Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

luận văn: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 149 trang )


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

1




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

“ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
.”










a.



Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020



2












ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020






















Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

3



Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

4
A. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch

Hải Dương là địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có vị
trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có du lịch với các tỉnh
trong vùng đồng bằng Bắc bộ đặc biệt là các trung tâm động lực của vùng như Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh qua hệ thống tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 5,
quốc lộ 18, quốc lộ 10 và hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy.

Là một tỉnh đồng bằng có diện tích không lớn với 1.655,98 km
2
song với bề
dày lịch sử phát triển và những đặc điểm về địa lý, Hải Dương có tiềm năng tài

nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá
trị đặc biệt như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn Miếu
Mao Điền; v.v.

Để quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng du lịch nhằm phát triển một
ngành kinh tế được xác định là quan trọng của tỉnh, năm 2004 quy hoạch tổng thể
Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch 2004) đã
được xây dựng và phê duyệt tại quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của
UBND tỉnh Hải Dương.

Trong hơn 5 năm thực hiện, Quy hoạch 2004 đã có những đóng góp quan
trọng vào những thành tựu đạt được của du lịch Hải Dương, tạo cơ sở pháp lý cho
việc quản lý và khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đa dạng và phong
phú; hình thành hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; v.v. Tuy nhiên
trong quá trình phát triển du lịch Hải Dương thời gian qua, một số vấn đề hạn chế và
còn chưa được làm rõ trong Quy hoạch 2004 liên quan đến phát triển thị trường và
sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao; liên
quan đến tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương trong mối quan hệ với gắn kết với tổ
chức lãnh thổ du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, trước hết là với Trung tâm du lịch
Hà Nội và phụ cận; liên quan đến môi trường và sự tham gia của cộng đồng hướng
đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững; v.v. đã và đang có những ảnh hưởng đến
phát triển du lịch Hải Dương. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch Việt Nam nói
chung và Hải Dương nói riêng trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ đứng trước những
cơ hội và thách thức mới; nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh
Hải Dương nói riêng cũng đã có những thay đổi trong bối cảnh du lịch Việt Nam hội
nhập ngày một toàn diện hơn với khu vực và quốc tế tác động đến hoạt động phát

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

5


triển du lịch; tính cạnh tranh trong phát triển du lịch giữa các điểm đến du lịch, trong
đó có Hải Dương diễn ra ngày một gay gắt hơn.

Đứng trước những vấn đề đặt ra trên đây và để du lịch phát triển thực sự trở
thành ngành kinh tế quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, theo đó “Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế
phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong có cấu kinh tế, có
nền văn hóa - xã hội tiên tiến” cần thiết là phải điều chỉnh Quy hoạch 2004 nhằm
xem xét đánh giá có hệ thống hơn tiềm năng và vị trí của ngành du lịch, xác định
những định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh cũng như xu
hướng phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đảm bảo sự phát triển du
lịch bền vững về lâu dài.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh
Mục tiêu:
Điều chỉnh Quy hoạch 2004 trên quan điểm phát triển du lịch bền vững đáp
ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương đặt ra tại Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020 và Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam giai đoạn mới đến năm 2020 gắn liền với bối cảnh hội nhập của du
lịch với khu vực và quốc tế.
Nhiệm vụ điều chỉnh:
Căn cứ vào mục tiêu, những nhiệm vụ chủ yếu của Điều chỉnh Quy hoạch
phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 bao gồm :

- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch được đưa ra
tại Quy hoạch 2004 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết
định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004; xác định những kết quả đạt
được, những hạn chế, và những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng.
- Xác định vị trí, vai trò, lợi thế, những cơ hội và thách thức của du lịch Hải

Dương đối với phát triển du lịch trong giai đoạn đến năm 2020 gắn với
bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch trong nước cũng như quốc tế.
- Phân tích, đánh giá bổ sung có hệ thống tiềm năng và những nguồn lực
phát triển du lịch của Hải Dương; mối quan hệ trong phát triển du lịch
giữa Hải Dương với thủ đô Hà Nội và các địa phương phụ cận thuộc địa
bàn kinh tế trọng điểm Phía Bắc; những tác động của xu thế phát triển du
lịch trong nước và quốc tế đối với mục tiêu phát triển du lịch của Hải
Dương.

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


6
- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển, dự báo các
chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch Hải Dương trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Xác định các định hướng phát triển thị trường - sản phẩm du lịch, đặc biệt
là sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hoạt động marketing du lịch phù hợp
với điều kiện của Hải Dương và xu thế phát triển du lịch trong nước và
quốc tế.
- Nghiên cứu đánh giá và đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển du lịch
theo lãnh thổ phù hợp với bối cảnh phát triển mới trong mối quan hệ liên
vùng với các địa phương thuộc Trung tâm Hà Nội và phụ cận; vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc; với khu vực và quốc tế.
- Điều chỉnh định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch phù hợp với điều chỉnh tổ chức lãnh thổ du lịch và điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của Hải Dương và định hướng tổ chức lãnh thổ du
lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2020.
- Xác định danh mục các địa bàn, lĩnh vực và dự án ưu tiên đầu tư phát
triển du lịch của Hải Dương với phân kỳ phát triển hợp lý.

- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Hải Dương trong giai đoạn 2011 - 2020.

Nguyên tắc điều chỉnh:

- Phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển du lịch; với Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020.
- Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020.
- Kế thừa Quy hoạch 2004 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan
- Góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tạo
ra các sản phẩm du lịch đặc thù để nâng cao khả năng cạnh tranh của du
lịch Hải Dương.
- Góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

3. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch
3.1 Căn cứ pháp lý
a) Luật Du lịch 2005 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
b) Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

7

c) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
d) Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

e) Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và Quyết định số
281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành
và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
3.2 Chủ trương, chính sách
a) Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV
b) Báo cáo số 549/BC-SVHTTDL ngày 21/5/2009 báo cáo nhiệm vụ nội
dung điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến
năm 2020.
c) Công văn số 878/UBND-VP ngày 18/6/2009 của UBND tỉnh Hải Dương
về việc Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hải Dương đến
2020.
d) Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 9/9/2009 của UBND tỉnh Hải
Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án “Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020”
3.3 Các định hướng phát triển
a) Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá Côn
Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương;
b) Quyết định số 307-TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 –
2010;
c) Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010;


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

8
d) Quyết định số 197/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDL
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng du lịch Bắc bộ đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
e) Quyết định số 201/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng TCDL
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội
và phụ cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
f) Quyết định số 4940/2005/QĐ-UBND ngày 28/10/2005 của UBND tỉnh
Hải Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2006 -2020;
g) Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 của UBND tỉnh Hải
Dương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương
đến năm 2020;
h) Các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác liên quan.
i) Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2009
j) Xu hướng phát triển du lịch khu vực và thế giới, thực tiễn và nhu cầu phát
triển du lịch Việt Nam.

4. Các sản phẩm dự án điều chỉnh quy hoạch

a) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020;
b) Hệ thống các bản đồ : (1) Bản đồ vị trí tỉnh Hải Dương trong hệ thống
tuyến, điểm du lịch vùng du lịch Bắc Bộ tỷ lệ 1/1.000.000; (2) Bản đồ
hiện trạng tổng hợp du lịch tỉnh Hải Dương tỷ lệ 1/100.000; (3) Bản đồ
định hướng tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Hải Dương tỷ
lệ 1/100.000














Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

9
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 2004

I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG QUY HOẠCH 2004

1. Khái quát các nội dung chính của Quy hoạch 2004

Quy hoạch 2004 được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số
1433/QĐ-UBND ngày 16/4/2004 bao gồm một số nội dung chính sau :

- Đánh giá tài nguyên du lịch : theo đó đã có được những nhận xét đánh giá
về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên; tình hình phát triển KT-XH Hải Dương giai đoạn

2000 – 2003; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường; và tài nguyên du lịch

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 -
2003 trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu chuyên ngành cơ bản : khách du lịch,thu
nhập du lịch,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch, đầu tư
du lịch và hiện trạng tổ chức quản lý, hoạt động marketing du lịch.

- Định hướng phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn đến năm 2020 bao gồm:

 Dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành :

Chỉ tiêu phát triển du lịch Đơn vị 2005 2010 2020
Khách du lịch Ngàn lượt
- Quốc tế (lưu trú) 50,0

100,0

250,0

- Nội địa (lưu trú) 200,0

350,0

650,0

- Khách không lưu trú 500,0

600,0

700,0


Phòng khách sạn Phòng 1.390

2.714

5.996

Lao động Người



- Trực tiếp 1.772

3.575

9.584

- Gián tiếp 3.544

7.514

19.168

Thu nhập du lịch Triệu USD 16,135

36,500

102,225

GDP du lịch Triệu USD 10,660


24,065

67,633

Tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP % 1,56

2,27

3,00

Nhu cầu đầu tư Triệu USD 12,800

47,324

127,573

Nguồn : Quy hoạch 2004

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

10
 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch bao gồm : (i) lễ hội đền Kiếp Bạc và
Côn Sơn; (ii) sân Golf Ngôi sao Chí Linh; (iii) nghỉ dưỡng-tham quan-lễ hội
An Phụ - Kính Chủ; (iv) du lịch đường sông (sông Hương, Hải Dương - Vạn
Kiếp); (v) sản phẩm lưu niệm-hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc địa phương,
(vi) sản phẩm làng nghề; (vii) miệt vườn Thanh Hà.

 Quy hoạch theo lãnh thổ gồm : (i) định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ;
(ii) Quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú; (iii) quy hoạch các điểm dừng

chân; (iv) quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; (v) quy
hoạch phát triển các khu vực vui chơi giải trí lớn.

 Định hướng đầu tư bao gồm : (i) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành;
(ii) phát triển hệ thống lưu trú và cơ sở dịch vụ; (iii) tôn tạo tài nguyên, đổi
mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (iv) cải thiện kết cấu hạ tầng.

- Các giải pháp thực hiện bao gồm : (i) công tác quy hoạch; (ii) phát triển nguồn
nhân lực; (iii) hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch; (iv) kiện toàn hệ thống QLNN
về du lịch; (v) đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù; (vi)
mở rộng thị trường; (vii) giải pháp về vốn; và (viii) xã hội hóa phát triển du lịch.

2. Nhận xét, đánh giá nội dung Quy hoạch 2004

Quy hoạch 2004 đã thể hiện được tương đối đầy đủ những nội dung của một
quy hoạch tổng thể chuyên ngành du lịch theo quy định của Luật Du lịch. Các tính
toán dự báo tại Quy hoạch 2004 đã được thực hiện trên cơ sở phân tích các định
hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và quy hoạch du lịch
cấp vùng tại thời điểm thực hiện vì vậy khá phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản về phát
triển du lịch, đặc biệt chỉ tiêu về khách du lịch trong giai đoạn 2004 - 2009. Đây là
thành công của Quy hoạch 2004.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung của Quy hoạch 2004
còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và triển khai hoạt động
phát triển du lịch trong thực tiễn nhằm phát triển du lịch Hải Dương tương xứng với
vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong phát triển du lịch Trung
tâm du lịch Hà Nội và phụ cận và hướng tới phát triển du lịch bền vững. Một số hạn
chế chủ yếu của Quy hoạch 2004 bao gồm :

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


11
- Chưa làm rõ được những lợi thế so sánh của tiềm năng du lịch Hải Dương
so với các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương phụ cận trong vùng đồng
bằng sông Hồng. Đây là một vấn đề quan trọng làm căn cứ cho việc xác định những
định hướng phát triển riêng, tạo sự khác biệt của du lịch Hải Dương và qua đó tạo
được sức hấp dẫn và nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến du lịch Hải Dương trong
mối quan hệ phát triển du lịch vùng.

- Mặc dù đã đề cập đến định hướng sản phẩm du lịch, tuy nhiên hệ thống sản
phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Dương còn chưa
xác định được cụ thể. Đây có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
cho du lịch Hải Dương chưa tạo được sự bứt phá được đứng từ góc độ sản phẩm du
lịch và điều này cũng có những ảnh hưởng đến phát triển du lịch sau khi Quy hoạch
2004 được phê duyệt.

- Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Dương còn nhiều nội dung trùng
và chưa rõ, đặc biệt đối với định hướng phát triển 02 không gian trọng điểm du lịch;
hệ thống tuyến, điểm du lịch chính của Hải Dương.

- Mặc dù quan điểm phát triển du lịch có đề cập đến phát triển du lịch bền
vững, tuy nhiên Quy hoạch 2004 còn chưa chỉ ra được những yếu tố cơ bản đã, đang
và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển du lịch của du lịch Hải Dương,
đặc biệt đứng từ góc độ môi trường và sự tham gia của cộng đồng.

Những hạn chế được chỉ ra trên đây về nội dung của Quy hoạch 2004 cần
được làm rõ và bổ sung trong Điều chỉnh Quy hoạch 2004.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1. Khách du lịch

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Hải Dương
cũng đã có những bước phát triển quan trọng với mức tăng trưởng bình quân về
khách du lịch trên 20%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng
chung của du lịch Việt Nam cũng như so với nhiều địa phương trong cả nước.



Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

12
Bảng 1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tăng
trưởng
Tổng lượng khách 354 472 631 720 851 1.100 1.550 1.900 2.050 2.205
22,5%

Khách lưu trú 113

122

151

203


251

303

365

420

499

572
19,7%

- Khách quốc tế 27 26 31 38 51 60 82 100 105 120,5
18,1%

- Khách nội địa 86 96 120 165 200 243 282 320 394 451,5
20,2%

Tỷ lệ so với tổng (%) 31,9

25,8

23,9

28,2

29,5

27,5


23,5

22,1

24,3 25,9

Khách không lưu trú 241

350

480

517

600

797

1.185

1.480

1.551

1.633
23,7%

- Khách quốc tế 115 163 216 232 289 374 556 637 680 750
23,2%


- Khách nội địa 126 187 264 285 311 423 629 843 871 883
24,2%

Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010

Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trưởng về lượng khách
lưu trú, lượng khách du lịch đến Hải Dương không sử dụng dịch vụ lưu trú (khách đi
theo tour trong vùng mà Hải Dương chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịch
lễ hội, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội -
Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh) cũng tăng khá nhanh. Đây là một đặc điểm khá
đặc thù của du lịch Hải Dương, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch
của địa phương.

1.1 Khách du lịch quốc tế

Lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dương trong giai đoạn 2001 - 2010 có
sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 toàn tỉnh đã đón
được 27.000 lượt khách quốc tế thì năm 2010 đã tăng lên 120.500 lượt, bất chấp tác
động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Như vậy có thể thấy chỉ tiêu về khách du
lịch quốc tế của Quy hoạch 2004 là khá phù hợp với thực tế (Bảng 2).
Bảng 2: Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương, giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khách quốc tế 27,0

26,0

31,0


38,0

51,0

60,0

82,5

100,0

105,0

120,5
Tỷ lệ so với tổng (%)
23,9

21,3

20,5

18,7

20,3

19,8

22,6

23,8


21,0

21,1
Tổng số 113,0 122,0 151,0 203,0 251,0 303,0 365,0 420,0 499,0 572
Ngày khách TB 1,5

1,7

1,5

1,7

1,8

2,0

2,0

1,8

2,2

2,3
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

13
Tỷ lệ lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương khá ổn
định và chiếm trên dưới 20% với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 18,5% năm.

Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương còn hạn chế và
thấp hơn ngày lưu trú trung bình cả nước. Điều này có thể được giải thích là do Hải
Dương còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng để có thể
giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Hải Dương lâu hơn.

Mặc dù có tỷ lệ khách du lịch quốc tế khá, tuy nhiên so với nhiều địa phương
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Dương
vẫn còn hạn chế so với vị trí và tiềm năng du lịch của địa phương (Bảng 3)

Bảng 3 : Khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc
giai đoạn 2001 - 2009
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hà Nội
*
784,9 989,3 940,0 1.053,6 1.213,2 1.167,0 1.430,0 1.570,5 1.595,8
Quảng Ninh 680,0 920,2 1.085,8 1.046,0 1.100,0 1.150,0 1.437,1 1.686,3 1.720,1
Hải Phòng 240,0 320,0 350,4 440,0 520,0 606,5 668,6 690,4 702,6
Hải Dương 27,0 26,0 31,0 38,0 51,00 60,00 82,5 100,0 105,0
Hưng Yên 0,12 0,26 0,27 0,3 0,6 1,3 1,3 1,4 1,4
Vĩnh Phúc 10,7 11,6 12,4 14,0 18,0 25,5 28,5 27,9 28,2
Bắc Ninh 1,3 1,5 1,9 2,2 4,0 4,5 4,8 4,8 5,2
Toàn vùng 1.744,0 2.268,8 2.421,8 2.593,1 2.906,8 3.014,8 3.630,1 4.081,3 4.158,3
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.

Kết quả so sánh lượng khách quốc tế đến Hải Dương với các địa phương Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh… cho thấy lượng
khách du lịch đến với Hải Dương còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, năm 2009 bằng
2,45% (chỉ cao hơn Vĩnh Phúc 0,68%; Bắc Ninh 0,12% và Hưng Yên 0,03%), nhưng

tốc độ tăng trưởng tương đối cao (23,51%, chỉ đứng sau Bắc Ninh 25,12%). Nguyên
nhân là do Hải Dương là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch
phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là khu di tích lịch sử danh
thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngành
kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

14

Theo kết quả điều tra khách năm 2010, khách du lịch quốc tế đến Hải Dương
phần lớn từ Trung Quốc (25%); tiếp đến là Hàn Quốc (19%); Đài Loan (16%), Nhật
Bản (15%). Khách từ thị trường Châu Âu và khu vực Đông Nam Á còn hạn chế.
Mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Hải Dương là công vụ,
khách tham dự hội nghị, hội thảo (MICE). Lượng khách đến với mục đích thuần túy
du lịch còn rất hạn chế.

1.2 Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng
năm chiếm trên dưới 80% tổng lượng khách du lịch đến Hải Dương. Ngoài Côn Sơn
- Kiếp Bạc là nơi tập trung thu hút khách, các điểm di tích cũng thu hút khách nội
địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần Hà Nội (Bảng 4).

Bảng 4: Khách du lịch nội địa đến Hải Dương, giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khách nội địa 86


96

120

165 200

243

282

320 394

451,5
Tỷ lệ so với tổng (%)
76,1

78,7

79,5

81,3

79,7

80,2

77,4

76,2


79,0

78,9
Tổng số 113,0 122,0 151,0 203,0 251,0 303,0 365,0 420,0 499 572
Ngày khách TB 1,1

1,2

1,1

1,2

1,3

1,3

1,2

1,3

1,5

1,8
Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010

Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân
trong cả nước, đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội ngày càng cao; bên cạnh
đó là việc ngành du lịch Hải Dương đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội,
du lịch tham quan và đặc biệt là du lịch nông thôn phù hợp với nhu cầu khách du
lịch trong nước. Điều đó có cũng nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách

nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hải Dương.

Khách du lịch nội địa đến Hải Dương thường đi theo nhóm do các công ty du
lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ
chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực phía Bắc.

Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hải Dương có lợi thế về
vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch đi lại trong
vùng. Tuy nhiên trong thực tế lượng khách du lịch nội địa đến và ở lại Hải Dương

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

15
còn hạn chế so với phần lớn các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
(chỉ đứng trên Hưng Yên và Bắc Ninh) (Bảng 5)

Bảng 5: Khách nội địa đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc
giai đoạn 2001 - 2009
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hà Nội
*
3.234,4 3.447,8 4.135,9 4.974,0 5.770,9 6.501,3 7.480,0 6.470,0

6.860,0
Quảng Ninh 947,9 1.298,0 1.423,3 1.414,8 1.629,0 1.700,0 1.960,0 1.171,9

1.690,5
Hải Phòng 820,0 975,0 1.153,0 1.330,1 1.660,0 1.895,0 2.357,3 2.991,9


2.860,0
Hải Dương 86,0 96,0 120,0 165,0 200,0 243,0 282,0 320,0

394,0
Hưng Yên 11,5 12,26 14,95 17,41 18,06 23,06 28,5 29,0

30,1
Vĩnh Phúc 500,0 579,3 655,6 707,6 836,0 912,0 1.080,5 1.266,5

1.320,5
Bắc Ninh 29,2 35,7 38,5 46,14 52,11 60,0 69,12 68,0

70,1
Toàn vùng 5.629,0 6.444,5 7.540,8 8.655,1 10.165,6 11.334,4 13.257,4 12.317,3

13.225,2
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.

Kết quả so sánh cho thấy nếu Hải Dương không chú trọng phát triển các sản
phẩm du lịch mà chỉ dựa trên những lợi thế sẵn có thì trong những năm tới vẫn tiếp tục
có sự tụt hậu về thu hút khách du lịch nói chung, khách du lịch nội địa nói riêng.

Nhận xét chung :

- Mặc dù lượng khách du lịch đến Hải Dương tăng cao nhưng chất lượng
nguồn khách hạn chế. Khách quốc tế còn ít, khách du lịch thuần tuý chủ yếu là đi
theo tour chỉ dừng chân mua sắm, khách lưu trú phần lớn là khách thương mại, tìm
kiếm cơ hội đầu tư kết hợp với du lịch và khách công vụ của các doanh nghiệp đầu

tư nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư đã ổn định và sự hấp dẫn của môi
trường đầu tư giảm dần, dẫn đến số khách này giảm trong tương lai gần. Khách nội
địa chủ yếu là khách hành hương, lễ hội và đi về trong ngày, khách lưu trú chỉ chiếm
khoảng 22%.

- Hiệu quả khai thác khách du lịch kém: thời gian lưu trú của khách du lịch
ngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và nội địa còn thấp.

2. Hiện trạng thu nhập và GDP du lịch

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


16


2.1 Thu nhập du lịch

Thu nhập du lịch của Hải Dương không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối
và nhịp độ tăng trưởng, giai đoạn 2001 - 2010 có mức tăng trưởng trung bình
22.17%. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắn
trong những năm tới thu nhập du lịch của Hải Dương sẽ gia tăng, góp phần tích cực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Bảng 6).

Bảng 6: Thu nhập du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu
2001


2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tăng
trưởng
Tổng thu nhập du lịch 120

140

167

256

335


390

465

530

637

727,9

22,17%

- Lữ hành 0,8 7,1 9,0 9,2 16,0 17,6 19,5 18,0 25,0 37 53,11%

- Lưu trú 13,2 23,0 26,5 38,5 55,0 72,0 90,5 125,0 158,0 179 33,60%

- Ăn uống
40,3 35,6 40,4 55,3 65,0 82,8 95,0 120,0 149,0 164 16,87%

- Hàng lưu niệm
35,2 28,5 32,1 60,0 74,0 70,0 80,0 110,0 135,0 152 17,65%

- Vận chuyển khách
16,3 30,9 38,2 54,8 65,0 87,2 105,0 109,0 120,0 135 26,48%

- Vui chơi giải trí
13,4 13,0 15,7 31,2 45,0 46,4 50,0 35,0 30,0 40 12,92%

- Thu khác

0,8 1,9 5,1 7,0 15,0 14,0 25,0 13,0 20 20,9 43,69%

Chi tiêu TB (Nghìn đồng) 339

297

265

286

353

327

300 279 320 331

Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở TM&DL năm 2001-2007, Sở VHTTDL năm 2008-2010

Kết quả điều tra, thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của
khách theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ lưu trú và ăn uống; tăng dần doanh
thu từ lữ hành - vận chuyển, doanh thu bán hàng, doanh thu các dịch vụ bổ sung
khác; với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhập
của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp
và có xu hướng giảm nên thu nhập du lịch chung còn hạn chế. Để tăng thu nhập du
lịch thời gian tới, du lịch Hải Dương cần chú trọng các giải pháp thu hút khách du
lịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung bên cạnh phát triển
các sản phẩm du lịch hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao.

Nếu xem xét thu nhập du lịch Hải Dương trong mối tương quan với các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Bảng 7) thì có thể thấy do lượng

khách đến Hải Dương; số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


17
khách còn hạn chế, vì vậy thu nhập du lịch Hải Dương thời gian qua còn hạn chế so
với nhiều địa phương trong vùng và trong nhiều năm chỉ đứng trên Hưng Yên và
Bắc Ninh.
Bảng 7: Thu nhập du lịch các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc,
giai đoạn 2001 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hà Nội
*
3.076,0

3.364,9

4.806,5

5.551,6

6.304,0

6.850,0

7.000,0

7.320,0 7.950,5

Quảng Ninh 339,0

561,8

711,5

882,6

1.034,0

1.265,0

1.632,9

1.950,5 2.305,4
Hải Phòng 283,0

363,6

404,0

470,0

540,0

721,0

1.023,7

1.452,8 1.570,2

Hải Dương 120,0

140,0

167,0 256,0 335,0 390,0 465,0 530,0 637,0
Hưng Yên 8,8

10,6

11,4

12,8

15,0

22,7

24,0

26,1 28,4
Vĩnh Phúc 185,5

203,2

267,0

320,0

345,0


428,0

525,0

594,3 650,5
Bắc Ninh 25,4

28,1

33,2

40,0

45,0

55,1

64,5

70,0 75,8
Toàn vùng 4.037,7

4.672,2

6.400,6

7.533,0

8.618,0


9.731,8

10.735,1

11.943,7 13.217,8
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.

2.2. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)

Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy số tuyệt đối và tỷ lệ GDP du lịch
trong tổng GDP của địa phương trong nhiều năm qua nhìn chung còn thấp (Bảng 8).
Nếu quy đổi theo tỷ giá thực tế thì tỷ lệ này cũng thấp, theo đó năm 2001 chiếm 1,04%;
năm 2005 là 1,4% và năm 2010 là 1,8%.

Bảng 8: Tỷ trọng và Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn 2001-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tăng
trưởng

Tổng GDP tỉnh
(giá s.sánh 1994)
5.450

6.110

6.905

7.541


8.440

9.359

10.437

11.515

12195


10,3 %

Du lịch (SS) 50

52

58

69

77

92

109

114


134

155

10 ,7%

Tổng GDP tỉnh
(giá thực tế)
6712 7974 9789 11563 13334

15521 18347 23533

26366

30732


Du lịch (TT) 70

74

108

152

187

236

294


370

464

551


Tỷ lệ (%) 1,04 0,93 1,1 1,31 1,4

1,5 1,6 1,6

1,8 1,8


Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010.


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

18
Như vậy có thể thấy mục tiêu đóng góp GDP du lịch được xác định tại Quy
hoạch 2004 theo đó đến năm 2010 GDP du lịch sẽ chiếm khoảng 2,3% tổng GDP của
tỉnh đã không đạt được. Một trong những nguyên nhân được xem là quan trọng hạn chế
tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh là do mức đầu tư từ ngân sách cho sự
nghiệp du lịch Hải Dương còn quá thấp so với các ngành kinh tế khác và chỉ chiếm
0,19% tổng đầu tư ngân sách địa phương. Chính vì vậy nếu xét từ tỷ trọng đầu tư với
tỷ trọng tổng sản phẩm thì hoạt động du lịch của Hải Dương thời gian qua vẫn có thể
được xem là khá có hiệu quả.


3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục
vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du
lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụ
khác Việc đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm cả đánh giá về số
lượng và chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

3.1 Cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn 2001 - 2010, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hải Dương đã phát
triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2001, cả tỉnh Hải Dương chỉ có 33 cơ sở lưu trú đi
vào hoạt động với 650 phòng, thì đến năm 2010số cơ sở lưu trú toàn tỉnh đã tăng lên
133 cơ sở lưu trú với tổng số 2.637 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai
đoạn 2001 - 2010 về số phòng khách sạn là 16,83%/năm. Đặc biệt là từ năm 2001
đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Hải Dương đã và đang phát triển
nhanh chóng. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh
đang diễn ra khá thuận lợi (Bảng 9).


Bảng 9 : Các cơ sở lưu trú du lịch Hải Dương giai đoạn 2001 - 2010

Năm
Nội dung
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tăng
trưởng
Số cơ sở lưu trú 33


40

56

62

68

73

83

102

132

133

16,75%

Tổng số phòng 650 810 950 1.099 1.240 1.540 1.820 1.953 2.574 2.637

16,83%

Tổng số giường 1.050 1.215 1.520 1.648 2.144 2.700 2.985 3.202 4.138 4.235

19,1%

Nguồn: Báo cáo thông kê của Sở TM&DL năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

19
Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2010 của hệ thống cơ sở lưu trú ở
Hải Dương đạt khoảng 62 %.

Sự phân bố các khách sạn ở Hải Dương tập trung chủ yếu ở thành phố Hải
Dương và thị xã Sao Đỏ. Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lưu
trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.

Hiện nay, Hải Duơng có 16 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến
4 sao với 641 phòng (chiếm 12% số cơ sở lưu trú, 25,5% số phòng) (Bảng 10). Hiện
trên địa bàn Hải Dương chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và “resort” (khu nghỉ
dưỡng, làng du lịch), do đó có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng đón khách
du lịch thuần túy và khách du lịch cao cấp.


Bảng 10 : Cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hải Dương năm 2010


Số cơ sở lưu trú Số phòng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng số
133 100,00 2.637 100,00
- CSLT đạt tiêu chuẩn 4 sao 01 0,1 181 7,0
- CSLT đạt tiêu chuẩn 3 sao 01 0,1 50 1,9
- CSLT đạt tiêu chuẩn 2 sao 07 5,3 228 8,6

- CSLT đạt tiêu chuẩn 1 sao 07 5,3 212 8,0
- CSLT đạt tiêu chuẩn 57 42,8 844 32,0
- CSLT chưa xếp hạng 60 46,4 1.122 42,5
Nguồn: Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch Hải Dương.

Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhìn chung còn
kém và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở
một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các
khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa
đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện
nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke, bể bơi

3.2 Cơ sở vui chơi giải trí

Các cơ sở vui chơi giải trí- thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Hải
Dương nhìn chung còn rất hạn chế. Ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sung

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

20
thường chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke; Công ty cổ phần sân
Golf Chí Linh mới chỉ đưa vào sử dụng sân golf 36 lỗ, hệ thống dịch vụ kèm theo
như câu lạc bộ đêm, trường đua ngựa còn đang trong giai đoạn xây dựng. Gần
đây, tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhưng các dự án
này tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương; ở các khu du lịch đang thu hút
khách như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo Cò Chi Lăng Nam, v.v. chưa có các cơ sở vui
chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã không
kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú
của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có
mức chi tiêu thấp.


Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng
trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ
làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương góp phần phát
triển du lịch bền vững.

3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch

Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lượng và
chất lượng. Năm 2001 toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du
lịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2010 có 25 doanh nghiệp vận
chuyển khách du lịch với trên 800 xe. Các phương tiện vận chuyển đều đảm bảo
chất lượng, tiện lợi và an toàn góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ du lịch ở
Hải Dương.

4. Lao động trong ngành du lịch

Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao
gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm
việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao
động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ
giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số
lao động bình quân trên một phòng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung
càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên
tới 2 - 2,2 người/phòng.


Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


21
Đối với Hải Dương, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng tăng và
chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hải Dương, năm 2004 lực lượng lao động trong
ngành du lịch của Tỉnh là trên 1.400 người, năm 2010 tăng lên 3.750 người; tốc độ
tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2004-2010 là 19,12% (Bảng 11).
Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động trong ngành du lịch của Hải
Dương còn tương đối ít.

Bảng 11: Lao động trong ngành du lịch Hải Dương giai đoạn 2001-2010

Đơn vị tính: Người

Năm

Trình độ
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010
Tăng
trưởng

(%)
ĐH và trên đại học 80 114 145 150

250 305 364

487 515 26,2

Trung cấp & CĐ 340 500 615 650

750 792 890


1.650 2.015 24,9

Sơ cấp 90 113 185 198

270 355 437

579 550 25,4

Dưới sơ cấp 80 120

175 247

329 513 725

284 315 18,7

LĐ chưa qua đào tạo 205 157 195 155

518 435 384

250 350 6,9

Tổng số

795 1.004 1.315 1.424 1.817 2.400 2.800 3.250 3.745 21,4

Nguồn: Báo cáo thông kê Sở TM&DL các năm 2001 - 2007; Sở VHTTDL năm 2008-2010.

Nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành du lịch Hải Dương

đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động
trong ngành. Lao động đã qua đào tạo ở mức đại học và trên đại học đã chiếm tới
13% trong tổng số lao động, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận thì con số này còn rất
thấp. Tuy nhiên số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ
sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu
về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.

Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du
lịch thì lao động trong ngành du lịch Hải Dương đang thiếu cả về số lượng và chất
lượng.

Chỉ phân tích riêng trong năm 2010, thực trạng lao động trong ngành du lịch
cho thấy, chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêu
cầu. Trình độ đại học ở các chuyên ngành tỷ lệ đạt chưa cao so với tổng lao động
(13,7%). Lực lượng lao động đào tạo ở lĩnh vực khác không phải trong lĩnh vực du
lịch đào tạo còn khá lớn chiếm đến 44,2% trong tổng số lao động. Lao động chưa

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

22
qua đào tạo cũng đã hạn chế đi rất nhiều: nếu như năm 2001 số lao động này chiếm
đến 25,7% nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn 7,3%. Do phần lớn lực lượng
lao động của tỉnh chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch vì vậy sẽ ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động của ngành.

Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động
chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao
động có nghiệp vụ, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với
trường Trung học chuyên nghiệp, Trường Cao đẳng nghiệp vụ du lịch Hà Nội tổ
chức các lớp tập tuấn nghiệp vụ. Tuy nhiên số lao động được đào tạo vẫn còn hạn

chế và cũng là giải pháp tình thế trước mắt về lâu dài cần có kế hoạch đào tạo cụ thể
hơn, số lượng, chất lượng đều phải nâng lên ở mức tỷ lệ cao. Nhưng với tốc độ đầu
tư kinh doanh cơ sở lưu trú tăng quá nhanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn
Hải Dương như hiện nay thì việc đáp ứng lao động có trình độ tại địa phương là
không đáp ứng được.

Về kỹ năng nghiệp vụ: Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng
được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức,
trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế. Cán bộ
quản lý và kinh doanh còn hạn chế về trình độ, năng lực thực tiễn, quá trình đào tạo
và đào tạo lại chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.

Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp nhà
nước, các khách sạn có quy mô lớn quan tâm đến; còn các khách sạn tư nhân ngoài
chánh, phó giám đốc, kế toán có nghiệp vụ thì đa số là cán bộ hợp đồng thời vụ,
không qua đào tạo hoặc chỉ mới đào tạo thì ngắn hạn.

5. Hiện trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ và hệ thống sản phẩm du lịch

5.1. Phát triển du lịch theo lãnh thổ

Ở Hải Dương hiện có một số khu, điểm du lịch chính sau:

- Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc: với giá trị văn hoá lịch sử cao, cảnh quan
tự nhiên kỳ vỹ, Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu du lịch tổng hợp với nhiều loại sản phẩm
du lịch: du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch kết hợp
nghỉ dưỡng, cắm trại hoạt động du lịch ở đây mang tính “mùa” rõ rệt. Hàng năm, có
2 mùa lễ hội được tổ chức tại Côn Sơn: Mùa xuân và mùa thu. Đây chính là thời

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020


23
gian mà lượng khách du lịch đến Côn Sơn - Kiếp Bạc nhiều nhất. Theo thống kê của
Ban quản lý khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc tốc độ tăng trưởng khách giai đoạn 2001
– 2010 khoảng 20%, năm 2010 đạt trên 1 triệu lượt khách.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Côn Sơn chưa
được hiện đại song tương đối thuận lợi và đầy đủ. Các loại hình dịch vụ: kinh
doanh khách sạn, nhà nghỉ, vận chuyển, ăn uống, mua sắm phát triển và mở rộng.
Tuy nhiên, quy mô của các loại hình dịch vụ còn nhỏ lẻ thiếu sự liên kết; dịch vụ
vui chơi giải trí còn hạn chế Đánh giá chung thì khu Côn Sơn- Kiếp Bạc có giá trị
văn hoá lịch sử cao và cảnh quan đẹp, nhưng còn thiếu các sản phẩm du lịch chất
lượng cao nên mức độ hấp dẫn khách còn thấp.

- Khu An Phụ - Kính Chủ: Hiện đang được khai thác ở dạng tự nhiên đón
khách đến với mục đích tâm linh tham quan đền, chùa là chính. Ở đây chưa có hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch nên mặc dù hấp dẫn về cảnh quan
nhưng chất lượng sản phẩm du lịch thấp, chưa đồng bộ, chưa thu hút được khách
du lịch thuần tuý.

- Khu du lịch thành phố Hải Dương: Chủ yếu phục vụ các loại du lịch MICE,
kết hợp với tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, làng nghề truyền thống, v.v. Cơ sở
vật chất kỹ thuật và dịch vụ khá đầy đủ.

- Điểm du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng Nam: tại khu vực này vào lúc bình
minh và hoàng hôn diễn ra cảnh "giao ca" khá sinh động giữa cò và vạc (sáng cò bay
đi kiếm ăn, vạc bay về nghỉ, đến chiều cò trở về và vạc bay đi) nên khách thường
tham quan vào buổi chiều tối và sáng sớm và có nhu cầu nghỉ lại. Hạn chế chủ yếu ở
đây là chưa có cơ sở lưu trú nên lượng khách đến với điểm du lịch này còn ít, chủ
yếu là khách địa phương có thể đi về trong ngày.


Ngoài ra còn một số điểm di tích, làng nghề, làng quê khác đang hình thành
điểm du lịch như Di tích Đền Cao, Văn miếu Mao Điền, đền Tranh, đền Khúc Thừa
Dụ, phường múa rối nước Hồng Phong, Gốm Chu Đậu, chạm khắc gỗ Đông Giao,
thêu Hưng Đạo ở những điểm này còn thiếu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch như nơi đón tiếp khách, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí

Hệ thống tuyến du lịch của Hải Dương bao gồm:

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

24
* Tuyến du lịch liên tỉnh

 Hải Dương - quốc lộ 18 - Hạ Long - cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Trung
Quốc
 Hải Dương - Bắc Ninh - Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị quan - Trung Quốc
 Hải Dương - Hải Phòng
 Hải Dương - Bắc Giang - Lạng Sơn

* Tuyến du lịch nội tỉnh

 Tuyến du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, Kính Chủ - An phụ
 Tuyến du lịch sinh thái thăm làng cò Chi Lăng Nam, đền Quát, đền Tranh,
làng Cúc Bồ
 Tuyến du lịch thăm làng tiến sỹ Mộ Trạch, Văn miếu Mao Điền
 Tuyến du lịch tổng hợp thăm các di tích lịch sử, làng nghề, sinh thái

Trên các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh có rất nhiều các điểm du lịch và
các trung tâm dịch vụ dừng chân mua sắm, nhưng do các điểm du lịch của Hải

Dương còn chưa hấp dẫn nên chủ yếu khách chỉ dừng chân trên các tuyến quốc lộ 18
và quốc lộ 5A để ăn uống và mua sắm.

5.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

Cho đến nay Hải Dương mới chỉ phát triển được một số loại sản phẩm du lịch
chính sau :

- Du lịch tham quan : các điểm di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu là khu di tích
Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hoàng, Văn Miếu Mao Điền, đền Khúc Thừa Dụ, v.v. ;
tham quan các điểm danh thắng cảnh quan như Côn Sơn, An Phụ, Kính Chủ, v.v. ;
tham quan các làng nghề như làng gốm Chu Đậu (Nam Sách), làng chạm khắc đá
Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), phường rối
nước Thanh Hải, v.v. ;

- Du lịch lễ hội : các lễ hội tiêu biểu như Lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội
Côn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); hội bơi
chải (lễ hội Đền Quát - Gia Lộc; Đình Cậy - Bình Giang), hội đánh gậy (lễ hội Đền
Cuối, Gia Lộc), v.v.
- Du lịch thể thao, giải trí : sân golf Ngôi Sao Chí Linh (Chí Linh)
- Du lịch sinh thái : đảo Cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện)

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020

25
- Du lịch công vụ, hội nghị - hội thảo (MICE) : TP. Hải Dương

Như vậy có thể thấy hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương còn chưa
hoàn chỉnh, thiếu những sản phẩm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch thuần
túy mà Hải Dương có khả năng phát triển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dưỡng

sinh - chữa bệnh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch đường sông. Ngoài ra chất lượng
các sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa có khả năng cạnh tranh cao vì vậy ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch.

6. Hiện trạng hoạt động quản lý phát triển du lịch

6.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Ở cấp tỉnh: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước tháng 4/2008 là sở
Thương mại - Du lịch ) là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở tỉnh. Bộ máy của sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch được tổ chức theo Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh, theo đó 01 phòng nghiệp vụ du lịch với
05 cán bộ sẽ trực tiếp tham mưu đối với QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ở cấp huyện: chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch được lồng ghép
với phòng Văn hoá - Thông tin song chưa được quy định rõ ràng cụ thể.

Như vậy có thể thấy là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa được đặt
ngang tầm nhiệm vụ chính trị cả về quy mô, năng lực và quyền hạn. Phòng Nghiệp vụ Du
lịch thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch với đội ngũ cán bộ công
chức quá mỏng (5 biên chế ) nên chưa thể phát huy hết vai trò của quản lý nhà nước đối
với du lịch. Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn
thiếu và yếu nên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ở cấp huyện gần như còn
bỏ ngỏ.

6.2. Xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch

Công tác quản lý nhà nước đối với du lịch ở Hải Dương được thực hiện trên cơ
sở các chủ trương đường lối phát triển kinh tế chung của đất nước; Luật du lịch, các

×