Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tinh huong mon Luat Thuong Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.14 KB, 7 trang )

TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Ngày 01/01/2018 cơng ty A (trụ sở tại Quận Ninh Kiều, TPCT) gởi thư đề nghị giao kết hợp
đồng qua fax cho công ty B (trụ sở tại Quận 7, TP.HCM), theo đó cơng ty A đặt mua 200 tấn gạo
chất lượng loại 1 với giá 20 triệu/tấn, A đề nghị B giao hàng thành 2 đợt, mỗi đợt 100 tấn và A sẽ
thanh toán sau khi A nhận đủ hàng, A yêu cầu B trả lời chậm nhất vào ngày 10/01/2018. Cùng ngày
công ty B nhận được thư đề nghị trên, sau đó ngày 02/01/2018 cơng ty B gởi thư trả lời là B đồng ý
bán số hàng trên cho A nhưng yêu cầu A thanh toán thành 2 đợt: đợt 1: khi hợp đồng được giao kết;
Đợt 2: tại thời điểm công ty B giao hàng cho người vận chuyển do công ty A thuê tại kho của công
ty B. Ngày 03/01/2018 công ty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của B nhưng chưa chuyển thư trả lời
đi. Sau đó 01 ngày cơng ty B nhận được trả lời chấp nhận của công ty A qua fax.
Câu hỏi:
1. Có bao nhiêu đề nghị giao kết hợp đồng trong tình huống trên?
2. Đề nghị giao kết hợp đồng do công ty A gởi ngày 01/01/2018 sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày,
tháng, năm nào?
3. Hợp đồng giữa A và B được xác lập vào thời điểm nào? Các bên giao kết có đủ năng lực giao
kết HĐ không?
4. Địa điểm giao kết HĐ là ở đâu?
5. Giả sử khi hàng được chuyển đến kho của A, khi nhận hàng nhân viên của A phát hiện có
khoảng 15% số hàng đợt 2 khơng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. A yêu cầu B phải
thực hiện lại việc giao hàng cho đúng chất lượng nhưng B không đồng ý với lý do hàng đã
giao nên rủi ro sẽ chuyển sang cho bên mua.Vậy trong trường hợp đó A hay B phải chịu rủi
ro?
Tình huống 2:
Cơng ty A (trụ sở tại TP. Cà Mau) gửi một hộp thư chào hàng tới công ty B (Quận Ba Đình, HN)
ngỏ ý muốn giao kết HĐ với đối tượng là sản phẩm thủy hải sản đông lạnh. Khi chào hàng đó chưa
được gửi tới tay cơng ty B thì giám đốc cơng ty A gọi điện tới văn phịng công ty B để đề nghị thay
đổi về điều khoản giá cả trong hợp đồng. Cơ thư kí của cơng ty B đã nghe điện và hứa sẽ báo ngay
cho giám đốc của mình nhưng sau đó cơ ta lại quên không báo. Khi nhận được chào hàng ban đầu
của công ty A gửi tới, giám đốc công ty B ngay lập tức soạn thư trả lời chấp nhận chào hàng và gửi
ngược lại cho công ty A .Công ty A khơng có tín hiệu hồi đáp. Đúng ngày giao hàng được đưa ra


trong thư chào hàng ban đầu công ty A cho chuyển hàng đến địa điểm tập kết để giao hàng cho B
nhưng công ty B không nhận hàng vì lí do khơng có quan hệ hợp đồng giữa A và B. Công ty A đã
khởi kiện công ty B và địi bồi thường.
Câu hỏi:
1. Có quan hệ hợp đồng giữa A và B không ?
2. Thời điểm giao kết HĐ là khi nào?
3. Địa điểm giao kết HĐ là ở đâu?


4. Cơng ty B có phải bồi thường cơng ty A không?
Ghi chú: “chào hàng” tương ứng với lời đề nghị giao kết hợp đồng.
“chấp nhận chào hàng” tương ứng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Tình huống 3:
Một công ty xây dựng X ở TP Vĩnh Long gửi một đơn đặt hàng qua email, đặt mua 1000 bao
xi măng đến một công ty xi măng Y ở TP Cần Thơ vào ngày 01/12/2017. Cty Y đáp lại bằng cách
chở 1000 bao xi măng đến cho Cty X vào ngày 01/01/2018 và gửi lại một giấy yêu cầu thanh tốn.
Ngồi việc nêu rõ số lượng, giá cả, Cty Y ghi rõ rằng sau 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy thanh
tốn này nếu cty X khơng thanh tốn thì cty X phải trả 18% lãi suất hàng năm cho số tiền còn thiếu.
Tranh chấp phát sinh.
Câu hỏi :
1. Hợp đồng này là loại hợp đồng nào? (DS, TM, KD).
2.
3.
4.
5.
6.

Thời điểm giao kết HĐ?
Địa điểm giao kết HĐ?
Trả lời đơn đặt hàng bằng hành vi có phải là chấp nhận ký hợp đồng?

Cty X có phải trả lãi cho khoản tiền cịn thiếu khi q hạn thanh tốn không?
Áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp này? Giải quyết như thế nào?

Tình huống 4:
Ngày 03/4/2018, cty TNHH TM FOODCO (chuyên kinh doanh lương thực, trụ sở tại TP.
Vĩnh Long) gởi dự thảo hợp đồng qua fax cho cty vận tải đường biển TRANSCO (trụ sở tại Quận
Cái Răng, TPCT) đề nghị vận chuyển 2000 tấn lương thực từ cảng Cần Thơ đến cảng Sài Gòn và
yêu cầu cty TRANSCO trả lời trước ngày 10/6/2018. Ngày 09/6/2018 cty TRANSCO gởi công văn
trả lời chấp nhận hợp đồng cũng qua fax, nhưng yêu cầu bỏ điều khoản “mọi tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng vận chuyển được giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM”. Cty FOODCO
có nhận được cơng văn này nhưng khơng trả lời. Đến thời hạn thực hiện hợp đồng, cty TRANSCO
đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm bốc hàng theo thỏa thuận nhưng cty FOODCO không tập
kết để giao hàng. Cty TRANSCO yêu cầu cty FOODCO nộp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại vì
khơng thực hiện hợp đồng. Cty FOODCO từ chối vì cho rằng giữa hai bên chưa có hợp đồng. Bản
fax gởi đi chưa ký tên, chỉ là dự thảo. Cty TRANSCO đã lập hồ sơ khởi kiện.
Câu hỏi:
1. CTy FOODCO và cty TRANSCO đã xác lập quan hệ hợp đồng chưa, vì sao?
2. Nếu xác lập HĐ thì địa điểm giao kết là ở đâu?
3. Thời điểm giao kết?
4. Hướng xử lý cho tranh chấp trên?
Tình huống 5:
Ngày 9/8/2017 UBND xã Song Vân ký hợp đồng số 03 giao cho công ty xây dựng Lam Sơn
xây dựng trường cấp 1 Song Vân. Ngày 04/11/2017 công ty xây dựng Lam Sơn giao cho bà Phùng
Thị Biểu khởi cơng xây dựng. Đến ngày 06/4/2018 cơng trình hồn thành, các bên ký biên bản bàn
giao cơng trình và đưa cơng trình vào sử dụng.


Do bên cơng ty Lam Sơn thiếu vốn thanh tốn theo tiến độ, nên đến ngày 8/4/2018 hai bên
mới thanh lý hợp đồng. Nhưng bên Lam Sơn không đồng ý thanh toán tiền lãi phần vốn chậm trả
như hợp đồng đã ký kết. Do vậy ngày 9/6/2018 bà Phùng Thị Biểu đã tự mình đứng đơn khởi kiện

yêu cầu UBND xã Song Vân thanh toán các khoản nợ, tổng cộng 87.750.000 đồng.
Vấn đề thảo luận:
1. Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên?
2. Tư cách của các đương sự trong vụ án?
3. Vụ án có thể được thụ lý giải quyết theo thủ tục nào?
Tình huống 6:
Ngày 20/6/2018 công ty TNHH Thương mại xây dựng Vi Long – Q.4, TP.HCM (bên A) ký
hợp đồng giao khoán gọn công việc số 04/HĐTC-00 với công ty cổ phần thi công cơ giới tỉnh Lâm
Đồng (bên B) với nội dung: bên A khốn gọn cho bên B về nhân cơng và vật tư để thực hiện thi
cơng cơng trình nhà ở liên kế 1 trệt 1 lầu tại phường 2 TP Tân An tỉnh Long An. Tại điều khoản thi
hành, các bên thỏa thuận: “trường hợp có tranh chấp, hai bên thỏa thuận nhờ tòa án kinh tế TAND
TP.HCM phán xử”.
Ngày 30/9/2018 bên A gởi cho bên B công văn thông báo việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng.
Sau nhiều lần gặp nhau để giải quyết nhưng không đạt được kết quả, ngày 05/12/2018, bên B
đã khởi kiện đến tòa án nhân dân tỉnh Long An (nơi thực hiện hợp đồng) để giải quyết.
Ngày 08/12/2018 TAND tỉnh Long An đã ra quyết định chuyển vụ án này đến TAND
TP.HCM để giải quyết theo thẩm quyền.
Vấn đề thảo luận:
1. Việc nguyên đơn đã khởi kiện tại TAND tỉnh Long An là căn cứ vào quy định nào của
pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại?
2. Trong tố tụng kinh tế các bên có quyền lựa chọn tịa án để giải quyết hay không? Tại sao?
3. Quyết định chuyển vụ án đến TAND TP.HCM giải quyết có phù hợp với quy định của
pháp luật khơng? Tại sao?
Tình huống 7:
Ngày 01/9/2018 công ty cổ phần Tây Đô (Quận Cái Răng) ký hợp đồng với công ty TPT
(Quận Ninh Kiều) chuyên kinh doanh máy tính xách tay, máy tính văn phịng, cả hai bên chủ thể đều
có trụ sở chính ở TP. Cần Thơ với nội dung Hợp đồng là TPT sẽ bán cho Tây Đơ 100 máy tính văn
phịng 2 bên thống nhất thỏa thuận về giá và chất lượng máy. Sau khi nhận hàng không lâu Tây Đô
phát hiện chất lượng máy không đúng như thỏa thuận. Tây Đô khiếu nại với TPT nhưng không nhận

được câu trả lời thỏa đáng, Tây Đơ khởi kiện.
Theo anh/chị thì tranh chấp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Tình huống 8:
Cơng ty TNHH An Phú có trụ sở chính tại Quận Lê Trân, Thành phố Hải phịng. Cơng ty cổ
phần Phước Vĩnh có trụ sở chính tại Thành Phố Biên Hịa, Tỉnh Đồng Nai. Phước Vĩnh có ký hợp
đồng mua lại của An Phú ngôi nhà tại phố Thái Hà, Quận Đống đa, thành phố Hà Nội làm văn


phịng đại diện. Sau khi nhận nhà Cơng ty Phước Vĩnh khơng làm thủ tục trước bạ được vì bên bán
không thể giao đủ các hồ sơ hợp lệ về sở hữu nhà nên đòi huỷ hợp đồng mua bán này. Cơng ty An
Phú khơng chấp nhận vì cho rằng việc mua bán đã hoàn tất. Trong trường hợp này đơn kiện của
Cơng ty Phước Vĩnh phải gửi đến:
- Tồ kinh tế Tồ án nhân dân Thành phố Hải Phịng?
- Toà kinh tế Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội?
- Một trong hai Toà trên theo sự lựa chọn của Cơng ty Phước Vĩnh hoặc Tịa án khác?
Tình huống 9:
Tính đến thời điểm TAND tỉnh K ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với Cty
thì tài sản của CTy TNHH Thắng Lợi hiện chỉ còn khoảng 20 tỉ đồng. Cty còn các khoản nợ như
sau:
- Nợ ngân hàng T : 3,5 tỉ trong đó có 3 tỉ có bảo đảm.
- Nợ ngân hàng V : 2,5 tỉ trong đó có 1,8 tỉ có bảo đảm.
- Nợ lương công nhân : 2,3 tỉ
- Nợ chủ nợ D : 1 tỉ
- Nợ E 3 tỉ trong đó có 2,5 tỉ là có bảo đảm
- Nợ P 3,3 tỉ
- Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỉ
- Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỉ
- Nợ thuế 0,5 tỉ
- Nợ chủ nợ G 2,5 tỉ có bảo đảm 1,2 tỉ
- Chi phí phá sản là 0,1 tỉ.

Hãy giải quyết phá sản và phân chia tài sản của Cty Thắng Lợi.
Tình huống 10:
Thúy Kiều và Kim Trọng mỗi người dùng tài sản riêng của mình để góp vốn thành lập cơng
ty hợp danh Kim Vân Kiều với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng trong đó mỗi người góp 50%. Cơng ty sau 9
năm thành lập bắt đầu kinh doanh thua lỗ. Ngày 01/02/2018 theo yêu cầu của Thúy Kiều, tòa án đã
thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Kim Vân Kiều. Doanh nghiệp không còn khả năng
phục hồi nên ngày 01/4/2018 thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Ở thời điểm
thực hiện thủ tục xử lý tài sản, công ty có các khoản nợ sau:
- Nợ của A số tiền 500 tr, trong đó tài sản đảm bảo 1 tỷ.
- Nợ của B 200 tr khơng có đảm bảo.
- Nợ của C 600 tr tài sản đảm bảo 200 tr.
- Nợ lương của người lao động là 800 tr.
- Chi phí phá sản 200 tr.
- Nợ thuế 400 tr.
Biết rằng tài sản của công ty Kim Vân Kiều (bao gồm tài sản bảo đảm) là 3 tỷ.
Căn cứ vào quy định của Luật phá sản hiện hành hãy tiến hành phân chia tài sản cho các chủ
nợ của công ty Kim Vân Kiều.


Tình huống 11:
Cơng ty cổ phần Quang Minh được thành lập với 3 cổ đông sáng lập là ông M góp 50% tổng
số vốn góp của cơng ty, bà N góp 30% tổng số vốn góp của cơng ty, ơng P góp 20% tổng số vốn góp
của cơng ty. Vào tháng 01/2018, cơng ty mất khả năng thanh tốn và có đơn của rất nhiều chủ nợ
gởi đến tịa án đề nghị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với công ty Quang
Minh. Trong q trình kiểm kê tài sản của cơng ty, quản tài viên xác định các khoản nợ như sau:
- Nợ của ngân hàng A 500 triệu đồng, lãi suất 1%/tháng, hợp đồng vay tiền đã thực hiện
-

được 06 tháng, tài sản doanh nghiệp đem thế chấp cho ngân hàng trị giá 530 triệu.
Nợ của ông B 200 triệu đồng, lãi suất 2%/tháng, doanh nghiệp đã vay được 06 tháng, tài

sản doanh nghiệp đem cầm cố cho ông B trị giá 150 triệu đồng.
Nợ công ty liên doanh C 400 triệu đồng và khơng có tài sản cầm cố, thế chấp hay được
người khác bảo lãnh.

- Cơng ty cịn nợ thuế là 100 triệu đồng.
- Các khoản nợ lương của người lao động là 45 triệu đồng.
- Chi phí dành cho việc phá sản là 5 triệu đồng.
Giá trị tài sản cịn lại của cơng ty gồm:
- Hàng tồn kho trị giá 100 triệu đồng.
- Căn nhà làm trụ sở trị giá 300 triệu đồng.
- Số tiền mặt còn lại là 50 triệu đồng.
Câu hỏi:
1. Có các chủ nợ sau đây đã tiến hành nộp đơn:
- Ngân hàng A,
- Ông B,
- Công ty liên doanh C.
Anh, chị hãy xác định trong 3 chủ nợ trên thì chủ nợ nào mới có quyền nộp đơn đến tịa án
theo quy định của Luật Phá sản năm 2014. Giải thích?
2. Anh, chị hãy tiến hành thanh lý tài sản của công ty cổ phần Quang Minh theo quy định của
pháp luật theo các yêu cầu sau:
a) Xử lý các khoản nợ có đảm bảo và đảm bảo một phần
b) Xác định giá trị tài sản cịn lại của cơng ty Quang Minh.
c) Xác định các khoản nợ của công ty Quang Minh.
d) Thanh toán theo thứ tự được quy định trong Luật Phá sản năm 2014.
Tình huống 12:
Ngày 01/3/2018 Tịa án đã thụ lý đơn và ra quyết định mở thủ tục giải quyết đơn yêu cầu
tuyên bố phá sản đối với công ty cổ phần Lam Sơn kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng vật liệu cách
điện. Tại thời điểm kiểm kê tài sản của công ty, tổ quản lý, thanh lý tài sản xác định được cơng ty có
các khoản nợ và tài sản sau:



-

Nợ ngân hàng A là 500 tr, lãi suất 1%/tháng, hợp đồng vay đã thực hiện được 8 tháng.
Khoản nợ này công ty Lam Sơn được ông Nguyễn Văn Mai cam kết bảo lãnh là sẽ thanh
toán cho ngân hàng A khi cơng ty Lam Sơn khơng có khả năng thanh tốn.

-

Nợ cơng ty thép Hà Tây 350 tr.

-

Nợ cơng ty xây dựng Bát Tràng 80 tr tiền vật liệu sứ.
Nợ ông Trần B 100 tr, lãi suất 2%/tháng, hợp đồng vay thực hiện được 4 tháng, trong đó
tài sản công ty Lam Sơn đã thế chấp cho ông B trị giá 85tr.

-

Chi phí phá sản dự tính là 50 tr.
Cơng ty cịn nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động trong công ty là 100 tr.

Giá trị tài sản cịn lại của cơng ty là 900 tr.
Cơng ty có 4 cổ đơng là ơng C góp 20%, bà D góp 40%, anh E góp 25% và ông F góp 15%.
Câu hỏi:
1. Có các chủ nợ sau đây đã tiến hành nộp đơn ra tòa án yêu cầu tòa án mở thủ tục tuyên bố phá
sản đối với công ty Lam Sơn là:
- Ngân hàng A,
- Công ty xây dựng Bát Tràng,
- Ông B.

Anh, chị hãy xác định trong 3 chủ nợ trên thì chủ nợ nào mới có quyền nộp đơn đến tịa án
theo quy định của Luật Phá sản năm 2014.
2. Anh, chị hãy tiến hành thanh lý tài sản của công ty Lam Sơn theo quy định của pháp luật
theo các yêu cầu sau:
a) Xử lý các khoản nợ có đảm bảo và đảm bảo một phần.
b) Xác định giá trị tài sản còn lại của công ty Lam Sơn.
c) Xác định các khoản nợ của cơng ty Lam Sơn.
d) Thanh tốn theo thứ tự được quy định trong Luật Phá sản năm 2014.
Tình huống 13:
Công ty TNHH M được thành lập vào năm 2016 với 3 thành viên góp vốn là T góp 30% vốn,
N góp 40% vốn và Z góp 30% vốn. Do làm ăn thua lỗ nên công ty không thể thanh toán được các
khoản nợ đến hạn.
Ngày 20/5/2018 TAND A thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản đối với cty TNHH
M. Ngày 5/6/2018, Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với M.
Cơng ty có các khoản nợ sau:
- Nợ thuế: 500 tr
- Chi phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản 50 tr.
- Các khoản nợ khơng có đảm bảo:
+ Nợ DNTN : 400 tr.
+ Nợ công ty liên doanh D: 600 tr.
- Nợ người lao động: 200 tr.
Yêu cầu: thanh toán tài sản còn lại của M trong các trường hợp sau:


a) Tài sản còn lại của M là 1.550 tr.
b) Tài sản cịn lại của M là 1.950 tr.
Tình huống 14:
Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cơng ty TNHH An Bình, cơng ty có các
thơng tin được cung cấp bên dưới. Hãy phân chia giá trị tài sản cịn lại của cơng ty An Bình:
1. Tổng giá trị tài sản hiện có tại cơng ty bao gồm cả giá trị tài sản cố định và tài sản lưu

động (nhà xưởng, máy móc, thiết bị khác, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tiền
mặt…) thuộc sở hữu công ty là 2.150 tr.
2. Số tài sản đã được thế chấp cho các chủ nợ trị giá 1.200 tr như sau:
- Nợ của chủ nợ A 800 tr, tài sản thế chấp 600 tr.
- Nợ của chủ nợ B 400 tr, tài sản thế chấp 600 tr.
3. Số tài sản hiện đang được cầm cố cho các chủ nợ:
4.
5.
-

Nợ của chủ nợ C 100 tr, tài sản cầm cố 80 tr.
Nợ của chủ nợ D 90 tr, tài sản cầm cố 120 tr.
Cơng ty có một số tài sản cho thuê, hàng gởi đại lý bán, nợ có thể thu hồi được...là 900 tr.
Cơng ty cịn các khoản nợ không đảm bảo sau:
Nợ của E 800 tr.

-

Nợ F 490 tr.
Nợ G 150 tr.
Nợ H 200 tr.

6.
7.
8.
9.

Công ty nợ thuế 700 tr
Nợ người lao động 200 tr.
Chi phí phá sản 50 tr.

Cơng ty có 3 thành viên: K góp 50% vốn, V góp 30% vốn, L góp 20% vốn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×