Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường mầm non huyện Nam Sách, Hải Dương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 9 trang )

TC.DD & TP 16 (5) - 2020

THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TẠI CÁC BẾP ĂN TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG NĂM 2019
Lê Thị Hồng Ngọc1, Trịnh Bảo Ngọc2
Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại bếp ăn tập thể (BATT) các trường mầm non
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: Mô tả thực
trạng về VSATTP tại BATT của các trường mầm non huyện Nam Sách, Hải Dương năm 2019.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 23 bếp ăn tại các trường mầm non huyện Nam
Sách, Hải Dương. Kết quả: Mức độ đạt riêng về điều kiện vệ sinh cơ sở là 4,3%; điều kiện vệ
sinh trang thiết bị, dụng cụ đạt 43,5%; điều kiện về con người đạt 47,8%, điều kiện về vệ sinh
trong chế biến đạt 100%; chỉ có 17,4% các bếp ăn đạt điều kiện về giấy tờ sổ sách; Đặc biệt, tất cả
các cơ sở đều chưa đạt được điều kiện chung về VSATTP theo quy định của Bộ Y tế. Kết luận:
Khơng có BATT nào đạt tất cả các điều kiện chung về VSATTP. Chỉ điều kiện về vệ sinh trong
chế biến thực phẩm đạt tỷ lệ tuyệt đối. Tỷ lệ đạt thấp nhất là điều kiện vệ sinh cơ sở.
Từ khóa: : ATTP, Bếp ăn tập thể, Trường mầm non, Nam Sách, Hải Dương.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
VSATTP trong bữa ăn hàng ngày giữ
vai trò quan trọng và liên quan trực tiếp
đến sức khỏe, nâng cao sức lao động,
phịng chống bệnh tật. Bảo đảm VSATTP
khơng chỉ làm giảm bệnh tật mà còn
đảm bảo nguồn nhân lực để phát triển
đất nước. Ngồi ra, chất lượng VSATTP
cịn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế,
văn hóa, thương mại, du lịch và an sinh
xã hội. Đảm bảo chất lượng VSATTP
là một công việc hết sức phức tạp. Các
nước phát triển có hệ thống quản lý chất


lượng VSATTP tiên tiến nhưng ngộ độc
thực phẩm (NĐTP) vẫn thường xuyên
xảy ra. Mỗi năm, ở các nước phát triển,
hàng triệu người bị ốm và tử vong do ăn
phải thực phẩm khơng an tồn, một phần
ba dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh do thực
phẩm gây ra, vấn đề này còn nghiêm
trong hơn ở các nước đang phát triển [1].
1

TT Y tế Huyện Nam Sách – Hải Dương
Email:
2
PGS.TS. Trường ĐH Y Hà Nội

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y
tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì
nguyên nhân do vi sinh vật (VSV) gây
bệnh đường ruột đứng thứ 2. Theo kết
quả báo cáo của Cục An toàn thực phẩm
– Bộ Y tế cho thấy, Giai đoạn 01/2010
– 12/2014 cả nước xảy ra 847 vụ NĐTP
với 26.563 người mắc, 21.131 người
nhập viện và 183 người tử vong [2]. Giai
đoạn 2011 – 2016, toàn quốc đã ghi nhận
1.007 vụ [3]. Năm 2017, cả nước ghi
nhận 139 vụ. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6
tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 44
vụ NĐTP với trên 1.200 người mắc, 7

trường hợp tử vong. Riêng trong tháng
6/2018, cả nước xảy ra 16 vụ NĐTP, làm
284 người mắc, 190 người phải nằm viện
và 1 trường hợp tử vong [4].
Theo thống kê của cục An tồn thực
phẩm, có rất nhiều ngun nhân dẫn đến
Ngày gửi bài: 1/6/2020
Ngày phản biện đánh giá: 1/7/2020
Ngày đăng bài: 25/9/2020

67


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
các vụ NĐTP, trong đó BATT khơng
đạt tiêu chuẩn là ngun nhân chủ yếu
(khoảng 90%) [5]. Trong 4 năm (20072010) số vụ NĐTP xảy ra tại BATT chiếm
tỉ lệ 12,7- 20,6% tổng số vụ mỗi năm.
Trong năm 2014, tồn quốc ghi nhận có
194 vụ NĐTP với 5.203 người mắc và
43 người tử vong [6]. Trường mầm non
là nơi tập trung nhiều trẻ nhỏ, cơ thể cịn
non nớt, sức đề kháng kém, trẻ chưa có ý
thức tự bảo vệ sức khỏe. Bữa ăn của trẻ
phụ thuộc hoàn toàn vào nhà trường, một
trong những nguyên nhân dẫn đến NĐTP
là do ăn uống không đảm bảo VSATTP.
Ngộ độc ở trẻ nhỏ thường để lại hậu quả
lâu dài và có khi ảnh hưởng nặng nề trong
suốt cả cuộc đời. Mục tiêu nghiên cứu:

Mô tả thực trạng về VSATTP tại BATT
của các trường mầm non huyện Nam
Sách, Hải Dương năm 2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu: BATT của
trường mầm non.
Thời gian và địa điểm: Từ tháng 12/2018
đến tháng 10/2019, tại 23 trường mầm non

trên địa bàn huyện Nam Sách, Hải Dương.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Chọn toàn bộ các BATT của 23 trường
mầm non trên địa bàn huyện theo danh sách
do Trung tâm Y tế Nam Sách cung cấp.
Công cụ, phương pháp thu thập thông
tin: Sử dụng bảng kiểm thiết kế sẵn để
quan sát và đánh giá điều kiện VSATTP
BATT theo quy định của Bộ Y tế.
Cách đánh giá: Đánh giá điều kiện
đảm bảo VSATTP của các bếp ăn căn cứ
theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày
12/11/2018 của Chính phủ, Nghị định
167/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ, Thơng tư 67/2016/TT-BYT
ngày 05/12/2012 và các văn bản liên quan.
Thang điểm có tổng số điểm tối đa là
50 điểm, đánh giá bếp ăn đạt điều kiện
VSATTP khi đạt 100% tổng số điểm
trong bảng kiểm, tương ứng 50 điểm.

Phân tích thống kê: Số liệu được làm
sạch, mã hóa và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0.

III. KẾT QUẢ

Bếp ăn nhỏ
Bếp ăn nhỏ
Bếp ăn nhỏ

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bếp ăn theo quy mô

68


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Các trường mầm non có bếp ăn quy mơ vừa, phục vụ từ 200-500 suất ăn/ngày là chủ
yếu chiếm 60,9%, cịn lại có một số ít bếp ăn quy mơ lớn (>500 suất ăn/ngày) và nhỏ
(<200 suất ăn/ngày) với tỷ lệ ngang nhau lần lượt là 21,7 và 17,4 %.
Bảng 1. Điều kiện về môi trường hạ tầng cơ sở
Điều kiện về môi trường hạ tầng cơ sở

Thiết kế và tổ
chức

Kết cấu

Nguồn nước

Dụng cụ chứa

đựng rác thải

Nơi trưng bày
thức ăn

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo ngun tắc
một chiều.

19

82,6

Nơi tập kết, xư ly rác thải ơ ngoài khu vực san xuât
thưc phâm.

13

56,5

Nền nhà, tường bếp, mặt bàn chế biến… được xây
dựng bằng vật liệu đạt tiêu chuẩn.

20

87,0


Khu chế biến được xây dựng kiên cố, không bị dột,
thấm nước, khơng bị rạn nứt

21

91,3

Có đủ nước sạch để sử dụng.

23

100

Các ngn nước được kiểm tra chất lượng, vệ sinh ít
nhất 6 thang/lân.

2

8,7

Co đu dụng cụ thu gom chất thải, rac thai.

22

95,7

Thùng làm bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín, an tồn
với mơi trường.

16


69,6

Rác thải được xử lý trong ngày

23

100

Được giữ vệ sinh sạch sẽ, có lưới ngăn cơn trùng

14

60,9

Có bàn, giá bày thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất
60cm, có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp,
xúc thức ăn.

23

100

Về thiết kế tổ chức có 82,6% bếp ăn
theo nguyên tắc 1 chiều, tỷ lệ trường đặt
nơi tập kết, xử lý chất thải ngoài khu vực
chế biến chiếm 56,5%. Về kết cấu: 91,3%
bếp ăn đạt tiêu chuẩn về xây dựng, 87,0%
đạt tiêu chuẩn về vật liệu làm nền, tường.
100% bếp ăn có đủ nước sạch để sử dụng,

tuy nhiên chỉ 2 trường (8,7%) có thực
hiện kiểm tra 6 tháng 1 lần theo quy định.

95,7% bếp ăn có đủ dụng cụ thu gom chất
thải và tất cả đều xử lý rác trong ngày, tuy
nhiên chỉ 69,6% bếp ăn có thùng đựng
rác đạt tiêu chuẩn. 100% bếp ăn bày thực
phẩm chín trên bàn hoặc giá cao cách mặt
đất ít nhất 60cm, có đủ dụng cụ bảo đảm
vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn nhưng
chỉ 60,9% bếp ăn có nơi trưng bày thức
ăn có lưới ngăn cơn trùng.
69


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Bảng 2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ chế biến

Số lượng (n)

Tỷ lệ
(%)

Dao riêng cho thực phẩm sống,
chín, đảm bảo khơ, sạch

17

73,9


Thớt riêng cho thực phẩm sống,
chín, đảm bảo khơ, sạch

22

95,7

Mặt bàn chế biến được vệ sinh
trước và sau khi chế biến thực
phẩm.

23

100

23

100

23

100

Vệ sinh dụng cụ

Dụng cụ chế biến

Có thiết bị bảo quản thực phẩm
Dụng cụ bảo quản, lưu
Có tủ lưu mẫu, thực hiện lưu mẫu

mẫu
thức ăn tối thiểu 24 giờ.
Tất cả bếp ăn có mặt bàn chế biến
được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi
chế biến và đạt tiêu chuẩn về dụng cụ
bảo quản, lưu mẫu thực phẩm. 73,9%

bếp ăn có dao riêng; 95,7% bếp ăn có
thớt riêng cho thực phẩm sống, thực
phẩm chín, đảm bảo khơ, sạch.

Bảng 3. Điều kiện về con người
Điều kiện về con người

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

17

73,9

22

95,7

Tất cả NCBTP được khám
sức khỏe tuyển dụng.

23


100

Tất cả NCBTP được khám
sức khỏe định kỳ.

23

100

Có chứng chỉ tập huấn kiến
thức ATTP cho tất cả
NCBTP.

21

91,3

Có đủ quần áo bảo hộ
Vệ sinh cá nhân người
chế biến thực phẩm NCBTP không dùng tay
(NCBTP)
bốc, chia thức ăn.
Khám sức khỏe

Tập huấn ATTP

Hầu hết bếp ăn có NCBTP khơng dùng tay bốc, chia thức ăn chín (95,7%); 73,9% bếp ăn
trang bị đủ quần áo bảo hộ cho NCBTP. 100% NCBTP được khám sức khỏe tuyển dụng và
định kỳ. Phần lớn bếp ăn có đủ chứng chỉ tập huấn kiến thức ATTP cho tất cả NCBTP.

70


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Bảng 4. Điều kiện vệ sinh trong chế biến
Số lượng (n)

Tỷ lệ
(%)

Không ôi, thiu, dập nát

23

100

Ngun liệu đóng gói sẵn cịn hạn sử dụng

23

100

23

100

23

100


Vệ sinh trong chế biến

Nguyên liệu và Không sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ Y
phụ gia
tế quy định
Không sử dụng chất bảo quản ngoài danh
mục cho phép

Tất cả các bếp ăn đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong chế biến với tỷ lệ 100%.
Bảng 5. Hồ sơ, sổ sách của các BATT
Hồ sơ, sổ sách

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

14

60,9

Có sổ lưu mẫu thức ăn

19

82,6

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

8


34,8

Có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cịn hạn

23

100

Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng
dẫn của Bộ Y tế

Phần lớn bếp ăn có đủ sổ lưu mẫu thức
ăn (82,6%) nhưng số bếp ăn có đủ sổ
kiểm thực 3 bước thì chiếm tỷ lệ thấp
hơn (60,9%).

Tất cả BATT có giấy chứng nhận đủ
điều kiện VSATTP cịn hạn, tuy nhiên
số có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ chiế 34,8%.

Bảng 6. Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện VSATTP
Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Điều kiện cơ sở vật chất

1

4,3


Điều kiện trang thiết bị

10

43,5

Điều kiện về con người

11

47,8

Điều kiện vệ sinh trong chế biến

23

100

Điều kiện về hồ sơ, sổ sách
Đạt cả 5 điều kiện trên

4

17,4

0

0


71


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Tỷ lệ bếp ăn đạt điều kiện về vệ sinh
trong chế biến đạt tỷ lệ tuyệt đối; các
điều kiện khác tỷ lệ bếp ăn đạt chưa đến
một nửa, điều kiện về thiết bị đạt 43,5%;
điều kiện về con người đạt 47,8%; điều
kiện về hồ sơ, sổ sách đạt 17,4%; điều
kiện về cơ sở vật chất đạt thấp nhất với
1 bếp ăn đạt (4,3%).
Kết hợp tất cả điều kiện, các BATT
trên địa bàn huyện Nam Sách khơng có
bếp ăn nào thỏa mãn tất cả tiêu chuẩn.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu toàn bộ Trường
Mầm non tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương có tổ chức BATT là 23 trường
với 5 trường có bếp ăn quy mơ nhỏ,
14 trường có bếp ăn quy mơ vừa và 4
trường có bếp ăn quy mơ lớn. Kết quả
này là hồn tồn phù hợp với đặc thù
địa bàn nghiên cứu.
1. Điều kiện vệ sinh cơ sở:
Điều kiện vệ sinh cơ sở là một yếu tố
quan trọng tác động trực tiếp đến điều
kiện VSATTP. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy số cơ sở đạt đủ tất
cả tiêu chí là 4,3% với tỷ lệ đạt thấp

nhất là kiểm tra chất lượng nguồn nước
6 tháng/lần 8,7%, số liệu này thấp hơn
so với báo cáo của Sở Y tế Hà Nội
năm 2017 về kết quả công tác ATTP
BATT tại các trường học trên địa bàn
thành phố: 86,9% cơ sở có xét nghiệm
nước định kỳ[7]. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thùy Dương và cộng sự năm
2011 về ATTP tại BATT của các trường
mầm non khu vực nội thành Hà Nội cho
thấy: 42,9% BATT đạt các tiêu chí về vệ
sinh cơ sở[8].
72

Tuy tỷ lệ bếp ăn có lưới ngăn cơn
trùng thấp nhưng tỷ lệ bếp ăn có bàn
cao cách mặt đất ít nhất 60cm (100%)
cao hơn báo cáo của Sở Y tế Hà Nội
năm 2017: 88,9% cơ sở có lưới chống
cơn trùng và 92,6% cơ sở có đủ giá kệ
cao [7] và một nghiên cứu của Hoàng
Đức Hạnh năm 2016 về đánh giá thực
trạng công tác quản lý, điều kiện ATTP
BATT trường học trên địa bàn Hà Nội
(có 88,3% có đầy đủ giá kệ và 86,7% có
lưới phịng chống cơn trùng) [9].
Có 82,6% bếp ăn bố trí theo ngun
tắc một chiều, tỷ lệ kết cấu tường, nền
của bếp đạt tiêu chuẩn là 87% cao hơn

nghiên cứu Ngô Oanh Oanh về thực
trạng và quản lý ATTP tại BATT các
trường mầm non của huyện Lâm Thao,
Phú Thọ (45,% bếp ăn có cấu tạo một
chiều; 86,4% bếp ăn và tường bếp
ăn được xây dựng bằng vật liệu tiêu
chuẩn, 63,6% bếp có trần nhà phẳng,
sáng màu, không bị dột, rêu mốc) [10].
Nhưng tỷ lệ bếp ăn một chiều lại thấp
hơn nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh
năm 2016 (86,7%) [9] và báo cáo của
Sở Y tế Hà Nội năm 2017 (90,6%)[7].
Nguyên nhân ở đây có thể do Hà Nội là
Thành phố lớn, trình độ phát triển cao
hơn nên tỷ lệ trường có bếp ăn bố trí
theo nguyên tắc một chiều cao hơn nơi
khác.
Vấn đề chất thải cũng là một vấn đề
còn tồn tại, nghiên cứu cho thấy 95,7%
cơ sở có dụng cụ thu gom chất thải
tương đương với số liệu trong báo cáo
của Sở Y tế Hà Nội năm 2017 (93,8%)
[7]; nhưng chỉ 69,6% trường có dụng cụ
chứa đựng chất thải làm bằng vật liệu
bền, có nắp đậy, an tồn với mơi trường.
Nguồn nước tại các bếp ăn với chỉ 2


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
trường (8,7%) kiểm tra 6 tháng 1 lần

theo quy định, đây là một mối nguy
tiềm tàng có thể trở thành nguyên nhân
gây NĐTP nên có biện pháp khắc phục
sớm.
2. Điều kiện vệ sinh trang thiết bị,
dụng cụ
Theo nghiên cứu này, tỷ lệ bếp ăn đạt
điều kiện về trang thiết bị là 43,5% khá
thấp so với nghiên cứu của Nguyễn
Thùy Dương và cộng sự năm 2011:
77,1% [8].
Nhiều tiêu chí đạt tỷ lệ tuyệt đối như
tiêu chí về dụng cụ bảo quản và lưu
mẫu thực phẩm. Nghiên cứu của Hoàng
Đức Hạnh năm 2016 cho thấy: 93% có
kho chứa, tủ lạnh bảo quản thực phẩm,
100% thực hiện lưu mẫu thức ăn. Về
điều kiện vệ sinh dụng cụ: 96,7% có
dao, thớt riêng cho thực phẩm sống
chín [9]. Trong các BATT của trường
mầm non huyện Nam Sách việc trang bị
dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và
chín là 73,9% cịn thấp so nghiên cứu
của Hồng Đức Hạnh. Theo báo cáo
của Sở Y tế Hà Nội năm 2017 về điều
kiện dụng cụ: 94,5% cơ sở có dụng cụ
chế biến sống chín riêng biệt [7]. Các
nghiên cứu này có tỷ lệ sử dụng dao,
thớt riêng đều cao so với nghiên cứu
của chúng tôi.

3. Điều kiện về con người
Điều kiện về con người có tỷ lệ đạt
đều trên 60% với tỷ lệ NCBTP được
khám sức khỏe đạt 100% nhưng tỷ lệ
BATT có trang bị đầy đủ các loại bảo
hộ 73,9% thấp hơn một báo cáo của chi
cục VSATTP Hà Nội năm 2017: 95%
NCBTP khi tham gia chế biến có mang
trang phục đạt yêu cầu, đây có thể do sự

khác biệt giữa hai địa điểm nghiên cứu
về trình độ phát triển[7].
Chỉ 2/23 trường chưa trang bị đủ
chứng chỉ tập huấn ATTP cho tất cả
NCBTP; qua tìm hiểu được biết là do
có 2 NCBTP mới vào làm việc và chưa
có lớp tập huấn tổ chức nên việc lấy
chứng chỉ bị trì hỗn. Tuy nhiên tỷ lệ
này vẫn tương đương báo cáo của chi
cục VSATTP Hà Nội năm 2017 tỷ lệ là
91,2% [7]. Còn so với nghiên cứu của
Hoàng Đức Hạnh năm 2016 chỉ ra 93%
có giấy xác nhận kiến thức VSATTP
và khám sức khỏe định kỳ [9] thì tỷ lệ
khám sức khỏe cho NCBTP tại nghiên
cứu này cao hơn nhưng tỷ lệ cơ sở có đủ
giấy chứng nhận kiến thức lại thấp hơn
nhưng khác biệt không đáng kể.
4. Điều kiện vệ sinh trong chế biến
Tất cả điều kiện về vệ sinh trong chế

biến đều đạt. Như ta thấy, BATT phục
vụ bữa ăn với quy mô xác định, thực
phẩm đều được chế biến và sử dụng
trong ngày, nguyên liệu nhập từng ngày,
món ăn thường đơn giản nên không cần
sử dụng phụ gia và chất bảo quản.
5. Thực trạng hồ sơ, sổ sách
Điều kiện về hồ sơ, sổ sách đạt 17,4%
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Thùy Dương khi có 100% trường tiểu
học nội thành Hà Nội năm 2011 đạt điều
kiện hồ sơ, sổ sách[8]. Phần lớn bếp
ăn có đủ sổ lưu mẫu thức ăn (82,6%)
nhưng số bếp ăn có đủ sổ kiểm thực 3
bước chiếm tỷ lệ thấp hơn (60,9%). Tỷ
lệ này cũng thấp hơn báo cáo của Sở Y
tế Hà Nội năm 2017: 93,1% cơ sở thực
hiện kiểm thực ba bước và 93,4% thực
hiện lưu mẫu thức ăn đảm bảo quy định
[7].
73


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
Tất cả bếp ăn trên địa bàn có giấy
chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cịn
hạn, tuy nhiên số có giấy đăng ký kinh
doanh chỉ chiếm 34,8%. Tỷ lệ bếp ăn có
giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP
ngang bằng với nghiên cứu của Hoàng

Đức Hạnh năm 2016 khi có 100%
BATT tại trường học ở Hà Nội có giấy
chứng nhận đủ điều kiện VSATTP[9]
và cũng tương đương với một báo của
Sở Y tế Hà Nội năm 2017: 98,3% cơ
sở có giấy chứng nhận ATTP [7]. Mặc
dù các Trường Mầm non biết BATT của
cơ sở mình khơng đạt u cầu về thủ
tục hành chính nhưng vẫn khơng khắc
phục và khơng báo cáo lên cấp trên để
có hướng giải quyết. Đây là một thách
thức, cần sớm có biện pháp giải quyết
đối với các nhà quản lý.
Các số liệu này cho thấy tỷ lệ BATT
trong nghiên cứu của chúng tơi khác
biệt nhiều so với các nghiên cứu trước
đó khi khơng có BATT nào đạt được
tất cả các tiêu chí về VSATTP. Dễ nhân
thấy ở đây do hầu hết các trường khơng
đạt tiêu chí về kiểm tra chất lượng nước
định kỳ 6 tháng 1 lần. Đây có thể do đặc
điểm khác nhau giữa các vùng nghiên
cứu, tại Nam Sách có đặc điểm kiểm tra
nước định kỳ chỉ kiểm tra tại điểm đầu
nguồn và một số điểm lựa chọn ngẫu
nhiên nên hầu hết các trường không
được kiểm tra.
IV. KẾT LUẬN
BATT của một số trường mầm non
huyện Nam Sách, Hải Dương có tỷ lệ

không đạt đầy đủ tất cả tiêu chuẩn về
ATTP là tuyệt đối, tiêu chuẩn không đạt
nhiều nhất là tiêu chuẩn kiểm tra chất
lượng nước định kỳ 6 tháng 1 lần.
74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội khóa XII (2010). Luật An
toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội.
2. Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Số
liệu ngộ độc thực phẩm tồn quốc từ
2010 – 2014.
3. Chính phủ (2017). Báo cáo số 211/
BC-CP ngày 18 tháng 5 năm 2017 về
tình hình thực thi chính sách, pháp
luật về quản lý an toàn thực phẩm
giai đoạn 2011 – 2016.
4. Báo cáo của Tổng cục Thống kê về
tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu
năm 2018.
5. Bộ Y tế (2001). Quyết định số 4128/
2001/ QĐ – BYT ngày 03/10/2001
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành “Quy định về điều kiện bảo đảm
An toàn vệ sinh thực phẩm các nhà
ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh
chế biến suất ăn sẵn”.
6. Bộ Y tế (2014). Niên giám thống kê Y
tế, tr178-181.

7. Sở Y tế Hà Nội (2017). Báo cáo kết
quả cơng tác an tồn thực phẩm bếp
ăn tập thể tại các trường học trên địa
bàn Thành phố năm 2017.
8. Lê Đức Thọ, Nguyễn Thùy Dương,
Đỗ An Thắng (2011). Đánh giá
kiến thức, thái độ, thực hành về An
toàn thực phẩm của người quản lý,
NCBTP và điều kiện An toàn thực
phẩm tại Bếp ăn tập thể trường
mầm non khu vực nội thành Hà Nội
năm 2011. Tạp chí Y tế cơng cộng
số 25.
9. Hồng Đức Hạnh (2016). Đánh
giá thực trạng cơng tác quản lý,
điều kiện an tồn thực phẩm bếp


TC.DD & TP 16 (5) - 2020
ăn tập thể trường học trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Đề xuất một số
biện pháp quản lý. Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở, Chị cục an
tồn vệ sinh thực phẩm.

10. Ngơ Oanh Oanh (2016). Thực trạng và
quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp
ăn tập thể các trường mầm non của huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2016. Luận
văn cao học, Đại học Y Hà Nội.


Summary
THE SITUATION OF FOOD HYGIENE AND SAFETY AT THE COLLECTIVE
KITCHENS OF KINDERGARTENS IN NAM SACH DISTRICT, HAI DUONG
PROVINCE IN 2019.
Food hygiene and safety (FSH) conditions in collective kitchens of kindergartens directly
affect children's health. This study was conducted with the objective to describe the situation of food hygiene and safety at collective kitchens of Nam Sach district kindergartens,
Hai Duong province in 2019. Method: Cross-sectional descriptive study in 23 kitchens in
kindergartens in Nam Sach district and Hai Duong. Results: FHS conditions in the kitchens were not yet achieved. The level reached different criteria were as follows: Facility
sanitation reached 4.3%; sanitary conditions of equipment and tools reached 43.5%; human condition reached 47.8%, sanitary condition in processing reached 100%; the condition of kitchen documents and records was 17.4%; All facilities did not meet the general
conditions on food hygiene and safety. Conclusion: There is no collective kitchens meeting all the general conditions on food hygiene and safety, except for hygienic conditions
in food processing with absolute percentage. The lowest rate was the hygienic condition.
Keywords: Collective kitchen, food safety and hygiene, kindergartens, Hai Duong.

75



×