” song các

định nghĩa phổ biến được các tổ chức quốc tế đưa ra có thể kể đến như:

Theo World Bank (1996) thì thuật ngữ “Quán trị tôt” được hiêu là:
“cách thức sử dụng sức mạnh quyền lực nhà nước đê quản lý nguồn lực xã

hội vì sự phát triển quốc gia’’ [47]. World Bank (1992), thì định nghĩa:
“Quản trị tốt là tập hợp các thê chế minh bạch, cỏ trách nhiệm giải trình, có

năng lực và kỹ năng, cùng với ỷ chỉ quyết tâm làm những điều tốt đẹp... Tất

11


cả giúp cho một nhà nước cung cap những dịch vụ Cỏng cho người dân một


cách hiệu quả” [46].

Còn theo chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã định

nghĩa tốt như sau: “Quản trị tốt nói đến các hệ thống quản ỉỷ có năng lực, kịp
thời, tồn diện và minh bạch...” [45]. Theo Cao uỷ nhân quyền Liên hiệp

quốc thì: “ ...quản trị tốt liên quan đến các tiến trình và kết quả chỉnh trị và
thê chế mà cần thiết đê đạt
được
các mục
tiêu Jphát triên. Đó là một
tiến trình




mà các cơ quan công quyền giải quyết các vấn đề công cộng, quản lý các

nguồn lực công và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người theo cách

thức hoàn tồn khơng có sự tham nhũng và lạm dụng và thực sự tuân thủ

nguyên tẳcpháp quyền... ” Theo OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế thì Quản trị tốt bao gồm các yếu tố sau: Một là, trách nhiệm giải trình; hai
là, sự minh bạch; ba là, tính hiệu quả; bon là, hiệu lực; năm là, tính kịp thời;

sáu là, tầm nhìn; bảy là, pháp quyền [50],


Theo cơ quan Cao uỷ nhân quyền Liên hiệp quốc: “...quản trị tốt liên

quan đến các tiến trình và kết quả chính trị và thể chế mà cần thiết để đạt
được các mục tiêu phát triền. Đó là một tiến trình mà các cơ quan công quyền
giải quyết các vấn đề công cộng, quản lý các nguồn lực công và bảo đảm việc
thực hiện các quyền con người theo cách thức hồn tồn khơng có sự tham

nhũng và lạm dụng và thực sự tuân thủ nguyên tắc pháp quyền... Tùy thuộc
vào bối cảnh và mục đích sử dụng, thuật ngữ quản trị tốt có thể được dùng để

nói đến các vấn đề như: tôn trọng đầy đủ các quyền con người (full respect of

human rights); nguyên tắc pháp quyền (the rule of law), sự tham gia hiệu quả
[của người dân] (effective participation), sự cộng tác của nhiều chủ thể

(multi-actor partnerships), đa ngun chính trị (political pluralism), các tiến
trình và thể chế minh bạch và có trách nhiệm giải trình (transparent and

accountable processes and institutions), khu vực công hiệu lực, hiệu quả

12


(efficient and effective public sector), tính hợp pháp (legitimacy), tiêp cận với
kiên thức, thông tin và giáo dục (access to knowledge, information and

education), trao quyên chính trị của người dân (political empowerment of

people), sự cơng bình (equity), sự ơn định (sustainability), thái độ và các giá
trị giúp thúc đẩy trách nhiệm, sự đoàn kết và sự khoan dung (attitudes and

values that foster responsibility, solidarity and tolerance) [511.

Có thê thây, căn cứ vào mục đích và bơi cành sử dụng mà thuật ngữ

“Quản trị tôt” được định nghĩa một cách khác nhau. Từ những khái niệm nêu

trên khái niệm “Quản trị tốt” được đưa ra như sau: Quản trị tốt là tập hợp các
tiêu chỉ về quản lý xã hội nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm, thúc đẩy sự phát

triền bền vững và hài hòa của một quốc gia ” (Vũ Công Giao (2017), “Một số
vấn đề lý luận về quản trị tốt”, trong cuốn: Quản trị tốt: Lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia). Và quản trị tốt khơng phái một mơ hình hay một
phương thức tổ chức, hoạt động của nhà nước hay một hệ thống chính trị mà

là những nguyên tắc mang tính định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ
r

máy nhà nước hoặc hệ thơng chính trị đó.

Hiện nay trên thê giới tôn tại nhiêu quan niệm khác nhau vê TCĐH University autonomy căn cứ theo nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với

GDĐH. Ở một số quốc gia Châu Âu, người ta quan niệm TCĐH trên hai khía

cạnh sau: Một là, quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt
động cũng như mục tiêu sử mạng của trường đại học; hai là, thoát khỏi sự hạn
chế, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động, nhà

cung câp dịch vụ.
Đại học Berlin đã được nhà giáo dục Wilhelm von Humboldt (17671835) thành lập vào thế kỷ XVIII trên cơ sớ các nguyên lý nền tảng, trong đó


có “tự do học tập và tự do giảng dạy’’ và “đại học cân được tự chủ, khơng có

13


sự can thiệp của nhà nước". Các nguyên lý này của Wilhelm von Humboldt
đã trở thành hình mẫu đế thành lập đại học ở các nước Châu Âu và ở nhiều
châu lục khác. Hiện nay, trong quy định pháp luật của hầu hết các quốc gia

đều có quy định về quyền tự chù của các trường đại học và nó được coi là một
điều kiện quan trong, tiên quyết cho sự thành công cùa các trường đại học ở
Châu Ầu. Wilhelm von Humboldt đã đưa ra ba nguyên lý cơ bản trong GDĐH
đó là: Quyền tự do học thuật; Quyền tự chủ của trường đại học và tính thống

nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu. Các nguyên lý trên đã có sự tác động

mạnh mẽ tới các trường đại học trên thế giới và có cả các trường đại học
nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ.

Đại hiến chương đại học năm 1988 của Liên hiệp các Đại học Châu Âu
“Magna Charta Universitatum” đã tuyên bố: “trường đại học là một tô chức
tự chủ nằm ở trải tim/trung tâm của mọi xã hội" [16], Tun bố này khơng

chi có giá trị về mặt pháp lý mà cịn có giá trị về mặt đạo đức. Khơng những
chỉ ra TCĐH là gì mà cịn chỉ rõ TCĐH trong đó tự do học thuật là một phần
của trường đại học tự chủ “để đáp ứng nhu cầu của thế giới xung quanh,

trường đại học nghiên cứu và giảng dạy một cách độc lập về trí tuệ và theo
đạo đức đoi với tất cả quyền lực kinh tế và chính trị” [16],


Cịn nhà giáo dục Don Anderson và Richard Johnson trong báo cáo về
công tác TCĐH tại 20 quốc gia trên thế giới đã định nghĩa như sau: “sạ- tự do

cùa một trường đại học trong việc thực hiện các cơng việc riêng của mình mà

không chịu sự chi đạo hoặc ảnh hưởng từ bất cứ Cấp chỉnh quyền nào" [33].
Học viện Canada và Hiệp hội Đại học thì cho rằng, TCĐH bao gồm các
quyền như: quyền được lựa chọn, nhiệm cán bộ; quyền xét tuyển và kỷ luật

sinh viên; xác nhận hoàn tất chương trình và cấp phát văn bằng; xây dựng
chương trình và nguồn tài nguyên hỗ trợ trực tiếp; quyền thiết lập và kiểm

sốt chương trình đào tạo và ban hành các quy định tổ chức để triển khai hoạt

14


động khoa bảng.

Theo Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại
học
năm



2018 của Việt Nam thì:

Quyền tự chủ là quyền của cơ sở GDĐH được tự xác định mục tiêu

và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách
nhiệm giãi trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân

sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của
pháp luật và năng lực của cơ sờ GDĐH [21].
Có thể nói, tính TCĐH hiện nay đang được diễn giải ở các mức độ

nghiên cứu khác nhau trong các hệ thống GDĐH: tự chủ là người học tự do
học hỏi, là tự do của người dạy, là quyền tự do học thuật hay sự trao quyền tự
do cho các thành viên của trường mà khơng có sự can thiệp từ bên ngồi. Từ

các khái niệm nêu trên có thể rút ra khái niệm chung về tự chủ đại học như
sau: TCĐH được hiểu là quyền của cơ sở GDĐH trong việc quyết định sứ

mạng, chương trình hoạt động của mình và cách thức, phương tiện nhằm thực
hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm

trước công chủng và trước pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động
của mình.

- Quan niệm về “quản
trị• tốt về tự• chủ đại
học

1



Quản trị tốt về đại học là một hệ thống các thiết chế được thiết lập và
thực hiện trên cơ sở các nguyên lý và thơng lệ nhằm hướng tới việc các


trường đại
của mình và thực
• học
• thực
• hiện
• được
• sứ mệnh

• hiện
• việc
• cải tiến

một cách liên tục các mặt hoạt động của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của các
bên liên quan một cách tốt nhất. Mặt khác, quản trị tốt về TCĐH cịn u cầu

tính tn thủ các ngun tắc mang tính thể chế của hoạt động quản lý nhà
nước và đảm bảo sự minh bạch trong quản lý và hoạt động.
Nhìn chung, từ các quan niệm về “quản trị tốt” và quan niệm “tự chủ

15


đại học” có thê rút ra khái niệm quản tri tơt vê TCĐH như sau: Quản trị tơt vê







JL





TCĐH là tập họp các tiêu chí về quản lý hoạt động của trường đại học nhằm

hưởng tới mục tiêu bảo đảm, thúc đẩy sự phát triển bền vũng và hài hòa của
trường đại học
1.1.2. Mơ hình quản trị tốt trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Mơ hình quản trị tốt trên Thế giới

Mơ hình 1: Mơ hình Quản trị tốt của New Zealand.
New Zealand là một quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.

Ngoài ra, quốc gia này nối bật như một trường hợp đặc biệt khi họ là một
trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới theo đánh giá CPI của Tổ

chức Minh bạch Quốc tế. Năm 2020 New Zealand đứng đầu bảng xếp hạng
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng. New Zealand nổi tiếng là một quốc gia được
quản lý tốt: nền dân chủ được củng cố và ổn định, hầu hết các thể chế chính
trị hoạt động hiệu quả và các quyền dân sự và chính trị của công dân được

bảo vệ đầy đủ. New Zealand được xếp hạng cao theo Bộ chỉ số quản trị thế

giới (World Governance Indicators - WGI) của Ngân hàng Thế giới (WB).
Một trong số những lý làm nên thành công của đất nước này chính là đặc
tính bình đẳng và thể chế Quản trị tốt tồn tại lâu đời ở New Zealand. Hệ
thống “Quản trị tốt” của New Zealand được đánh giá là đạt hiệu quả trên cơ


sở 6 khía cạnh:

- Trách nhiệm giải trình. Ớ New Zealand các cơng chức của cơ quan

cơng quyền có nghĩa vụ giải thích các chính sách, các quyết định cũng như
các hành vi của họ cho người dân. Trách nhiệm giải trình được thực hiện
thông qua nhiều cơ chế khác nhau (luật pháp, hành chính và chính trị) đế ngăn
ngừa tham nhũng và đảm bảo rằng các cơng chức ln có trách nhiệm giải

trình trước người dân. Sau khi trả lời, những công chức này có thế phải chịu

một số trách nhiệm như: cách chức, bỏ phiếu tín nhiệm,... Trên cơ sở nền tảng

16


dân chủ nên quôc gia này luôn cam kêt vê việc minh bạch hóa các dữ liệu từ
các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo việc tiếp cận kịp thời, chính xác của

người dân. Đặc biệt là quốc gia này cịn khuyến khích các cơ quan cơng
quyền đăng tải các dữ liệu, các thông tin lên mạng Internet để người dân dễ

tiếp cận, song các thơng tin về bí mật đời tư phải được bảo vệ.

- Sự ổn định chính tri. New Zealand với nền chính trị ổn định đã tạo
điều kiện
thuận
lợi
cho việc

quản
trị• tốt đất nước. Đất nước với sự• ổn định




X

trình độ dân trí cao, đây là quốc gia nằm trong nhóm 5 nước có trình độ dân
trí cao nhất thế giới.

- Không bạo lực, hiệu quả hoạt động của chính phủ;
- Chất lượng pháp luật, số lượng các văn bản pháp luật của New Zealand
không nhiều nhung chất lượng pháp luật tuông đối cao và hiệu quả của các cơ

chế, qui trình của việc đưa ra ánh sáng các trường hợp phạm tội rất cao.
- Pháp quyền. Ở New Zealand nguyên tắc pháp quyền sẽ bao gồm các
yếu tốt như quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước (Nghị viện, Chính phủ

và Tịa án) chỉ được thực thi khi pháp luật ủy quyền. Pháp luật phải tuân theo

các tiêu chuẩn của cơng bình, hợp lý và phải bảo đảm các cơ chế nhằm chống
lại sự lạm quyền của các cơ quan công quyền; mọi người dân đều được bình

đẳng trước pháp luật.

- Kiêm sốt tham nhũng. New Zealand là thành viên của Công ước về
chống hổi lộ các cơng chức nước ngồi của Tố chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế (OECD) từ năm 2001. Nước này cũng đã kỷ kết Công ước về chống


tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2003. New Zealand có hai hai văn bản
điều chỉnh các hành vi liên quan đến các tội tham nhũng, nhận hổi lộ, đó là
Luật Các khoản hoa hồng bí mật 1910 và Luật Hình sự 1961.

Để nâng cao hiệu quà trong việc phòng chống tham nhũng, các yếu tố

như nguyên tắc pháp quyền, sự độc lập của cơ quan tư pháp, phản biện và

17


trách nhiệm giải trình, minh bạch, tự do báo chí và trình độ dân trí đóng vai

trị cực kỳ quan trọng.
Mơ hình 2: Mơ hình Quản trị tốt của Singapore.

Singapore là một quốc gia đa văn hóa với khoảng 5 triệu dân, đất nước
này đã phát triển như một thương cảng dưới thời thuộc địa cùa Anh. Sau khi

độc lập, quốc gia này đã phát triển một cách vượt bậc, từ một quốc gia sổ 0,

khơng có tài ngun thiên nhiên, không được sự hỗ trợ, Singapore đã trở
thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Một trong những thành

cơng lớn nhất của Singapore đó là trở thành quốc gia ít tham nhũng nhất ở
châu Á. Vậy điều gì đã làm nên thành cơng của Singapore? Theo các nhà
nghiên cứu thì “Quản trị tốt” là thứ đã giúp cho Singapore vượt qua nhiều

thách thức nội tại kể từ khi bắt đầu hành trình hướng tới tự trị vào năm 1959

và độc lập vào năm 1965. Với sự quản lý tốt của nhà nước, một quốc gia nhở,

hạn chế về tài nguyên và non trẻ như Singapore có thể phát triển hiệu quả và

tận hưởng sự thịnh vượng. Nền tảng quản trị tốt của Singapore dựa trên 8
nguyên tắc trụ cột, đó là:

- Nguyên tắc nhân tài. Mọi trẻ em ở Singapore đều được hưởng một
nền giáo dục chính quy. Điều này mang đến cho mọi người Singapore cơ hội

thăng tiến, nơi con người được đánh giá dựa trên năng lực của mình chứ
khơng phải chủng tộc, tơn giáo hay xuất thân của họ.

- Nguyên tắc hòa hợp chủng tộc và tơn giáo. Ớ Singapore, sự hịa hợp
về chủng tộc và tôn giáo được coi là quan trọng hơn quyền tự do ngơn luận và

tự do báo chí. Đạo luật Duy trì Hịa hợp Tơn giáo nghiêm cấm mọi hình thức
tấn cơng vào bất kỳ tơn giáo nào. Điều này rất quan trọng để xây dựng một xã
hội đa sắc tộc ở Singapore, nơi có nhiều hình thức tơn giáo khác nhau.

- Ngun tắc một chính phủ trong sạch. Singapore áp dụng chính sách
khơng khoan nhượng nhằm xóa bỏ tham nhũng trong chính phủ và cơ quan

18


dân sự của mình. Các bộ trưởng và cơng chức câp cao đã từng bị bỏ tù vì

những tội danh như vậy.


- Nguyên tắc pháp quyền. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới,
nhà nước pháp quyền đứng hàng đầu trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát

triển của một quốc gia. Với một hệ thống công lý hợp lý dựa trên nền tảng quản
trị tốt, mọi người ở Singapore đều được đối xử cơng bằng và bình đẳng. Điều
này mang lại niềm tin cho các nhà kinh doanh và nhà đầu tư, những người biết

rằng tiền của họ được đặt trong một môi trường được bảo vệ.

- Ngun tắc tính tồn diện. Singapore coi cơng bằng xã hội là yếu tố

quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của mình. Chính phủ trợ cấp giáo
dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giao thơng cơng cộng cho tất cả cơng dân
của mình, mặc dù nó từ chối được coi là một quốc gia phúc lọi. Trái tim của

hệ thống kinh tế - xã hội của Singapore được tạo nên từ sự pha trộn độc đáo
giữa chủ nghĩa tư bản và thực tiễn chủ nghĩa xã hội.

- Nguyên tắc quan tâm đến môi trường. Kể từ khi lên nắm quyền, cựu
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã vô địch làm sạch sông và đường phố Singapore.

Singapore tin rằng một môi trường trong sạch là rất quan trọng đổi với sự
phát triển của đất nước và thậm chí đã từ chối các khoản đầu tư gây ô nhiễm
môi trường. Singapore mang đến cho người dân chất lượng cuộc sống môi

trường tương đối cao, điều này cũng tạo ấn tượng tốt khi các nhà đầu tư nhìn
vào đất nước này và xem nó xanh và sạch như thế nào. Singapore hiện đang

cố gắng chuyển từ một thành phố vườn đến một thành phố trong vườn.
Singapore cũng đang tìm cách trở thành một thành phố hàng đầu thế cầu và


một thành phố đáng sống.
1.2.1.2. Mồ hình quản trị tốt ở Việt Nam

Trong những năm qua dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hóa nền

quản trị nhà nước ở Việt Nam đang có những thay đối sâu rộng. Cũng tương

19


×